Quy Định Chi Tiết Về Nội Dung Quyền Về Sự Riêng Tư

Dù vậy, cần thấy rằng BLDS năm 2015 vẫn còn những hạn chế về mặt nội dung. Mặc dù quy định về quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong BLDS năm 2015 có 4 điểm mới là: thay đổi về mặt thuật ngữ để tránh khỏi những khúc mắc về khái niệm bí mật đời tư trước đây; bổ sung thêm dữ liệu điện tử tại khoản 3 cho phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của công nghệ thông tin; bổ sung thêm quy định về bảo vệ thông tin trong giao dịch hợp đồng và cuối cùng là bổ sung nội dung quyền đối với bí mật gia đình, song nhận thức về quyền về bí mật đời tư trước đây hay quyền về đời sống riêng tư hiện nay đều chưa thể thể hiện hết các khía cạnh của quyền riêng tư. Hai quyền này mới chỉ đảm bảo sự riêng tư về thông tin, còn quyền riêng tư bao hàm sự riêng tư về nơi ở, danh dự, nhân phẩm,…

2.2.2. Quy định chi tiết về nội dung quyền về sự riêng tư


Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã và đang ban hành các đạo luật chuyên ngành, trong đó có quy định về quyền về sự riêng tư: quyền được bảo vệ đời tư về thông tin liên lạc, quyền được bảo vệ đời tư về thông tin cá nhân(hình ảnh, tên tuổi, địa chỉ,…), quyền được bảo vệ đời tư về thân thể(mẫu xét nghiệm máu, tóc,…), quyền được bảo vệ đời tư về nơi cư trú.

2.2.2.1. Quyền riêng tư trong lĩnh vực y tế:


Trong những năm qua, Quốc hội đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ sức khỏe cho người dân, trong đó có bảo vệ quyền về sự riêng tư như bảo vệ thông tin người bệnh, nghiêm cấm các hành vi phát tán tiết lộ thông tin người bệnh. Cu thể như sau:

*Luật phòng chống HIV/AIDS:


Khoản 5 Điều 8 Luật này quy định nghiêm cấm hành vi: “Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.”

Cũng theo quy định tại Điều 30 có một số đối tượng có thể thực hiện việc tiết lộ thông tin ngay cả khi không được sự đồng ý của người nhiễm HIV:

Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 6

Điều 30. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính


1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây:

a) Người được xét nghiệm;


b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

c) Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;

d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;

đ) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;

e) Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

Những đối tượng nêu trên có trách nhiệm giữ bí mật thông tin trừ trường hợp người nhận thông tin chính là người được xét nghiệm. Tuy nhiên việc tiết lộ thông tin người bệnh cần thực hiện theo Thông tư 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trình tự, trách nhiệm thông báo kết quả HIV dương tính. N quy định trình tự, trách nhiệm thông báo kết quả HIV dương biết việc một người bị nhiễm HIV mà chưa có sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoự, trách nhiệm thông báo kết quả HIV dương biết việc một người bị nhiễm HIV mà chưa có sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực ộc xin lỗi người bị nhiễm HIV, thành viên gia đình người bị nhiễm HIV.

*Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm

2006:


Khoản 9 Điều 11 Luật này quy định nghiêm cấm hành vi : “Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật”.

*Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2006:


Khoản 3 Điều 33 Luật này quy định “trách nhiệm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám chữa bệnh:

3.Giữ bí mật thông tin liên quan tới người bệnh.”


*Luật khám, chữa bệnh năm 2009:

Khoản 2 Điều 3 Luật này quy định một nguyên tắc quan trọng trong khám, chữa bệnh: “Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.”

Quyền của người bệnh được quy định tại Điều 8 và 11:


“Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư


1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.

2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.”

Điều 11. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh

1. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.”

Hồ sơ bệnh án được quản lý và khai thác theo khoản 3,4 Điều 59 Luật khám chữa bệnh năm 2009:

“3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:

a) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm;

c) Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:

a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;

b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;

c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.”

