Kết Cấu Dư Nợ Cho Vay Hộ Gia Đình Tại Nhcsxh Chi Nhánh Tp Hà Nội Qua 3 Năm 2017-2019


Bảng 2.6, cho thấy Vòng quay vốn tín dụng tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội năm 2018 tăng lên 0,11 vòng so với năm 2017, đến năm 2019 tiếp tục tăng 0,06 vòng so với năm 2018. Sự tăng vòng quay vốn tín dụng tại NHCSXH TP Hà Nội qua các năm có thể hiện đối tượng đầu tư của vốn của NHCSXH chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên quá trình thu lại vốn và tái đầu tư qua các năm tương đối nhanh. Bảng 2.7, cho thấy kết cấu dư nợ cho vay của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội.

Tuy nhiên con số này là khá nhỏ so với vòng quay vốn tín dụng của các Ngân hàng Thương mại, chứng tỏ một phần vốn sử dụng không hiệu quả, khả năng đáp ứng vốn đối với nền kinh tế chậm. Điều này cũng cho thấy hoạt động thu nợ tại NHCSXH được thực hiện chưa tốt. Doanh số thu nợ rất nhỏ so với dư nợ cho vay. Điều này được giải thích là do một bộ phận không nhỏ hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo còn chưa có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ của người vay, còn có tâm lý ỷ lại, chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo nên dẫn đến tình trạng hộ vay chưa thực hiện trả nợ theo thoả thuận với ngân hàng bao gồm nợ phân kỳ và nợ đến hạn cuối cùng.

Bảng 2.7. Kết cấu dư nợ cho vay hộ gia đình tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu


2017


2018


2019

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

Dư nợ ngắn hạn

1.050.475

1.101.468

1.320.410

50.993

4,85

218.942

19,88

Dư nợ trung hạn

655.247

696.108

741.022

40.861

6,24

44.914

6,45

Dư nợ dài hạn

762.913

893.778

736.010

130.865

17,15

-

157.768

-

17,65

Tổng cộng

2.468.635

2.691.354

2.797.442

222.719

9,02

106.088

3,94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 7

Nguồn: NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội


2.2.1.3. Tình hình nợ quá hạn


Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro, NHCSXH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Rủi ro ngân hàng dễ gặp phải nhất và


cũng gây hậu quả nghiêm trọng nhất chính là rủi ro mất vốn mà nguyên nhân chính của nó là tình trạng nợ quá hạn gia tăng, làm cho việc thu hồi vốn tái đầu tư của ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn dẫn đến mất vốn, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cũng như chất lượng cho vay hộ gia đình và uy tín của ngân hàng. Chúng ta đều biết rằng vốn cho vay hộ gia đình được giao cho khách hàng dựa trên những hợp đồng cho vay hộ gia đình, trong hợp đồng cho vay hộ gia đình bao giờ ngân hàng cũng đưa ra điều kiện khách hàng phải hoàn trả vốn và lãi đúng thời hạn, nhưng tình trạng nợ quá hạn vẫn xảy ra. Tình hình nợ quá hạn được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.8. Tình hình nợ quá hạn tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu


2017


2018


2019

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

Tổng dư nợ cho vay

hộ gia đình

2.468.635

2.691.354

2.797.442

222.719

9,02

106.088

3,94

Nợ quá hạn cho vay hộ gia đình. Trong

đó:


53.323


52.481


52.592


-841


-1,58


111


0,21

Nợ quá hạn cho vay

hộ nghèo

1.210

3.428

2.908

2.218

183,30

-520

-15,18

Nợ quá hạn cho vay

hộ cận nghèo

11.775

4.694

3.669

-7.081

-60,13

-1.025

-21,84

Nợ quá hạn cho vay

hộ mới thoát nghèo

40.337

44.359

46.015

4.022

9,97

1.656

3,73

Tỷ lệ nợ quá hạn cho

vay hộ gia đình (%)

2,16

1,95

1,88

-0,21

-9,72

-0,07

-3,59

Tỷ lệ nợ quá hạn cho

vay hộ nghèo

2,66

2,53

2,34

-0,13

-4,89

-0,19

-7,51

Tỷ lệ nợ quá hạn cho

vay hộ cận nghèo

2,18

2,02

1,96

-0,16

-7,34

-0,06

-2,97

Tỷ lệ nợ quá hạn cho

vay hộ mới thoát nghèo


2,14


1,91


1,85


-0,23


-10,88


-0,06


-3,05

Nguồn: NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội


Qua Bảng 2.8, cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm có chiều hướng giảm. Năm 2017 tỷ lệ NQH là 2,16%, sang năm 2018 tỷ lệ này là 1,95%, tương ứng giảm 9,72% và đến năm 2019 tỷ lệ nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống còn 1,88%, tương ứng giảm 3,59%. Với tốc độ giảm chiếm tỷ lệ cao, chứng tỏ chất lượng cho vay hộ gia đình của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội có chiều hướng tốt, ít nguy cơ rủi ro mất vốn. Tuy vậy, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao, có thể là tỷ lệ lạm phát cao, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ chính sách chính sản xuất kinh doanh không được thuận lợi, mất mùa, phụ thuộc vào thiên nhiên nên gặp nhiều rủi ro; một bộ phận không nhỏ những hộ vay còn chây ỳ trong việc trả nợ vì thế mà những món vay đến hạn không được thanh toán cho ngân hàng làm cho tỷ lệ NQH cao.

