f. Mã não ế:
Là bệnh lý màng mây, màng nổi lên như đá mã não.
Chứng này sinh màng mỏng ở tròng đen, màng tròn hoặc khuyết, sắc trắng mà hơi vàng xám, hoặc hơi đỏ, như mã não, và còn có những chứng trạng mắt đau, chảy nước mắt, đỏ, nhặm, sợ ánh sáng. Phần lớn là do sau khi bị bệnh, hoặc vì những nguyên nhân khác thương tổn đến tinh khí của Can đởm mà gây nên.
Chữa thì có hy vọng bớt dần, nhưng khó mà trừ căn dược, nên cho uống bài Bổ can hoàn ở trong, và nhỏ thuốc đơn ở ngoài.
Công thức bài thuốc Bổ can hoàn (Thẩm thị giao hàm): Thương truật, Thục địa, Thuyền thoái, Xa tiền tử, Xuyên khung, Đương quy, Liên kièu, Dạ minh sa, Khương hoạt, Long đởm thảo, Cúc hoa. Các vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, dùng nước vo gạo nấu với gan heo, làm thành thuốc hoàn, mỗi lần uống 50 hoàn với nước Bạc hà.
g. Tiểu nhi cam nhãn:
Còn gọi là chứng cam mắt, chứng này vì trẻ con cam tích, hoặc tiết tả, hoặc nóng cơn về đêm, lâu ngày tinh khí bị suy hao không thể nuôi dưỡng được hai con mắt mà gây nên.
Lúc mới bệnh thì hai mắt đỏ nhặm và chói, đau nhức chảy nước mắt, về sau thì tròng đen sinh màng trắng hoặc màng xanh.
Cách chữa có thể cho uống bài Bổ can hoàn để bổ ích can tỳ, ngoài thì dùng sữa hòa với Nhất cửu đơn nhỏ vào mắt.
Ngoài ra có thể dùng quả Sử quân tử, Nhân vải, Củ hành cùng bỏ vào quả trứng gà lấy bông ướt bọc bên ngoài rồi đem nướng chín, ăn 5-7 lần mỗi ngày; hoặc nấu gan heo hay gan dê càng tốt, đem phơi sương rồi chấm với bột Dạ minh sa mà ăn.
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Âm Hư: Thường Là Giai Đoạn Sau Của Bệnh Nhiệt
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 16
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 17
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 19
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 20
- Giải Phẫu Họng: Họng Là Ngã Tư Thông Giữa Mũi, Thanh Quản, Miệng Và Thực Quản.
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
h. Mạc chướng:
Cũng là bệnh lý mây màng, chứng này có nhiều tên bệnh, chứng trạng khác nhau, như từ trên thõng xuống sắc hồng hạt, thì gọi là “xích mạc hạ thủy”; một phiến màng trắng có tia máu chằng chịt dưới chân, thì gọi là “thủy liêm ế”; từ dưới vươin lên, sắc vàng thì gọi là “dũng ba ế”; trong màng có mủ ăn hư tròng đen, lúc đầu một mắt, về sau cả hai mắt, thì gọi là “mạc nhập thủy luân”; màn dày sắc vàng, có tia máu chằng chịt xung quanh bám vào tròng đen, đỏ như miếng thịt thì gọi là “huyết ế bao tình”.
Cách chữa thì ngoài dùng thuốc uống trong, thuốc nhỏ, ngoài ra việc dùng thủ thuật cắt đi cũng rất cần thiết, nói chung là xem rõ được gốc tia máu ở chỗ nào, rồi dùng câu móc lên, sau đó lấy kéo cắt đi, dùng Nhất nguyên đơn hòa với sữa nhỏ vào. Về thuốc uống trong, nói chung như sắc đỏ thì uống bài Tỉnh vị kim hoa hoàn để trừ thấp nhiệt ở Tỳ vị.
Công thức bài thuốc Tỉnh vị kim hoàn (Ngân hải tính vi): Chi tử, Hoàng cầm, Hoàng bá, Tang bạch bì, Địa cốt bì, Cát cánh, Tri mẫu, Cam thảo.
Các vị có lượng bằng nhau sắc uống mỗi ngày, hoặc luyện thành hoàn với mật uống với trà.
i. Mộng thịt che mắt (nỗ nhục phan tình):
Nguyên nhân phát ra phần nhiều là vì thất tình uất kết, hoặc tửu sắc quá độ, hoặc tính tình nóng nảy, ăn nhiều thức ăn cay nóng, làm cho huyết ngừng trệ ở khóe đầu mắt mà gây nên, nếu không chữa thì dần dần lan rộng ra mà lấn vào tròng đen. Chữa bệnh này có 2 loại hư và thực:
Chứng thực thì mộng thịt dày, rộng và đỏ, lan ra nhanh chóng, tích lũy lâu ngày che đến con ngươi, đầu nhọn lên và ăn sâu vào tròng đen. Cách chữa nên câu ra cắt đi, nhưng thường sau khi cắt rồi phát triển trở lại, nên phải cắt nhiều làn và sau mỗi lần cắt dùng lửa nung vào, thì có thể giảm bớt được sự phát sinh trở lại. về thuốc chữa trong cho uống bài Tam hoàng tả tâm thang là có công hiệu.
Công thức Tả tâm thang (Kim quỹ yếu lược): Đại hoàng 24g; Hoàng liên 14g; Hoàng cầm 16g.
Chứng hư thì mộng thịt mỏng mà sắc vàng, lan ra chậm, khi phát khi ngừng hoặc chỉ phát ra rồi không lan ra nữa, nếu đầu bàng mà nổi lên ở tròng đen, thì dễ cắt và khỏi, nếu đã dừng lại không lan ra nữa, thì không nên câu cắt, chỉ cần lấy Quyền liêm tán nhỏ vào là khỏi.
III. Bệnh chứng thuộc nội chướng:
Bệnh lý phát sinh phía trong nhãn cầu (gồm thủy tinh thể, đáy mắt v.v….) bao gồm các loại bệnh lý:
A. Huyết quán đồng nhân (Huyết thấm vào con ngươi)
Chứng này vì huyết độc đưa lên phía trong con ngươi, làm lẫn lộn chất thanh trọc sinh ra sưng đau khó chịu, trước mắt thấy đỏ rực lên, mờ mờ nhìn không rõ, như nhìn vật gì cách một lớp lụa mỏng, bệnh này phát ra có 2 nguyên nhân:
Huyết nhiệt ở Can kinh tích lũy lâu ngày, thấm vào con ngươi, ngưng kết lạ ở trong nước con ngươi, chứng này là bệnh có quan hệ đến Thận kinh và Can kinh.
Bị thương ở ngoài, hoặc vì thủ thuật không khéo hoặc tia máu bị thương tổn ở trong mà làm cho huyết thấm vào con ngươi.
Cách chữa 2 chứng trên tương đóoi giống nhau, nếu tròn mắt sưng đau khó chịu, thì trước nên uống bài Một dược tán để hành huyết chỉ thống, sau uống bài Đại hoàng đương quy tán để tả nhiệt trừ ứ.
- Công thức Một dược tán (Ngân hải tính vi): Mộc dược, Huyết kiệt, Đại hoàng, Phác tiêu. Các vị bằng nhau uống với nước trà sau bữa ăn.
- Công thức Đại hoàng Đương quy tán: Đương quy 8g; Cúc hoa 12g; Đại hoàng 16g; Hoàng cầm 16g; Hồng hoa 8g; Tô mộc 8g; Chi tử 12g; Mộc tặc 12g. các vị sắc uống sau bữa ăn.