Các đối tượng được quy định tại Khoản 4 khi sử dụng các thông tin này cần có trách nhiệm giữ bí mật và phải sử dụng đúng với mục đích đã đề nghị với người đứng đầu cơ quan khám, chữa bệnh.

Với những quy định đã nêu trên, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật nước ta về quyền về sự riêng tư trong lĩnh vực y tế khá đầy đủ và tiến bộ, có nhiều điểm tương thích với pháp luật quốc tế.

2.2.2.2. Trong lĩnh vực giáo dục:


So với các lĩnh vực khác thì quyền về sự riêng tư trong lĩnh vực giáo dục chưa thực sự được quan tâm. Trong hệ thống văn bản pháp lý thì chưa có những quy định nhằm bảo vệ quyền về sự riêng tư của học sinh, sinh viên. Đa phần các đạo luật, văn bản dưới luật chỉ đề cập đến quyền và nghĩa vụ cơ bản như học tập, vui chơi… còn những vấn đề cụ thể bao gồm quyền về sự riêng tư thì giao cho các cơ sở tự quy định, miễn là không trái pháp luật.

Thực trạng quyền về sự riêng tư của học sinh sinh viên đang bị xâm phạm hết sức nặng nề:

- Vấn đề thứ nhất: Công khai điểm số của học sinh, sinh viên


- Vấn đề thứ hai: Giáo viên thu giữ tài sản của học sinh cũng như công khai thông tin đời tư của học sinh trước lớp học hoặc trước toàn trường.

Ví dụ như việc GVCN thu giữ sổ tay, thư từ riêng tư của học sinh do vi phạm làm việc riêng trong giờ và công khai thông tin đó trước lớp. Hành vi đó xâm phạm quyền sở hữu cũng như quyền về sự riêng tư của học sinh.

- Vấn đề thứ ba: Nội quy nhà trường can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của học sinh sinh viên.

2.2.2.3. Trong lĩnh vực báo chí xuất bản:


Quyền về sự riêng tư từ lâu đã được ghi nhận trong lĩnh vực báo chí. Từ những văn bản pháp lý đầu tiên như Luật báo chí năm 1898, Luật sửa đổi một số điều luật báo chí năm 1999, Nghị định 51/2002/NĐ-CP về hướng dẫn

thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 2009 và gần đây nhất là Luật báo chí năm 2016.

Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí tại Điều 5:

“3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án).

4. Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó. Đối với tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cơ quan báo chí thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.”

Luật báo chí năm 2016 thì bổ sung một số điều về các quyền và nghĩa vụ của nhà báo khi làm nghề, các nguyên tắc đạo đức của người làm nhà báo và đặc biệt là các hành vi bị cấm trong lĩnh vực này. Ví dụ như các hành vi đưa tin quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án, thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ đều bị cấm. Những quy định đó giúp bảo vệ tốt hơn quyền riêng tư trong lĩnh vực báo chí.

Bên cạnh đó, có một số đạo luật khác quy định về giới hạn của quyền về sự riêng tư một cách gián tiếp nhằm bảo vệ quyền về sự riêng tư:

- Luật xuất bản năm 2012:

Điều 10 Luật này quy định nghiêm cấm hành vi: “Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định”

Trong lĩnh vực này cũng quy định một số nguyên tắc của người có trách nhiệm phải tuân theo như không được xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân, các xuất bản không chứa nội dung tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân.

Ngoài những quy định cấm trên, còn có những quy định về xử lý những hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư trong lĩnh vực này (Khoản 2 Điều 7 Nghị định 02/2011/NĐ-CP):

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:

a) Thông tin sai sự thật nhưng chưa nghiêm trọng;


b) Minh họa, rút tít không phù hợp nội dung thông tin, làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin;

c) Đăng, phát thông tin về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nhưng không có chú dẫn xuất xứ tư liệu;

d) Tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

đ) Công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

e) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người đó, trừ các trường hợp tìm thân nhân của nạn

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí