Kế Toán Cp, Dt Và Kqkd Theo Hệ Thống Kế Toán Pháp


1.3.2.Kế toán CP, DT và KQKD theo hệ thống kế toán Pháp

Hệ thống kế toán Pháp bao gồm kế toán tổng quát và kế toán phân tích được tổ chức một cách tương đối độc lập nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. [36]

Việc ghi nhận CP, DT và KQKD trong hệ thống kế toán Pháp về cơ bản là phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. CP hoạt động trong các doanh nghiệp ngoài việc được phân loại thành CP cố định và CP biến đổi còn được phân loại thành CP phân bổ, CP không phân bổ và CP bổ sung.

Kế toán phân tích phản ánh tình hình CP, DT, kết quả chi tiết của từng sản phẩm, nhóm sản phẩm ...với mục đích cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của kế toán phân tích là kế toán CP, DT và KQKD theo các trung tâm CP, DT, lợi nhuận. Hệ thống dự toán được lập chi tiết theo từng TTTN, tập hợp, thu thập thông tin thực hiện tương ứng từ đó xác định được CP, DT, kết quả của từng trung tâm xác định các nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa thực hiện và dự toán giúp nhà quản lý kiểm soát tốt các hoạt động trong doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán Pháp có các tài khoản kế toán riêng biệt sử dụng cho kế toán phân tích. Các doanh nghiệp sẽ vận dụng hệ thống tài khoản kế toán cũng như mở các sổ sách kế toán theo dõi chi tiết CP, DT và KQKD phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản trị của doanh nghiệp mình.

Hệ thống kế toán Pháp chia thành kế toán tổng quát và kế toán phân tích với các nội dung rõ ràng, chi tiết thực hiện tốt chức năng phản ánh và giám đốc quá trình kinh doanh một cách liên tục, hệ thống. Kế toán tổng quát có tính thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau phục vụ cho mục đích lập kế hoạch và thực hiện các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô giúp kế toán trở thành công cụ phát triển chính sách vĩ mô. Kế toán phân tích mở, linh hoạt, đặt trọng tâm vào việc đánh giá trách nhiệm của các trung tâm CP, DT, lợi nhuận giúp nhà quản lý kiểm soát tốt các hoạt động trong doanh nghiệp.


1.3.3.Bài học kinh nghiệm về kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX ở Việt Nam

Mỗi một quốc gia đều có sự khác nhau về trình độ phát triển, môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh do vậy đều có hệ thống kế toán riêng. Qua nghiên cứu nội dung kế toán CP, DT và KQKD của hai hệ thống kế toán Mỹ, Pháp có thể rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng khi xây dựng hệ thống kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX ở Việt Nam hiện nay như sau:

Thứ nhất, kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX cần phải thực hiện trên cả hai góc độ KTTC và KTQT. Có ba mô hình có thể áp dụng là mô hình kết hợp, mô hình tách biệt và mô hình hỗn hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Mô hình kết hợp KTQT và KTTC trên cùng một hệ thống sẽ kết hợp chặt chẽ được thông tin giữa KTTC và KTQT, đảm bảo tiết kiệm thời gian, CP trong việc thu thập và xử lý thông tin. Tuy nhiên hiệu quả KTQT sẽ có hạn chế do KTQT có thể không tuân thủ những nguyên tắc kế toán giống như KTTC.

Mô hình tách biệt KTQT độc lập với KTTC sẽ mang lại hiệu quả cao cho hệ thống KTQT nên thông tin cung cấp sẽ đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu quản lý tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều thời gian và CP để vận hành mô hình này.

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 10

Mô hình hỗn hợp là mô hình vừa có tính tách rời vừa có tính kết hợp, với các phần hành kế toán có tính tương đồng cao về nội dung sẽ được tổ chức kết hợp còn phần hành đòi hỏi mức độ yêu cầu cung cấp thông tin riêng biệt cho nhà quản lý như phần hành KTQT CP và giá thành sẽ được thực hiện riêng biệt và độc lập.

