Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 22

167


KẾT LUẬN

Tiếp cận văn hóa dân gian là một công việc đòi hỏi nhiều công sức và tâm huyết. Nghiên cứu Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, theo hướng tiếp cận thể loại, chúng tôi tiếp nối các công trình nghiên cứu đi trước hướng đến việc khám phá diện mạo, nét đặc trưng nổi bật của một mảng nội dung, giá trị tiêu biểu, có tính nghệ thuật của văn hóa dân gian ở vùng đất còn non trẻ này.

Qua khảo sát nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin khái quát một số vấn đề như sau:

1. Trước hết, luận án đã giới thuyết nhận thức lý luận về thể loại truyền thuyết và giai thoại. Đây là cơ sở, xuất phát điểm cho việc tập hợp tư liệu, nghiên cứu những sáng tác cụ thể thuộc đối tượng nghiên cứu.

Với truyền thuyết, luận án nhấn mạnh “thực tại được phản ánh” là hiện thực lịch sử thông qua cảm quan của nhân dân, biểu hiện trong những hình thức nghệ thuật đặc biệt; truyền thuyết là “sử trong truyện”; truyền thuyết gắn với niềm tin của nhân dân về những điều được kể dù những điều đó có gắn với yếu tố hoang đường; truyền thuyết thường tồn tại theo hệ thống truyện xoay quanh nhân vật và sự kiện lịch sử và thường gắn với các chứng tích văn hóa. Đây là thể loại văn học dân gian có sự hình thành và biến đổi qua các thời kỳ. Thực tại lịch sử trong truyền thuyết đã được nhào nặn lại theo cách cảm, cách nghĩ của nhân dân. Có khi thực tại đó trùng với chính sử nhưng cũng nhiều trường hợp khác chính sử. Những yếu tố tưởng tượng hoang đường, hư cấu trong truyền thuyết không chỉ là yếu tố nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa thể hiện niềm tin, ước vọng của nhân dân.

Bên cạnh đó, luận án chú trọng đặc điểm tính kết chuỗi của các tác phẩm thành hệ thống truyện xoay quanh các nhân vật hay sự kiện, có nét đặc thù ở truyền thuyết. Mức độ hệ thống truyền thuyết tùy theo các điều kiện có thể khác nhau nhưng nhìn chung thường có quy mô, phạm vi rộng lớn hơn so với giai thoại.

Luận án cũng nhấn mạnh đặc điểm mối quan hệ gắn bó của truyền thuyết với các di tích lịch sử văn hóa, nghi lễ, tập tục... với ý nghĩa là những hình thức văn hóa vật thể, môi trường “diễn xướng” của truyền thuyết.

Có nhiều cách phân loại truyền thuyết. Trong luận án này, chúng tôi phân truyền thuyết thành các tiểu loại: truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phong vật và truyền thuyết lịch sử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

168

Với giai thoại, lý thuyết về thể loại này chưa ổn định. Trong lĩnh vực sưu tầm, biên soạn, việc chưa phân biệt rõ ranh giới giữa giai thoại với truyện cười, truyện trạng, cho thấy sự chưa thống nhất về quan điểm phân loại, đồng thời cũng nói lên tính chất phức tạp của đối tượng. Sự khó khăn trong nghiên cứu về giai thoại là ở chỗ không ít bộ phận của nó nằm lẫn vào những thể loại khác. Từ những đặc trưng của sự sáng tác, lưu truyền và những thành tựu của quá trình sưu tầm, biên soạn, cần khẳng định giai thoại folklore với tư cách là một thể loại văn học dân gian độc lập. Giai thoại được nhận diện với đặc trưng “tính lý thú”, “tính chất gần gũi với con người thật”, yếu tố “sự hư cấu trùng lặp”... Vấn đề đặt ra là cần phân biệt giữa thể loại giai thoại folklore với giai thoại văn học bác học, nhằm “phân hóa” rõ vị trí thể loại.

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 22

Về sự gần gũi, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của truyền thuyết và giai thoại, luận án đã chỉ ra những điểm tương đồng và khac biệt giữa truyền thuyết lịch sử và giai thoại lịch sử.

2. Luận án đã tập hợp, hệ thống hóa nguồn truyện kể dân gian về các nhân vật lịch sử ở Nam Bộ. Nguồn tư liệu sưu tầm, sử dụng chủ yếu là các văn bản đã được công bố qua thư tịch “cổ” về vùng đất và những tập sưu tầm, biên soạn của nhiều tác giả, nhiều cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó là những tư liệu sưu tầm điền dã của nhiều tổ chức, cá nhân. Các truyện kể ghi nhận từ nguồn thư tịch “cổ” về vùng đất tuy khá ít ỏi nhưng là những đơn vị tác phẩm khởi đầu của hệ thống truyện, có sự minh chứng về thời gian tồn tại của văn bản. Một số tư liệu sưu tầm điền dã đã ghi nhận được lời kể truyền tụng còn tươi mới trong nhân dân. Qua đây cũng giúp chúng tôi thấy rõ thêm mối quan hệ ảnh hưởng giữa yếu tố lịch sử, địa lý, văn hóa... và sự hình thành truyện kể dân gian của vùng đất. Nguồn tư liệu phong phú là điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong việc tập hợp, chọn lọc văn bản. Tuy nhiên, như đã nêu, tư liệu liên quan đến đề tài còn phân tán, vấn đề ghi chép, văn bản hóa còn nhiều bất cập.

Luận án đã chỉ ra tiêu chí để lựa chọn, tập hợp tư liệu, trong đó tiêu chí hàng đầu là “chất dân gian” của bản kể. Cùng với tiêu chí nói trên là tiêu chí thể loại (bao gồm cả việc ghi nhận các cốt kể, dị bản và chi tiết tương truyền) và tiêu chí nhân vật lịch sử.

Luận án nghiên cứu về các truyền thuyết, giai thoại gắn với nhân vật lịch sử ở Nam Bộ từ thế kỷ XIX trở về trước theo các nhóm nội dung, chủ đề cơ bản của tiến trình lịch sử Nam Bộ tương ứng với các hệ thống nhân vật lịch sử gồm: nhân vật khai khẩn mở đất, nhân vật chiến đấu chống ngoại xâm và nhân vật danh nhân, danh sĩ. Bên cạnh đó, những dấu ấn lịch sử, văn hóa đã trở thành chất liệu cho sự hình thành mảng truyền thuyết về nhân vật Nguyễn Ánh.

169

Theo đó, đối tượng nghiên cứu khảo sát của luận án gồm 4 nhóm truyện, với tổng số 220 đơn vị truyện và 17 dị bản (truyền thuyết có 180 truyện, 14 dị bản và giai thoại có 40 truyện, 3 dị bản) xoay quanh 104 nhân vật lịch sử.

3. Trọng tâm tiếp theo của luận án là việc khảo sát hệ thống truyện từ đặc trưng thể loại. Về đặc trưng nghệ thuật, luận án tập trung miêu tả nội dung, phân tích đặc điểm cấu tạo của các nhóm truyện. Việc khảo sát đi từ khái quát các kiểu nhân vật, các đề tài - cốt truyện, làm cơ sở xác định các đặc điểm nhân vật. Sự hiện thực hoá cốt truyện được biểu hiện cơ bản ở các tình tiết và môtíp, đơn vị kiến tạo cốt truyện.

Hệ thống truyện có các kiểu nhân vật, đề tài - cốt truyện, môtíp theo truyền thống, đồng thời có bổ sung một số đơn vị với sắc thái mới, phong phú. Đáng chú ý, hệ thống truyền thuyết Nam Bộ về chống giặc ngoại xâm đã cho thấy con đường sáng tạo của thể loại truyền thuyết ở thời kỳ cận đại. Theo đó, luận án đã khái quát những nét đặc sắc của truyền thuyết Nam Bộ so với truyền thuyết vùng Bắc Bộ nói chung với những điểm tương đồng như: đều lấy sự kiện và nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng làm cốt lõi cho nội dung tác phẩm; cảm hứng sáng tác chủ đạo là ngợi ca và tôn vinh, xu hướng thiêng hóa các nhân vật lịch sử; và những điểm dị biệt có tính đặc trưng như: cấu tạo cốt truyện không xuất hiện môtíp nhân vật Ra đời thần kỳ, ít xuất hiện môtíp nhân vật Hóa thân, ít yếu tố thần kỳ tham gia vào cốt truyện thay vào đó là yếu tố ly kỳ, chiến công của các nhân vật lịch sử anh hùng chủ yếu do tự rèn luyện bản thân chứ không phải là sự phù trợ bởi yếu tố thần kỳ.

Hệ thống truyện với nhân vật trung tâm là các nhân vật lịch sử Nam Bộ, những người có những thành tích, hoạt động hoặc có dấu ấn trong tiến trình khẩn hoang, xây dựng văn hóa và đánh giặc, mở nước và giữ nước gian khổ trên vùng đất mới đã phản ánh công cuộc xây dựng và kiến tạo văn hóa, ghi nhận và làm khắc sâu thêm những giá trị truyền thống và tinh hoa của phẩm chất con người Việt Nam nói chung và con người Nam Bộ nói riêng.

