Thực Trạng Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên Giữa Các Trường Sĩ Quan


xét theo thâm niên

Từ biểu đồ, Phụ lục 7.5.3, cho thấy: các giảng viên ở 3 nhóm đều có tự đánh giá năng lực giảng dạy ở mức độ cao. Trong đó, giảng viên có thâm niên 5 năm trở xuống với điểm tự đánh giá đánh giá thấp nhất (3.52); giảng viên có thâm niên từ 5 ­ 15 năm (ĐTB = 3.69) xếp thứ 2; giảng viên có thâm niên sau 15 năm năm với điểm tự đánh giá cao nhất (3.73). Qua những chỉ số này, luận án thấy, mức độ tự đánh giá năng lực giảng dạy tăng theo số năm thâm niên, thâm niên càng cao, giảng viên có mức độ tự đánh giá năng lực càng cao. Bên cạnh đó, kết quả phân tích One ­ way ANOVA với chỉ số ý nghĩa của giá trị p = 0.642 (> 0.05) và kiểm định sâu Bonferroni cho kết quả p = 0.00 (<0.05). Điều này khẳng định có sự khác biệt về mặt thống kê trong kết quả đánh giá thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan.

­ Xét theo các trường

Kết quả so sánh thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy xét theo các trường, qua kiểm định One ­ way ANOVA được thể hiện tại Phụ lục 7.5.5 và thể hiện ở biểu đồ dưới đây:



Biểu đồ 4.4. Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên giữa các trường sĩ quan

Nhìn chung, giảng viên ở các trường sĩ quan đều có tự đánh giá năng lực ở mức cao, tuy nhiên ở các mức điểm khác nhau. Cụ thể, nhóm giảng viên Trường Sĩ quan Thông tin có mực độ tự đánh giá năng lực với ĐTB = 3.55), thấp hơn nhóm giảng viên các trường còn lại. Nhóm giảng viên Trường sĩ quan Chính Trị có mức độ tự đánh giá năng lực cao nhất với ĐTB = 3.72. Nhóm giảng viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 với ĐTB = 3.70 xếp thứ 2. Nhóm giảng viên Trường Sĩ quan Công binh, với ĐTB = 3.61 xếp thứ 3. Kết quả phân tích One ­ way ANOVA và kiểm định sâu Bonferroni ở Phụ lục 7.5.5 đã thể hiện có sự khác biệt trong tự đánh giá năng lực giảng dạy của nhóm giảng viên giữa các trường sĩ quan (p < 0.05). Qua quá trình phỏng vấn, cũng như nghiên cứu thực tế trong hoạt động giảng dạy ở các trường sĩ quan, tác giả tác giả nhận thấy, Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Lục quân 1 là hai trường có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.


đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ có số lượng nhiều hơn so với các trường còn lại, trong luận án này tác giả chỉ lấy được khách thể là tiến sĩ ở hai trường này. Đây là nhóm giảng viên có trình độ học vấn cao, cũng như mức độ tự đánh giá năng lực cao và nhiều đồng chí vẫn đang trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy. Điều đó một phần có thể lý giải cho nguyên nhân kết quả cho sự khác đồng thời cũng khẳng định sự khác nhau này chỉ mang tính chất tương đối.

4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong phần này, luận án trình bày và phân tích các kết quả về những yếu tố có ảnh hưởng đến các biến độc lập được xem xét gồm: Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy; học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh; Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên; các trạng thái cơ thể và cảm xúc; cảm nhận hạnh phúc trong công việc; sự lạc quan; sự hài lòng). Các biến phụ thuộc được xem xét dựa theo các vấn đề gồm: Tự đánh giá năng lực giảng dạy, tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy, tự đánh giá năng lực thu hút học viên và tự đánh giá năng lực quản lý lớp học). Chỉ những kết quả có ý nghĩa thống kê mới được trình bày trong phần dưới đây.