Trong điều kiện Việt Nam, trước mắt việc áp dụng mô hình kết hợp KTQT và KTTC trên cùng một hệ thống kế toán là phù hợp. Theo mô hình này, mỗi một phần hành kế toán các công việc KTTC và KTQT phải đảm bảo tính gắn kết cao tuy nhiên cần rõ ràng, chi tiết tránh trùng lặp trong việc thu thập và xử lý, cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Về chứng từ kế toán, ngoài các chứng từ kế toán sử dụng cho KTTC cần thiết kế các chứng từ kế toán với mục đích


cung cấp thông tin nội bộ theo yêu cầu của nhà quản lý về CP, DT và KQKD. Về tài khoản kế toán và sổ kế toán, ngoài các tài khoản kế toán, sổ kế toán theo quy định của chế độ kế toán cần xây dựng hệ thống các tài khoản kế toán chi tiết, sổ kế toán chi tiết với mức độ cung cấp thông tin khác biệt so với KTTC. Về báo cáo kế toán, phải xây dựng các báo cáo kế toán CP, DT, KQKD định kỳ phục vụ cho nhu cầu thông tin nội bộ trong doanh nghiệp. Trong tương lai, với các doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn, hiện đại, có điều kiện về thời gian, chi phí có thể vận dụng mô hình hỗn hợp trong đó tách biệt phần hành KTQT CP và giá thành.

Thứ hai, hệ thống kế toán CP, DT, KQKD khi xây dựng phải đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ kiểm soát, minh bạch và có tính mở, linh hoạt. Xây dựng trên quan điểm tôn trọng, hài hòa với các nguyên tắc, thông lệ kế toán quốc tế và vận dụng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Thứ ba, về xây dựng hệ thống KTQT CP, DT, KQKD trong các DNSX. KTQT trong các DNSX Việt Nam hiện nay chưa được quan tâm đầy đủ, chưa trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định. Thông tư số 53/2006/TT - BTC chỉ mang tính chất định hướng ban đầu cho việc thực hiện KTQT. Qua việc nghiên cứu nội dung KTQT của Mỹ và Pháp, ở Việt Nam, khi xây dựng hệ thống KTQT cần phải chú trọng những nội dung:

- Nhận diện CP, DT chính xác, đầy đủ có ý nghĩa quan trong trong kế toán CP, DT, KQKD. Trên cơ sở nhận diện đúng, đủ tiến hành phân loại CP theo các tiêu thức, đặc biệt chú ý đến phân loại CP theo mức độ hoạt động đáp ứng yêu cầu trong công tác kế toán và quản lý.

- Quan tâm, chú trọng công tác xây dựng định mức và dự toán trong các doanh nghiệp. Việc thiết lập các dự toán theo từng TTTN CP, DT và KQKD sẽ giúp kiểm soát tốt các hoạt động trong doanh nghiệp. Trên cơ sở các dự toán doanh nghiệp có thể chủ động huy động và sử dụng nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, là cơ sở để kiểm soát, đánh giá hiệu quả sử dụng CP, là công cụ hỗ trợ


hiệu quả cho các nhà quản trị trong việc so sánh, đối chiếu tìm ra các biện pháp điều chỉnh giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.

- Căn cứ vào điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện tổ chức quản lý sản xuất để lựa chọn các phương pháp phù hợp trong việc thu thập các thông tin thực hiện về CP. Trước mắt, việc áp dụng các phương pháp xác định CP truyền thống vẫn mang lại lợi ích trong việc xây dựng hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp. Khi KTQT trong các doanh nghiệp phát triển, có thể từng bước áp dụng các phương pháp xác định CP hiện đại (phương pháp ABC, phương pháp CP Kaizen…)

- Tăng cường kế toán trách nhiệm theo từng trung tâm CP, DT, KQKD từ việc xác định các TTTN, xây dựng các dự toán, thu thập thông tin thực hiện, xác định chênh lệch dự toán và thực hiện để kiểm soát tốt các hoạt động trong doanh nghiệp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Hệ thống kế toán trong DNSX là sự cấu thành của hai hệ thống KTTC và KTQT, có mối quan hệ tương tác, liên kết với nhau cùng cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Nghiên cứu kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX phải nghiên cứu và xem xét tổng thể trên hai phương diện KTTC và KTQT.

Trong chương 1 của luận án, trên cơ sở nghiên cứu, xem xét các công trình, tài liệu, tác giả đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

- Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến quá trình thực hiện các nội dung kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX

- Các nguyên tắc, quy định chung của các IAS/IFRS chi phối đến thời điểm ghi nhận, nội dung cấu thành các khoản CP, thời điểm ghi nhận, đo lường DT từ đó chỉ ra khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD từ chứng từ, tài khoản và sổ, báo cáo kế toán.

- Nội dung KTQT trong DNSX theo quy trình từ khâu lập định mức, dự toán; thu thập, cung cấp thông tin thực hiện; phân tích so sánh thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý gắn với các chức năng quản trị hoạch định, tổ chức, phối hợp, chỉ huy, kiểm tra và đánh giá.

Trong chương 1, tác giả cũng đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho các DNSX tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay trên cơ sở nghiên cứu hệ thống kế toán CP, DT và KQKD của Mỹ, Pháp.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CP, DT VÀ KQKD TRONG CÁC DNSX XI MĂNG THUỘC TCT CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM

2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

2.1.1.Tổng quan sự hình thành và phát triển ngành Công nghiệp xi măng Việt Nam và TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam

2.1.1.1.Tổng quan sự hình thành và phát triển ngành Công nghiệp xi măng Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển ngành xi măng Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1 từ năm 1975 trở về trước: ngành công nghiệp xi măng ở giai đoạn bắt đầu hình thành. Ở miền Bắc, với một nhà máy xi măng duy nhất là Xi măng Hải Phòng được khởi công xây dựng ngày 25/12/1899, bắt đầu sản xuất năm 1901 với 4 lò đứng sản xuất thủ công. Đến năm 1952, nhà máy được đầu tư thêm nâng lên tổng số 15 lò đứng với 4 lò đứng nửa cơ giới, nửa thủ công với tổng công suất thiết kế 150.000 tấn xi măng/năm và đến những năm đầu thập kỷ 70, nhà máy xi măng Hải Phòng mới chỉ đạt sản lượng 250.000 tấn xi măng/năm. Ở miền Nam, chỉ có duy nhất nhà máy xi măng Hà Tiên bắt đầu sản xuất từ năm 1964 với công nghệ sản xuất theo phương pháp ướt, công suất thiết kế khoảng

300.000 tấn xi măng/năm.

- Giai đoạn 2 từ năm 1976 đến năm 1990: có hai nhà máy mới ra đời nhà máy xi măng Hoàng Thạch và xi măng Bỉm Sơn. Ngày 19/05/1977 khởi công xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công suất thiết kế 1,1 triệu tấn clinker/năm, đây là dây chuyền lớn và hiện đại nhất của Việt Nam thời điểm đó. Nhà máy do hãng FL Smidth (Đan Mạch) thiết kế, cung cấp toàn bộ thiết bị và trợ giúp kỹ thuật với lò nung công suất 3.100 tấn clinker/ngày. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch bắt đầu sản xuất năm 1983 đánh dấu một bước tiếp cận công


nghệ sản xuất mới của xi măng Việt Nam theo phương pháp khô hiện đại. Tháng 10/1976, nhà máy xi măng Bỉm Sơn triển khai thi công xây dựng với công suất thiết kế 1,2 triệu tấn clinker/năm với 02 lò quay phương pháp ướt và bắt đầu sản xuất năm 1981. Ở miền Nam, ngày 6/5/1978 xây dựng mở rộng nhà máy xi măng Hà Tiên: ở Kiên Lương với dây chuyền sản xuất 900.000 tấn clinker/năm và lò nung công suất đạt 3.000 tấn clinker/ngày, sản xuất theo phương pháp khô, đốt 100% dầu MFO và xưởng nghiền xi măng 500.000 tấn xi măng/năm. Ở Thủ Đức với dây chuyền sản xuất đồng bộ đạt 500.000 tấn xi măng/năm và máy nghiên có công suất đạt 90 – 100 tấn/giờ.

