và 308.300 người được đào tạo dưới sơ cấp và trình độ phổ thông; có 7080% công chức hành chính được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ [16, tr.47].
Để thực hiện mục tiêu trên, Quy hoạch xác định phải tăng cường
quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch, tập trung vào xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa một bước nhân lực du lịch, phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế tạo để điều kiện cho hội nhập quốc tế về lao
động trong du lịch. Đồng thời, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng về du lịch đảm bảo liên kết chặt chẽ và cân đối giữa các bậc đào
tạo, ngành nghề
đào tạo, tăng cường huy động và sử
dụng hiệu quả
các
Có thể bạn quan tâm!
- /qđbvhttdl, Kế Hoạch Triển Khai Thực Hiện Chương Trình Hành
- Tiếp Tục Phát Triển Đa Dạng Hóa Loại Hình Và Sản Phẩm Du Lịch
- /qđbvhttdl, Ngày 27/02/2014, Về Việc Thành Lập Ban Chủ
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 18
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 19
- Một Số Kinh Nghiệm Từ Quá Trình Đảng Lãnh Đạo Phát Triển Du Lịch (2006 2015)
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển nhân lực du lịch. Trong đó khâu đột phá là xây dựng và thực hiện chuẩn hóa thực hiện chuẩn hóa nhân lực du
lịch. Quy hoạch cũng chỉ
rõ: Từ
2010 2012, tiến hành xây dựng và phê
duyệt, lập kế hoạch triển khai, xây dựng chính sách, triển khai thí điểm rút kinh nghiệm để triển khai trên diện rộng. Từ năm 20122015, triển khai các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch, tiến hành sơ kết 5 năm.
Tiếp đó, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là đào tạo phát triển nhân lực du lịch, theo đó, sẽ tập trung vào phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch; thực hiện liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch để đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp; xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch. Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn
2013 2020 tiếp tục chỉ
ra các giải pháp nhằm hỗ
trợ
nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực du lịch: Phối hợp với các bộ, ngành, các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy nhanh
tiến độ xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch theo tiêu
chuẩn quốc tế, đề án chuẩn hóa chương trình khung đào tạo nghề du
lịch, khung bồi dưỡng nghiệp vụ
du lịch. Định kỳ tổ
chức bồi dưỡng
nghề du lịch cho đội ngũ lao động du lịch. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
kỹ năng tổ chức, khai thác, phục vụ khách du lịch cho doanh nghiệp du
lịch, cộng đồng địa phương. Định kỳ tổ chức các hội thi tay nghề, thi
chuyên gia trong lĩnh vực du lịch. Tổ dẫn viên, thuyết minh viên du lịch.
chức thi sát hạch cấp thẻ
hướng
Trong giai đoạn 2011 2015, chỉ đạo đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có sự phát triển mạnh mẽ, có sự đột phá so với giai đoạn 2006 2010, thể hiện ở việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 2020, đây là sự đột phá lớn, lần đầu tiên, Việt Nam đã xây dựng và tổ chức thực hiện một chiến lược nhân lực du lịch dài hạn, việc xác định rõ các quan điểm chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở để chỉ
đạo việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trước mắt và cả gian tiếp sau.
thời
Chỉ đạo phat́ triên
nguôǹ
nhân lưc
du lic
h trong giai đoạn 2011 2015 đã
góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển và đạt hiệu quả cao, cụ thể:
Chỉ
đạo phát triến mạng lưới cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng du lịch
được chú trọng, số lượng các trường được đào tạo du lịch tăng nhanh.
Từ năm 2011 đến năm 2015, đã ban hành khoảng 20 văn bản cho phép
mở các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại các trường
đào tạo du lịch trên cả nước; 62 trường đại học; hơn 80 trường cao
đẳng, 117 trường trung cấp đã tuyển được 11.209 học sinh, sinh viên tham gia đào tạo 55 ngành với 123 chuyên ngành. Nhân lực phục vụ
công tác đào tạo, phát triển văn hóa, thể thao, du lịch có khoảng 9.196
người, trong đó có 3.112 giảng viên, 2500 đào tạo viên du lịch, tỷ lệ giảng viên có trình độ đại học trở lên chiếm 26,49% [27, tr.23].
Chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch được quan tâm. Chính phủ, các bộ, ngành kịp thời ban hành các khung chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa và tổ chức thực hiện tại các cơ
sở đào tạo du lịch trên phạm vi cả
nước. Năm 2011, Bộ
Lao động và
Thương binh Xã hội ban hành Thông tư số 38/2011/TTBLĐTBXH, Quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề khách sạn, du lịch. Tiếp đó, ngày 18/12/2012, Quyết định số 624/QĐTCDL, đã ban hành khung chương trình tập huấn nghiệp
vụ du lịch cho thuyền viên, người lái phương tiện và nhân viên phục vụ
khách du lịch trên phương tiện thủy nội địa. Năm 2015, Bộ Lao động và
Thương binh Xã hội đã ban hành Thông tư số 22/2015/TTBLĐTBXH, ngày 18/6/2015, Quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho phiên dịch tiếng anh du lịch và Marketing du lịch.
Chỉ đạo bồi dưỡng, tuyển dụng, kiểm tra trình độ đối với nhân lực du lịch sâu sát, nghiêm túc. Hàng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các trường tổ chức kiểm tra nghiệp vụ
hướng dẫn du lịch, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc thi tuyển viên
chức, công chức ngành du lịch được chỉ đạo chặt chẽ, minh bạch. Trong các năm 2011 2015, Tổng cục Du lịch đều có thông báo chi tiết về kỳ thi
tuyển công chức, viên chức và thông báo kết quả thi từng năm. Các lớp
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch tiến hành thường xuyên. Năm
2014, Tổng cục Du lịch tổ
chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
du lịch tại
Nghệ An cho những cán bộ thuyết minh khách du lịch tại các khu, điểm du lịch thuộc khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Bộ. Tổng cục Du lịch phối
hợp với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổ chức các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ tại các tỉnh Điện Biên, Nam Định, Bình Định,... cho 700 học
viên. Năm 2015, Tổng cục Du lịch tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức Hội nhập kinh tế quốc tế năm cho đội ngũ công chức, viên chức của ngành du lịch,...
Chỉ
đạo liên kết hợp tác quốc tế để
đào tạo, phát triển nhân lực
du lịch có hiệu quả. Hoạt động liên kết đào tạo du lịch với các cơ sở
đào tạo nước ngoài được đẩy mạnh trong khuôn khổ hợp tác đa phương
hoặc song phương, chủ
yếu là các cơ sở
đào tạo du lịch
ở ASEAN,
Trung Quốc, Úc, Canada và một số nước châu Âu. Việt Nam có 20 cơ
sở đào tạo du lịch tham gia mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch châu Á Thái Bình Dương. Trong đó có 07 trường cao đẳng, 01 viện nghiên cứu, 02 trường trung học, 10 trường đại học. Năm 2012, Tây Ban Nha tài trợ
chương trình bồi dưỡng kiến thức về phát triển du lịch bền vững cho
cán bộ quản lý nhà nước và đại diện một số doanh nghiệp của 14 tỉnh,
thành phố
miền Trung. Trong các năm 2013 2014, Chính phủ
đã phối
hợp với Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm đào tạo nhân lực du lịch Việt Nam, trong đó, năm 2013, đã phân tích nhu cầu nguồn nhân lực và đào tạo của ngành du lịch Việt Nam theo chuẩn quốc tế, năm 2014, xây dựng và phổ biến bộ tài liệu Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch, đồng thời tiến hành sửa đổi bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam.
Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2011 2015 có sự phát triển mạnh so với giai đoạn 2006 2010. Năm 2015, quy mô
số lượng nhân lực du lịch khoảng 2,25 triệu người, chiếm khoảng 4%
lực lượng lao động cả nước, trong đó lao động trực tiếp khoảng
750.000 người [155, tr.1], tổng quy mô nhân lực và lao động tực tiếp
gấp 1,6 lần năm 2010. Về chất lượng nguồn nhân lực, tính đến năm
2015, trong số 750.000 lao động trực tiếp có 50% lao động du lịch đã
qua đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng (chiếm 20%). Số lao
động đã qua đào tạo trình độ
đại học và sau đại học về
du lịch đạt
khoảng 7,5% số
nhân lực có chuyên môn du lịch (3,2%). Số
lao động
gián tiếp có khoảng trên 1,3 triệu người, trong đó trình độ sơ cấp
khoảng gần 240 nghìn người (gần 18%), tăng 70 nghìn so với năm 2010
(170.000 người), trình độ trung cấp khoảng trên 200 nghìn người (trên
15%), tăng 55.000 người so với năm 2010 (145.000 người), đại học và cao đẳng khoảng trên 160 nghìn người (trên 12%), tăng 43.450 người so với năm 2010 (116.550 người), số nhân lực trên đại học có 2.656 người tăng 656 người so với năm 2010 (2.000 người) bằng 0,2% tổng nhân lực gián tiếp [155, tr.12].
Cùng với quá trình phát triển chung của nền giáo dục nước nhà, các điều kiện về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, công tác đào tạo phát nguồn nhân lực du lịch đã có sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập, vấn đề thống nhất khung chương trình đào tạo giữa các cơ sở đào tạo du lịch chưa được giải quyết. Xây dựng tiêu chuẩn nghề du lịch còn ít. Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch chưa nhiều, đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội. Quy mô và chất lượng lao động du lịch tuy có sự tăng trưởng lớn, song chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của du lịch. so với trong khu vực, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam yếu kém về kỹ năng hội nhập toàn cầu, về ngoại ngữ.
Kết luận chương 3
Trong giai đoạn 2011 2015, hòa bình, hợp tác vẫn là xu thế lớn trên thế giới, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, toàn cầu hóa ngày một sâu, rộng và tác động đến đời sống kinh tế, chính trị thế giới. Bên
cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó
lường, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, khủng hoảng kinh tế, chính trị, tranh chấp biên giới, lãnh thổ diễn ra ở nhiều nơi,... tình hình đó đan xen cả những thuận lợi và thách thức đối với phát triển du lịch.
Trong giai đoạn 2006 2010, du lịch Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, tạo đà thuận lợi cho giai đoạn phát triển tiếp sau. Trong giai đoạn mới 2011 2015, Việt Nam hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế quốc
tế, kinh tế
có sự
phát triển khá vững chắc, chính trị
xã hội
ổn định, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, vị thế Việt nam
trên trường quốc tế
ngày một được nâng cao, thế
và lực của đất nước
được nâng lên nhiều. Bám sát tình hình thế giới, trong nước và thực trạng
du lịch Việt Nam, Đảng đã kịp thời hoạch định chủ trương phát triển du
lịch, chủ trương đó được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng
(2011) và các Hội nghị Trung ương trong giai đoạn 2011 2015, du lịch tiếp tục được ưu tiên phát triển và hiện đại hóa để thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đảng đã chỉ đạo chặt chẽ việc phát triển du lịch. Việc triển khai tổ
chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch luôn có sự
phối hợp nhịp nhàng giữa Chính phủ, Bộ
Văn hóa, Thể
thao và Du lịch,
Tổng cục Du lịch, các bộ, ban, ngành và các cơ quan hữu quan. Du lịch Việt Nam tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ, đạt được những kết quả nổi bật,
nhiều nội dung có bước đột phá mới và có những chỉ tiêu gấp nhiều lần
giai đoạn 2006 2010, góp phần giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội,
đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1. Nhận xét quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch (2006 2015)
4.1.1. Ưu điểm
Một là, nhận thức của Đảng về vai trò của du lịch ngày càng sâu sắc và toàn diện.
Đảng đã chú trọng đầu tư
công sức và trí tuệ
nghiên cứu lý luận,
tổng kết thực tiễn phát triển du lịch trong nước và quốc tế, để hoàn chỉnh
dần hệ
thống các quan điểm, chủ
trương, chính sách phát triển du lịch.
Nhận thức về vai trò của du lịch đã có sự nâng cao.
chuyển biến rõ rệt, ngày một
Đại hội VI (1986) của Đảng xem du lịch là hoạt động cần mở rộng và coi trọng để thu ngoại tệ. Đại hội xác định: Đi đôi với đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, chúng ta hết sức coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động thu ngoại tệ như du lịch, kiều hối. Đại hội VII (1991) của Đảng đã coi du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ cần được đẩy mạnh phát triển nhằm khai thác lợi thế của đất nước, đồng thời, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch. Quan điểm trên đã mở ra hướng phát triển mới đối với du lịch, không chỉ bó hẹp trong nước mà
phải mở
rộng ra quốc tế. Cụ thể hóa chủ
trương đó, Chỉ
thị
46 CT/TW,
ngày 14/10/1994, chỉ rõ, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đồng thời phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng. Quan điểm này cho thấy, phát triển du lịch không còn là trách nhiệm của một cơ
quan chức năng nào mà là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các vùng, của toàn xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng xác định du lịch là “một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của đất nước” với mục tiêu: Phát triển mạnh du lịch, từng
bước đưa nước ta trở
thành trung tâm du lịch có tầm cỡ
khu vực [55,
tr.89]. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 20012010 thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng khẳng định mục tiêu phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử [56, tr.178]. Chủ trương đó đã khẳng định vị trí, vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển; có đóng góp lớn vào GDP; góp phần giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội;
đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Đồng thời, xác định
phương hướng phát triển của du lịch là dựa trên khai thác lợi thế tài nguyên du lịch về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử dân tộc. Đây là lần đầu tiên, Đảng khẳng định chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong văn kiện, thể hiện bước phát triển vượt bậc về nhận thức và tư duy của Đảng đối với du lịch, nhận thức đó có tính khoa học và thực tiễn rất cao, nó góp phần thống nhất nhận thức về du lịch trong xã hội, khi đó du lịch sẽ được tập trung đầu tư phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, nhận thức này đã thay đổi cơ bản cách làm, cách nghĩ của Đảng trong lãnh đạo phát triển du lịch, là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng trong hoạch định chủ trương và chỉ đạo phát triển du lịch.
Đại hội X (2006) và XI (2011) của Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu