Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 2

- Giải thích bài thuốc: Độc hoạt khu phong hàn thấp ở hạ tiêu và cân cốt, tế tân trừ phong thấp ở cân cốt, phòng phong, tần giao để khu phong thắgn thấp thư cân. Tục đoạn, ký sinh, đỗ trọng, ngưu tất để khu phong thấp bổ can thận. xuyên khung, đương quy, sinh địa, bạch thược để dưỡng huyết, sâm, phục linh, hoàng kỳ để bổ khí kiện tỳ, nhục quế để thông mạch, cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

B. Phong thấp nhiệt tý:

Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, sơ phong thông lạc.

Không dùng thuốc:

- Châm cứu: châm các huyệt quanh hoặc lân cận khớp sưng đau. Toàn thân: hợp cốc, phong môn, huyết hải, túc tam lý, đại chùy.

- Dùng thuốc bó ngoài khớp sưng:

Ngải cứu, dây đau xương, lưỡi hổ. Giã nát, sao lên với giấm đắp hoặc bó ngoài khớp xương.

Hoặc ngải cứu, râu mèo, gừng. Giã nát sao với rượu đắp lên khớp sưng.

Phương pháp dùng thuốc:

- Bài thuốc Bạch hổ quế chi thang (Kim quỹ yếu lược): thạch cao, quế chi, tri mẫu, hoàng bá, thương truật, kim ngân, tang chi, phòng kỷ, ngạnh mễ, cam thảo.

Phân tích bài thuốc: Thạch cao để thanh nhiệt, sinh tân. Quế chi để thông kinh lạc sơ phong, Tri mẫu để tư âm thanh nhiệt, ngân hoa, hoàng bá tang chi, phòng kỷ để tăng tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết trừ thấp thông lạc, cam thảo, ngạnh mễ đẻ ích vị bảo vệ am.Bạch hổ thang vốn là bài thuốc thanh nhiệt ở khí phận, nhiệt tà thịnh ở kinh Dương minh. Dương minh thuộc VỊ, quan hệ với tỳ chủ cơ nhục bên ngoài, nên có biểu hiện: sốt, phiền, táo khát, mồ hôi ra nhiều, các khớp xương cơ nhục sưng nóng đỏ, mạch phù hoạt thì nên dùng bài thuốc này là lúc bệnh đại nhiệt, lấy mạch hồng sác hoặc phù hoạt, còn nếu có kèm theo sợ lạnh, không có mồ hôi hoặc sốt mà không khát; hoặc ra mồ hôi mà sắc mặt trắng bệch, hoặc mạch tuy hồng đại mà ấn sâu thấy hư, thì không dùng bài thuốc này, hoặc nếu dùng phải gia thêm các thuốc dưỡng âm.

- Quế chi thược dược chi mẫu thang: quế chi, ma hoàng, bạch thược, phòng phong, tri mẫu, kim ngân, bạch truật, liên kiều, cam thảo.

Phân tích: nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô lưỡi đỏ, mạch tế sác. Đó là thấp nhiệt thương âm, thì phương pháp chính là bổ âm thanh nhiệt, mà phụ là khu phong trừ thấp. Vẫn dùng các bài thuốc nêu trên, bỏ Quế chi gia thêm các vị thuốc dưỡng âm sinh nhiệt như Sinh địa, Huyền sâm, Địa cốt bì, Sa sâm, Miết giáp, Thạch hộc ....

- Bài Hóa viêm thang: huyền sâm, mạch môn đông, linh dương giác, kinh giới sao, cam cúc hoa, sinh địa, thăng ma.

Phân tích: huyền sâm, cam cúc hoa, mạch đông, sinh địa giải hỏa ở dương minh, làm lùi sự đốt nóng ở Phế kim vì Phế chủ bì mao, dùng Thăng ma, kinh giới dể tán nhiệt ra bên ngoài không lưu túc lại bên trong, Linh dương giác để tán hỏa độc đồng thời giúp dẫn lên môi miệng để khỏi khô lở nứt nẻ.