- Giai đoạn 3 từ năm 1991 đến nay: Đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất của ngành xi măng Việt Nam. Do thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế xã hội nước ta phát triển mạnh, nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng nhiều nhà máy xi măng mới với công suất thiết kế lớn, công nghệ hiện đại đồng thời cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư sản xuất, kinh doanh xi măng như Holcim (Thụy Sỹ), Lafarge (Pháp), Chinfon (Đài Loan)… Trải qua hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đã đánh dấu sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, phương thức đầu tư và trình độ công nghệ sản xuất. Tính đến năm 2013 tổng công suất thiết kế của các nhà máy xi măng đã đạt 68,5 triệu tấn/năm, năng lực sản xuất 63 triệu tấn trong đó gồm: 68 dây chuyền lò quay với tổng công suất thiết kế trên 67,2 triệu tấn/năm và 13 dây chuyền xi măng lò đứng với công suất thiết kế 1,18 triệu tấn/năm.

2.1.1.2.Tổng quan sự hình thành và phát triển TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam

Ngày 7/9/1979, trước yêu cầu cấp bách về xi măng chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước và chuẩn bị kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981 – 1985), để phát huy năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 308/CP thành lập Liên hiệp các xí


nghiệp xi măng và chính thức đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước từ 1/4/1980.

Sau hơn 13 năm hoạt động, ngày 05/10/1993, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 456/BXD-TCL đổi tên Liên hiệp các xí nghiệp xi măng thành TCTXi măng Việt Nam hoạt động theo mô hình TCT 91 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị của ngành xi măng. Vào năm 1994, sản lượng xi măng của TCT Xi măng Việt Nam 1,4 triệu tấn.

Để đáp ứng nhu cầu xi măng ngày càng tăng, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, TCT Xi măng Việt Nam đã đầu tư thêm nhiều nhà máy xi măng mới:

- Ngày 12/5/1996, dây chuyền 2 nhà máy sản xuất xi măng Hoàng Thạch đi vào sản xuất với công suất 1,2 triệu tấn/năm, nâng tổng công suất nhà máy xi măng Hoàng Thạch lên 2,3 triệu tấn/năm.

- Tháng 9/1998, Nhà máy xi măng Bút Sơn với thiết bị hoạt động của hãng Technip-Cle (Pháp) chính thức đi vào hoạt động với công suất 1,4 triệu tấn/năm.

- Ngày 06/03/2002, Nhà máy xi măng Hoàng Mai với thiết bị hoạt động của hãng FCB (Pháp) chính thức đi vào hoạt động với công suất 1,4 triệu tấn/năm.

- Ngày 5/11/2004, Nhà máy xi măng Tam Điệp với thiết bị hoạt động của hãng F.L Smidth (Đan mạch) (Pháp) hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động với công suất 1,4 triệu tấn/năm.

- Ngày 29/03/1998 với thiết bị hoạt động của hãng Polysius (Đức) chính thức đi vào hoạt động với công suất 0,5 triệu tấn/năm.

TCT xi măng Việt Nam còn liên doanh với tập đoàn Chinfon và thành phố Hải Phòng xây dựng Nhà máy xi măng Chinfon công suất 1,4 triệu tấn/năm, liên doanh với Hoderbank Financial Glaris Ltd (Thuỵ Sỹ) xây dựng nhà máy xi măng Sao Mai (Hòn Chông, Kiên Giang) công suất 1,76 triệu tấn/năm, liên doanh với Nihon Cement Corporation và Mitsubishi Materials Corporation

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2023