Nếu vì can nhiệt bức huyết đi lên mà thấm vào con ngươi, thì nên uống bài Trụy huyết minh mục ẩm để duõng âm bình can, thanh nhiệt, trừ huyết ứ. Ngoài ra thì dùng Sinh địa hoàng hoặc Phù dung căn đâm dập đắp vào mắt, để tán huyết ứ.
Nói chung, huyết vị bị thương ở ngoài mà thấm vào, thì lành mau hơn, huyết vì nhiệt ở can kinh thấm vào thì tương đối khó lành, thông thường đau ở một mắt có khuynh hướng lây sang mắt còn lại, và có thể làm cho hai mắt đều bị tổn hại.
- Công thức bài Trụy huyết minh mục ẩm (Thẩm thị giao hàm): Tế tân 8g; Nhân sâm 8g, Xích thược 6g, Xuyên khung 6g, Ngưu tất 6g, Thạch quyết minh 6g, Sinh địa 6g, Sơn dược 6g, Tri mẫu 6g, Bạch tật lê 6g, Quy vĩ 6g, Phòng phong 6g, Ngũ vị tử 10 hạt.
B. Đồng nhân can huyệt (con ngươi khô lõm)
Chứng này phần nhiều là độc giang mai gây ra, hoặc vì tổn thương đến Can Thận, hư hỏa bốc lên mà gây nên, chứng trạng chủ yếu của bệnh là xung quanh con ngươi như răng cưa, so le nứt nẻ không tròn, lúc mới phsat thì khung mắt sa xuống và đau, khóe đầu mắt hơi đỏ, dần dần thì con ngươi đóng chặt trông không rõ ràng, tròng đen có màng kết ở trong, sác màng hoặc vàng hoặc xanh hoặc trắng cuối cùng là mù.
Phép chữa nếu là chứng vì tổn thương đến can thậ, thì nên dùng những bài tnhư Ngũ tả thang, Tỉnh phong thang bòa Bổ thận minh mục hoàn tùy chứng mà dùng. Còn có cách chữa là dùng gan heo luộc chín, phơi sương một đêm, sáng ngày đem ra thái, chấm với bột Dạ minh sa mà ăn cũng có công hiệu, nếu là do độc giang mai gây ra, thì nên chữa theo nguyên nhân dương mai độc.
Công thức bài thuốc Ngũ tả thang (Ngân hải tính vi): Hoàng bá, Tri mẫu, Mộc thông, Chi tử, Sinh địa, Cam thảo, Hắc sâm, Cát cánh, Hoàng cầm, Phòng phong. Gia thêm: Linh dương giác, tê giác, Hoàng liên. Các vị bằng nhau sắc uống sau khi ăn.
Công thức bài thuốc: Tỉnh phong thang (Ngân hải tính vi): Phòng phong, Tê giác, Đại hoàng, Tri mẫu, Huyền sâm, Hoàng cầm, Linh dương giác. Gia thêm: Đăng tâm, Trúc diệp, sắc uống sau bữa ăn.
C. Ngân phong nội chướng:
Chứng này sinh ra do đã sẵn có chứng đầu phong, hoặc bị thương ở đầu, hoặc bị thất tình uất kết, hoặc uống nhièu rượu, ăn nhiều thứ cay nồng ngon béo, nhiệt tà uất kết nung nấu mà gây nên. Lúc đầu không ngứa không đau, chỉ cảm thấy trông lờ mờ như mình ở trong một lớp mây mù mỏng, hoặc cảm thấy ở trong không gian như có những hoa trắng bay lượn, trước tiên bị một mắt, rồi sau lây đến cả 2 mắt, lâu ngày thì thấy ở con ngươi có một lớp trắng như bạc, chứng này là cố tật, khó chữa, nên cho uống bài Thạch quyết minh tán.
