Pháp Luật Về Thừa Kế Một Số Nước Trên Thế Giới Và Kinh Nghiệm Có Thể Vận Dụng

Thứ tư, về trình độ kỹ thuật pháp lý:

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải được xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Kỹ thuật pháp lý là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý:

- Kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu, được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

- Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật.

- Cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô động, lôgíc, chính xác và một nghĩa [75, tr.63].

PLVTK muốn đạt trình độ kỹ thuật lập pháp cao thì phải được xây dựng một cách khoa học, đúng nguyên tắc, đúng về thẩm quyền, nội dung và trình tự thủ tục ban hành, bảo đảm sự đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các nội dung trong mỗi văn bản, và giữa các văn bản trong cả hệ thống. Đồng thời PLVTK phải có kết cấu văn bản hợp lý, phương pháp trình bày rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, ngôn ngữ chính xác, phổ thông. Để đạt được tiêu chí đó, đòi hỏi các nhà làm luật không những am hiểu về chuyên môn mà còn tinh thông về mặt ngôn ngữ, văn phong. Không những biết kế thừa những truyền thống xây dựng pháp luật giàu bản sắc dân tộc của cha ông, mà còn học tập những tinh hoa, những văn minh của nhân loại.

Tóm lại, nếu như ba yếu tố đầu là những tiêu chí về nội dung, thì kỹ thuật pháp lý là tiêu chí về hình thức. Trong đó mỗi tiêu chí đều có ý nghĩa, vai trò riêng, nếu thiếu một trong các tiêu chí đó thì không thể đánh giá được mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật.

1.3. pháp luật về thừa kế một số nước trên thế giới và kinh nghiệm có thể vận dụng

Trong thế giới hiện đại, mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng của mình, thậm chí trong cùng một quốc gia cũng tồn tại vài hệ thống pháp luật khác nhau. Nhưng trong tất cả các hệ thống pháp luật đó có hai hệ thống pháp luật có tính chất kinh điển và ảnh hưởng lớn nhất đó là truyền thống pháp luật lục địa (Civil law) và truyền thống pháp luật án lệ (Com mon law). Trong truyền thống pháp luật lục địa, cơ sở pháp luật dân sự là luật La Mã (Roman law), luật dân sự bắt nguồn trước tiên từ các nước châu Âu lục địa như Pháp, Đức, Italia... các nước đã từng là thuộc địa của các nước này (như Việt Nam) sau đó được thừa nhận ở hệ thống pháp luật phương Tây như Nhật Bản, Thái

Lan, Trung Quốc, bên cạnh đó, ở một số nước truyền thống luật án lệ cũng tồn tại BLDS, đó là Bang Québec (Canađa) và Bang Lowssiana (Hoa kỳ).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Chính vì vậy, khi nghiên cứu PLVTK của một số nước trên thế giới, luận văn chỉ tập trung vào một số quốc gia nhất định, cụ thể: Luật La Mã với ý nghĩa là nguồn gốc của pháp luật dân sự. BLDS Pháp với ý nghĩa là BLDS điển hình trên thế giới. BLDS Thái Lan, Nhật Bản là những quốc gia châu á gần gũi với Việt Nam.

1.3.1. Pháp luật về thừa kế trong Luật La Mã cổ đại

Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay - 4

Trong Luật La Mã, luật dân sự là luật phát triển nhất về quy mô, phạm vi và kỹ thuật lập pháp. Các chế định luật dân sự La Mã rất phong phú, bao quát tất cả các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là các chế định về quyền sở hữu, hợp đồng và trái vụ, hôn nhân gia đình, thừa kế.

Các quy phạm PLVTK trong luật La Mã tương đối đầy đủ, điều chỉnh không chỉ các quan hệ về mặt nội dung mà còn cả trình tự thủ tục kiện thừa kế. Tồn tại trong luật của người La Mã có hai loại thừa kế, thừa kế theo di chúc (Testato); thừa kế theo luật (Inbestato). Nhưng với đặc tính quan trọng của quyền thừa kế ở La Mã là không kết hợp hai hình thức thừa kế cùng một lúc. Tức là, nếu có thừa kế theo di chúc thì không có thừa kế theo pháp luật và ngược lại. Pháp luật không cho phép trong di sản của người chết mà một phần di sản được chia theo di chúc, một phần khác được chia theo pháp luật.