Trong các chương trình cho vay hộ gia đình, có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chương trình cho vay hộ nghèo là cao nhất. Điều này được giải thích là do hộ nghèo vay vốn, nhưng SXKD không hiệu quả, dẫn đến việc không trả được nợ khi đến hạn.

Trước tình hình dịch bệnh Covid kéo dài như hiện nay, tình hình sản xuất kinh doanh của hộ gia đình đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nợ quá hạn dự kiến sẽ có chiều hướng gia tăng, do vậy bài toán giảm tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng phức tạp hơn.

2.2.1.4. Tình hình xâm tiêu, chiếm dụng vốn


Từ những năm đầu được thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội luôn chú trọng hiệu quả đầu tư các nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH. Trong đó ngăn ngừa, hạn chế tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT các cấp chỉ đạo các ngành, các đơn vị ủy thác thực hiện việc ngăn ngừa xâm tiêu, chiếm dụng vốn thông qua công tác giáo dục chí trị tư tưởng, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ đối với Hội nhận ủy thác cơ sở


và Ban quản lý Tổ TK&VV để nắm vững và chấp hành nghiêm túc các quy định về chính sách cho vay hộ gia đình của Nhà nước.

NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội luôn coi trọng công tác nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ viên chức, phân công nhiệm vụ cụ thể, đúng người, đúng việc. Các văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình nghiệp vụ của NHCSXH Việt Nam được các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ từ tỉnh đến huyện triển khai thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Bộ phận Kiểm tra kiểm toán nội bộ của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội phát huy hết vai trò kiểm tra, giám sát thông qua các đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, chấn chỉnh việc chỉnh sửa thiếu sót tồn tại, chấp hành nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của ngành nhằm giảm thiểu tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Tình hình xâm tiêu, chiếm dụng vốn được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.9. Vốn bị xâm tiêu, chiếm dụng tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019


Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Phát

sinh

Thu

hồi

Tồn

đọng

Phát

sinh

Thu

hồi

Tồn

đọng

Phát

sinh

Thu

hồi

Tồn

đọng

1. Cán bộ Hội,

đoàn thể










Số vụ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Số tiền (triệu

đồng)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2. Ban QL tổ

TK&VV










Số vụ

2

2

1

0

1

0

0

0

0

Số tiền (triệu

đồng)

16

16

4

0

4

0

0

0

0

3. Tổng cộng










Số vụ

2

2

1

0

1

0

0

0

0

Số tiền (triệu

đồng)

16

16

4

0

4

0

0

0

0

Nguồn: NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội


Qua Bảng 2.9, cho thấy tình hình xâm tiêu, chiếm dụng qua 3 năm 2017- 2019 của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội: Đối tượng vi phạm chủ yếu là ban quản lý Tổ TK&VV và một số rất ít là cán bộ hội, đoàn thể nhận ủy thác; Năm 2017 số tiền xâm tiêu phát sinh là 16 triệu đồng đã được thu hồi dứt điểm trong năm, đến năm 2018 không có phát sinh mới và đã tiếp tục thu hồi dứt điểm 4 triệu đồng và đến cuối năm 2019 không còn phải thu hồi. Nguyên nhân dẫn đến tình hình xâm tiêu, chiếm dụng vốn: Nhận thức của một số ít cán bộ Hội, Đoàn thể tại cơ sở và tổ trưởng tổ vay vốn về chính sách cho vay hộ gia đình ưu đãi của NHCSXH không đúng, không chấp hành nghiêm túc quy trình thu nợ, thu lãi, dẫn đến xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức hội nhận ủy thác và công tác kiểm tra đối chiếu nợ của một số cán bộ NHCSXH chưa hiệu quả.

Mặc dù đến năm 2019 không còn vụ việc xâm tiêu, chiếm dụng vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nhưng nếu không có giải pháp tốt ngăn ngừa tình trạng này thì khả năng xảy ra rủi ro này là rất cao, đây cũng là mặt trái của phương thức cho vay uỷ thác nói chung tại NHCSXH nói chung và Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội nói riêng cần có nhiều giải pháp đồng bộ, tránh để xảy ra tình trạng nêu trên gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

2.2.2. Phân tích thực trạng chất lượng cho vay hộ gia đình tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội thông qua tiêu chí định tính

2.2.2.1. Cho vay hộ gia đình ủy thác qua các tổ chức Chính trị - Xã hội


NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội ủy thác một số công đoạn cho 4 Tổ chức CT XH, gồm các khâu như:

Thông báo và phổ biến các chính sách cho vay hộ gia đình có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách cho vay hộ gia đình ưu đãi có nhu cầu vay vốn.


Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp tổ để kết nạp thành viên, bầu Ban Quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay.

Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các điểm giao dịch của NHCSXH.

Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích,... để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV.

Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay; kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.

Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách cho vay hộ gia đình ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời g an tới... Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến


chính sách cho vay hộ gia đình ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Đây là kết quả của một mô hình quản lý nguồn vốn và cho vay tốt nhất, đạt hiệu quả cao đồng thời là kết quả của việc xây dựng kế hoạch, chiến lược hoạt động lâu dài của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội về cho hộ nghèo, hộ chính sách.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác phối hợp giữa NHCSXH và Hội đoàn thể các cấp thì vẫn còn có những tồn tại của mặt trái của phương thức cho vay ủy thác bán phần như tình trạng lợi dụng chính sách của nhà nước cố tình cho vay sai đối tượng, xâm tiêu vốn tín dụng ưu đãi, tình trạng thu phí khi lập hồ sơ vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách vẫn còn có nguy cơ xảy ra.

Để thấy rõ hơn về ủy thác cho vay đối với các tổ chức Chính trị - Xã hội với NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội trong những năm qua, chúng ta sẽ phân tích, đánh giá công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ủy thác cho các tổ chức hội qua Bảng 2.10.

Bảng 2.10. Tình hình quản lý dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức Hội tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Dư nợ

NQH

Dư nợ

NQH

Dư nợ

NQH

1. Hội nông dân

830.841

9.940

841.260

10.338

854.800

12.829

2. Hội phụ nữ

507.318

8.990

617.947

9.015

631.205

9.898

3. Hội Cựu chiến binh

16.328

5.763

18.341

6.051

19.427

6.232

4. Đoàn thanh niên

669.794

17.965

810.103

17.106

956.317

15.744

Tổng cộng

2.024.281

42.658

2.287.651

42.510

2.461.749

44.703

Nguồn: NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội


Qua Bảng 2.10, dư nợ ủy thác cho 4 tổ chức CT-XH qua các năm có chiều hướng tăng lên; năm 2017 dư nợ ủy thác là 2.024.281 triệu đồng thì năm 2018 dư nợ này là 2.287.651 triệu đồng, tăng 263.370 triệu đồng, đến năm 2019 dư nợ ủy thác tăng lên là 2.461.749 triệu đồng, tăng 174.098 triệu đồng. Việc ủy thác từng


phần qua 4 tổ chức hội đã tạo ra một động lực lớn để cả xã hội cùng tham gia vào quản lý, đầu tư vốn xóa đói giảm nghèo là bước đi đúng đắn của NH. Thực hiện xã hội hóa công tác ngân hàng, công khai hóa các chế độ, chính sách cho vay hộ gia đình ưu đãi tới các đối tượng thụ hưởng. Dư nợ các tổ chức hội ủy thác, quản lý ngày một tăng cả về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng.

Phần lớn dư nợ cho vay hộ gia đình của NHCSXH TP Hà Nội được thực hiện qua 4 tổ chức CT-XH. Các tổ chức CT-XH đã tích cực phối hợp với ngân hàng trong công tác tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Mặc dù, dư nợ ủy thác tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm nhanh, năm 2017 là 42.658 triệu đồng với tỷ nợ quá hạn 2,11%, đến năm 2018 giảm xuống

42.510 triệu đồng với tỷ lệ 1,86%, đến năm 2019 tăng lên 44.703 triệu đồng với tỷ lệ 1,82%. Tuy vậy, chất lượng cho vay hộ gia đình ủy thác cũng bộc lộ một số hạn chế, do hoạt động ủy thác đối với các tổ chức hội, đoàn thể chủ yếu là kiêm nhiệm, không qua đào tạo, thiếu kinh nghiệm trong quản lý tài chính, trách nhiệm còn chưa cao trong công việc; ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV.

Một số hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, chưa kiểm tra đủ tỷ lệ tối thiểu theo nội dung thoả thuận đã ký với NHCSXH, chưa đảm bảo chất lượng, chưa phát huy được hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV.

Về hoạt động của Tổ TK&VVV:

Mục đích thành lập Tổ TK&VV: Nhằm tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để SXKD, cải thiện đời sống, cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.

Các tổ viên trong tổ giúp đỡ nhau từng bước có thói quen dành tiền tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hoá, hoạt động cho vay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022