Công thức Thạch quyết minh tán (Thẩm thị giao hàm): Thạch quyết minh, Phòng phong, Nhân sâm, Sung úy tử, Xa tiền tử, Tế tân, Tri mẫu, Bạch linh, Ngũ vị, Huyền sâm, Hoàng cầm. các vị lượng bằng nhau, riêng Tế tân chỉ bằng ½ các vị khác.
D. Thanh phong nội chướng
Trong Thanh phong nội chướng tùy giai đoạn và diễn biến bệnh nặng nhẹ có thể gọi thêm Lục
phong nội chướng và Hoàng phong nội chướng.
Sách “Chứng trị chuẩn thằng” nhận rằng Thanh phong là nhẹ, Lục phong là nặng, Hoàng phong là nặng hơn. Do quá trình phát bệnh của ba chứng ấy có trước sau khác nhau, nên bện tình cũng có nặng nhẹ khác nhau. Nguyên nhân sinh ra bệnh này trừ lý do vì chứng đầu phong nặng gây nên ra, thì nói chung rất thường thấy là vi âm hư huyết thiếu, hoặc vì quá khiếp sợ buồn giận, hoặc tửu sắc nhọc mệt, làm cho phong khí ở can bốc lên mà gây ra. Nhưng đôi khi cũng do thương hàn dịch lệ gây nên.
Chứng thanh phong nội chướng thì lúc đầu không đau nhức lắm, xem kỹ ở con ngươi thì sắc tối mù, như một dãy núi xanh có lớp mù mỏng, khói nhợt bọc ở ngoài, nhưng vẫn còn có sức trông thấy, chỉ cảm thấy sức trông sut kém mà không rõ ràng lắm, về sau ngày càng mờ thêm, con ngươi tán rộng ra, sắc hơi xanh, rồi dần dần trở nên mù.
Chứng Lục phong nội chướng, do chứng Thanh phong nội chướng chuyển biến ra, chứng cũng hơi nặng, lúc mới đầu có hiện tượng chóng mặt hoa mắt, đau ran ở chỗ hai bên trán và cánh mũi, con người nhìn thấy tối mờ, nhìn trong không gian như có những hoa trắng nổi lên kèm theo nôn mửa, xem kỹ ở con ngươi thì khí sắc vẩn đục không trong, mà có sắc xanh lục, chứng này xuất hiện ở một mắt, hoặc đồng thời xuất hiện ở cả 2 mắt, khi bệnh thành chứng Lục phong là bệnh đã nghiêm trọng.
Chứng Hoàng phong nội chướng thường hiện ra sau chứng Lục phong, là bệnh tình ngày càng nặng hơn, xem kỹ vào con ngươi thì chẳng những có một đám màng vẩn dục, mà lỗ chỗ con ngươi còn tán rộng ra, bệnh đến thế phần nhiều là không có hy vọng sáng lại nữa. cách chữa có thể lựa dùng bài Linh dương giác thang, bài Trấn can minh mục dương can hoàng, bài Thạch hộc dạ quang hoàn.
- Công thức Linh dương giác thang (Thẩm thị giao hàm) : Nhân sâm 10, Xa tiền tử 16, Huyền sâm 12, Địa cốt bì 12, Khương hoạt 12, Linh dương giác 12. Sắc nước bỏ bã uống nóng sau bữa ăn.
- Công thức bài thuốc Trấn can minh mục dương can hoàng (Thẩm thị giao hàm): Kê dương dan (gan của con dê đực): 1 cái. Cho vào nồi đất mới sấy khô, lấy dao tre thái mỏng. Quan quế, Bá tử nhân, Khương hoạt, Cúc hoa, Bạch truật, Ngũ vị, Tế tân, Xuyên liên.Các vị lượng bằng nhau, tán bột mịn cùng với Kê dương can nói trên, luyện mật ong thành viên hoàn bằng hạt đậu, mỗi lần uống 40 viên, uống khi đói với nước sôi.