4. Theo hướng tiếp cận thể loại, từ các tư liệu trong các hệ thống truyện, qua các phân tích nghệ thuật, chúng tôi rút ra một số nhận thức về sự tương tác giữa truyền thuyết và giai thoại như sau:

Thể loại truyền thuyết và giai thoại định theo khuôn mẫu truyền thống không hoàn toàn trùng khớp với các thể loại truyện dân gian Nam Bộ. Có sự vận động, chuyển hóa thể loại trong mối quan hệ tương tác diễn ra trong giai đoạn phát triển muộn, xuất hiện ở những vùng đất cách xa cội nguồn truyền thống.

Khác với truyền thuyết ở các vùng đất cổ xưa đậm màu huyền thoại, truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Nam Bộ mang dấu ấn thực tại. Đây có thể xem là kết quả

170

của sự tương tác của truyền thuyết đối với giai thoại trong tiến trình vận động, biến đổi trong giai đoạn phát triển về sau của các thể loại. Truyền thuyết và giai thoại đã thể hiện những đặc trưng thể loại trong những điều kiện phát triển mới.

Những khảo sát về sự gần gũi, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của truyền thuyết và giai thoại trong luận án tuy còn ít ỏi nhưng hy vọng sẽ góp phần đặt vấn đề nghiên cứu những lý thuyết cơ sở về tương tác thể loại trong loại hình tự sự dân gian nói riêng.

5. Luận án này mới chỉ là điểm mốc đầu của quá trình nghiên cứu lâu dài về một đề tài phong phú, hấp dẫn. Từ kết quả đạt được, chúng tôi đề xuất một số nhiệm vụ nghiên cứu cần phát triển như sau:

- Cần tiếp tục hoàn chỉnh và công bố những công trình sưu tầm, biên soạn chuyên biệt về các nhân vật lịch sử ở Nam Bộ, đặc biệt, lưu ý công tác sưu tầm điền dã các nguồn tư liệu dân gian. Đây là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân gian Nam Bộ nói riêng trong nền văn hóa đa dạng, thống nhất và đậm đà bản sắc của dân tộc.

- Cần tiếp tục khảo sát nghiên cứu thêm những đặc trưng nội dung, nghệ thuật nguồn truyện kể dân gian về các nhân vật lịch sử Nam Bộ ở cấp độ kiểu truyện, các môtíp truyền thống, các môtíp mới.

- Tiếp tục triển khai sâu rộng hơn vấn đề tương tác thể loại giữa truyền thuyết và giai thoại, xác lập một lý thuyết chung làm cơ sở cho sự vận dụng vào sưu tầm nghiên cứu những hệ thống truyện cụ thể.

- Mở rộng phạm vi đề tài nghiên cứu truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử ở Nam Bộ về thời gian (đến giai đoạn đầu thế kỷ XX), làm phong phú thêm những đặc trưng, giá trị của nguồn truyện dân gian Nam Bộ.

171

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (1999), “Truyện kể địa danh từ góc nhìn thể loại”, Văn học, số 3.

2. Trần Thị An (2001), “Suy nghĩ mới về bản chất thể loại truyền thuyết”, Thông báo văn hóa dân gian, Đại học quốc gia Hà Nội.

3. Trần Thị An (2002), Đặc trưng thể loại truyền thuyết và quá trình văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.

4. Trần Thị An (2006), “Nhận diện truyền thuyết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Văn hóa dân gian, số 6.

5. Chiêng Xom An (1992), “Bàn thêm về thể loại truyền thuyết”, Văn hóa dân gian, số 2.

6. Đào Duy Anh (1963), Hán Việt tự điển, Trường Thi, Sài Gòn.

7. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hoá sử cương, Văn hoá thông tin, Hà Nội.

8. Hoài Anh, Hồ Sĩ Hiệp (1990), Những danh sĩ miền Nam, Tiền Giang.

9. Nguyễn Kim Anh (chủ biên) (2004), Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Đại học quốc gia TP.HCM.

10. Nguyễn Thế Anh (1967), “Phan Thanh Giản dưới mắt người Pháp qua vài tài liệu”, Sử Địa, số 7, Khai Trí, Sài Gòn.

11. Thanh Ba (2007), Nguyễn Hữu Cảnh chân dung người mở cõi, Mũi Cà Mau.

12. Ban bảo vệ di tích đình Nguyễn Trung Trực (2004), Nguyễn Trung Trực.

13. Bảo tàng Kiên Giang (1989), Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp, Kiên Giang.

14. Barthes P.Roland Barthes (1996), “Dẫn luận phân tích các cơ cấu truyện kể”,

Communications (Giao Lưu, Paris), Giai thoại kẻ sĩ, Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

15. J.Barrow (2008), Một chuyến du hành đến xứ Nam Kỳ (1792-1793), Nguyễn Thừa Hỷ dịch, Thế giới, Hà Nội.

16. Nguyễn Công Bình (chủ biên) (1990), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Bổn (1983), Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, Sở Văn hoá thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng.

18. Nguyễn Đình Bưu (1975), “Các mảng truyện kể dân gian về cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám lưu truyền trên đất Yên Thế”, Văn học, số 1.

19. Trương Bá Cần (2011), Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố cơ sở tại Nam Kỳ (1862 – 1874), Thế giới, Hà Nội.

20. Charles Seeger (2005), “Chất dân gian của những người không phải dân chúng và chất phi dân gian của dân chúng”, Folklore thế giới một số công trình nghiên cứu cơ bản, nhóm tác giả biên dịch, Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Liêm Châu (1993), Kỳ tích núi Sam, Châu Đốc.

22. Võ Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 - 1918), Thời đại, Hà Nội.

172

23. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh Cư chủ biên dịch, Đà Nẵng.

24. Mai Cao Chương (1985), “Tiếng thơ Phan Văn Trị”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, tổ chức ở Cần Thơ, Sở Văn hóa thông tin Cần Thơ.

25. Lê Văn Chưởng (2010), Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên Huế, Trẻ, TP.HCM.

26. Linda Dégh (2005), “Truyền thuyết”, Folklore một số thuật ngữ đương đại, Lê Thị Thanh Hương dịch, Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Chu Xuân Diên (2001), Mấy vấn đề văn hóa và văn hóa dân gian Việt Nam, Văn nghệ TP.HCM.

28. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và

nghiên cứu thể loại, Giáo dục, Hà Nội.

29. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, ĐHQG TP.HCM.

30. Chu Xuân Diên (chủ biên) (2002), Văn học dân gian Sóc Trăng, TP.HCM.

31. Chu Xuân Diên (chủ biên) (2005), Văn học dân gian Bạc Liêu, TP.HCM.

32. Phạm Đức Duật (biên soạn) (2011), Văn học dân gian Thái Bình, Lao Động, Hà Nội.

33. Thanh Dũng (2009), “Thanh kiếm cổ luân lạc”, Báo Thanh Niên, ngày 31/12.

34. Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn hóa tâm linh Nam Bộ, Hà Nội.

35. Lưu Đức Dương (2001), Lịch sử lưu dân, Cao Tự Thanh dịch, Trẻ, TP.HCM.

36. Trương Minh Đạt (2008), Nghiên cứu Hà Tiên, Trẻ, TP.HCM.

37. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng Type và Motif, Khoa học xã hội, Hà Nội.

38. Trần Bạch Đằng (chủ biên), (1996), Địa chí Đồng Tháp Mười, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Vũ Phương Đề (2001), Công dư tiệp ký, Đoàn Thăng dịch, Văn học, Hà Nội.

40. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Bộ ba tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí Minh (Năm 1996), Văn hoá thông tin, Hà Nội.

41. Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Tập 1, Mai Ngọc Mai dịch, Khoa học xã

hội, Hà Nội.

42. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Khoa học xã hội, Hà Nội.

43. Trinh Hoài Đức (2004), Gia Định thành thông chí, Lý Việt Dũng dịch, Tổng hợp Đồng Nai.

44. Diêm Thị Đường (1998), Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hóa truyền thống, Văn hóa thông tin, Hà Nội

45. V.Guxép (1998), Mỹ học folklore, Hoàng Ngọc Hiến dịch, Đà Nẵng.

46. Bảo Đinh Giang (2000), “Phút làm nên lịch sử, chói ngời hào quang”, Văn học, số 7.

173

47. Bảo Định Giang (2001), Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, Trẻ, TP. HCM.

48. Ninh Viết Giao (2004), Về văn học dân gian xứ Nghệ, Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

49. Nguyễn Bích Hà (1986), “Bước đầu tìm hiểu nguồn truyện kể địa danh Việt Nam”, Văn học, số 2.

50. Nguyễn Bích Hà (2010), “Giai thoại - một thể loại văn học dân gian”, Nội san Trường ĐHSP Hà Nội.

51. Lê Thị Diệu Hà (2004), “Những “huyền thoại” về mở đất trong dân gian Nam Bộ”, Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ, Khoa học xã hội, Hà Nội.

52. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2012), Tư điển thuật ngữ văn học, Giáo dục, Hà Nội.

