Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 17

C. Vị bất hòa:

Do ăn uống không diều độ gây thực tích sinh đờm thấp ủg trệ làm vị bất hòa gây mất ngủ.

a. Triệu chứng:

Bụng căng tức, ợ hơi làm mất ngủ hoặc không ngủ được.

Đại tiện không thông, bụng đầy đau.

Rêu lưỡi dày, cáu bẩn.

Mạch hoạt.

b. Pháp trị: Tiêu đạo hòa vị hóa đờm.

c. Phương dược: Bảo hòa hoàn (Đan khê tâm pháp): sơn tra, thần khúc, bán hạ, phục linh, trần bì, liên kiều, la bạc tử.

Ý nghĩa: sơn tra, thần khúc để tiêu thực tích; la bạc tử để hạ khí; bán hạ, trần bì để hành khí hóa trệ hòa vị; phục linh để kiện tỳ lợi thấp chỉ tả; liên kiều để thanh nhiệt tán kết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

d. Phương huyệt: Trung quản, túc tam lý, nội quan, phong long, thần môn.

D. Đờm nhiệt nội nhiễm:

Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 17

a. Triệu chứng:

Mất ngủ

Đầu nặng, cháong váng, hoa mắt, ngực đầy tức.

Miệng đắng, lợm giọng buồn nôn, ăn ít cảm giác không ngon.

Cảm giác đầy bụng

Lưỡi nhợt nhạt, rêu nhớt.

Mạch hoạt.

b. Pháp trị: lý khí hóa đờm, thanh đởm hòa vị.

c. Phương dược: Ôn đởm thang: bán hạ, trúc nhự, chỉ thực, trần bì, phục linh, chích thảo, táo, gừng.

Ý nghĩa: bán hạ để giáng nghịch hòa vi táo thấp hóa đàm; trúc nhự để thanh nhiệt hóa đàm, chỉ nôn trừ phiền; chỉ thực để hành khí tiêu đàm; trần bì để lý khí táo thấp; phục linh để kiền tỳ táo thấp; Gừng, táo, cam thảo để ích tỳ, hòa vị, điều hòa các vị thuốc.

BÀI 27 KHÁI LƯỢC VỀ BỆNH LÝ NHÃN KHOA VÀ KINH NGHIỆM CHỮA TRỊ THEO YHCT.


I. Đại cương

Y gia các thời đại chia ra rất nhiều chứng về nhãn khoa, như sách “Đắc hiệu phương” chia ra 23 chứng về nội chướng, 45 chứng về ngoại chướng. Đến sách “Chẩn trị chuẩn thằng” lại tăng thêm đến 160 chứng; nhưng trong đó phần nhiều là một bệnh mà chia ra nhiều chứng. Trong phạm vi bài này, chỉ chọn nêu những bệnh chứng thường gặp trong đó bao gồm chứng ngoại chướng và chứng nội chướng.


II. Bệnh chứng thuộc ngoại chướng:

Bệnh thuốc về mắt, phát sinh ở Mi mắt, Đầu và Đuôi mắt (tuyến lệ), lòng trắng mắt (củng mạc), lòng đen mắt (giác mạc), nói chung mô tả các loại bệnh phần ngoài và phần trước của nhãn cầu, triệu chứng cục bộ là mắt sưng đỏ và chướng, nhiều ghèn hoặc kéo màng....

A. Bệnh chứng phong nhiệt

1. Nguyên nhân:

Do ngoại phong: Phong, Nhiệt tà thuộc lục dâm xâm nhập, hoặc bụi bẩn bám vào trong điều kiện thời tiết khí hậu có phong tà thừa dư là điều kiện thuận lợi để gây bệnh phong nhiệt ở mắt

Do nội phong, nội thấp: Tỳ đờm thấp sinh phong, nội phong xâm nhập kinh Tỳ.

Do nội thương thất tình sinh nội nhiệt, nhiệt nhập Vị kinh.

2. Biện chứng luận trị:

a. Nhãn đơn: Còn được gọi là “Du chàm nhãn” hay Mụt lẹo.

Do Tỳ kinh có phong, Vị kinh có nhiệt, 2 thứ kết hợp với nhau độc khí đưa lên mí mắt – Ở mí mắt: sinh ra những mụn sưng đỏ, lúc đầu thì ngứa, rồi sau đổ sưng đau nhức, phần nhiều phát ra ở trẻ con và người ít tuổi. Lúc đầu còn dễ tiêu mất, nhiệt quá thì sưng cứng khó tan, mà trở nên làm mủ.

Luận trị:

Lúc mụn mới phát còn nhỏ, chưa đỏ, chỉ có ngứa thì theo kinh nghiệm trong dân gian thường dùng lông gáy con lợn rửa nước muối sạch, ngày nay có thể dùng bông se nhỏ khử trùng sạch, thông tuyến nước ở khóe trong mắt, làm cho nhiệt độc theo nước mắt mà ra, là có thể tiêu được.

Dùng thuốc uống trong: Theo pháp Thanh nhiệt trừ thấp.

Trường hợp biểu chứng: dùng bài Kinh phong bại độc tán.

Trường hợp lý chứng: Dùng bài Thanh vị tán gia Đại hoàng để thông lợi, và dùng bài thuốc sắc xông hơi lên mắt.

Bài thuốc Thanh vị tán (Lam thất bí tàng).

Công thức: Sinh địa 10; Đương quy 10; Hoàng liên 20; Đơn bì 15; Thăng ma 30.

Cách dùng: sắc uống thuốc lúc đã nguội.

Công dụng: Thanh vị lương huyết

Phân tích: Hoàng liên tính vị khổ hàn, để tả hỏa nhằm thanh nhiệt ở vị; Sinh địa để lương huyết tư âm; Đan bì để lương huyết thanh nhiệt; Đương quy để dưỡng huyết hòa huyết; Thăng ma để tán hảo giải độc, phối hợp với Hoàng liên để tán nhiệt bốc lên trên làm nhiệt uất ở trong giáng xuống dưới, và giúp dẫn thuốc vào kinh Dương minh.

Công thức trên có thể gia thêm Đại hoàng để dẫn nhiệt đi xuống nếu có triệu chứng đi cầu phân khô khó đi; gia thêm Thạch cao để thêm tác dụng thanh vị nhiệt nếu nhiệt nhiều gây chảy máu chân răng v.v....

Nếu mụt lẹo đã cứng sưng làm mủ, thường phần nhiều tự vỡ mủ ra, đợi sau khi mủ ra rồi, thấm lau bằng nước muối sạch và sau đó nhỏ thuốc Long não hoàng liên cao. Chứng này tuy dễ chữa, nhưng chữa không đúng thì đã không tan đi được, lại không thể làm vỡ ra được, phần nhiều làm cho sưng cứng thêm, lúc ấy nên cạo vỡ ở đầu chỗ sưng, trừ hết mủ độc cố kết lại, nếu để lâu không trừ đi thì có thể hại đến tròng đen mà sinh màng.

Bài thuốc Long não hoàng liên cao (Chứng trị chuẩn thằng).

Công thức: Hoàng liên 320g; Long não 4g.

Cách dùng: xắt nhỏ Hoàng liên, lấy 3 chén nước cho vào trong bình sành, bỏ Hoàng liên vào, đun nhỏ lửa sắc lại còn 1 chén rưỡi, lọc bỏ bã, cho vào trong cái nồi sành đun cách thủy còn lại chừng nửa chén, khi dùng thì hòa Long não vào, nhỏ mắt bất kỳ lúc nào cũng được.

b. Lông quặm:

Chứng trạng của bệnh lông quặm ở mắt là thỉnh thoảng nước mắt chảy ra, đau ngứa, chói, đỏ khó mở ra được, thích dụi vào mắt. chứng này là da ở phía ngoài mi mắt giãn ra, mà màng ở bên trong mi mắt săn lại, đến nỗi lông mi đâm vào mắt, rất dễ tổn tương đến tròng đen mà dần dần sinh ra mây màng.

Cách chữa có thể dùng cái kẹp bằng tre, kẹp vào da phía ngoài mi mắt và cứu, 4-5 mồi ở chỗ kẹp lại, làm cho lông quặm hướng ra ngoài. Nếu vì lông mi mọc loạn lên, thì nên nhổ hết những lông mọc không đúng chỗ đi, mà dùng cái đồ bằng sắt nung đỏ, dí vào để trừ hết chân lông, nhưng thường thường về sau lại mọc lên. Nếu tròng đen bị lông quặm đâm vào mà sinh mây màng,thì dùng thuốc Nhị bát đơn nhỏ vào, màng sẽ tiêu mòn đi.

Công thức Nhị bát đơn: Âm đơn 4g; Dương đơn 16g; Bằng sa 1,6g. Đởm phàn 0,8g; Xạ hương 0,6g; Long não 0,2g. Nghiền nhỏ, trộn đều hòa với nước sạch, nhỏ vào mắt.

c. Phong huyền xích lạn (mắt toét):

Biện chứng: do Thấp nhiệt ở Tỳ Vị kết hợp với Phong tà làm cho rìa ngoài mí mắt đỏ, loét, chảy nước mắt, nhiều ghèn chỗ đau ngứa nhặm, sợ ánh sáng.

Luận trị:

Thuốc uống trong:

- Bài 1 Xuyên khung trà điều tán (Cục phương): Xuyên khung 16g; Kinh giới 16g; Bạch chỉ 8g; Khương hoạt 8g; Tế tân 4g; Phòng phong 6g; Tế tân 4g; Phòng phong 6g; Bạc hà 32g; Cam thảo 8g.

Công dụng: Sơ phong, chỉ thống.

Cách dùng: có thể dùng dưới dạng thuốc thang sắc uống mỗi ngày.

Có thể tán mịn, mỗi lần uống 8g bột thuốc mịn với nước chè (trà) sau khi ăn, ngày uống 2 lần.

Phân tích: Xuyên khung (Thiếu dương); Bạch chỉ (Dương minh); Khương hoạt (Thái dương) để sơ phong chỉ thống; Tế tân để tán hàn chỉ thống (Thiếu âm); Bạc hà tán phong nhiệt; Kinh giới, Phòng phong đi lên để sơ tán phong tà ở trên đầu; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Trà: để thanh nhiệt ở đầu – mắt, hạn chế tác dụng ôn táo và thăng tán của các loại thuốc pong.

- Bài thuốc 2: Tam hoàng thang hay cTả tâm thang (Kim quỹ yếu lược): Đại hoàng 24g; Hoàng liên 12g; Hoàng cầm 16g.

Công dụng: tả hỏa, thấp nhiệt, tiết nhiệt.

Cách dùng: cho 3 chén nước nấu sắc còn 1 chén, sắc xong uống ngay (đốn phục).

Phân tích: Đại hàong, Hoàng liên, Hoàng cầm đều có vị đắng tính lạnh, thuốc rất đắng rất hàn có tác dụng tả hỏa mạnh, giải độc hóa thấp tiết nhiệt.

Thuốc nhỏ, rửa bên ngoài:

- Thuốc rửa: Kim tiền thang (ngân hải tính vi): Đồng tiền cổ (Đồng tiền xưa) 7 đồng; Hoàng liên (nặng tương đương) 2 đồng; Bạch mai can 5 quả.

Cách dùng: lấy 3 vị trên cho vào trong bình sành, cho vào 2 chén rượu sắc còn lại nửa chén, mỗi ngày rửa mắt 2 lần.