- Công thức bài thuốc Thạch học dạ quang hoàn (Chứng trị chuẩn thằng): Thiên môn đông 16g, Nhân sâm 16, Phục linh 16, Ngũ vị tử 4, Cúc hoa 8, Mạch môn 12, Can địa hoàng 12, Sinh địa hoàng 12, Thỏ ty tử 8, Hoài sơn 8, Khởi tử 8, Ngưu tất 8, Hạnh nhân 8, Tật lê 4, Thạch hộc 4, Thung dung 4, Xuyên khung 4, Chích thảo 4, Chỉ xác 4, phòng phong 4, Hoàng liên 4, Thảo quyết minh 10, Linh dương giác 4, Tê giác 4. Luyện với mật viên bằng hạt ngô, mỗ lần uống từ 30 đến 50 viên với rượu hoặc nước muối.
E. Hắc phong nội chướng (tức là Ô phong nội chướng):
Hắc phong nội chướng và Ô phong nội chướng là một bệnh mà hai tên, nguyên nhân do uất ức lo nghĩ, hoặc tửu sắc quá độ, hoặc làm việc khó nhọc, phiền bực, hoặc có sẵn độc giang mai làm cho Can Thận hư yếu, tinh khí của ngũ tạng không đưa lên được, làm cho sức nhìn thấy bị
trở ngại
Bệnh này lúc đầu hoàn toàn không đau nhức, khi trông ra thấy toàn những hoa đen lẫn lộn, hoặc trông trong không gian như có những con bướm bay lượn, hoặc như có những tia điện lấp lánh, hoặc hai mắt tối mù, lâu ngày thì lỗ con ngươi rộng ra, cuối cùng thì thần khí hao tán, nhìn không thấy nữa, người ngoài nhìn vào xem ở tròng mắt thì hoàn toàn không có màng như người vô bệnh.
Cách chữa bệnh này chủ yếu là phải đại bổ Can Thận, dập tắt nội phong, có thể uống bài Hoàn tinh bổ thận hoàn, nếu tinh thần uất ức, thì uống kèm với bài Gia vị tiêu dao ttán, nếu Can Thận có nhiệt thì uống kiêm bài Trúc linh tán.
Công thức Hoàn tinh bổ thận hoàn (Ngân hải tính vi): Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Sa uyển, Tật lê, Khương hoạt, Mộc tặc, Cúc hoa, Phòng phong, Cam thảo, Xuyên khung, Hoài sơn, Nhục thung dung, Mật mông hoa, Ngưu tất, Thỏ ty tử. các vị đều bằng nhau, ngoại trừ Cam thảo chỉ bằng ½, tán bột, luyện với mật thành viên hoàn hoặc sắc uống.
F. Quáng gà (tước mục)
Tước mục còn gọi là “kê manh” (Quáng gà).
Trong các sách thuốc cũng có những tên gọi khác nhau, như “cao phong tước mục”, “can hư tước mục”, “hoàng hôn bất kiến”, “tiểu nhi tước mục”.
Chứng này nguyên nhân do tinh khí của Can Thận suy kém, hoặc thỉnh thoảng bị đau đầu, hoặc trẻ con bị cam tích, thương tổn đến Can tỳ mà gây ra. Bệnh ban ngày trông thấy như thường, đến lúc hoàng hôn về sau thì không trông thấy gì, sáng ngày lại trông thấy bình thường, lâu ngày cũng có thể sinh mây ở tròng đen, về sau sẽ không trông thấy gì nữa.
Cách chữa chủ yếu là cho uống bài Bổ can hoàng và gan dê hoặc gan heo; nếu trẻ con vì bị cam tích mà gây nên, thì uống kèm bài Ngũ cam hoàn và bài Trư can tán.
Công thức bài Bổ can hoàn (Thẩm thị tôn sinh): Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Phòng phong, Khương hoạt. các vị lượng bằng nhau, tán bột mịn, luyện với mật, uống với nước đun sôi còn ấm.
Công thức bài Ngũ cam hoàn (Ngân hải tính vi): Hồ hoàng liên 12, Ngưu hoàng 4, Lục phàn 30, Dạ minh sa 30, Táo nhục 12. Tán bột mịn, luyện với mật, mỗi lần uống 30 viên với nước cơm.
Công thức bài Trư can tán (Ngân hải tính vi): Cốc tinh thảo, Dạ minh sa, tán bột, dùng 2 lạng gan heo thái ra bỏ thuốc vào, lấy dây buộc chặt lại rồi nấu, để nguội ăn cả thuốc lẫn gan, đồng thời uống cả nước nấu gan.
G. Sắc manh
Chứng này là 2 mắt không phân biệt được màu sắc rõ ràng, thông thường thì trông được màu đỏ và xanh. Nhưng nói chung thì hoàn toàn không phân biệt được màu sắc, nguyên nhân
đa số là vì tiên thiên bất túc hỏa bị uất kết lại mà sinh ra.
Cách chữa chủ yếu là nên bổ hư, và kiêm kiện tỳ, thư uất, giáng hỏa, buổi sáng cho uống bài Minh mục từ châu hoàn, bài Khoan hung lợi cách hoàn, buổi chiều cho uống bài Thanh can thối ế hoạt huyết hoàn, bài Tư âm minh mục hoàn, lấy Cam thảo 2 đồng, Cát cánh 2 đồng, Thanh bì 1 đồng. viễn chí 3 đồng, sắc lên làm nước thang mà uống. như không phân biệt được một vài màu sắc, thì lại là vì âm hư và tỳ hư, can uất mà sinh ra, cách chữa buổi sáng uống bài Khoan hung lợi cách hoàn, bài Kiện tỳ thối ế hoạt huyết hoàn, bài Kiện tỳ thối ế hoàn, lấy Huyền sâm 2 đồng, Cát cánh 3 đồng, Cam thảo 3 đồng, sắc lên làm nước thang mà uống.
Công thức bài Minh mục từ châu hoàn (Theo Trung y tạp chí): Từ thạch 60, Thỏ ty tử 30, Ba kích 5, Viễn chí 10, thục địa 30, thạch hộc 10, Ngũ vị tử 5, Mộc hương 3, Cam thảo 5, Thần
khúc 40, Chu sa 5, Nhục thung dung 15.
- Từ thạch : dùng lửa đốt rồi tôi với dấm 7 lần, thủy phim tá thành bột.
- Nhục thung dung: gọt bỏ vỏ ngoài, tẩm rượu 1 đêm rồi phơi khô.
- Các vị trên tán bột mjn, luyện với mật làm thành viên tễ,
- Ngày uống từ 3-5 viên tễ.
H. Viễn thị và cận thị:
Viễn thị là 2 mắt trông xa thì rõ mà trông gần thì không rõ, Cận thị là 2 mắt trông gần thì rõ mà trông xa thì lờ mờ không rõ.
Chứng viễn thị nguyên nhân là vì chất âm tinh bị thiếu ở trong, phần lớn là bệnh ở người già, cho nên cách chữa chủ yếu là dùng những bài như Địa chi hoàn hoặc Lục vị địa hoàng hoàn.
Chứng cận thị nếu là vì tiên thiên di truyền thì khó chữa, nếu bệnh về hậu thiên, là vì dương khí hư kém ở trong, phần lớn là phát ở người trung niên, cách chữa nên dùng những bài như Định chí hoàn, Bổ thận từ Thạch hoàn.
Công thức bài Bổ thận minh mục hoàn: Từ thạch, Cam cúc hoa, Thạch quyết minh, Nhục thung dung, Thỏ ty tử.
Mỗi vị 1 lạng, tán thành bột, dùng 15 con chim sẻ trống bỏ lông, mỏ và chân, để bụng và ruột lại, lấy 2 lạng Thanh diêm, 3 gáo nước nấu cho đến khi thịt chim sẻ nhừ, nước sắp hết là được. lấy ra giã nát như cao, hòa với bột thuốc viên bằng hạt bắp, mỗi lần uống 20 viên với rượu nóng khi đói.
BÀI 28 NHĨ KHOA
I. Đại cương:
A. Quan niệm của YHCT về giải phẫu – sinh lý của Tai:
- Sách Linh khu, chương khí tạng phủ bệnh hình có ghi: 12 kinh mạch, 365 lạc, huyết khí của chúng đều lên mặt và đi đến các khiếu... các khí của chúng đều đến tai để nghe.
- Sách Linh khu chương kinh mạch có ghi cụ thể sự phân bố của 12 kinh mạch: Phân chi của Thái dương đến góc trên của tai dương minh đi đến ta trước, túc thiếu dương đi xuống tai sau phân bố đến hông tai và xuất hiện ra ở tai trước, Thủ Thái dương đi vào tai trong, Thủ Thiếu dương liên quan đến tai sau xuất hiện ra ở góc liên của tai và phân nhánh vào tai trong. Như vậy Tam dương kinh của tay và chân có liên quan đến các vùng bộ phận tai; âm kinh thì thông qua các kinh biệt rồi hợp lại ở kinh dương và tương ứng với các bộ phận của tai, như các đường biệt lạc của Thủ Quyết âm xuất hiện ra ở tai sau và hợp lại ở Thủ Thiếu dương v.v...
- Sách Nội kinh Tố vấn chương thích luận có ghi: Thiếu âm, Thái âm ở tay chân, 5 lạc của Dương minh đều gặp nhau ở tai trong; về Kỳ kinh có Âm Duy mạch nhập vào tai sau, Dương duy mạch theo đầu vào tai.
- Sách Linh khu – Khẩu vấn có ghi: Tai là nơi tụ hợp của các mạch, chỉ rõ các bộ phận của tai có liên quan mật thiết đến các kinh lạc của toàn thân.
- Sách Linh khu – Mạch đô có nêu mối liên quan giữa tai và tạng phủ: Thận khí thông với tai.
- Sách Tố vấn – Kim quỹ châm ngôn luận: Mục hệ (hệ thống mạch và thần kinh ở mắt) thuộc Thận – Tâm thông với não và liên quan mật thiết với Nhĩ. Mối quan hệ giữa Thận với Tâm còn là mối quan hệ ký tế nhau, trong hậu thiên bát quái quẻ Ly thuộc Tâm và quẻ Khảm thuộc Thận, Tâm Thận giao hòa tương thông giúp cho hai tạng bình hòa Tâm đưa Hỏa xuống tận chân giúp chân tay toàn thân ấm áp, Thận đưa Thủy lên trên giúp Thượng tiêu và toàn thân mát mẻ; mối quan hệ này giúp chức năng nghe ở Tai được tốt, tai ù, tai điếc, tai đau, giảm chức năng nghe là biểu hiện của Thận bị bệnh.
- Sách Tố vấn – Ngọc cơ tàng chân luận có ghi: Tỳ bất cập, tắc bệnh nhân cửu khiếu bất thông.
- Sách Tố vấn – Thông bình hư thực luận: Ngũ quản bất thông gây đầu đau, tai ù, chín khiếu bất lợi.
- Sách Linh khu – Hải luận: Tùy hải bất túc, tắc não chuyển nhĩ ninh.
- Trong Tạp bệnh nguyên lưu đời Thanh ghi rằng: Phế chủ khí nhất thân chi chi quan vu nhĩ.
Từ các quan niệm, đến các lời bàn trong sách xưa lý giải có thể thấy: tai cùng với toàn thân là một chỉnh thể thống nhất có mối liên quan từ giải phẫu đến sinh lý rất mật thiết với nhau, nên bệnh của toàn thân cũng phản ánh ra tai, hay nói khác đi bệnh của toàn thân cũng có biểu hiện các triệu chứng ra
ở tai đồng thời ra trên một số điểm nhất định ở vàn tai, tận dụng điều này các y gia đã dùng các điểm này làm điểm kích thích để chữa bệnh cho toàn thân.
B. Giải phẫu sinh lý tai theo YHHĐ
Tai là cơ qan thu nhận cảm giác âm thanh còn gọi là thính giác. Ngoài chức năng nghe, tai còn có chức năng về cảm giác thăng bàng và tư thế của cơ thể.
1. Hệ thống thính giác:
a. Cấu trúc hệ thống thính giác:
Hệ thống thính giác được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Tai ngoài: Tai ngoài bao gồm loa tai, ống tai ngoài. Loa tai hướng các âm thanh vào ống tai ngoài, ống tai ngoài dẫn truyền âm thanh đến màng nhĩ.
Tai giữa:
- Tai giữa là một khoang chứa không khí nằm trong xương thái dương, ngăn cách với tai ngoài bàng màng nhĩ. Trong tai giữa có một chuỗi xương con, bao gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Xương búa gắn vào mặt sau của màng nhĩ, chân xương bàn đạp gắn vào cửa sổ bầu dục, mở vào tầng tiền đình của tai trong. Tai giữa còn liên hệ với tai trong qua cửa sổ tròn.
- Trong tai giữa còn vòi Eustache, là một ống nối thông buồng nhĩ với phần họng mũi (tỵ - hầu). Vòi Eustache gồm có 2 đoạn: đoạn trước bằng sụn cơ, có thể khép mở được; đoạn sau bằng xương, vòi Eustache có tác dụng cân bằng áp lực giữa buồng nhĩ và bên ngoài. Khi ngáp, nuốt vòi Eustache nở ra để không khí từ ngoài vào buồng nhĩ và ngược lại. Vì vậy nếu vòi này bị tắc nghẽn sẽ gây nên ù tai, sức nghe kém
- Xương chũm nằm sau tai là một xương xốp vì trong xương có nhiều hốc rỗng gọi là xoang chũm (hay sào bào); hốc ở giữa to nhất gọi là hang chũm; hang này thông vói buồng nhĩ bởi ống thông hang hay còn gọi là sào đạo, như vậy, buồng nhĩ vừa thông với họng bởi vòi Eustache đồng thời lại thông với các xoang chũm. Do đó trẻ em khi bị viêm nhiễm ở họng, thì viêm nhiễm có thể lan tới hòm tai gay nên viêm tai giữa rồi viêm tai xương chũm.
Tai trong:
Còn được gọi là mê đạo, gồm một hệ thống xương ống nằm trong xương thái dương. Mê đạo xương chứa ngọa dịch còn mê đạo màng chứa nội dịch. Mê đạo màng được chia thành cơ quan thính giác là ốc tai và cơ quan tiền đình là ống bán khuyên, soan nang và cầu nang.
Ốc tai là một hình xoắn ốc, chia làm ba tầng do hai màng Reissner ngăn cách tầng iền đình và tầng giưa. Màng nền ngăn cách tầng tiền đình và tầng giữa. Màng nền ngăn cách tầng giữa và tầng nhĩ. Tầng tiền đình có cửa sổ bầu dục, tầng nhĩ có cửa sổ tròn; cả hai tầng đều chứa ngoại dịch, thông thương với nhau ở đỉnh ốc tai qua lỗ ốc tai. Tầng giữa chứa nội dịch, không thông thương với hai tầng kia.
Màng Reissner rất mỏng, không cản trở gì sự dẫn truyền âm thanh từ tầng tiền đình sang tầng giữa. nhiệm vụ của nó là duy trì chất dịch đặc biệt trong tầng giữa là nội dịch, do các dải mạch sản xuất.