Pháp Trị: Sơ Phong, Thanh Nhiệt, Tuyên Phế Hóa Đờm

- Tập chi trên: xoa bóp , bấm huyệt, vê ngón tay, tập chủ động từ nhẹ đến mạnh. Tập từ vai đến ngón tay. Tập vùng cổ, khớp cổ, nhấc đầu lên; xoa bùng đầu mặt.

- Tập chi dưới: xoa bóp, bấm huyệt, vê ngón chân, tập chủ động từ nhẹ đến mạnh. Tập từ ngón chân đến khớp háng

- Tập vùng bụng (giơ chân...).

- Nằm nghiêng, bẻ cột sống.

- Tập ngồi: chú ý lưng thẳng, tập nâng hai vai; xoa bóp vùng cổ gáy; hay dùng các động tác xem xa xem gần, để tay sau gáy, co tay rút ra phía sau....

- Tập đứng: chú ý người thửng, tập nhún, tập xuống tấn, tập xuống tấn nghiêng mình, tập co đùi lên.

- Tập đi: tập bước có vịn bàn (hoặc thanh đôi); tập bước có chống gậy; tập đi không gậy; tập ngồi xổm đứng lên (nhớ luôn luôn để ý giữ người thẳng).

- Mỗi buổi tập 45-60p

- Mỗi động tác tập chủ động 3-5 lần

- Xen kẽ với: thở sâu chủ động 3 thời hoặc 4 thời, trong đó thời giữ hơi ngắn 1’’ – 3’’ tùy sức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

BÀI 3: KHÁI THẤU


Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 3

I. ĐẠI CƯƠNG:

Khái là ho có tiếng mà không có đờm. Ngoài ra người xưa còn gọi: khái thượng là ho sặc, can khái là ho khan.

Khái là phế đã tổn thương.

Thấu là có đờm mà không có tiếng; thấu là do tỳ thấp mà sinh đờm.

Khái thấu là chỉ chứng ho do ngoại tà phạm phế, hoặc do sự rối loạn chức năng các tạng phủ khác ảnh hưởng đến phế.

- Theo Nam dược thần hiệu: Khái thấu là có cả phế bị tổn thương và tỳ thấp đọng.

- Trong Khái luận sách Tố vấn: bệnh lý khái thấu liên quan đến Phế song ngũ tạng lục phủ cũng gây ho.


II. NGUYÊN NHÂN – BỆNH SINH:

Nguyên nhân gây khái thấu thường do:

Cảm nhiễm ngoại tà

Do thất tình, ẩm thực

Do nội thương ở lục phủ ngũ tạng.

1. Cảm nhiễm ngoại tà: Tà khí lục dâm (cả 6 khí, từng loại hoặc kết hợp) cảm nhiễm tác động qua bì mao vào phế gây tắc trở phế khiếu, phế khí không giáng được nghịch lên gây ho.

2. Nội thương:

- Tạng phủ bị bệnh là những nguyên nhân bên trong tác động đến chức năng của phế, bệnh lâu ngày ảnh hưởng chức năng tạng phủ, tạng phủ hư hoặc uất kết như: can khí uất hóa hỏa, hỏa phạm phế sinh ho; thận âm hư, hư hỏa bốc lên đốt tân dịch của phế gây phế táo sinh ho, thận dương hư thủy tràn lên thành đàm gây ho; tỳ sinh đàm, đàm tích ở phé gây ho khạc v.v....

- Thất tình tác động thái quá, hay bất cập đều làm chức năng tạng phủ bị rối loạn như: vui quá hại tâm làm thần tán ra hóa hỏa; hay giận dữ căng thẳng thái quá hại can, can khí uất kết hóa hỏa, hỏa sinh ra phạm phế gây ho.

- Ăn uống thất thường, nội thương ẩm thực làm cho tỳ hư có thể dẫn đến cả thận hư, tỳ không vận hóa thủy thấp, thận dương hư thủy đình sinh đờm, đờm ứ ở phế sinh ho.


III. PHÂN LOẠI KHÁI THẤU:

Dựa tên nguyên nhân gây ra chứng khái thấu có thể phân biệt:

C. Do ngoại cảm:

1. Phong hàn thừa phế: do phong hàn phạm phế gây nghẹt mũi, khàn tiếng, hắt hơi, chảy nước mũi trong, ho đờm loãng trong, đau đầu, cảm giác lạnh hay sợ lạnh, sốt nhẹ, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

2. Phong nhiệt: do cảm phong nhiệt gây đau đầu, phát sốt, sợ lạnh, sợ gió, tự ra mồ hôi, nghẹt mũi không chảy nước mũi, họng đau đỏ, khát nước, ho đờm vàng dính, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

3. Táo khái: do táo tà xâm nhập vào phế gây ho khan ít đờm, họng đau khô, mũi miệng da khô, hơi thở không thông, khớp xương đau mỏ, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.

4. Thử khái: do thử tà gây ho ít đườm hay không đờm, mình nặng, miệng khát, tâm phiền, ngực sườn tức đau, tiểu đỏ, mạch nhu hoạt sác.

5. Đườm thấp khái thấu: do rối loạn chức năng phế, tỳ, thận làm thủy thấp đình đọng gây ra tiếng ho nặng, đờm nhiều dễ khạc, khạc được thì hết ho, kèm tức ngực ăn ít rêu lưỡi trắng nhày, mạch phù sác

D. Do nội thương:

1. Phế âm hư: do âm hư sinh nhiệt, nên có triệu chứng ho khan, ít đờm, đờm lẫn máu, họng khô, khàn tiếng, nóng từng cơn, ra mồ hôi

2. Phế khí hư: ho, khó thở, tiếng nói nhỏ, vận động triệu chứng nặng hơn, tự hãn, sắc mặt trắng, lưỡi đạm, mạch hư nhược

3. Phế tỳ hư: ho, đờm nhiều dễ khạc, ăn kém, bụng đầy, tiêu lỏng, phù, mệt mỏi, lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng.

4. Phế thận âm hư: triệu chứng giống phế âm hư kèm triệu chứng thận âm hư như đau lưng, mỏi gối, ù tai, răng lung lay, ngũ tâm phiền nhiệt.

5. Phế thận dương hư: gồm triệu chứng phế khí hư và triệu chứng thận dương hư như đau lưng, mỏi gối, sợ lạnh, tiểu nhiều lần, ho đờm nhiều, miẹng khát mà không muốn uống.

Ngoài ra còn có cách phân loại theo biểu hiện bệnh

E. Ngũ tạng lục phủ khải

1. Tâm khái: ho thì đau nhói ở ngực, cổ họng như có vật ngáng trở, nặng thì cổ họng sưng đau.

2. Can khái: ho thì đau tức bẹ sườn, nặng hơn thì không trăn trở được, hai bẹ sườn căng đầy

3. Tỳ khái: ho thì đau từ hạ sườn hải vắt tới vai lưng không thể cử động được, cử động thì càng đau dữ.

4. Phế khái: ho thì suyễn thở, có khi ho ra máu.

5. Thận khái: ho thì đau tới eo lưng, nặng thì đờm nhớt cả dây dài.

6. Đởm khái: ho thì nôn ra nước mật xanh đắng

7. Vị khái: ho thì nôn, có khi nôn ra gin

8. Tiểu trườngkhái: ho thường kèm trung tiện

9. Đại trường khái: ho thường kèm són phân

10. Bàng quang khái: ho thường kèm són tiểu

11. Tam tiêu khái: ho thường kèm đầy trướng bụng không muốn ăn

IV. BỆNH CẢNH LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

A. Khái thấu phong hàn:

1. Triệu chứng:

Ho có đàm trắng loãng

Hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi

Sợ lạnh, không có mồ hôi

Căng đầu, đau mỏi xương khớp, nhức đầu

Rêu lưỡi trắng mỏng

Mạch phù.

2. Pháp trị: Tán hàn tuyên phế hóa đờm

Phương dược:

- Chỉ thấu tán (kinh giới, cát cánh, trần bì, tử uyển, bách bộ, cam thảo, tô diệp)

Ý nghĩa: tô diệp, kinh giới để khu phong tán hàn; cát cánh, tử uyển để tuyên phế hóa đàm chỉ ho; bách bộ để dưỡng âm sinh tân nhuận phế; trần bì để kiện tỳ nhuận phế; cam thảo để hòa vị bổ trung, điều hòa các vị thuốc.

- Hạnh tô tán (ôn bệnh điều biện): hạnh nhân, tử tô, trần bì, bán hạ, phục linh, chỉ xác, cát cánh, tiền hồ, cam thảo, đại táo, gừng.

Ý nghĩa: tô diệp, tiền hồ, sinh khương để sơ phong tán hàn làm ra mồ hôi nhẹ; hạnh nhân, cát cánh để tuyên phế hóa đàm chỉ khái; bán hạ để trừ thấp hóa đàm; chỉ xác, trần bì để lý khí khoan hung; cam thảo, đại táo để điều hòa dinh vệ.

Phương huyệt: Cứu tả: đại chùy, phong trì, phong môn, liệt khuyết, đản trung, phong long.

B. Khái thấu phong nhiệt

1. Triệu chứng:

Ho đàm vàng đặc, kèm theo khát, họng đau

Sốt, đau đầu, sợ gió

Có mồ hôi

Người đau ê ẩm

Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng

Mạch phù sác.

2. Pháp trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên phế hóa đờm

Phương dược: Tang cúc ẩm (Ôn bệnh điều biện): tang diệp, cúc hoa, bạch hà, liên tiền thảo, cát cánh, hạnh nhân, lô căn, cam thảo.

Ý nghĩa: tang diệp, cúc hoa, bạc hà để thanh nhiệt; liên tiền thảo, Lô căn để thanh nhiệt sinh tân chỉ khát; cát cánh, hạnh nhân, rễ chanh, lá hẹ để giải cơ, thông phế chỉ ho hóa đàm...

Phương huyệt: châm tả Đại chùy, Phong trì, Phong môn, Liệt khuyết, Đản trung, Phong Long, Khúc trì, Hợp cốc.

C. Táo khái

1. Triệu chứng:

Ho khan, mũi khô, họng khô

Lưỡi đỏ khô, đầu lưỡi đỏ rực

Nếu táo kết hợp với phong hàn, gọi là lương táo:

Sốt kèm sợ lạnh

Không có mùi hôi

Đau mỏi cơ xương

2. Pháp trị: Dưỡng âm tán hàn nhuận táo.

Phương dược: Tang hạnh thang: kinh giới, hạnh nhân, đậu sị, bối mẫu, sa sâm, phòng phong, lê bì.

Ý nghĩa: đậu sị tân lương sơ phong; lê bì, sa sâm để nhuận phế dưỡng âm; bối mẫu, hạnh nhân hóa đàm chỉ ho, kinh giới, phòng phong để tán hàn tuyên phế hóa đờm.

Phương huyệt:

Cứu tả: đại chùy, phong trì, phong môn, liệt khuyết, đản trung, phong long, khúc trì, hợp cốc

Nếu táo hợp với phong nhiệt, gọi là ôn táo:

Triệu chứng:

- Sốt, sợ gió

- Họng đau, đờm dính máu

- Đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng

- Mạch phù sác.

Pháp trị: Thanh phế nhuận táo

Phương dược: Thanh táo cứu phế thang: nhân sâm, tang diệp , thạch cao, ma nhân, cam thảo, a giao, mạch môn, hạnh nhân, tỳ bà diệp.

Ý nghĩa: tang diệp thanh phế nhuận táo; thạch cao thanh nhiệt ở phế kinh; mạch môn để nhuận phế kim; hạnh nhân tỳ bà diệp để lợi phế giáng khí; a giao, ma nhân để nhuận phế dưỡng âm; nhân sâm, cam thảo để ích khí hòa trung.

Phương huyệt: Châm tả: đại chùy, phong trì, phong môn, liệt khuyết, đản trung, phong long, khúc trì, hợp cốc.

D. Thử khái:

1. Triệu chứng:

Hơ, tức ngực

Tâm phiền, khát nước

Tiểu đỏ

Lưỡi đỏ, rêu mỏng. Mạch nhu sác.

2. Pháp trị: Sơ phong, giải thử, thẩm thấp.

Phương dược: lục nhất tán (thương hàn trực cách): hoạt thạch, cam thảo; gia thêm hương nhu, tiền hồ, hoắc hương, trúc diệp, bội lan.

Ý nghĩa: hoạt thạch để thanh nhiệt lợi tiểu tiện và đưa nhiệt ra ngoài để giải thử; cam thảo để hòa trung và hợp với hoạt thạch sinh tân; tiền hồ sơ phong; hoắc hương để hóa thấp trọc; bội lan và hương nhu để thanh thử.

Phương huyệt: châm tả Đại chùy, phong trì, phong môn, liệt khuyết, đản trung, phong long, khúc trì, hợp cốc.

E. Đờm thấp khái thấu:

1. Triệu chứng:

Ho có nhiều đàm, đàm trắng dính

Ngực bụng trên cảm thấy khó chịu

Ăn không ngon, mỏi mệt

Rêu lưỡi trắng bẩn. Mạch nhu hoạt

2. Pháp trị: Táo thấp hóa đờm, kiện vận tỳ vị, chỉ khái

Phương dược: Nhị trần thang gia vị : trần bì, bán hạ, phục linh, bạch truật, thương truật, cam thảo, hạnh nhân, sinh khương

Ý nghĩa: bán hạ táo thấp hóa đàm, giáng nghịch hòa vị chỉ nôn; trần bì để lý khí táo thấp, khí thuận thì thấp đàm tiêu; phục linh để kiện tỳ thẩm thấp, thấp mà trừ được thì tỳ vượng và không sinh đờm nữa; sinh khương để giáng nghịch hóa ẩm, giảm độc của Bán hạ, giúp Bán hạ và trần bì hành khí tiêu đờm; cam thảo để điều hòa các vị thuốc nhuận phế hòa trung.

Phương huyệt: châm bổ Tỳ du, Phế du, Thận du, Túc tam lý, Hợp cốc, Tam âm giao.

