BÀI 21 NUY CHỨNG
I. Đại cương:
Nuy là mềm nhũn
Nuy chứng là triệu chứng cơ nhục cân mạch mềm nhũn.
Nuy chứng còn gọi là Nuy tịch (sách Tố vấn thiên Nuy luận).
Chứng Nuy không gây đau, đây là một loại bệnh chứng biểu hiện mình mẩy, chân tay, (hoặc chỉ có chân) mềm yếu không vận động được.
II. Nguyên nhân:
Có 4 nguyên nhân sinh ra nuy chứng:
Có thể bạn quan tâm!
- Thấp Thịnh Dương Suy (Hoàng Đản Do Hàn Thấp)
- Phong Thủy Tác Động Lẫn Nhau Tại Phế:
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 12
- Hồi Hộp Mất Ngủ Do Âm Hư Tân Dịch Tổn Thương
- Vị Âm Hư: Thường Là Giai Đoạn Sau Của Bệnh Nhiệt
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 16
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
1. Nguyên nhân chủ yéu do ngũ tạng có nhiệt, làm tổn thương huyết mạch, đốt hao tân dịch: Phế nhiệt sinh bì nuy; Tâm nhiệt sinh mạch nuy; Can nhiệt sinh cân nuy; Tỳ nhiệt sinh nhục nuy; Thận nhiệt sinh cốt nuy.
2. Do thấp nhiệt tà làm tổn thương huyết mạch, hoặc lao nhọc quá lại ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng làm cho tân dịch khí huyết thiếu ảnh hưởng từ kinh mch đến tạng phủ, kinh dương minh hư yếu ảnh hưởng đến vận động cơ khớp, can hư yếu thì không điều khiển được gân cốt, tinh huyết hao tổn do thấp nhiệt nung đốt, hoặc do lao nhọc dinh dưỡng kém, làm kinh mạch rỗng không, khiến bắp thịt tê dại mà sinh chứng Nuy.
3. Do đau tê lâu ngày làm khí huyết hư, teo gân xương nằm không dậy được gây ra triệu chứng ở tay hoặc chân thiên về bên tả hoặc hữu mềm yếu mà không có sức hoặc tê dại hoặc hoàn toàn không cử động được, da thịt teo mòn không có sức.
4. Do sinh sống ở nơi ẩm thấp lâu ngày, Phong thấp tà ngấm vào cơ nhục gây ra chứng tê dại mỏi yếu tay chân.
III. Bệnh cảnh lâm sàng và điều trị:
1. Bì nuy: Nuy do phế nhiệt thương tâm
a. Triệu chứng:
Phát sốt, đột ngột sinh chứng tay chân mềm yếu, da khô.
Miệng khát, họng khô
Ho khan
Phân khô táo
Lưỡi đỏ, rêu vàng
Mạch tế sác.
b. Phép trị: thanh nhiệt nhuận táo, dưỡng phế ích vị.
c. Phương dược:
Thanh táo cứu phế thang: Tang diệp, Thạch cao, Nhân sâm, Cam thảo, Ma nhân, A giao, Mạch môn, Hạnh nhân, Mè đen.
Ý nghĩa: Nhân sâm, Cam thảo, Mạch môn, Thiên môn để dưỡng phế ích vị; Thạch cao, Hạnh nhân, Tang diệp để thanh nhiệt nhuận táo; A giao, Mè đen để nhuận phế dưỡng âm.
2. Mạch nuy: Nuy do Thấp nhiệt xâm phạm.
a. Triệu chứng:
Chân tay teo mềm không có sức lực, cảm giác tê phù, thường thấy ở chi dưới không thể đứng vững.
Sốt
Tiểu vàng sẻn
Rêu lưỡi vàng dày
Mạch nhu sác.
b. Pháp trị: thanh nhiệt lợi thấp.
c. Phương dược:
Nhị diệu tán (Đan khê tâm pháp): Hoàng bá, Thương truật. Gia thêm Ý dĩ, Tỳ giải Trạch tả, Phòng kỷ, Ngưu tất, Ngũ gia bì.
Ý nghĩa: Hoàng bá đẻ thanh nhiệt; Thương truật để táo thấp; Ý dĩ, Trạch tả, Tỳ giải, Phòng kỷ để kiện tì thẩm thấp; Ngưu tất, Ngũ gia bì để khu phong thấp, bổ can thận.
Nếu thiên về thấp: tứ chi nề, yếu, ngực bụng đầy.
Bài thuốc Nhị diệu tán gia thâm: Hậu phác, Trần bì, Phục linh, Hoắc hương, Bội lan để hóa thấp trọc.
Nếu thiên về nhiệt: gầy, lòng bàn tay chân nóng, tâm phiền. Bài thuốc trên, bỏ Thương truật gia thêm Sinh địa, Quy bản, Mạch môn để dưỡng âm thanh nhiệt.
Nếu chân tay tê, chân yếu, hoặc đau, lưỡi tím, mạch sáp thường có huyết ứ gia thêm Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược, Xuyên sơn giáp để hoạt huyết thông lạc.
3. Nhục nuy: Nuy do Tỳ vị hư nhược.
a. Triệu chứng:
Chân tay yếu dần, sắc mặt vàng mà thịt hay máy động.
Da thịt tê dại cấu không biết đau, cơ nhục mềm nhũn không có sức.
Mặt phù bì
Ăn ít, đi tiêu lỏng
Rêu lưỡi trắng mỏng
Mạch tế.
b. Phép trị: Ích khí kiện tỳ.
c. Phương dược:
Sâm linh bạch truật tán: Liên tử, Ý dĩ, Sa nhân, Cát cánh, Cam thảo, Hoài sơn, Phục linh, Nhân sâm, Bạch truật. Gia thêm: Đại táo, Thần khúc.
Ý nghĩa: Sâm, Linh, Truật, Thảo (Tứ quân tử thang) để bổ khí của Tỳ vị; Ý dĩ, Hoài sơn, Liên tử để kiện tỳ chỉ tả; Sa nhân để tỉnh tỳ; Cát cánh để giúp thuốc vào kinh phế và ích khí; Đại táo để dưỡng vị, Thần khúc để trợ tiêu hóa.
Nếu nhục nuy do Tỳ khí hư hạ hãm.
Pháp trị: Bổ khí thăng đề.
Phương dược: Bổ trung ích khí thang.
Ý nghĩa: Sâm, Kỳ, Truật, Thảo để kiện tỳ ích khí; Quất bì để lý khí; Đương quy để bổ huyết; Thăng, sài để thăng dương.
4. Cân nuy: thấp nhiệt bám vào cân cốt thành nuy.
a. Triệu chứng:
Cân làm chủ cân cốt, chi phối toàn bộ hệ vận động của cơ thể, khi cân bị thấp nhiệt, không làm được chức năng co duỗi của gân cơ, hoặc làm chi yếu rõ, hoặc làm gân co rút co quắp chi.
Đau tê vùng gân khớp
Sốt, nóng nảy bứt rứt
Rêu lưỡi vàng dày
Mạch hoạt sác.
b. Pháp trị: Thông kinh, thanh trừ thấp nhiệt.
c. Phương dược:
Tam diệu hoàn (Y học chính truyền): Hoàng bá, Thương truật, Ngưu tất
Hoặc: Cẩu tích, Địa cốt bì, Tri mẫu, Phòng kỷ, Ngưu tất, Miết giáp, Ngũ gia bì.
Hoặc: Quế chi tán nhỏ, hòa với rượu xoa hàng ngày.
5. Cốt nuy: Nuy do can thận âm hư:
a. Triệu chứng:
Bệnh phát triển từ từ, chân tay teo mềm yếu.
Lưng gối đau mỏi ê ẩm khó đứng thẳng được
Hai chân mềm sụi không có sức
Chóng mặt, ù tai
Sắc mặt tối, răng khô
Di tinh hoặc tiểu són
Lưỡi đỏ
Mạch tế sác.
b. Phép trị: Bổ ích Can thận, tư âm thanh nhiệt
c. Phương dược:
Hổ tiềm hoàn (Đan khê tâm pháp): Hoàng bá, Quy bản, Tri mẫu, Thục địa, Trần bì, Bạch thược, Tỏa dương, Hổ cốt, Can khương.