- Thuốc nhỏ: Thanh lương đơn (Hậu chứng minh biện phương): Bằng sa 3g; Nhân trung hoàng 2g; Hoàng liên 2g; Bạc hà 10g; Thanh đại 6g; Mai phiến 8g. Nghiền nát hòa với nước sạch, chắt lọc ra nhỏ vào mắt.

Nếu ra gió thì đỏ, loét, chảy nước mắt, kiêng tránh gió thì lại lành, gọi là chứng Nghinh phong xích lạn nên uống bài Sài hồ tán và rửa bằng bài Sơ phong tán thấp.

Công thức bài thuốc Sài hồ tán (Chứng trị chuẩn thằng): Sài hồ 12g; Phòng phong 12g; Xích thược 12g; Kinh giới 12g; Khương hoạt 12g; Cát cánh 12g; Sinh địa 12g; Cam thảo 6g.

Công thức Sơ phong Tán thấp thang (Thẩm thị dao hàm): Xích thược, Hoàng liên, Phòng phong, Xuyên hoa tiêu, Quy vĩ, Khương hoạt, Ngũ bội tử, Kinh giới, Đồng lục, Khinh phấn, Đởm phàn, Minh phàn.

d. Phong túc tiêu sang (mắt hột)

Biện chứng : chứng phong túc là những hột tròn rất nhỏ tụ lại sinh ở mé trong 2 mi mắt, sắc vàng mà mềm. nếu thấy sắc đỏ mà cứng, là chứng tiêu sang, 2 chứng ấy có khi xuất hiện đơn độc, nhưng thường là cùng hợp lại biểu hiện ra nên gọi là Phong túc tiêu sang. Lúc mới phát không có cảm giác mấy, thỉnh thoảng thấy như có cát nhám khó chịu, hoặc hơi đau ngứa, đến khi nặng thì mi mắt đỏ sưng, chồng chất lên nhau thành từn gphiến, nhiều nước mắt, nhiều ghèn, thường làm cho 2 mí mắt dính lại, thậm chí tròng trắng đỏ sưng đau nhức, chói, sợ ánh sáng.

Nếu để lâu ngày không chữa thì chứng trạng tuy có giảm nhưng niêm mạc mi mắt còn có vết sẹo, hoặc có lông quặm, hoặc ra gió thì nước mắt chảy ra. Đồng thời chứng phong túc tiêu sang thường dễ làm tổn thương đến tròng đen, mà sinh ra mây màng.

Luận trị: Kinh nghiệm chữa trong dân gian hay dùng là có thể lật mí mắt lên, dùng kim nhọn khều vỡ từng hạt ra, rồi dùng Long tu thảo xát ào, để trừ hết hạt tròn và huyết ứ đi.

Dùng thuốc uống trong, nếu là chứng Phong túc thì dùng Trừ phong thanh tỳ ẩm. Nếu là chứng tiêu sang thì dùng bài Quy thược hồng hoa tán.

Công thức bài thuốc Quy thược hồng hoa tán (Thẩm thị giao hàm): Đương quy, Đại hoàng, Chi tử, Hoàng cầm, Hồng hoa, Xích thược, Bạch chỉ, Cam thảo, Phòng phong, Sinh địa, Liên kiều. Các vị thuốc lượng bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống với 12g nuóc sôi, sau khi ăn. Hoặc sắc với 3 chén nước, còn lại 1 chén thuốc uống cách xa sau bữa ăn.

e. Mắt nhặm:

Biện chứng: mắt nhặm là bệnh đau mắt cấp tính, truyền nhiễm lẫn nhau vì cảm phải một thứ khí độc lưu hành. Bệnh này có loại nặng và loại nhẹ.

- Chứng nhẹ thì tròng trắng đỏ tươi, đầu đau, mắt đau, chói mắt, sợ ánh sáng, nhiều nước mắt, ghèn đặc, nặng hơn thì hai mí sưng phù, nhặm khó mở.