F. Phế âm hư:

1. Triệu chứng:

Ho khan ít đườm, hoặc đờm có dính máu, bệnh phát từ từ

Gầy, mệt mỏi, kém ăn, họng khô

Sốt về chiều, ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm

Lưỡi đỏ. Mạch tế sác.

2. Pháp trị: Dưỡng âm thanh phế, hóa đàm chỉ khái.

Phương dược: sa sâm mạch đông thang gia vị: sam sâm, mạch môn, ngọc trúc, tang diệp, cam thảo, thiên hoa phấn, sinh biển đậu.

Ý nghĩa: tang diệp để thanh táo tuyên phế; sa sâm, mạch môn, ngọc trúc để dưỡng âm sinh tân nhuận phế chỉ ho; cam thảo để kiện tỳ bổ trung; thiên hoa phấn, biển đậm để dưỡng âm.

Nếu có ho ra máu gia thêm: bạch cập, ngẫu tiết, sâm tam thất để chỉ huyết.

Phương dược: nhất âm tiễn: mạch môn, sinh địa, địa cốt bì, tri mẫu, bạch thược, cam thảo

Công dụng: tư dưỡng phế âm, hóa đàm chỉ khái.

Phương huyệt: châm bổ Thái uyên, Thiên lịch, Tam âm giao, Phế du, Thận du.

G. Ho do Can:

1. Can khí: Do thất tình uất kết, đờm kết với khi, khí của phế không lợi gây ho khạc.

a. Triệu chứng: Ho thành tiếng, cảm giác có vật vướng cổ nhưng khạc không ra. Hay suy nghĩ, dễ cáu gắt.

b. Pháp trị: Lý khí hóa đàm.

Phương dược: Tứ thất thang gia vị (Cục phương): tô diệp, bán hạ, hậu phác, phục linh, sinh khương, đại táo. Gia thêm: hạnh nhân, cát cánh.

Ý nghĩa: tô diệp, sinh khương, hạnh nhân, cát cánh để tuyên phế hóa đàm; bán hạ, trần bì để trừ thấp; hậu phác, cam thảo để kiện tỳ lý khí.

2. Can hỏa phạm phế:

a. Triệu chứng:

Ho sặc, họng khô đau. Khi ho đau lói tức cạnh sườn

Mặt đỏ bừng. Lưỡi khô, ít tân dịch, rêu vàng mỏng. Mạch huyền sác.

b. Pháp trị: Thanh can tả hỏa, nhuận phế hóa đàm.

Phương dược: Tả bạch tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết): tang bạch bì, địa cốt bì, cam thảo, ngạnh mễ. gia thêm: hoàng cầm, hoàng liên, sơn chi, trúc diệp, mạch môn.

Ý nghĩa: Hoàng cầm, sơn chi, địa cốt bì, trúc diệp, hoàng liên để thanh tả can hỏa, phế nhiệt và tâm hỏa; mạch môn để nhuận phế hóa đàm; cam thảo để bổ trung hòa vị.

H. Phế thận âm hư:

a. Triệu chứng:

Ho khan, có thể ho ra máu

Đau lưng, sốt về chiều, ngũ tâm phiền nhiệt

Lưỡi đỏ, họng khô. Mạch trầm, tế sác.

b. Pháp trị: Tư âm bổ phế thận.

Phương dược: sinh mạch địa hoàng thang: thục địa, sơn thù, hoài sơn, trạch tả, phục linh, đan bì, mạch môn, ngũ vị. Gia thêm: nhân sâm, a giao.

Ý nghĩa: bài Lục vị gia thêm A giao, Mạch môn để tư âm thận bổ phế; ngũ vị để liễm khí nạp thận; nhân sâm dể bổ phế khí trợ âm.

Phương huyệt: châm bổ Thái uyên, thiên lịch, tam âm giao, thận du, phế du, thái khê, phục lưu.

I. Phế thận dương hư

a. Triệu chứng:

Ho khạc, suyễn nghịch. Thắt lưng, gối yếu mỏi

Người lạnh, tay chân lạnh. Có thể phù nề.

b. Pháp trị: Ôn thận nạp khí

Phương dược: Thận khí hoàn (Kim quỹ yếu lược): thục địa, hoài sơn, sơn thù, trạch tả, phục linh, đơn bì, quế chi, phụ tử. gia thêm: ích trí nhân, trầm hương.

Ý nghĩa: Địa hoàng để tư âm bổ thận; hoài sơn, sơn thù để tư bổ can tỳ, hỗ trợ cho bổ âm của thận; quế phụ để ôn bỏ thận dương giúp cho thiếu hỏa sinh trưởng dần để sinh thận khí; trạch tả, phục linh để lợi thủy thẩm thấp; đan bì để thanh tả can hỏa.

Phương huyệt: cứu bổ thái uyên, thiên lịch, khí hải, đản trung, mệnh môn, thận du, phế du.

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 06/09/2024