Ý nghĩa: Hoàng bá, Tri mẫu để tả hỏa thanh nhiệt; Thục địa, Quy bản, Bạch thược để tư âm dưỡng huyết, bổ can thận âm; Hổ cốt, Tỏa dương để khỏe gân xương, ích tinh; Trần bì, Can khương để ôn trung, kiện tỳ, lý khí hòa trung; Ngưu tất hợp với Tỏa dương đưa thuốc đi xuống làm mạnh gân cốt.
Nếu thận dương đốc mạch hư, cột sống mềm yếu, chân mỏi vô lực.
Pháp trị: Cường gân cốt.
Phương dược: Lộc giác giao: Lộc giác giao, Lộc giác sương, Thục địa, Nhân sâm, Đương quy, Ngưu tất, Phục linh, Thỏ ty tử, Đỗ trọng, Hổ cốt, Quy bản.
Ý nghĩa: Lộc giác giao, Lộc giác sương để bổ thận dương, bổ tinh huyết, tán ứ tiêu viêm; Nhân sâm, Phục linh bồi bổ trung giúp cho thổ vượng để vinh mộc; Thục địa, Quy bản tư bổ thận âm; Thỏ ty tử, Ngưu tất để ích âm điều tinh, cũng để dưỡng can mộc, Đương quy dưỡng can huyết, nuôi cân.
IV. Châm cứu:
Chủ yếu là thông kinh hoạt lạc chi bị bệnh.
Chi trên: Thiếu hải, Hậu khê, Ngoại quan, Dương trì, Trung chữ, Hợp cốc, Nội quan, Lao cung, Bát tà.
Chi dưới: Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê, Túc lâm khấp, Thái xung, Bát phong.
- Cách châm: do chi bị liệt, nên cảm giác bệnh nhân sẽ khó thấy đắc khí, nên cần vê mạnh và đợi đến khi bệnh nhân cảm thấy có khí, lưu kim từ 15-20 phút, cứ mỗi 5-10 phút lại vê một lần.
- Ý nghĩa của việc sử dụng huyệt: Các huyệt được sử dụng có tác dụng thông kinh khí là chính, ngoài ra Dương lăng tuyền, Túc lâm khấp còn có tác dụng ngăn teo cơ chày trước, Giải khê để giúp vểnh bàn chân, Bát phong giúp vểnh các ngón chân.
BÀI 22 KHẨU NHÃN OA TÀ
I. Đại cương: Theo YHCT, liệt mặt ngoại biên đã được mô tả trong bệnh danh khẩu nhãn oat tà, trúng phong, nuy chứng.
Nguyên nhân gây bệnh:
Ngoại nhân: thường là phong hàn, phong nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập vào các kinh dương ở đầu và mặt.
Bất nội ngoại nhân: do chấn thương ở vùng đầu mặt gây huyết ứ lại ở các lạc trên.
Những nguyên nhân này làm cho kí huyết của lạc mạch vùng đầu mặt bị cản trở hoặc bị tắc lại, gây nên chứng nuy (yếu liệt), có thể kèm theo tê và đau (không thông thì đau).
Sơ đồ nguyên nhân và cơ chế bệnh của khẩu nhãn oa tà (liệt mặt)
II. Các thể bệnh:
A. Phong hàn phạm kinh lạc:
Thể bệnh lâm sàng thường xuất hiện trong nhứng trường hợp liệt mặt do lạnh.
Triệu chứng :
Tại chỗ : sau khi bi ̣laṇ h xuất hiên
miêṇ g méo , mắt nhắm không kín, khó thổi lửa , huýt
sáo, ăn uống nước trào ra bên liêṭ , nhai cơm đoṇ g laị ở má bên liêṭ , nhai khó khăn , nhân trung liêṭ về bên lành, rãnh mũi má mất.