Luật La Mã quy định di chúc là việc định đoạt tài sản của con người lúc qua đời với nội dung có sự chỉ định rõ về người thừa kế, việc chỉ định người thừa kế phải được ghi rõ ngay từ đầu và là nội dung cơ bản của di chúc. Nếu trong di chúc không ghi rõ những quy định về nguồn tài sản sẽ phân phát cho ai bao nhiêu và tên người thừa kế thì di chúc không có hiệu lực.

Theo luật La Mã, hoàn toàn hiểu di chúc là sự "giao dịch" (Negotio) đơn phương, hay hiểu cách khác đó là sự thể hiện ý chí của người viết di chúc. Chính vì vậy, không được hiểu di chúc là một hợp đồng (Contractu), vì trong di chúc không thể hiện được ý chí của người thừa kế, và người thừa kế có thể khước từ việc tiếp nhận tài sản thừa kế. ý chí của người thừa kế hoàn toàn không phụ thuộc vào địa điểm, không gian, thời gian, thời điểm mở di chúc. Hành vi nhận hoặc chối từ là hành vi độc lập, tách rời với di chúc [35, tr.161].

Xuất phát từ đó chúng ta có thể hiểu luật La Mã quy định người lập di chúc có quyền thay đổi việc chỉ định người thừa kế, truất quyền người thừa kế, thậm chí có quyền huỷ bỏ di chúc nếu điều đó là cần thiết và phù hợp với ý chí của mình.

Trong luật La Mã không có quy định cụ thể di sản bao gồm những gì

Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm kinh tế, xã hội của thời kỳ đó và những quy định về vật trong luật La Mã, chúng ta có thể biết được, khi chết công dân La Mã có thể để lại những gì? Dưới thời La Mã, sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo và chế độ xã hội là chiếm hữu nô lệ. Bởi vậy, đất đai và nô lệ được coi là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Những tư liệu này và những vật dụng quan trọng khác như nhà ở, cừu, ngựa, hàng hoá thủ công... được gọi là Res mancipi, những vật khác được gọi là Resnee mancipi [39, tr.71].

Như vậy, theo luật La Mã di sản quan trọng nhất, chủ yếu nhất mà người chết để lại là đất đai và nô lệ. Bên cạnh đó có các vật khác như nhà, gia súc, hàng hoá thủ công. Những tài sản công phục vụ cho những mục đích thiêng liêng như nhà thờ, mồ mã, lâu đài, trường thành thì không phải di sản thừa kế.

Để bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ đối với tài sản thừa kế luật La Mã ưu tiên cho các chủ nợ tách tài sản thừa kế khỏi tài sản của người thừa kế đang có. Tài sản thừa kế được trả cho chủ nợ của người lập thừa kế, sau đó mới phân cho những người thừa kế. Tại điểm b - Bảng V- luật XVII bảng còn quy định "những món nợ của người chết đem chia trực tiếp cho những người thừa kế tỷ lệ với phần di sản mà họ được hưởng". Như vậy, theo quy định luật La Mã, di sản không chỉ bao gồm tài sản mà còn có cả nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Người thừa kế, bên cạnh việc được hưởng di sản do người chết để lại, họ còn phải gánh chịu phần nghĩa vụ của người chết tương ứng phần di sản họ được hưởng.

Vấn đề di tặng được quy định tương đối rõ ràng, cụ thể trong luật La Mã. Theo luật La Mã di tặng là quyết định của người lập di chúc tặng cho người khác một quyền lợi, hoặc một số lợi tức từ tài sản thừa kế. Di sản phải được chỉ định rõ trong di chúc. Người được di tặng không phải là người thừa kế, họ không phải gánh chịu bất cứ nghĩa vụ nào của người chết. Trong trường hợp người chết chỉ định người thừa kế phải chuyển toàn bộ tài sản của mình cho người được di tặng, luật La Mã quy định người thừa kế có quyền để lại một phần tư (1/4) để thừa kế và người được di tặng phải thực hiện nghĩa vụ của người chết cũng như những người thừa kế khác [39, tr.79].

Từ những quy định trên cho thấy luật La Mã không cho phép người chết để lại toàn bộ di sản vào việc di tặng. Người được hưởng tài sản di tặng có quyền sở hữu phần tài sản đó, và phải gánh chịu nghĩa vụ người chết để lại.

Có thể khẳng định rằng, những quy định về thừa kế trong luật La Mã hết sức tiến bộ, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội thời đó. Cho đến ngày nay, nhiều quy định vẫn được tiếp tục sử dụng, được đưa vào các văn bản pháp luật dân sự của các quốc gia.