BÀI 2: TRÚNG PHONG


I. ĐẠI CƯƠNG

A. Định nghĩa:

Trúng: đột ngột, đến nhanh

Phong: tê liệt, yếu, tay chân một bên, bất tỉnh, đớ lưỡi nói khó, biến hóa nhiều.

Chứng trúng phong bao gồm các triệu chứng: đột ngột té ngã, bán thân bất toại, khẩu nhãn oa tà.

B. Phân loại: Tư liệu cổ điển mô tả 2 loại Trúng phong chính:

1. Loại trúng phong: Đột ngột ngã lăn, hôn mê, bán thân bất toại, hoặc méo miệng, xếch mắt, nói khó, căn cứ tình trạng nặng hay nhẹ, lại chia ra:

Trúng lạc: Là bệnh cảnh lâm sàng nhẹ nát, bệnh tà tại lạc mạch. Chứng trạng: bán thân tê dại khó vận động, môi miệng méo lệch, da tê dại hoặc kèm theo chứng chóng mặt đau đầu.

Trúng kinh: Một loại chứng hậu trúng phong mà bệnh tà xâm phạm tại kinh mạch. Chứng trạng: đột ngột yếu liệt bán thân nhưng không có hôn mê, tay chân tê dại, môi miệng méo lệch nhiều đờm dãi, nói khó, mạch huyền hoạt.

Trúng phủ: Một loại hình hậu trúng phong, hôn mê ngã lăn đột ngột, sau khi tỉnh dậy liệt nửa người miệng méo mắt xếch, nói năng không được, không tự chủ hoặc đàm lắp thanh khiếu đại tiểu tiện không tự chủ.

Trúng tạng: Là loại hình chứng hậu trúng phong nặng nhất, dễ tử vong, biến chứng nặng khó hồi phục biểu hiện gồm 2 loại bệnh cảnh lâm sàng:

Chứng bế:

Dương bế:

Hôn mê, hàm răng cắn chặt, 2 tay nắm chặt

Mặt đỏ bừng, thở thô ráp

Đờm khò khè

Đại tiểu tiện bí kết.

Lưỡi rụt rêu vàng nhớt

Mạch huyền hoạt mà sác.

Âm bế:

Hôn mê, răng cắn chặt, tay nắm chặt

Mặt trắng bệch, môi tím tái

Đờm dãi úng tăc

Tay chân lạnh

Rêu lưỡi trắng nhợt

Mạch trầm hoạt

Thoát chứng: hôn mê sau, mắt nhắm kín, miệng hé, mũi khò khè, thở khẽ, chân tay lạnh giá hoặc tay xòe, vã mồ hôi hoặc mồ hôi như dầu, lưỡi nhợt rêu lưỡi nhuận, mạch tế nhược.

2. Chân trúng phong: Ngoài những biểu hiện như oại trúng phong, chân trúng phong còn có thêm hiện tượng: sốt, sợ gió, sợ lạnh.


II. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH:

Do ngoại cảm lục dâm:

- Hoặc do phong tà (ngoại phong) nhân khi tấu lý sơ hở, đột ngột xâm nhập làm kinh lạc ứ tắc đình trệ.

- Hoặc do người bệnh vốn sẵn có hư yếu bên trong lại nhiễm phong tà đột ngột.

Do âm tinh khuy tổn hoặc giận dữ thái quá làm tổn thương can khí, khiến can dương thịnh, sinh phong gây nên tình trạng can phong nội động (nội phong).

Do ẩm thực thất điều: Ăn uống nhiều chất béo ngọt, uống nhiều rượu lâu ngày, gây ra đờm nhiẹt ủng tắc mà hóa phong (nội phong)

Do khí huyết khuy tổn, thể trạng hư mà sinh hư phong (nội phong).


III. CƠ CHẾ SINH BỆNH:

A. Theo kinh văn:

Theo lưu hà gian, trương cảnh nhạc, diệp thiên sĩ: nguyên nhân gây chứng trúng phong bao gồm tinh huyết suy kém, thận thủy không nuôi dưỡng được Can mộc khiến Can dương căng thịnh bốc lên (thượng cang), sinh chứng Can phong nội động, dẫn đến mạch lác các khiếu bị lấp nghẽn, hậu quả làm thần chí mê man, ngã ngất, khí huyết các kinh mạch không vận hành được mà sinh ra bị bại xuội.

Theo kim quỹ yếu lược (thiên Trúng phong) cho rằng: vì huyết hư mạch lạc rỗng, phong tà thừa hư xâm phạm làm kinh lạc ứ tắc đình trệ dẫn đến bán thân bất toại.

Theo sách Tố vấn (thiên Kỳ biệt luận): ăn nhiều chất béo ngọt lâu ngày, đờm thấp đình trệ phát sinh chứng nhiệt. vị ngọt khiến người sinh chứng trung mãn.

Chu Đan Khê cho rằng: tỳ hư sinh đàm thấp ứ trệ, đàm thấp lâu ngày hóa nhiệt, nhiệt tích sinh phong.

B. Bệnh sinh:

Do chính khí suy, vệ khí kém (bệnh mãn tính, lao lực, dinh dưỡng kém) dẫn đến khí huyết không đầy đủ làm mạch lạc trống rỗng, lại cảm nhiễm phải sươg gió thời tiết trái mùa, phong tà thừa cơ xâm hập làm ứ tắc kinh lạc gây ra bán thân bất toại, yếu liệt nửa thân gọi là Trúng phong kinh lạc thể phong tà ứ trệ.

Do có bệnh chứng huyễn vựng thể đàm thấp (đờm hỏa hữu du) hoặc dinh dưỡng quá nhiều chất béo ngọt làm phát sinh đờm thấp, lại gặp lúc tình chí tức giận thái quá làm can khí uất kết phối hợp đờm hỏa dẫn đến can phong khuấy động gây ra co giật, cân cơ tê cứng yếu liệt đột ngột, gọi là Trúng phong kinh lạc thể Phong đờm ứ trệ.

Do có bệnh chứng Huyễn vựng thể can thận âm hư hoặc do tiên thiên bất túc tuổi già thiên quý suy kém, lại gặp phải tình chí thất điều (tức giận thái quá) làm can phong dấy động hợp với can hỏa thượng cang, làm bế tắc kinh lạc khí huyết đình

trệ, gây yếu liệt tay chân đột ngột gọi là Trúng phong kinh lạc thể Âm hư hỏa vượng.

Nếu có thêm chứng trạng đờm hỏa lấn tâm làm mê mờ tâm khiếu, ngoài chứng bán thân bất toại đột ngột còn có thêm biểu hiện hôn mê bất tỉnh, tay chân co quíu, vướng đờm khò khè, gọi là trúng phong Tạng phủ bế chứng.


IV. BỆNH CẢNH LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC

A. Trúng phong kinh lạc:

1. Âm hư hỏa vượng:

a. Triệu chứng

Yếu liệt ½ người, liệt ½ mặt

Thoáng mất ý thức

Hoa mắt chóng mặt

Nóng bừng mắt, mặt

Mắt đỏ, mặt phừng đỏ

Đổ mồ hôi trộm

Lưỡi đỏ, khô, không rêu

Mạch huyền tế sác.

b. Pháp trị: Tư âm ghìm dương, Bình can tức phong.

Phương dược: Thiên ma câu đằng ẩm (thiên am, câu đằng, cương tàm, nam tinh, sơn chi, hoàng cầm, ngưu tất, đỗ trọng, ích mẫu, dạ giao đằng, phục thần).

Ý nghĩa: thiên ma, câu đằng, cương tàm để bình can tức phong; chi tử, hoàng cầm, nam tinh để thanh nhiệt tả hỏa ở kinh can; Ích mẫu dể hoat huyết lợi thủy; ngưu tất để dẫn huyết đi xuống; hợp với Đỗ trọng, Nam tinh để bổ can thận; Dạ giao đằng, Phục thần để an thần định chí.

2. Phong tà ứ trệ:

a. Triệu chứng:

Đột nhiên người có cảm giác tê dại, bước đi nặng nề

Hoặc đột nhiên miệng mắt méo lệch, bán thân bất toại.

Không có mồ hôi, sợ lạnh; hoặc hơi có mồ hôi ít, sợ gió.

Khớp, bắp thịt tay chân đau mỏi hoặc tê dại.

b. Pháp trị: Khu phóng tán hàn là chính, kèm theo hoạt huyết thông kinh lạc.

Phương dược: trích từ thuốc nam châm cứu

- Bột hoa kinh giới 10g, rượu trắng 20ml. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần nửa lượng trên hòa với nước sôi uống.

- Kinh giới tươi, bạc hà tươi: lượng bằng nhau 100g, giã nát vắt lấy nước uống trong ngày

- Tiểu tục mệnh thang (ma hoàng, quế chi, hạnh nhân, cam thảo, thược dược, sinh khương, xuyên khung, phòng kỷ, hoàng cầm, phòng phong, nhân sâm, phụ tử).

Ý nghĩa: phòng phong, ma hoàng, phòng kỷ, hạnh nhân, cam thảo, sinh khương để khu phong thông lạc khai biểu, phát tán phong tà; sâm, phụ, nhục quế để ích khí trợ dương; xuyên khung, thược dược để điều hòa khí huyết; hoàng cầm để khử nhiệt ra bên ngoài (trị ngọn); các vị thuốc phối hợp có công dụng cay ôn phát tán, phù chính khu tà.

3. Phong đờm ứ trệ:

a. Triệu chứng:

Chân tay co quắp, yếu liệt, sùi bọt mép, nhiều đờm

Rêu lưỡi trắng nhầy, chất lưỡi nhợt bệu

Mạch phù hoạt.

b. Phép trị: Tiêu phong trừ đờm thông kinh lạc

Phương dược: đạo đàm thang gia vị (Nam tinh, bán hạ, trần bì, phục linh, cam thảo, chỉ thực, toàn yết, cương tàm, bạch phụ tử).

Ý nghĩa: đây là bài thuốc Nhị trần thang gia giảm Nam tinh, bán hạ để táo thấp hóa đờm, giáng nghịch hòa vị; trần bị để lý khí táo thấp, khi khí thuận thì thấp đờm cũng tiêu; phục linh để kiện tỳ thẩm thấp; toàn yết, cương tàm để trừ đờm; bạch phụ tử, chỉ thực để hành khí khai uất, trừ được thấp thì tỳ vương lên không sinh ra đờm nữa.

B. Trúng phong tạng phủ

1. Chứng dương bế:

a. Nguyên nhân:

Thường do phong dương và can hỏa gây nên

Do dương khí thịnh tại Tâm can, can phong hỏa dấy động làm mêm mờ tâm khiếu.

b. Triệu chứng:

Đột ngột té ngã, bất tỉnh, tay nắm chặt, chân duỗi.

Hàm răng nghiến chặt

Thở phì phò, mắt đỏ, người nóng

Rêu lưỡi vàng nhờn.

Mạch huyền hoạt sác.

c. Phép trị:

Thanh hỏa nhiệt, khai khiếu thông lạc

Phương dược: hoàn xương ngải (thuốc nam châm cứu): xương bồ, ngải cứu, bán hạ chế, thần sa.

Ý nghĩa: xương bồ, bán hạ để khai khiếu tỉn thần; ngải cửu để khu tà; thần sa để an thần định chí.

Phương dược: chí bảo đơn (Sừng tê giác, chu sa (thủy phi), hùng hoàng, đồi mồi, xạ hương, long não, ngưu hoàng, an tức hương, kim bạc, ngân bạch)

Ý nghĩa: xạ hương, an tức hương để khai hiếu, tê giác, ngưu hoàng, đồi mồi để thanh nhiệt giả độc; chu sa để trấn tâm an thần, hùng hoàng để trừ đờm giải độc, kim bạc, ngân bạch dể hỗ trợ tăng tác dụng trấn tâm an thần của Chu sa.

Sau khi đã tỉnh thần, nếu do can hỏa, thì dùng pháp trị: tả can hỏa

Phương dược: Long đởm tả can thang (Y phương thập giải): long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, trạch tả, đương quy, sài hồ, mộc thông, xa tiền tử, sinh địa, cam thảo.

Ý nghĩa: long đởm thảo để tả thực hỏa ở can đởm; hoàn cầm, chi tử để tả hỏa; trạch tả, mộc thông, xa tiền tử để thanh nhiệt lợi thấp; sinh địa, đương quy để tư âm dưỡng huyết; sài hồ để dẫn thuốc vào can đởm; cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Nếu do phong dương, pháp trị: lương can tức phong.

Phương dược: Linh giác câu đằng thang (linh dương giác, tang diệp, bối mẫu, sinh địa, câu đằng, cúc hoa, phục thần, bạch thược, cam thảo, trúc nhự; gia giảm them hạ khô thảo, đơn bì).

Ý nghĩa: Linh dương giác, câu đằng, hạ khô thảo để lương can tức hong, thanh nhiệt giải kinh; cúc hoa để tăng thêm tác dụng tức phong; bạch thược, đơn bì, sinh địa để dưỡng âm tăng dịch; bối mãu, trúc nhự để thanh nhiệt hóa đàm; phục thần để an thần; cam thảo để điều hòa vị thuốc.

2. Chứng âm bế:

a. Nguyên nhân: Thường do phong đàm, nhiệt đàm gây nên.

b. Triệu chứng: Bất tỉnh nhân sự,nằm yên, thở khò khè, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm hoãn.

c. Pháp trị: Khai khiếu

Phương dược:

Thuốc nam châm cứu: hạt củ cải 4g, quả bồ kết (bỏ hột nướng vàng) 4g. Tán mịn, uống với nước sôi, nếu nôn ra được đàm là tỉnh.

Tô hợp hương hoàn (cục phương): Bạch truật, mộc hương, tê giác, phụ tử, chu sa, bạch đàn hương, kha tử, an tức hương, trầm hương, sạ hương, đinh hương, tất bát, long não, tô hợp hương, nhũ hương

- Ý nghĩa: Tô hợp hương, sạ hương, an tức hương để khai khiếu; mộc hương, đàn hương, trầm hương, nhũ hương, đinh hương, hương phụ để hành khí giải uất; tất bát dể tăng tác dụng tán hàn; chu sa để trấn tâm an thần; bạch truật để bổ khí kiện tỳ; kha tử để thu sáp liễm khí.

- Khi đã tỉnh, điều trị tiếp: trừ phong tống đờm.

- Có thể dùng bài: đạo đàm thang (xem thể bệnh Phong đàm ứ trệ).

3. Chứng thoát:

a. Triệu chứng:

Hôn mê sâu, mắt nhắm, miệng há

Chân tay liệt mềm duỗi

Tiêu tiểu không tự chủ, vã mồ hôi

Da mặt trắng bệch, chân tay lạnh

Lưỡi nhợt

Mạch trầm tế sác

b. Pháp trị:

Hồi dương cứu thoát, khai khiếu tức phong.

Phương dược: Sâm phụ thang: nhân sâm, phụ tử chế.

Ý nghĩa: Nhân sâm để đại bổ nguyên khí, ích khí, cố thoat; phụ tử để hồi dương.

C. Chứng thiên khô:

Còn gọi là chứng bán thân bât toại, nửa người bị tê dại, và teo đi.

Là bệnh chứng trúng phong đã ổn định chỉ còn lại tình trạng yếu liệt cân cơ, bán thân bất toại, cơ thể gầy mòn do khí huyết hư suy ứ trệ, kinh lạc bế tắc. Can thận suy hư.

1. Khí huyết hư, ứ trệ:

a. Nguyên nhân:

Tiền sử có bệnh chứng trúng phong

Do khí huyết hông đến nuôi phần chi yếu liệt, hoặc bệnh dây dưa kéo dài lâu ngày làm khí huyết càng hư suy, kinh lạc bế tắc.

b. Triệu chứng:

Cân cơ yếu liệt, bán thân bất toại.

Gầy yếu, mệt mỏi đoản hơi, chóng mặt hoa mắt, nhợt nhạt.

Lưỡi bệu nhợt, rêu dày, mạch trầm vô lực.

c. Phép trị: Bổ khí huyết, hoạt huyết thông kinh lạc.

Phương dược: Bổ dương hoàn ngũ thang (huỳnh kỳ, đương quy, xích thược, địa long, xuyên khung, hồng hoa, đào nhân).

Ý nghĩa: huỳnh kỳ để đại bổ nguyên khí của tỳ vị, thúc đẩy huyết hành, khử được ứ mà không làm tổn thương chính khí; đương quy dưỡng huyết hoạt huyết khử ứ mà không tổn thương huyết; khung, thược, đào, hồng để hoạt huyết khử ứ; địa long để thông kinh hoạt lạc.

2. Khí huyết ứ trệ, can thận hư:

Pháp trị: bổ can thận, hành khí hoạt huyết thông kinh.

Phương dược: Lục vị quy thược. (thục địa, hoài sơn, đơn bì, phục linh, trạch tả, sơn thù, đuơng quy, xích thược) Ý nghĩa: thục địa, sơn thù để tư bổ thận âm ích tinh tủy, nuôi dưỡng can. hoài sơn để tư thận bổ tỳ; trạch tả để tả thận giáng trọc; đơn bì để tả can hỏa; phục linh để kiện tỳ thẩm thấp; xích thược để hoạt huyết khử ứ; đương quy vừa dưỡng huyết hoạt huyết vừa phối hợp với thục địa để tư dưỡng can thận.

Bổ trung ích khí: (huỳnh kỳ, chích thảo, nhân sâm, đương quy, trần bì, thăng ma, sài hồ, bạch truật). Ý nghĩa: huỳnh kỳ để ích khí; nhân sâm, bạch truật, chích thảo để kiện tỳ; trần bì để lý khí; đương quy để bổ huyết; thăng ma, sài hồ để thăng dương; phụ tử để trợ dương.

V. ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC:

A. Trúng phong kinh lạc

1. Sơ thông kinh lạc: Châm cứu


Huyệt

Kinh mạch

Loại huyệt

Tác dụng

ế phong

Tam tiêu kinh

Giao hội th/t. TD.

Sơ phong

giáp xa

Vị kinh

Tại chỗ

Thông lạc

địa thương

Vị kinh

Giao hội th/t. DM

Khu phong

nhân trung

Đốc mạch

Giao hội Đ. - DM

Khai khiếu

Kiên tĩnh

Đởm kinh

Giao hội th/t. DM.

Khu phong TK

Kiên ngung

Đại trường kinh

Giao hội th/t. DM

Sơ phong

Khúc trì

Đại trường kinh

Đặc hiệu

Thông lạc

Hợp cốc

Đại trường kinh

Nguyên huyệt

Thông kinh

Dương trì

Tam tiêu kinh

Nguyên huyệt

Thông lạc

Túc tam lý

Vị kinh

Đặc hiệu

Thông kinh

Phong long

Vị kinh

Lạc huyệt

Hóa đờm

Giải khê

Vị kinh

Đặc hiệu

Thư cân

Hoàn khiêu

Đởm kinh

Giao hội th/t.TD.

Sơ thông KL

Phong thị

Đởm kinh

Đặc hiệu

Khu phong

Dương lăng tuyền


2. Gia giảm theo bệnh:

Đởm kinh

Hội của cân

Kiện cân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 2

Âm hư hỏa vượng: thận du, can du, tam âm giao, hành gian.

Phong đờm ứ trệ (phong tà ứ trệ): túc tam lý, phong long.

Khí huyết hư ứ trệ: quan nguyên, huyết hải.

B. Trúng phong tạng phủ: Dưỡng sinh và tập luyện

Nhân trung Thập tuyên Bách hội Quan nguyên Khí hải

Đốc mạch Ngoài kinh Đốc mạch Nhâm mạch Nhâm mạch

Giao hội mĐ.-Dm Đặc hiệu

Giao hội mĐ. kDg Giao hội mN.túc3A Đặc hiệu

Khai khiếu Tỉnh thần


Hồi dương cố thoát.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2024