Toàn thân : sơ ̣ gió , sơ ̣ laṇ h , gai rét , tiểu tiên mỏng, mạch phù.
B. Phong nhiệt phạm kinh lạc:
Triệu chứng:
Tại chỗ: giống thể phong hàn
bình thường hoăc
tron g dài , rêu lưỡi trắng
Toàn thân: sốt, sợ gió, sợ nóng, rêu lưỡi trắng dài, mạch phù sác
C. Huyết ứ ở kinh lạc:
Triệu chứng tại chỗ: như trên
Toàn thân: luôn kèm dấu đau, xuất hiện sau một chấn thương hoặc sau mổ vùng hàm mặt
– xương chũm.
III. Điều trị:
A. Điều trị bằng thuốc:
1. Thể phong hàn phạm kinh lạc:
Pháp trị: Khu phong, tán hàn, họa tạc, hoạt huyết, hành khí.
Bài thuốc:Ké đầu ngựa 12g; Tang ký sinh 12g; Quế chi 8g; Bạch chỉ 8g, Kê huyết đằng 12g, Ngưu tất 12g; Uất kim 8g, Trần bì 8g, Hương phụ 8g.
2. Thể phong nhiệt phạm kinh lạc:
Pháp trị:
- Khu phong thanh nhiệt hoạt huyết (khi có sốt)
- Khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt):
Bài thuốc: Kim ngân hoa 16g; Bồ công anh 16g; Thổ phục linh 12g; ké đầu ngựa 12g; Xuyên khung 12g; Đan sâm 12g; Ngưu tất 12g.
3. Thể huyết ứ kinh lạc:
Pháp trị: hoạt huyết, hành khí
Bài thuốc: Xuyên khung 12g; Đan sâm 12g; Ngưu tất 12g; Tô mộc 8g; Uất kim 8g; Chỉ xác 6g; Trần bì 6g; Hươn ghụ 6g.
B. Điều trị bằng châm cứu:
Phần lớn nhứng trường hợp liệt mặt chỉ cần áp dụng phương pháp trị liệu bằng châm cứu, xoa bóp và tập luyện cơ đã đạt kết quả cao:
Công thức huyệt:
- Toản trúc, Ấn đường, Thái dương, Dương bạch, Nghinh hương, Giáp xa, Hạ quan, Địa thương. Đây là những huyệt tại chỗ trên mặt (theo đổi theo ngày).
- Ế phong, Phong trì: khu phong
- Hợp cốc bên đối diện.
Kỹ thuật:
- Ôn châm (đa số trường hợp liệt mặt do lạnh). Ôn châm đồng thời được chỉ định trong trường hợp huyết ứ (do sang chấn). Nếu thuộc thể phong nhiệt phạm lạc mạch thì kỹ thuật sử dụng là châm tả.
- Tránh sử dụng điện châm do nguy cơ gây co thắt phối hợp ở mặt và co cứng về sau. Nếu sử dụng điện trị liệu, chỉ dùng dòng Galvanic ngắt đoạn.
C. Xoa bóp bấm huyệt + tập luyện:
Xoa bóp:
- Người bệnh nằm ngửa, đầu kê trên gối mỏng.
- Thầy thuốc đứng ở phía đầu người bệnh.
- Vuốt từ dưới cằm lên thái dương và từ trán hướng xuống tai.
- Xoa với các ngón tay khép kín, xoa thành những vòng nhỏ.
- Gõ nhẹ nhanh vùng trán và quanh mắt với các đầu ngón tay.
Tập luyện cơ: người bệnh cố gắng thực hiện các động tác
- Nhắm hai mắt lại.
- Mỉm cười.
- Huýt sáo và thổi.
- Ngậm chặt miệng.
- Cười thấy răng và nhếch môi trên.
- Nhăn trán và nhíu mày.
- Hỉnh 2 cánh mũi.
- Phát âm những âm dùng môi như b, p, u, i …
BÀI 23 TIÊU KHÁT
I. Đại cương:
Theo y học cổ truyền Tiêu khát là loại chứng trạng có các đặc điểm: thèm ăn – ăn nhiều mà vẫn gầy, khát nhiều uống nhiều và tiểu nhiều.
Tiêu: có nghĩa là thiêu đốt, đốt cháy. Trong chữ Tiêu có bộ Hỏa, để diễn tả loại bệnh lý do Hỏa thiêu đốt làm cạn khô huyết dịch, tân dịch khô thì phát khát, khi khát uống bao nhiêu cũng không cảm thấy đủ, uống vào đi tiểu ra ngay.
Tiêu khát được định nghĩa là chứng khát đi kèm với uống nhiều, ăn nhiều mà người lại gầy hóc.
Chữ Tiêu trong tiêu khát còn mang ý nghĩa bệnh diễn biến có liên quan đến chức năng và vị trí của Tam tiêu, khi bệnh có biểu hiện triệu chứng khát uống nước nhiều là bệnh ở Thượng tiêu, ăn hiện triệu chứng khát uống nước nhiều là bệnh ở Thượng tiêu, ăn nhiều mau đói là bệnh ở Trung tiêu, khát uống nước nhiều uống vào rồi phải đi tiểu ngay và tiểu tiện nhiều lần vành tai đen sạm là bệnh ở Hạ tiêu hoặc tiểu tiện đặc như cao cũng là bệnh ở Hạ tiêu.
II. Nguyên nhân và bệnh sinh
Do ăn quá nhiều chất béo ngọt, hoặc uống quá nhiều rượu, ăn nhiều đồ xào nướng lâu ngày nung nấu ích Nhiệt ở vị, nhiệt tích nhiều làm đói nhiều thèm ăn, thức ăn tiêu nhanh cứ thế rồi hóa hóa Hỏa thiêu đốt tân dịch gây bệnh ở trung tiêu. Ngoài ra Nhiệt tích ở vị còn ảnh hưởng làm khô phế âm, phế táo làm cho chức năng trị tiết bị rối loạn, không phấn bố được chất tinh vi của thức ăn đi toàn thân làm cho người gầy. nhiệt tích ở Vị cũng làm tổn thương Thận âm làm rối loạn chức năng cổ nhiếp gây nên tiêu khát.
Do thần chí thất điều, suy nghĩ căng thẳng thái quá, lao tâm lao lực quá độ mà nghỉ ngơi không đầy đủ lâu ngày làm cho ngũ chí cực uất mà hóa Hỏa. Hỏa sinh ra thiêu đốt phần âm của phủ tạng; làm cho tổn thương phần âm của Vị, Phế, Thận làm cho Vị nhiệt Phế táo và Thận hư, ảnh hưởng đến chức năng trị tiết của Phế không phân bố được chất tinh vi ra châu thân mà đi thẳng xuống Bàng quang và Thận là nguồn gốc của âm dịch và nơi tàng trữ tinh ba của ngũ cốc cũng bị rối loạn sinh chứng miệng khát, uống nhiều và tiểu nhiều ra nước ngọt. sách Nội kinh viết: “2 kinh dương là kih thủ dương minh đại trường chủ về tân dịch, kinh túc dương minh vị chủ về tinh huyết. nay hai kinh ấy nhiệt kết thì tân dịch khô, huyết cạn làm ra tiêu khát”.
Do tiên thiên bất túc, hoặc thiên quý suy làm âm tinh hư tổn, hư nhiệt sinh ra lưu tích lại làm cho âm càng hư hơn, bức bách làm cho Hỏa (Hỏa của Thận – hư hỏa – Lôi long hỏa) thượng lên làm cho khát, uống nước nhiều vào tiểu tiện ra ngay, nước tiểu đặc như cao đi nhiều lần.
- Chứng tiêu khát phát ra ở Thượng tiêu là bệnh Phế - Đại tràng có chủ chứng là khát nước nhiều.
- Chứng tiêu khát phát ra ở trung tiêu là bệnh của Tỳ - Vị. chủ chứng là thèm ăn, ăn nhiều mà vẫn gầy khô vì Vị hỏa nung đốt, Vị hư lâu ngày tổn hại đưa đến Tỳ khí hư.