4.2.1. Mối liên hệ giữa các yếu tố với các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

Trong luận án này, những yếu tố ảnh hưởng được xem xét trên hai


bình diện: Thứ nhất, những yếu tố ảnh hưởng tích cực (những trải

nghiệm thành công; học tập được những kinh nghiệm giảng dạy tích cực; những phản hồi, đánh giá, nhận xét khách quan, chân thành; trạng thái cơ

thể

khỏe mạnh, tâm trạng thoải mái, hứng thú; sự

hài lòng, lạc quan và

cảm nhận hạnh phúc cao trong công việc. Thứ hai, những yếu tố tác động

tiên cực: Những trải nghiệm thất bại; học hỏi những cái xấu từ đồng

nghiệp; những đánh giá tiêu cực, những chỉ

trích, sự

không tin tưởng,

không ghi nhận của đồng nghiệp, của lãnh đạo chỉ

huy; sự

chán nản, lo

lắng; sự không hài lòng, không lạc quan và cảm nhận ít hạnh phúc trong

công việc. Các kết quả về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến từng khía

cạnh của tự đây.

đánh giá năng lực giảng dạy được trình bày lần lượt dưới

Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên


Sơ đồ 4.1. Mối liên hệ giữa trải nghiệm với các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

Kiểm định về mối tương quan Pearson cho thấy có mối liên hệ tương

quan thuận (mối tương quan chặt) có ý nghĩa giữa trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy với các khía cạnh của tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan.

Cụ thể, đối với các khía cạnh của tự đánh giá năng lực giảng dạy (Phụ


lục8.1.1), các số

liệu chỉ

ra rằng, khi người giảng viên có càng nhiều trải

nghiệm, thì giảng viên có tự đánh giá năng lực giảng dạy về các mặt càng cao (mục đích, yêu cầu giảng dạy với r = 0,64, p < 0.05; thu hút học viên với r = 0,62, p < 0.05; quản lý lớp học r = 0,60, p < 0.05.

Nói cách khác, việc giảng viên có nhiều những trải nghiệm thành công trong giảng dạy càng khiến giảng viên có tự tin hơn vào năng lực, cũng như vào kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của họ. Trong đó, mối liên hệ giữa trải nghiệm với tự đánh giá năng lực thực hiên mục đích, yêu cầu là chặt nhất, tiếp đến là tự đánh giá năng lực thu hút học viên và xếp cuối cùng là với tự đánh giá năng lực quản lý lớp học.

Phỏng vấn sâu một số giảng viên Trường Sĩ quan Thông tin, tác giả tác giả nhận thấy, đa số các giảng viên đều khẳng định, sự trải nghiệm và tự đánh giá có mối liên hẹ chặt chẽ với nhau. Nếu giảng viên có nhiều trải nghiệm

thành công giảng viên có xu hướng tự đánh giá năng lực cao. Ngược lại,

nếu giảng viên không có nhiều trải nghiệm thành công, giảng viên sẽ thiếu tự tin và có xu hướng tự đánh giá năng lực thấp. Tiêu biểu, trong số những giảng viên được hỏi, có đồng chí P. T. Tr khi được hỏi: Tại sao đồng chí nghĩ mình có khả năng giảng dạy tốt? Đồng chí Tr khẳng định: Bản thân tôi, trong quá trình giảng dạy, tôi cảm thấy mình có nhiều bài giảng thành công. Lần giảng gần đây nhất, được thủ trưởng khoa, bộ môn đánh giá là rất tốt. Với những bài giảng mới, giảng khó, tôi thường chủ động chuẩn bị kỹ, chủ động hỏi các giảng viên khác, đặc biệt là những giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi trong bộ môn nên tôi thường giảng những bài đó tốt.

Ngược lại, lý giải về kết quả tự đánh giá năng lực giảng dạy ở mức trung bình, đồng chí Ng. Th. L giảng viên Trường Sĩ quan Thông tin cho rằng: “Tôi là giảng viên mới, tuổi nghề tôi mới 3 năm, những bài giảng khó và với những học viên yếu tôi thấy mình giảng chưa được tốt, hiệu quả chưa cao, nên


tôi rất ngại giảng những bài giảng khó và ngại dạy những học viên yếu". Như vậy, giảng viên có ít trải nghiệm và thâm niên chưa nhiều điều này sẽ ảnh hưởng sự tự tin, tự đánh giá năng lực của họ trong giảng dạy.

Học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh của giảng viên

Tìm hiểu mối liên hệ giữa học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh của giảng viên với các khía cạnh biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy, kết quả kiểm định Pearson đã chỉ ra giữa chúng có mối tương quan thuận, mối liên hệ trung bình. Điều đó có nghĩa là giảng viên càng có sự học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh nhiều thì họ càng có xu hướng tự tin vào năng lực thực hiện các nhiệm vụ, cũng như có tự đánh giá năng lực giảng dạy cao trong quá trình thực hiện hoạt động giảng dạy của bản thân ở các trường sĩ quan. Cụ thể mối liên hệ này được thể hiện như sau

Theo Phụ lục 8.1.2, với khía cạnh tự đánh giá năng lực thu hút học viên, có kết quả r = 0,59, p < 0.05 cao hơn hai biểu hiện còn lại: Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học với r = 0,55, p < 0.05 tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; r = 0,57, p < 0.05.