- Chứng nặng là phần nhiều tự phát ra ngoài, ngoài những hiện trạng như chứng nhẹ nói trên, hai mắt sưng to như quả đào, nước mắt nước mũi đầm đìa, sợ lạnh, phát sốt, nằm ngồi không yên, nặng hơn thì suốt đêm không ngủ được, ăn uống không biết ngon. Nếu không chữa ngay, thì rất dễ làm cho trong đen sinh màng.

Luận trị:

- Nhỏ mắt:

Chứng nhẹ: dùng nước sắc Hoàng liên, lọc sạch, rửa mắt mỗi ngày 4-5 lần để tiêu trừ độc khí.

Chứng nặng: dùng bài Hồ xuyên nhị liên thang, nghiền thật nhỏ, hòa với nước gừng,

lọc sạch nhỏ vào mắt đẻ làm thông tắc nước mắt ứ đọng. Công thức: Hồ hoàng liên 5g; Xuyên hoàng liên 10g.

Hoặc dùng các thức lá: Trắc bá diệp, lá cúc, lá liễu, lá đào đắng sắc làm nước xông và rửa mắt.

- Thuốc uống trong:

Chứng nhẹ: Tả can tán (Ngân hải tính vi).

Công thức: Hắc sâm, Đại hoàng, Hoàng cầm, Tri mẫu, Cát cánh, Xa tiền tử, Khương hoạt, Long đởm thảo, Đương quy, Mang tiêu. Gia thêm: Liên kiều, Ngưu bàng. Lượng bằng nhau, sắc uống.

Nếu không kèm biểu chứng, thì có thể dùng bài Bát chính tán (Vệ sinh bảo giám):

Đại hoàng, Cù mạch, Mộc thông, Chi tử, Hoạt thạch, Cam thảo, Biển súc, Xa tiền tử. gia thêm Trúc diệp, Đăng tâm, Củ hành. Các vị bằng nhau, sắc uống sau bữa ăn.

Công thức bài Đạo xích tán (Ngân hải tính vi): Mộc thông, Cam thảo, Chi tử, Hoàng bá, Sinh địa, Tri mẫu. Gia thêm: Trúc diệp, Đăng tâm. Các vị bằng nhau, sắc uống sau bữa ăn.

Tiên lượng: bệnh này nếu chứng nhẹ thì trong một hai tuần có thể khỏ, nếu chứng nặng thì cần phải chữa ngay, không thì tổn hại đến tròng đen, mà suốt đời mang tật. lại có một thứ khsac vì gió dữ, nóng, lạnh, phần nhiều bởi phong nhiệt ở can phế công lên trên mà gây nên, chứng trạng cũng tương tự với chứng mắt nhặm, nhưng ít khi truyền nhiễm. cách chữa có thể xét theo chứng mắt nhặm, rồi tùy đó mà gia giảm.

f. Bụi bám vào mắt:

Biện chứng: nguyên do từ bên ngoài như bị thương mụn đá, mụn sắt nhỏ, hoặc bụi, cát bắn vào mắt mà gây ra.

- Nếu bụi ấy dính ở khoảng màng mi mắt, thì gây đau, khó mở mắt, nước mắt chảy ra.

- Nếu mụn sắt dính vào tròng đen, thì có thể gây ra đau nhức dữ dội, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, mắt nhắm khó mở.

Luận trị: ban đầu nên xem kĩ bụi nhỏ ấy ở đâu

- Nếu ở khoảng niêm mạc mi mắt thì nên dùng cái tăm quấn bông mà gạt ra là khỏi.

- Nếu ở tròng đen thì nên dùng kẹp mở mắt, mở hai mí ra, và dùng cái kim để giữ tròng mắt, rồi dùng cái kim nhỏ để khêu bụi ấy ra, sau lại nhỏ thuốc cao hùng đởm vào.

- Nếu để lâu ngày không chữa thì chỗ niêm mạc mi mắt mà bụi dính vào sẽ có huyết dộng lại thành khối, hoặc thành hột thịt, trước hết nên lấy hết bụi nhỏ ấy đi, sau lại dùng mũi kim cạo sạch ứ huyết, và nhỏ thuốc Thanh lương đơn.

B. Bệnh chứng Hỏa nhiệt:

1. Nguyên nhân bệnh sinh:

Do Hỏa tà của ngoại cảm lục dâm xâm nhập gây bệnh.

Do Nội thương thất tình uất kết, ngũ tạng uất kết đều có thể sinh hỏa.

Trường hợp bệnh chứng Phong Hỏa nhiệt ở mắt thường là do Phong tà, Nhiệt tà gây nê bệnh biến tích nhiệt ở Can kinh, hoặc gây tổn thương tinh khí của Can Đởm mà gây nên.

2. Biện chứng luận trị:

a. Ngân tinh độc hiện: Là loại bệnh lý gây nên màng lốm đốm ở tròng đen mắt.

Chứng trạng biểu hiện trên tròng đen mắt sinh ra một hoặc 2 điểm, đặc điểm của nó là không lớn dần lên, phá đi thì tròng đen hằn sâu lõm xuống. nếu là loại như sinh liên kết với nhau, sinh chụm lại với nhau, hoặc điểm ấy cứ lan dần rộng ra thì đề phòng không phải chứng này.

Trên lâm sàng, chứng trạng này có nặng có nhẹ khác nhau, sắc trắng nổi lên mà non, tròn mà nhỏ là chứng nhẹ, hỏa tà hết thì hết, có thể không phải chữa cũng khỏi; nếu thấy chìm sát xuống mà cứng trơn là chứng nặng, không thể tự khỏi được, cần phải chữa kịp thời.

- Nếu là chứng hư hỏa, thì nên uống bài Lục vị địa hoàng thang gia vị. công thức: Sinh địa 12g, Hoài sơn 12g, Đơn bì 12g, Phục linh 12g, trạch tả 12g, Sơn thù 12g, Huyền sâm 12g, Cốc tinh thảo 12g.

- Nếu là chứng thực hỏa, thì nên cho uống bài Tả can tán: Hắc sâm, Đại hoàng, Hoàng cầm, Tri mẫu, Cát cánh, Xa tiền tử, Khương hoạt, Long đởm thảo, Đương quy, Mang tiêu.

b. Băng hà ế:

Biện chứng: chứng này cũng là bệnh màng lốm đốm, vì Can kinh có nhiệt, hoặc vì thất tình uất kết mà gây nên. Khi mới bệnh, thì tròng đen sinh ra điểm màng nhỏ tròn đen không trong, dưới chân màng có ghèn và nước mắt dính lại, giống như nước mũi, hoặc vàng hoặc trắng, rồi thì đỏ và nhặm, nước mắt và ghèn ra nhiều, che kín con ngươi, như cái màng che tròng mắt, chùi đi lại cứ sinh ra. Bệnh này thường trở đi trở lại, lâu ngày thì ăn lấn vào trong đen, làm cho lõm xuống, và có thể tổn hại đến mắt.

Luận trị:

- Thuốc uống trong dùng bài Tả can tán.

- Dùng ngoài thì bài Tam thất đơn nhỏ vào mắt.

Ngoài ra lại có chứng “Bạch hãm ngư lân” cũng rất giống với chứng này, hiện trạng của chứng ấy, giống như cái vẩy cá xây sắp lên, giữa có điểm trắng lấn sâu vào niêm mạch, dần dần trở thành bệnh nặng.

c. Đinh ế:

Là chứng trạng gây nên màng lốm đốm, biểu hiện thường thấy ở người tính tình nóng nảy, hoặc đàn bà, tinh thần bị uất ức, vì Can hỏa động mà phát ra, hoặc vì khí độc gây nên.

Lúc mới phát thì tròn đen có điểm màng trắng nhỏ như mũi kim, hoặc như hạt mè, dần dần to ra, mà lấn sâu vào đến hoàng nhân. Con mắt có bệnh thì đỏ, sưng, đau dữ, đau quá thì ran lên óc, sợ ánh ssang, chảy nước mắt, ghèn ra như mủ. bệnh này thường trước đau ở một mắt, rồi sau lây ở mắt khác, nếu không chữa có thể làm cho tròng đen bị phá vỡ, chảy ra máu mủ, hoặc như mắt cua nổi lên, có lý tà thì cho uống bại Lương cách tán và căn cứ

vào tình hình lớn nhỏ nặng nhẹ của màng mà lựa chọn thuốc đơn thổi vào, đồng thời dùng những vị Phòng phong, Xuyên khung, Cúc hoa, Quy vĩ, Bạch chỉ, Ma hoàng, Kinh giới sắc lên làm thuốc thang rửa mắt.

- Công thức bài thuốc Tu can tán (Ngân hải tính vi): Chi tử, Bạc hà, Phòng phong, Đương quy, Cam thảo, Liên kiều, Đại hoàng, Hoàng cầm, Thương truật, Khương hoạt, Cúc hoa, Mộc tặc, Xích thược, Ma hoàng. Các vị có lượng bằng nhau sắc uống ngày 2- 3 lần sau bữa ăn.

Công thức bài Lương cách tán (Cục phương): Phác tiêu 12g; Cam thảo 12g; Đại hoàng 12g; Bạc hà 10g; Hoàng cầm 10g; Liên kiều 30g; Hoàng liên 12g; Chi tử 10g; Trúc diệp 3g.

d. Hoa ế bạch nhãn:

Là bệnh lý màng mây.

Chứng này vì thuộc nhiệt độc ở Can Đởm công phá ở trên mà gây ra.

Chứng trạng của nó là trong mắt bỗng nhiên đau nhức, sưng thủng, đỏ và nhặm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, đầu đau, mũi tịt, tròng đen con mắt bị đau, sinh màng như hoa cây củ cải, hoặc như vẩy cá lõm vào, giống như hạt ấm, về sau cứ dần dần to ra, hỗn hợp lại mà thành như đám mây.

Cũng có khi lúc đầu sinh màng từ giữa khoảng tròng trắng và xung quanh tròng đen, dần dần dày rộng đến nỗi che hết cả toàn bộ con ngươi mà trở nên mù.

Cách chữa trị cho uống bài Tả can tán, còn chỗ đau thì có thể dùng Nhị bát đơn mà nhỏ vào.

e. Hỗn chướng:

Cũng gọi là bệnh lý màng mây.

Chứng này vì phong độc và tích nhiệt ở Can kinh gây nên, lúc mới phát thì trong mắt nóng, tròng trắng đỏ đau, ra gió thì chảy nước mắt, nhắm lại khó mở ra được, tròng đen có màng như hạt tấm hiện ra, lâu ngày thì dần dần thành phiến, che khắp tròng đen, đỏ là màng trên có nhiều tia máu.

Chứng này thường bị nhiều, khi chữa thì chứng đỏ dễ chữa hơn, thuốc trong cho uống bài như: Địa hoàng tán, Tả can tán, ngoài nhỏ Nhị bát đơn.

Nếu chứng màng mây trắng trơn bóng như rêu, và chứng màng mây dỏ có các tia máu lan ra ngoài, thì khó lành và dễ phát trở lại.

Công thức bài Địa hoàng tán (Chứng trị chuẩn thằng): Sinh địa 12g; Đương quy 12g; Thục địa 12g; Đại hoàng 12g; Cốc tinh thảo 8g; Hoàng liên 8g; Bạch tật lê 8g; Phòng phong 8g; Mộc thông 8g; Ô tê giác 8g; Huyền sâm 8g; Mộc tặc 8g; Khương hoạt 8g; Thuyền thoái 8g.

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 06/09/2024