53. Đinh Văn Hạnh (2008), “Miếu Bà ở Côn Đảo thờ ai ?”, nguồn: http://www.vanchuongviet.org/index.

54. Đinh Văn Hạnh, Phan An (2004), Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu, Trẻ, TP.HCM.

55. Đỗ Thị Hồng Hạnh (2013), Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM.

56. Trần Đình Hằng (2008), “Từ Cô Gái áo xanh ở Ái Tử (Quảng Trị) đến Bà Trời áo đỏ ở Thiên Mụ (Huế): sinh lộ tư tưởng của vùng đất mới Nam Hà”, Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Thế giới, Hà Nội.

57. Nguyễn Văn Hầu (1972), Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, Hương Sen, Sài Gòn.

58. Nguyễn Văn Hầu (2004), Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ, Trẻ, TP.HCM.

59. Như Hiên (1993), L.T.H Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) với công cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ 17, Văn hoá thông tin, Hà Nội.

60. Nguyễn Thị Hiền (1996), “Nghiên cứu truyện cổ dân gian Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu típ và môtip truyện cổ dân gian của Antti và Stith Thompson”, Văn hóa dân gian, số 2.

61. Nguyễn Hữu Hiệp (2007), An Giang đôi nét văn hóa đặc trưng vùng bán sơn

địa, Phương Đông, Cà Mau.

62. Nguyễn Hữu Hiệp (2008), “Những dấu ấn và giai thoại về Nguyễn Ánh trên vùng đất Phương Nam”, Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Thế giới, Hà Nội.

63. Nguyễn Hữu Hiếu (1988), Giai thoại dân gian vùng Đồng Tháp Mười, Đồng Tháp.

64. Nguyễn Hữu Hiếu (1997), Nam kỳ cố sự (Chuyện kể Nam Bộ), Đồng Tháp.

174

65. Nguyễn Hữu Hiếu (2003), Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam,

Trẻ, TP.HCM.

66. Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả thuyết, Khoa học xã hội, Hà Nội.

67. Nguyễn Hữu Hiếu (2006), Truyền thuyết Thiên Hộ Dương – Đốc binh Kiều, Tổng hợp Đồng Tháp.

68. Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Văn hóa dân gian vùng Đồng Tháp Mười, Dân Trí, Hà Nội.

69. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2004), Từ điển văn học (Bộ mới), Thế giới, Hà Nội.

70. Thái Doãn Hiểu, Hoàng Liên (1996), Giai thoại kẻ sĩ, Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

71. Diệp Đình Hoa (1996), “Tính duy lý của truyền thuyết, huyền thoại: người Việt cổ chiếm lĩnh vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Văn hóa dân gian, số 2.

72. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt - góc nhìn thể loại, Khoa học xã hội, Hà Nội.

73. Thái Hoàng (1999), “Truyền thuyết dân gian về địa danh”, Văn học, số 9.

74. Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án (2001), Tang thương ngẫu lục, Ngô Văn Triện dịch, Văn học, Hà Nội.

75. Đào Văn Hội (1943), Nam - kỳ danh nhân, Soctrang, Imprimerie, Ly Cong Quan.

76. Hội khoa học lịch sử TP. Hồ Chí Minh (2005), Nam Bộ đất và người, Trẻ, TP.HCM.

77. Hội văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng (2007), Truyện kể dân gian đất Quảng, Tập 2, Đà Nẵng.

78. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (1986), Giai thoại văn nghệ dân gian, Hà Nội.

79. Nguyễn Thị Huế (chủ biên) (2012), Từ điển Type truyện dân gian Việt Nam, Lao Động, Hà Nội .

80. Hồ Quốc Hùng (1998), “Về nhóm truyền thuyết khẩn hoang ở một vùng đất mới”, Văn học, số 4.

81. Hồ Quốc Hùng (1999), Những đặc trưng cơ bản của truyện dân gian vùng Thuận Hóa, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM.

82. Hồ Quốc Hùng (2000), “Về sự tái sinh của nhóm truyền thuyết anh hùng bộ lạc

ở một vùng đất mới”, Văn học, số 10.

83. Hồ Quốc Hùng (biên soạn) (2003), Truyền thuyết Việt Nam & vấn đề thể loại, Trẻ, TP.HCM

84. Trương Thanh Hùng (2008), Văn hóa dân gian đảo Phú Quốc, Phương Đông, Cà Mau.

85. Thái Văn Kiểm (1961), Theo dấu Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872), Văn Hữu, số 10.

86. Nguyễn Xuân Kính (2013), Con người, môi trường và văn hóa, Khoa học xã

hội, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023