1.3.2. Pháp luật về thừa kế trong Bộ luật Dân sự nước cộng hoà

Pháp

BLDS Pháp hay còn gọi là Bộ luật Napoleon được ban hành năm 1804, gồm

2283 điều, được chia thành 3 quyển, trong đó phần thừa kế được quy định trong quyển 3, từ điều 718 đến điều 892 và chia thành 6 chương.

BLDS Pháp quy định về các hàng thừa kế cũng dựa trên quan hệ huyết thống với người để lại di sản thuộc trực hệ hay bàng hệ và theo đó người thừa kế được xác định theo trật tự ưu tiên trong việc hưởng di sản. Theo luật thừa kế của cộng hoà Pháp, thì trước hết di sản được truyền cho những người bề dưới không phân biệt độ tuổi, giới tính và không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha mẹ, đều được hưởng di sản [14, Điều 745]. "Con cháu trực hệ là những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, những con thuộc bậc thứ nhất, cháu thuộc bậc thứ hai và cứ như thế mà đi cho đến vô tận" [14, Điều 737, Điều 747]. Nếu không có người thừa kế ở hàng trên, thì những người bề trên của người để lại di sản được hưởng di sản theo nguyên tắc người ở bậc gần nhất, loại trừ những người ở bậc xa hơn và mỗi người hưởng một suất bằng nhau. Ngoài ra, PLVTK của cộng hoà Pháp còn quy định trong trường hợp bố, mẹ, các con của người chết không còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc người chết không có con, thì người là anh chị em hoặc các con của những người đó được hưởng di sản. Vợ hoặc chồng chỉ được thừa kế di sản của nhau trong trường hợp không có thân thuộc của bên vợ hoặc chồng chết trước.

khi người chết không có thân thuộc đến bậc có thể thừa kế, hoặc chỉ để lại thân thuộc bàng hệ, không phải là anh, chị, em hoặc không thuộc anh, chị, em, tài sản thừa kế đương nhiên hoàn toàn thuộc về vợ hoặc chồng không ly hôn còn sống và không có bản án xử ly thân đã có hiệu lực pháp luật. Người vợ goá hoặc người chồng goá của người để lại di sản không

thuộc bất kỳ một hàng thừa kế theo pháp luật nào của người đó [14, Điều 765].

Qua việc nghiên cứu những quy định về hàng thừa kế trong BLDS Pháp, chúng ta thấy diện thừa kế của cộng hoà Pháp dựa trên quan hệ chủ đạo huyết thống thân thuộc giữa người thừa kế với người để lại di sản. Quan hệ hôn nhân không được xem xét trong việc xác định chủ thể có quyền thừa kế một cách độc lập mà luôn bị chi phối bởi quan hệ huyết thống, việc thừa kế giữa những người quan hệ thân thuộc theo bàng hệ cũng bị giới hạn bởi thứ bậc, tới bậc thứ sáu thì không được thừa kế, trừ con cháu của anh chị em ruột người để lại di sản. Đặc điểm PLVTK Pháp là hàng thừa kế xen kẽ với bậc thừa kế. Thừa kế theo bậc được thực hiện khi người cùng hàng thừa kế được hưởng di sản đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì các con, các cháu của người đó được hưởng di sản, họ được gọi là người thừa kế đại diện.

Vấn đề thừa kế thế vị được quy định tương đối rõ ràng, cụ thể trong BLDS nước cộng hoà Pháp. Theo BLDS nước cộng hoà Pháp thừa kế thế vị là một giả định của luật, theo đó những người thừa kế thế vị được hưởng các quyền của người được thế vị. Thừa kế thế vị có thể được áp dụng đối với tất cả các bậc của dòng trực hệ bề dưới

Trong dòng trực hệ bề dưới, thế vị đến vô hạn. Thế vị được chấp nhận trong mọi trường hợp, hoặc các con của người chết cùng hưởng di sản với các con cháu của người con chết trước, hoặc tất cả các con của người chết đều chết trước người ấy, thì các con cháu của những người con ấy sẽ ở những bậc ngang nhau hoặc không ngang nhau [14, Điều 740].

Ngoài ra, BLDS nước cộng hoà Pháp còn quy định thừa kế thế vị cũng được thừa nhận trong trường hợp bố, mẹ, cháu, chắt, khi còn sống bị tước quyền thừa kế. Thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi. Từ những quy định này, chúng ta thấy rằng thừa kế thế vị theo pháp luật nước Pháp được mở rộng hơn, thừa kế đến vô hạn.