Sơ đồ 4.2. Mối liên hệ giữa giữa học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh với các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.


Để làm rõ hơn thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với đồng chí N T G, giảng viên trường Sĩ quan Lục quân 1 với câu hỏi: Vic hc hi qua đồng chí đồng đội, lãnh đạo chhuy thông qua nhng bui tp hun, dging, nghe ging mu, đi hc (sau đại hc) giúp cho đồng chí có được nhng kinh nghim gì cho hot động dy ca bn thân? Đồng chí đã chia sẻ: Công việc giảng dạy ở môi trường hoạt động quân sự có tính đặc thù. Ngoài việc nắm sâu chuyên môn mình giảng dạy, giảng viên cần phải nắm bao quát các lĩnh vực khác. Hơn nữa, đội ngũ giảng viên trong các trường sĩ quan có một lực

lượng là từ

các đơn vị

quản lý học viên, hoặc từ

cán bộ

phòng và từ

các


trường đại học bên ngoài vào, do đó việc học tập thông qua quan sát, dự giảng những giảng viên đầu đàn có chuyên môn sâu và phương pháp sư phạm tốt là hết sức cần thiết, để từ đó tích lũy được những kinh nghiệm về các quản lý học viên, về các thực hiện các mục đích giảng dạy, đặc biệt là học hỏi họ về những kinh nghiệm làm sao để tạo cho học viên có sự tham gia một cách tích cực, nhiệt tình. Bản thân tôi là một giảng viên xuất phát từ trường đại học bên ngoài, vì vậy, khi mới vào nghề tôi rất bỡ ngỡ với việc giảng dạy ở môi trường quân đội, nhưng theo thời gian, tôi luôn chủ động tích cực trao đổi, đi dự giờ, học hỏi đồng chí đồng đội, tôi đã bổ sung được rất nhiều những kinh nghiệm cần thiết, đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn hoạt động sư phạm quân sự”.

Như vậy, thông qua ý kiến trao đổi với đồng chí G, đồng thời cùng với kết quả nghiên cứu về định lượng như trên, có thể thấy, học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh có ảnh hưởng tới cả 3 khía cạnh của tự đánh giá năng lực giảng dạy. Điều này cũng giải thích thêm rằng, việc


người giảng viên có sự tích cực trong học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh sẽ khiến họ có tự tự tin, tự đánh giá năng lực cao hơn trong thực hiện các mục đích, yêu cầu giảng dạy, đồng thời có tự đánh giá tốt hơn về năng lực tạo sự tham gia tích cực của học viên, tự tin hơn trong năng lực tạo thói quen, duy trì nghiêm và xử lý tốt các trường hợp vi phạm và có tự tin cao vào năng lực xây dựng các mối đoàn kết thống nhất trong tập thể lớp học.

Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn trung hợp với nghiên cứu của Bandura

(1997), (2014), Morris (2010). Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để luận án đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tóm lại, các đặc điểm như trải nghiệm và học hỏi kinh nghiệm của

những người xung quanh có mối tương quan đến các khía cạnh của tự đánh giá năng lực giảng dạy. Những kết quả này vừa cùng cố, vừa làm tăng cường các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả Việt Nam và trên thế giới về vấn đề tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.

Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên

Kết quả

chạy tương quan (Phụ

lục 8.1.3) cho thấy mối liên hệ

thuận và tương quan chặt giữa sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh với các khía cạnh tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Theo đó, khi giảng viên có được những sự đánh giá, phản hồi tích cực hay sự tôn trọng, ghi nhận, tin tưởng… từ những đồng nghiệp, lãnh đạo chỉ huy (nhà trường, khoa, bộ môn, cán bộ đơn vị) và học viên, thì họ càng có xu hướng tự đánh giá rằng mình thực hiện hiệu quả hơn các mục đích, yêu cầu giảng dạy (r = 0,68, p < 0.05), thu hút học viên (r = 0,67, p < 0.05) và quản lý lớp học (r = 0.62, p < 0.05).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022