ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TẠ QUỐC TUẤN
TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn
HÀ NỘI - 2016
MỤC LỤC
Trang | ||
Trang phụ bìa | ||
Lời cam đoan | ||
Mục lục | ||
Danh mục các từ viết tắt | ||
MỞ ĐẦU | 1 | |
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ | 8 | |
1.1. | Quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985 | 8 |
1.2. | Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 11 |
1.3. | Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2009 | 14 |
1.3.1. | Khái niệm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 17 |
1.3.2. | Khung hình phạt của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 29 |
1.4. | Dấu hiệu pháp lý hình sự của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 29 |
1.4.1. | Khách thể | 29 |
1.4.2. | Mặt khách quan | 32 |
1.4.3. | Chủ thể | 40 |
1.4.4. | Mặt chủ quan | 43 |
1.5. | Các trường hợp phạm tội cụ thể | 47 |
1.5.1. | Phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ thuộc khoản 1 Điều 281 | 47 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 2
- Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công Vụ Tro Ng Bộ Luật Hình Sự Năm 1999 Và Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Bộ Luật Hình Sự Năm 2009
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 4
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 281 Bộ luật hình sự | 48 | |
1.5.3. | Phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 281 Bộ luật hình sự | 61 |
1.5.4. | Hình phạt bổ sung của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 65 |
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG ỤV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | 69 | |
2.1. | Tình hình tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ từ năm 2010 đến 2014 | 69 |
2.2. | Áp dụng hình phạt đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 71 |
2.2.1. | Áp dụng hình phạt chính | 71 |
2.2.2. | Áp dụng hình phạt bổ sung "cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định" | 72 |
2.2.3. | Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 74 |
2.3. | Những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 75 |
Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | 80 | |
3.1. | Yêu cầu hoàn thiện các quy định của bộ luật hình sự việt nam năm 1999 về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 80 |
Đề xuất sửa đổi, bổ sung | 83 | |
3.3. | Một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự việt nam năm 1999 về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 84 |
3.3.1. | Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 84 |
3.3.2. | Kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng Chương XXI Bộ luật hình sự 1999 | 84 |
3.3.3. | Tăng cường năng lực, trình đ ộ chuyên môn và ý thức pháp luật, trách nhiệm của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân để đảm bảo việc giải quyết vụ án được thực hiện đúng quy định của pháp luật | 86 |
3.3.4. | Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đẩy mạnh công tác phê bình, tự phê bình | 87 |
3.3.5. | Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát | 87 |
3.3.6. | Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức cán bộ | 88 |
3.3.7. | Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, đấu tranh kiên quyết và tích cực đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn | 88 |
3.3.8. | Tập trung, giải quyết dứt điểm các vụ án đã được phát hiện và quy định việc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tội phạm | 89 |
KẾT LUẬN | 91 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 92 |
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
: Bộ luật hình sự | |
XHCN | : Xã hội chủ nghĩa |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước tiếp tục được giữ vững, nền kinh tế tiếp tục phát triển đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm, các tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng còn xảy ra nhiều. Trong đó nổi lên là tội phạm về tham nhũng đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, chính trị của đất nước, làm giảm lòng tin trong nhân dân [25, tr. 4]. Tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều ngành, cấp, lĩnh vực khác nhau. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra và nghiêm trọng hơn, loại tội này còn xảy ra ngay tại các cơ quan, tổ chức của Nhà nước. Có thể nói tội phạm tham nhũng là vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ từ 20 - 25/01/1994 khóa VII của Đảng chỉ rõ tệ quan liêu, tham nhũng là một trong bốn nguy cơ của cách mạng nước ta. Đặt vấn đề như thế có nghĩa tội tham nhũng nói chung không chỉ là một tệ nạn xã hội thông thường, chỉ tác hại thuần túy về mặt kinh tế mà đã trở thành vấn đề chính trị pháp lý, là nguy cơ uy hiếp sự tồn vong của chế độ.
Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chỉ thị, nghị quyết, đã tiến hành nhiều cuộc vận động lớn và được đông đảo quần chúng đồng tình ủng hộ, tuy nhiên đến nay loại tội phạm này không những không bị đẩy lùi, mà có lúc, có nơi còn phát triển nghiêm trọng hơn.
Đại hội IX của Đảng tiếp tục xác định tham nhũng là một trong các nguy cơ lớn , đó là: Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ.
Đấu tranh chống tội phạm tham nhũng nói chung đã và đang là một yêu cầu cấp bách nhằm làm trong sạch bộ máy của Đảng, Nhà nước, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, tăng cường nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tăng cường kỷ cương phép nước.
Trong nhóm tội phạm tham nhũng có thể thấy tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công ụv là loại tội trong những năm gần đây
đang có chiều hướng tăng lên cả về quy mô và tính chất, nổi lên nhiều trong
các lĩnh vực về quản lý đất đai thậm chí cả lĩnh vực y tế, giáo dục.
Thực tiễn những năm gần đây cho thấy do đặc điểm của nền kinh tế thị trường, sự quản lý của Nhà nước và tác động nhiều mặt của tình hình kinh tế xã hội nên tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ diễn biến khá phức tạp. Nhiều vụ án đã được phát hiện, điều tra nhưng do tính chất phức tạp của vụ án và đặc biệt còn thiếu những văn bản hướng dẫn, dẫn đến có những quan điểm, nhận thức khác nhau về pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, nên nhiều vụ án để kéo dài hoặc có đường lối xử lý khác nhau, dẫn đến tình trạng pháp luật không được áp dụng thống nhất.
Bộ luật hình sự (BLHS) đã được Quốc hội khóa X thông qua ạt i kỳ họp thứ 6 ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 trong đó quy ịđnh tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ đầy đủ hơn, chi tiết hơn, phản ánh được thực trạng công tác đấu tranh phòng chống loại tội này trong thời gian qua, giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi hơn.
Trước khi có BLHS 1999 thì những quy định của BLHS 1985 đối với tội này còn nhiều điểm chưa được hướng dẫn; thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn trong việc áp dụng BLHS để truy cứu đối với người phạm tội. BLHS 1999 quy định thêm nhiều điểm mới hơn, nếu không được hiểu thống nhất sẽ càng khó khăn
hơn trong việc áp dụng BLHS khi giải quyết các vụ án. Mặt khác, đến nay tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Chương XXI chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích hoặc hướng dẫn một cách toàn diện và đầy đủ, nên việc áp dụng qu y định của BLHS đối với tội này còn hạn chế.
Nghị quyết 37/2012 ngày 23/11/2012 của Quốc hội nêu:
Công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, phòng, chống tham nhũng, công tác đi ều tra, truy tố, xét xử và thi hành án còn có những hạn chế. Tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm tham nhũng còn diễn biến phức tạp, trên một số lĩnh vực còn có xu hướng tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô, tính chất. Công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm tham nhũng hiệu quả chưa cao, hiệu lực răn đe, phòng ngừa thấp... [37, Điều 1].
Năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ tư pháp còn y ếu, nhiều trường hợp tiêu cực, sa sút phẩm chất đạo đức...
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định nhóm tội về tham nhũng trong chương các tội về chức vụ. Trong đó tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công ụv " quy định tại Điều 281 là một trong những loại tội
thường gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết. Vì vậy việc nghiên cứu về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam là một yêu cầu khách quan, cấp thiết.
Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020"; và Nghị quyết số 49 -NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" với nội dung "sớm hoàn thiện hệ