BLDS nước cộng hoà Pháp không quy định thế nào là di sản thừa kế. Tuy nhiên, theo các quy định tại quyển 2 (Tài sản và những thay đổi về sở hữu) thì "Cá nhân có quyền tự do định đoạt các tài sản thuộc sở hữu của họ theo quy định của pháp luật" [14, Điều 537] trừ những tài sản thuộc về quốc gia, tức là cá nhân có quyền để lại thừa kế mọi tài sản là động sản và bất động sản bao gồm cả đất đai thuộc sở hữu tư nhân, trừ những tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

Theo quy định của BLDS nước cộng hoà Pháp, di sản không chỉ bao gồm tài sản mà còn bao gồm cả nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tại Đ727 BLDS nước cộng hoà Pháp có quy định "những người thừa kế chính thức, những người thừa kế ngoài giá thú và vợ hoặc chồng còn sống đương nhiên được hưởng các tài sản, các quyền và các cổ phần của người chết và có nghĩa vụ trả các món nợ của người chết để lại, người thừa kế phải gánh chịu phần nghĩa vụ của người chết tương ứng với phần di sản được hưởng.

BLDS nước cộng hoà Pháp không quy định thời hiệu khởi kiện riêng về thừa kế mà quy định thời hiệu chung cho các vụ việc dân sự là 30 năm. Ngoài ra còn có những quy định về thời hiệu riêng đối với từng trường hợp cụ thể, không áp dụng thời hiệu, căn cứ gián đoạn thời hiệu. Mặc dù thời hiệu khởi kiện về thừa kế không có quy định, song có quy định cụ thể về người quản lý di sản không được công nhận quyền sở hữu đối với di sản theo thời hiệu. Người thừa kế thừa nhận nghĩa vụ sẻ được coi là gián đoạn, thời hiệu đối với chính người đó, về nghĩa vụ thanh toán từ di sản không hạn chế thời hiệu.

Theo quy định BLDS nước cộng hoà Pháp thừa kế theo di chúc có nhiều điểm tương tự nước ta. Cụ thể Điều 895 quy định "Di chúc là một chứng thư theo đó người để lại di chúc định đoạt sau khi chết, một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình, người đó có thể huỷ bỏ di chúc" [14].

Điều 967 quy định "mọi người đều có thể định doạt bằng di chúc để lập thừa kế hoặc để di tặng, hoặc được gọi bằng bất cứ tên nào khác để thể hiện ý chí của mình" [14]. Điều 969 quy định "Di chúc có thể viết tay, lập công chứng thư, hoặc lập di chúc bí mật" [14]. Bản chất di chúc bí mật tương tự như di chúc được lập tại công chứng nhà nước ở nước ta, nhưng có thủ tục chặt chẽ hơn. Theo Đ971 quy định việc lập di chúc bằng công chứng thư phải do 2 công chứng viên hoặc một công chứng viên và hai người làm chứng thừa nhận.

Như vậy, các quy định PLVTK trong BLDS nước cộng hoà Pháp đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và hoàn thiện PLVTK ở Việt Nam trong suốt thời gian gần 200 năm qua. Các quy định về thừa kế trong BLDS nước cộng hoà Pháp không chỉ tác động trong phạm vi các nước ở châu âu, mà còn lan rộng khắp nơi trên thế giới, như châu Mỹ (Pêru, Mêxico, Canađa...), châu Phi (Congo, Somalie,...) châu á (Philippin, Nhật, Việt Nam, Indonisia)... Có thể nói chế định thừa kế trong BLDS nước cộng hoà Pháp năm 1804 là một cuộc cách mạng về kỹ thuật làm luật. Các quy phạm pháp luật được sắp xếp theo một trật tự nhất định,

từng tiểu mục của chế định thừa kế được trình bày rõ ràng và logic. Các khái niệm pháp lý, các nguyên tắc của luật được nêu một cách ngắn gọn, nhưng đầy đủ và chuẩn xác, nhiều quy định đã trở thành mẫu mực được các quốc gia trên thế giới tham khảo học hỏi để hoàn thiện pháp luật.

1.3.3. Pháp luật về thừa kế trong Bộ luật Dân sự và thương mại Thái

Lan

BLDS và thương mại Thái Lan chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong

pháp luật của nước này. BLDS và thương mại Thái Lan có hiệu lực từ ngày 01/01/B.E 2468 theo lịch của vương quốc Thái Lan, tương đương với năm 1925. Bộ luật điều chỉnh toàn bộ các quan hệ phát sinh từ hoạt động thương mại và dân sự.

Quyền thừa kế được quy định tại phần cuối cùng trong BLDS và thương mại Thái Lan từ Điều 1599 đến Điều 1755 được chia thành 6 phần:

Phần 1: Những quy định chung;

Phần II: Quyền thừa kế theo pháp luật; Phần III: Di chúc;

Phần IV: Quản lý và phân phối di sản; Phần V: Tài sản không có người thừa kế; Phần VI: Thời hiệu.

Về di sản thừa kế, điều 1600 quy định: "tuỳ thuộc vào các quy định của bộ luật này tài sản của một người chết bao gồm mọi loại tài sản của người đó cũng như các quyền, nghĩa vụ và các trách nhiệm của người đó, từ những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm mà theo quy định của pháp luật hoặc theo tính chất của chúng hoàn toàn mang tính cá nhân đối với người đã chết". Như vậy, theo BLDS và thương mại Thái Lan di sản của người chết là mọi tài sản do người chết để lại. Mà tài sản là những đối tượng cụ thể (gọi là vật) và những đối tượng không cụ thể có thể có một giá trị và có thể chiếm dụng được [12, Điều 99], cũng theo Điều 1600, di sản mà người chết để lại không chỉ là tài sản, quyền tài sản mà còn là nghĩa vụ tài sản.

Về hàng thừa kế, theo quy định tại điều 1629 BLDS và thương mại Thái Lan thì "người thừa kế theo pháp luật được chia thành 6 loại, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mỗi loại có quyền thừa kế theo thứ tự sau đây:

1. Con cái; 2. Bố, mẹ; 3. Anh, chị, em đồng huyết thống; 4. Anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; 5. Ông, bà; 6. Chú, bác, cô, dì".

Người vợ (hay chồng) còn sống cũng là người thừa kế theo pháp luật và chịu sự điều chỉnh của những quy định đặc biệt của điều 1635 [16, tr.464]. Theo tinh thần điều luật trên, thì con (các cháu) của người để lại di sản được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất. Quyền thừa kế của các cháu (các chắt) được thực hiện trong trường hợp người cha, người mẹ của cháu chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với người để lại di sản là ông bà nội, ngoại. Vợ hoặc chồng của người để lại di sản không được quy định cụ thể trong một hàng thừa kế nhất định nào mà phụ thuộc vào các hàng và bậc thừa kế theo quan hệ huyết thống nội tộc của người để lại di sản. Theo đó mà phần di sản người vợ hoặc người chồng được hưởng của nhau khi một bên chết trước, tuỳ thuộc vào người chồng hoặc người vợ đó được xếp cùng hàng thừa kế với những người có quan hệ huyết thống ở bậc khác nhau của người để lại di sản.

Luật thừa kế của Thái Lan quy định hàng thừa kế xen kẽ với bậc thừa kế, thừa kế theo bậc được thực hiện khi người thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì các con (các cháu) của người đó được hưởng di sản, họ được gọi là người thừa kế đại diện. Vấn đề thừa kế theo di chúc được quy định tương đối rõ ràng, cụ thể trong BLDS và thương mại Thái Lan. Theo BLDS và thương mại Thái Lan thì bất kỳ một cá nhân nào, trước khi chết cũng có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Người lập di chúc có thể huỷ bỏ toàn bộ hoặc một phần di chúc của mình vào bất cứ lúc nào. Di chúc có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết. Một di chúc có giá trị pháp lý phải đảm bảo 3 điều kiện:

Thứ nhất, là người lập di chúc phải đủ 15 tuổi trở lên, minh mẫn, sáng suốt và có năng lực, hành vi lập [12, Điều 1703].

Thứ hai, hình thức di chúc phải phù hợp với quy định chương II tiêu đề này [12, Điều 1655 đến Điều 1672].

Thứ ba, người lập di chúc hoặc người làm chứng của di chúc không được là người thừa kế theo di chúc đó [12, Điều 1653].

Ngoài ra, BLDS và thương mại Thái Lan còn quy định các trường hợp lập di chúc là người câm, điếc, đang có nguy hiểm chết người; di chúc có chỉ định người kiểm tra tài sản, giải thích di chúc... Từ những quy định này cho thấy BLDS và thương mại Thái Lan quy định về thừa kế theo di chúc rất chặt chẽ, chúng ta nên tham khảo trong quá trình xây dựng luật.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí