Hoàn Thiện Pháp Luật Hình Sự Về Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản

Ngoài ra, việc xác định phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cũng gặp khó khăn và có những cách hiểu khác nhau như người phạm tội thực hiện năm lần trở lên là năm lần liên tục hay không liên tục, căn cứ nào để xác định họ chỉ dùng tài sản cưỡng đoạt được để làm nguồn sống chính, nếu chỉ cưỡng đoạt một số lần trong năm và dùng vào nguồn sống thì có bị coi là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp hay không?...

+ Bất cập trong việc quyết định hình phạt

Qua các ví dụ nêu trên, có thể nhận thấy hình phạt đối với người phạm tội này là không nặng, thậm chí có những vụ xử quá nhẹ. Có những vụ bị cáo thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, số tiền chiếm đoạt lớn nhưng hình phạt thấp, có vụ còn được hưởng án treo. Có những vụ án, hành vi phạm tội tương tự nhau, nhưng có vụ xử quá nặng, có vụ xử quá nhẹ.

+ Bất cập trong việc xử lý hành vi xiết nợ

Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự thì: "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định" [30].

Ngoài ra, khoản 4 điều 474 Bộ luật Dân sự quy định:

Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận [30].

Mặc dù pháp luật dân sự đã có những quy định rất chi tiết về hợp đồng dân sự vay mượn tài sản, tính pháp lý, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia hợp đồng cũng như trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân, thủ tục xét xử và thi hành án đối với những trường hợp các bên tham gia hợp đồng vi phạm nghĩa vụ của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế, các giao dịch dân sự vay mượn tài sản xảy ra rất đa dạng và phức tạp, các bên giao dịch vay mượn tài sản với nhau nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật về điều kiện giao kết hợp đồng, các thỏa thuận về lãi suất, thời hạn trả, biện pháp xử lý nợ thường không rõ ràng và thường gây bất lợi cho người vay, thậm chí có những trường hợp vượt quá khả năng thanh toán mà người vay vẫn phải chấp nhận. Trong khi đó, thủ tục khởi kiện, giải quyết tại Tòa án lại chưa đảm bảo về thời hạn, thủ tục xét xử và thi hành án kéo dài và gặp nhiều khó khăn do sự bất hợp tác của những người tham gia tố tụng. Dẫn tới việc người cho vay không thu hồi được tài sản, trong khi người vay không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào, dẫn đến sự bức xúc của người chủ nợ. Họ đã tự mình hoặc thuê những thành phần bất hảo, xã hội đen thực hiện việc bắt giữ, dọa nạt, đánh đập người vay nợ, dùng các biện pháp trấn áp mà pháp luật không cho phép, dẫn đến phạm tội.

Trong thực tiễn xét xử, các Tòa án thường kết án các bị cáo về tội "Cưỡng đoạt tài sản", kèm theo tội "Bắt giữ người trái pháp luật". Tuy nhiên, trong Điều 135 BLHS không có quy định cụ thể để xác định hành vi này, nên trong mọi trường hợp, các Tòa án thường căn cứ vào số lượng tài sản bị chiếm đoạt để ấp dụng khung hình phạt. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này của mỗi Tòa án cũng không thống nhất. Có Tòa án căn cứ vào ý định chiếm đoạt của bị cáo để xác định số lượng, ví dụ bị cáo yêu cầu bị hại viết giấy nhận nợ 1.000.000.000 đồng thì có Tòa án xác định số tiền đó để áp dụng khoản 4 Điều 135 BLHS. Tuy nhiên, tuy có viết giấy nhận nợ như vậy, nhưng người bị hại chỉ nộp 20.000.000 đồng, thì Tòa án lại chỉ lấy số tiền đó để xác định khung hình phạt. Như vậy, cùng một dạng hành vi, nhưng do không có hướng dẫn cụ thể nên việc xác định hậu quả của hành vi phạm tội không thống nhất, dẫn đến có vụ xử quá nặng, nhưng có vụ lại xử quá nhẹ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Mặt khác, trong thực tế hiện nay, việc người dân tự mình tham gia các giao dịch dân sự nhưng do không hiểu biết hoặc do hoàn cảnh nên buộc phải có những thỏa thuận trái pháp luật, phải chấp nhận hoặc buộc phải chấp nhận

cách giải quyết của các đối tượng bất hảo, chuyên đâm thuê chém mướn, giải quyết giao dịch xã hội bằng bạo lực hoặc bằng các biện pháp mà pháp luật không cho phép. Thực tiễn xét xử cho thấy, không phải lúc nào các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Tòa án cũng có thể biết hết các giao dịch xã hội, chỉ đến khi sự việc nảy sinh, có đơn trình báo thì mới phát hiện và xử lý được. Chính vì việc tự ý giải quyết đã dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền sở hữu tài sản cũng như an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đây cũng chính là hậu quả phi vật chất của dạng tội phạm này, nhưng khi xét xử, ít có Tòa án nào chỉ áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS vì lý do này, chủ yếu vẫn dựa vào số lượng tài sản bị chiếm đoạt để xác định khung hình phạt.

Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 11

b) Một số nguyên nhân của những tồn tại, bất cập nêu trên

Bên cạnh các tồn tại trong thực tiễn xét xử nêu trên thì vướng mắc trong quy định của BLHS về tội cưỡng đoạt tài sản cũng là một nguyên nhân cơ bản. Các nguyên nhân này cũng là vấn đề cần được các nhà làm luật Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, cụ thể là:

Thứ nhất: quy định của BLHS năm 1999 về tội phạm này chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trong Điều 135 BLHS năm không nêu định nghĩa pháp lý của tội cưỡng đoạt tài sản, không quy định CTTP cụ thể.

Thứ hai, việc hướng dẫn, giải thích pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh với tội phạm này. Nhận thức về quy định của pháp luật về hành vi này còn chưa đầy đủ. Năng lực, trình độ của cán bộ trong các Cơ quan tiến hành tố tụng chưa đáp ứng yêu cầu trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm này. Quan điểm, nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng về đường lối xử lý đối với tội phạm này còn chưa thống nhất, dẫn đến việc đấu tranh phòng ngừa loại tội này chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thứ ba, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa phù hợp thực tiễn phát triển của xã hội, nhiều vấn đề về nhận thức pháp luật của người dân về hành vi này chưa được giải thích, làm rõ. Nhiều trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội này, người thực hiện hành vi không nhận thức được việc làm của mình là hành vi vi phạm pháp luật, mà chỉ suy nghĩ đơn giản là do không lấy được tiền đã cho vay nợ thì bắt giữ người vay, dọa dẫm nhằm mục đích thu hồi số nợ. Tuy nhiên, do sử dụng những biện pháp không được pháp luật cho phép nên nhiều trường hợp chủ nợ lại trở thành bị cáo.


3.2. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN


3.2.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản

Sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên các lĩnh vực. Theo đó, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân trí…cũng có nhiều biến đổi, khởi sắc và được cộng đồng quốc tế trong và ngoài nước đánh giá cao. Trong thời gian tới, tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh và vững bức trên con đường chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt hai nhiệm vụ - bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đặc biệt từ nay đến năm 2020 là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cần tập trung nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, sản xuất phát triển với nhịp độ khả quan, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phù hợp đang phát huy trong đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt là quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế, ngoại giao của nước ta đang được mở rộng và thu

được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, chất lượng và hiệu quả của sức cạnh tranh còn kém, trình độ khoa học - công nghệ và nhiều lĩnh vực nhìn chung nước ta còn lạc hậu so với các nước.

Lĩnh vực xã hội còn nhiều tồn tại, các tệ nạn xã hội đang phát triển, tham nhũng và suy thoái đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Không những thế trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay có lối sống sa đọa, lười lao động, thích hưởng thụ; bởi vậy, tội phạm và tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng; nhiều loại tội phạm mới xuất hiện và diễn biến phức tạp, trong đó có tội cưỡng đoạt tài sản, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, trong đó có thủ đô Hà Nội, các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Cần Thơ, v.v...

Ngoài ra, trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, hòa nhập với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế, v.v... đòi hỏi chúng ta phải có nhiều biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm mà một trong những biện pháp quan trọng là hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự. Bởi lẽ, việc đổi mới pháp luật và hoàn thiện BLHS Việt Nam hiện hành, đúng như GS.TSKH Lê Cảm đã viết: "Chính là một trong nhiều yếu tố cơ bản mà nếu như thiếu nó thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không thể thành công, vì các quy định của pháp luật hình sự chính là căn cứ pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền". Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam nói chung và về tội cưỡng đoạt tài sản nói riêng là vô cùng cần thiết.

Việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội cưỡng đoạt tài sản có ý nghĩa quan trọng dưới các góc độ chính sau đây:

Một là, dưới góc độ chính trị - xã hội, ở một chừng mực nhất định - góp phần cụ thể hóa chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đối với việc

bảo vệ quyền sở hữu tài sản vào BLHS, bảo đảm hoạt động bình thường và ổn định của xã hội, qua đó kiên quyết xử lý nghiêm minh, triệt để và đúng pháp luật tất cả các hành vi xâm phạm sở hữu ở các mức độ khác nhau và đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tính tối thượng của pháp luật.

Hai là, dưới góc độ khoa học - nhận thức, việc hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam về tội cưỡng đoạt tài sản có ý nghĩa làm sáng tỏ quy định về hành vi cưỡng đoạt tài sản, từ đó có cơ sở rõ ràng để phân biệt giữa tội này với một số tội phạm khác có liên quan trong BLHS.

Ba là, dưới góc độ lập pháp hình sự, việc hoàn thiện này còn góp phần giúp cho các nhà làm luật nhận thấy những điểm chưa hợp lý của điều luật, để loại trừ các quy định đã lạc hậu, thiếu chính xác về mặt khoa học hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định mới cho phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, quy định và giải thích rõ nội dung hành vi cưỡng đoạt tài sản, hướng dẫn đầy đủ và chính xác một số tình tiết định tội, định khung với tội phạm này. Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này.

3.2.2. Những giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản

a) Hoàn thiện quy định về tình tiết định khung và chế tài xử lý đối với tội cưỡng đoạt tài sản

Quy định của BLHS hiện hành về dấu hiệu định khung của tội cưỡng đoạt tài sản vẫn còn gặp một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, cần phải nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp nhằm đảm bảo những đòi hỏi của nguyên tắc pháp chế, cũng như sự thống nhất về logic pháp lý và sự chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp trong luật hình sự. Từ đó, có những hướng dẫn cụ thể, chính xác để các cơ quan áp dụng pháp luật có thể áp dụng thống nhất, hiệu quả hơn. Trong đó một số vướng mắc thường gặp cần được tháo gỡ tập trung chủ yếu vào việc xác định chính xác các dấu hiệu định khung của tội phạm, về khái niệm

các dấu hiệu định khung được quy định trong điều luật cũng như sự phân hóa sâu sắc hơn về TNHS đối với những hành vi thỏa mãn những dấu hiệu định khung khác nhau…

Vì vậy, để góp phần hoàn thiện quy định của BLHS về dấu hiệu định khung của tội cưỡng đoạt tài sản, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định liên quan đến hình phạt được quy định trong các dấu hiệu định khung của tội cưỡng đoạt tài sản. Những vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định của BLHS năm 1999 về các dấu hiệu định khung của tội cưỡng đoạt tài sản như ở trên, việc một số Tòa án đã tuyên hình phạt cải tạo không giam giữ đối với bị cáo là không chính xác.Tuy nhiên, như đã phân tích, trong một số trường hợp người phạm tội có rất nhiều tình tiết giảm nhẹ, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội không gây nguy hiểm lớn cho xã hội, xứng đáng được khoan hồng và chịu hình phạt nhẹ, chính vì những vướng mắc liên quan quy định của pháp luật nêu trên mà các Tòa án nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung không thể xử lý một cách thực hợp lý, hợp tình đối với người phạm tội được. Theo chúng tôi, để đảm bảo yêu cầu, vai trò và nhiệm vụ của việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, đảm bảo công bằng xã hội nói chung, góp phần cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội BLHS nên sửa đổi quy định về vấn đề này theo hướng đa dạng hóa các tiêu chuẩn được áp dụng những hình phạt nhẹ đối với người phạm tội (như hình phạt cải tạo không giam giữ).

Đối với các vấn đề liên quan đến hình phạt quy định trong các dấu hiệu định khung của tội cưỡng đoạt tài sản chúng tôi xin được đề xuất sửa đổi như sau:

Sửa đổi mức cao nhất của từng khung hình phạt quy định tại Điều 135 BLHS năm 1999 theo hướng thấp hơn quy định của BLHS hiện hành, đặc biệt nên quy định tội cưỡng đoạt tài sản có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng (tức mức cao nhất của khung hình phạt là đến ba năm tù và đến bảy năm tù), có thể quy định giá trị tài sản bị người phạm tội cố ý chiếm đoạt ở mức tối

thiểu nào đó trở nên mới bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn hoặc hình phạt khác nặng hơn. Từ quy định này có thể giúp trong quá trình áp dụng chế tài đối với người phạm tội Tòa án có thể tuyên những hình phạt đúng với mức độ vi phạm.

Thứ hai, như đã phân tích ở trên, trong một số trường hợp người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn nhưng vì lý do muốn chủ quan của người đó hoặc trong quá trình thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản người phạm tội không đặt ra mục đích rõ ràng là chiếm đoạt từng ấy, không quan tâm tới giá trị tài sản. Những vấn đề này, khiến các cơ quan tố tụng gặp nhiều lúng túng thậm chí có những quyết định trái ngược nhau trong quá trình xử lý vụ án.

Ví dụ, người phạm tội nghĩ rằng tài sản của nạn nhân có tài sản trị giá lớn nhưng thực tế sau khi chiếm đoạt được mới biết giá trị tài sản nhỏ hơn nhiều lần. Việc chứng minh mục đích của tội phạm là vấn đề không hề đơn giản, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hậu quả pháp lý mà người phạm tội áp dụng pháp luật hình sự đối với người phạm tội trong những trường hợp này, có quan điểm xử lý người phạm tội với khung hình phạt tương xứng với giá trị tài sản người phạm tội đã chiếm đoạt được do việc chứng minh ý muốn chủ quan của người đó là rất khó khăn và đảm bảo nguyên tắc nhân đạo cũng như nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo của pháp luật. Hiện nay các văn bản chính thức của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã hướng dẫn trong trường hợp áp dụng dấu hiệu định khung hình phạt này nhưng để chặt chẽ, hợp lý và đảm bảo tính logic pháp lý hơn thì vấn đề trên nên được quy định ngay trong bộ luật.

Theo chúng tôi, để đảm bảo các yếu tố trên trong tương lai chúng ta có thể nghiên cứu theo hướng quy định rõ và bổ sung thêm cụm từ "cố ý chiếm đoạt" và "không xác định trước nhưng chiếm đoạt được" vào trước cụm từ mô tả giá trị định lượng đã được luật quy định. Điều đó cho phép khi xử lý người phạm tội ở các giai đoạn tố tụng chỉ cần quan tâm tới giá trị tài sản thực tế đã bị chiếm đoạt, trong trường hợp không chứng minh được ý muốn chủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2023