Theo chúng tôi, hành vi bắt giữ chị T và yêu cầu gia đình chị T đưa tiền không cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Bởi vì, mục đích ban đầu của H không phải đưa chị T đến căn nhà hoang để bắt cóc. Hành vi bắt giữ chị T chỉ xảy ra sau khi hai người cãi nhau và khi giam giữ chị T rồi H mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này việc xác định mục đích chiếm đoạt tài sản có trước hay sau khi thực hiện hành vi bắt cóc là vấn đề hết sức quan trọng để phân biệt đây là tội gì. Với những tình tiết khách quan như mô tả ở trên thì H không phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà phạm hai tội "Bắt giữ người trái pháp luật" và "Cưỡng đoạt tài sản".
2.3.3. Phân biệt tội cưỡng đoạt tài sản với tội cướp giật tài sản tại Điều 136 Bộ luật Hình sự
Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 BLHS, là một loại tội có tính chiếm đoạt tài sản của chủ thể khác và được thực hiện với lỗi cố ý. Người thực hiện tội phạm cướp giật tài sản phải là người có mục đích chiếm đoạt tài sản từ trước và thực hiện hành vi chiếm đoạt của chủ thể sở hữu bằng cách nhanh chóng giật, giằng lấy tài sản. Việc giật, giằng lấy tài sản này diễn ra một cách công khai.
Chủ thể của tội phạm cũng không hề có ý định che giấu hành vi của mình đối với chủ sở hữu cũng như mọi người xung quanh. Trong quá trình thực hiện tội phạm có thể phải sử dụng một tác động lực nhất định nhưng để chiếm đoạt tài sản nhanh chóng mà không để cho chủ sở hữu kịp phản ứng. Như vậy, chủ sở hữu tuy có biết hành vi phạm tội nhưng do diễn ra khá nhanh nên chưa kịp phản ứng.
Trong nội dung Điều 136 BLHS, chỉ quy định tội cướp giật tài sản như sau: "Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt..." mà không mô tả cụ thể những dấu hiệu của tội cướp giật tài sản mà chỉ nêu tội danh. Tuy chưa có một định nghĩa từ phía các nhà lập pháp nhưng xuất phát từ lý luận và thực tiễn có thể khái quát các hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản có các dấu hiệu sau: 1) dấu hiệu công khai; 2) dấu hiệu nhanh chóng.
Ngoài các dấu hiệu là đặc trưng cơ bản của tội cướp giật tài sản thì trong mặt khách quan của tội phạm này còn thấy xuất hiện dấu hiệu dùng vũ lực của người phạm tội. Dấu hiệu này ít xảy ra nhưng không thể coi nhẹ chúng. Trong thực tiễn xét xử, chúng ta rất dễ nhầm lẫn dấu hiệu dùng vũ lực trong tội cướp giật với tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Việc dùng vũ lực ở tội cướp giật tài sản so với tội cưỡng đoạt tài sản có phạm vi, mức độ và mục đích khác nhau. Hành vi dùng vũ lực trong tội cướp giật tài sản được tiến hành ngay trước hoặc song song với hành vi chiếm đoạt tài sản không phải để khống chế ý chí kháng cự của chủ sở hữu và không nhằm đe dọa gây nguy hại về tính mạng và sức khỏe cho chủ sở hữu, mà chỉ là những tác động nhẹ đến thân thể và với mục đích để tẩu thoát. Với thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt tài sản rồi tẩu thoát, người phạm tội cướp giật tài sản tuy có dùng một lực, một tác động nhất định đối với người đuổi bắt nhưng không có ý định đối mặt với chủ sở hữu, không có ý thức dùng vũ lực hoặc đe dọa sẽ dùng vũ lực. Đặc biệt người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không kịp phản ứng hoặc không có điều kiện để phản ứng để ngăn cản hành vi chiếm đoạt của người phạm tội.
Nếu hành vi dùng vũ lực để tẩu thoát gây nên một thương tích đáng kể cho người bắt giữ và hành vi đó đủ cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS thì người phạm tội ngoài việc chịu TNHS đối với tội cướp giật tài sản còn chịu TNHS đối với tội cố ý gây thương tích. Dùng vũ lực chống trả lại chủ sở hữu hoặc người bắt giữ trong tình tiết hành hùng để tẩu thoát chỉ bao gồm những trường hợp chưa gây thương tích hoặc gây thương tích nhẹ. Nếu người phạm tội có hành vi đe dọa dùng vũ lực để uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì người đó phạm tội cưỡng đoạt tài sản chứ không phải cướp giật tài sản. Hành vi này tuy có đặc điểm không dùng ngay tức khắc vũ lực nhưng người bị đe dọa bị uy hiếp về tinh thần, làm giảm ý chí phản kháng. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản mục đích là để chiếm đoạt tài sản, sự đe dọa dùng vũ lực chỉ ở mức độ giảm ý
chí kháng cự, người bị đe dọa hiểu rằng nếu không để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản thì trong tương lai gần họ có thể bị nguy hại về tính mạng hoặc sức khỏe. Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực trong tội cướp giật tài sản nếu có thì chỉ nhằm giảm quyết tâm bắt giữ của người đang đuổi bắt, tạo điều kiện cho người phạm tội chạy thoát chứ không có liên quan đến việc chiếm đoạt.
2.3.4. Phân biệt tội cưỡng đoạt tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản tại Điều 137 Bộ luật Hình sự
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội không có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa sẽ dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản mà lợi dụng tình trạng chủ tài sản ở vào điều kiện, hoàn cảnh không thể ngăn cản được để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành vi phạm tội không làm cho chủ tài sản lo sợ mà phải giao tài sản.
Về hậu quả: Tội cưỡng đoạt tài sản không bắt buộc phải có hậu quả xảy ra, hành vi khách quan đã phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội còn tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, hậu quả là yếu tố bắt buộc CTTP.
Về khách thể: Tội cưỡng đoạt tài sản xâm hại cùng một lúc hai khách thể là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu, nếu có xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì không phải là những thiệt hại về tính chất (tính mạng, thương tật) mà chỉ có thể là những thiệt hại về tinh thần (sự sợ hãi, lo âu), tuy có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không gây ra thương tích cho người bị hại, trong khi đó, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ xâm hại đến một khách thể là quan hệ sở hữu, không quan hệ đến khách thể là quan hệ nhân thân.
Về mặt chủ quan: Tội cưỡng đoạt tài sản mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách
nhiệm về tài sản. Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản vì hành vi chiếm đoạt tài sản bao hàm mục đích của người phạm tội rồi.
Ví dụ: Nguyễn Văn D và chị Nguyễn Thị M trước đây có quan hệ tình cảm, kinh tế với nhau; khoảng 17 giờ ngày 30/11/2006, chị M sử dụng xe máy hiệu ATTILA BKS 79L2-2628 đến tiệm cắt tóc Lan Anh do Nguyễn Văn D làm chủ tiệm gặp chị Khúc Thị Hoàng T (là thợ cắt tóc của tiệm) để thu tiền góp. Khi chị M ra về thì bị Nguyễn Văn D ngăn cản không cho về và hai bên đã xảy ra xô xát với nhau, D đã dùng tay đấm vào mặt chị M làm chảy máu mũi, bầm tím mắt, làm gãy chiếc vòng kim loại màu vàng đeo ở tay và một vòng kim loại màu trắng đeo ở chân của chị M. Chị M dùng ghế nhựa của tiệm đánh vào lưng của D và kêu cứu, thấy vậy, chị O là thợ cắt tóc của tiệm chạy vào can ngăn thì bị D đuổi ra ngoài, đồng thời đóng chốt cửa tiệm lại tiếp tục đánh chị M, sau khi đánh chị M, D đã lấy khăn lau mặt, xin lỗi chị M và ngỏ ý muốn đưa chị M đi bệnh viện khám và điều trị nhưng chị M không đồng ý. Khi năn nỉ chị M không được, D nhặt chiếc vòng đeo tay, chiếc vòng đeo chân, chiếc điện thoại di động hiệu Motorola V3i và chìa khóa xe máy của chị M rồi đi ra ngoài. D mở ngăn đựng đồ dùng của xe chị M lấy một túi xách bên trong có một chiếc CMND, một giấy đăng ký xe máy, một thẻ ATM và 170.000 đồng của chị M. D bỏ vòng đeo tay, vòng đeo chân, điện thoại di động vào túi xách của chị M đem cất vào tủ của D ở trong tiệm rồi khóa lại đồng thời khóa cửa không cho chị M ra ngoài. Sau đó, D lấy xe máy của chị M và bỏ đi, trước khi bỏ đi, D có đưa chìa khóa cho chị H (là người yêu của D) và dặn mở cửa cho chị M sau khi D đi khỏi tiệm, D đã tiêu xài hết 170.000 đồng của chị M. Ngày 01//12/2006, D dùng điện thoại hẹn gặp chị M tại quán cà phê Gia Viên trên đường Lê Hồng Phong, Nha Trang để giải quyết nhưng
không được nên sau đó D đã đón xe khách đi về Nghệ An. Ngày 03/12/2006 D dùng điện thoại di động của mình nhắn tin vào máy của anh Hồ Văn T (là chồng của chị M) với nội dung "Tít (tức anh T) bảo con M trả tôi 21 triệu đồng thì tôi mới trả xe…". Ngày 10/12/2006, D từ Nghệ An về Nha Trang, D đã liên hệ qua điện thoại với chị M với mục đích là trả lại tài sản nhưng chị M đã trình báo cơ quan Công an nên D bị bắt ngay sau đó. Tài sản mà D đã giữ của chị M, theo kết luận của Hội đồng định giá tài sản là 21.353.300 đồng.
Xung quanh vụ việc trên, có ý kiến cho rằng phải kết án D về tội "Cướp tài sản"; có ý kiến cho rằng phải kết án bị cáo về tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản" và cũng có ý kiến cho rằng phải kết án bị cáo về tội "Cưỡng đoạt tài sản".
Từ những tình tiết của vụ án trên cho thấy, giữa hành vi dùng vũ lực và hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy của D không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; giữa hành vi dùng vũ lực với hành vi chiếm đoạt không phải là hệ quả tất yếu của nhau. Hành vi D dùng tay đấm vào mặt và gây thương tích cho chị M là một hành vi hoàn toàn độc lập, không có liên quan đến gì đến hành vi hành vi chiếm đoạt sau đó. Hành vi này này chưa làm mất khả năng chống cự lại của chị M vì chị M đã dùng ghế nhựa đánh và lưng D và kêu cứu. Sau khi đánh chị M, D đã xin lỗi và ngỏ ý được đưa chị M đi bệnh viện khám và điều trị; khi D bỏ vòng đeo, vòng đeo chân, điện thoại di động vào túi xách của chị M đem cất vào tủ của D và khóa lại nhưng chị M không có phản ứng gì. Như vậy, ở đây D không có mục đích đánh chị M để lấy tài sản nên hành vi đó có thể loại trừ hành vi khách quan của tội tội cướp tài sản và cũng không thỏa mãn cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản do hành vi chiếm đoạt không đi liền ngay sau khi bị cáo thực hiện hành vi dùng vũ lực gây thương tích.
Theo chúng tôi, tuy D có hành vi dùng vũ lực đối với chị M nhưng giữa hành vi dùng vũ lực với hành vi chiếm đoạt tài sản có khoảng cách khá lớn về mặt thời gian. Hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản. Hành vi khóa cửa nhốt chị M ở trong nhà của D là nhằm mục đích để chị M không có điều kiện ngăn cản bị cáo lấy chiếc xe máy của chị M vì trước khi bỏ đi, bị cáo đã đưa chìa khóa cho chị H và dặn mở cửa cho chị M sau khi D đi khỏi. Khi nhốt chị M ở trong nhà cũng không thuộc dấu hiệu dùng thủ đoạn để uy hiếp tinh thần được vì giữa chị M và D đã có quan hệ quen biết nhau, làm ăn chung với nhau. Thời điểm hoàn thành của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản khi bị cáo có hành vi chiếm đoạn tài sản và lấy xe bỏ đi. Do đó, các hành vi xảy ra tiếp theo như nhắn tin cho chị M và anh T không có ý nghĩa trong việc xác định dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm.
Chương 3
THỰC TIỄN XÉT XỬ, MỘT SỐ GIẢI PHÁP
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN
3.1. THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN Ở NƯỚC TA
3.1.1. Đánh giá, phân tích tình hình xét xử tội cưỡng đoạt tài sản trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2013
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về tình hình thụ lý và xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói chung trên toàn quốc trong thời gian từ năm 2008 - 2013 (thống kê cấp tỉnh + quận/huyện) cho thấy: Số vụ án được thụ lý để xét xử là 368.761 vụ án với 634.874 bị cáo; trung bình mỗi năm thụ lý giải quyết là 61.460 vụ án với 105.812 bị cáo; trong đó, năm nhiều nhất là năm 2010 thụ lý 66.919 vụ án với 117.867 bị cáo, năm ít nhất là năm 2008 thụ lý 55.112 vụ án với 91.205 bị cáo. Số vụ án được đưa ra xét xử là 331.757 vụ án với 567.538 bị cáo; còn tồn lại là 8.698 vụ án với 20.366 bị cáo.
Qua nghiên cứu số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về tình hình thụ lý và xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản trong thời gian từ năm 2008 - 2013 (thống kê cấp tỉnh + quận/huyện), cho thấy:
Thứ nhất, về tổng số vụ án, số bị cáo bị xét xử về tội cưỡng đoạt tài sản phải giải quyết trên toàn quốc từ năm 2008 - 2013, có thể xem thống kê tại bảng 3.1 (trang 64).
Nhìn bảng 3.1 cho thấy: Từ năm 2008 đến 2013 số vụ án được thụ lý để xét xử về tội cưỡng đoạt tài sản chiếm tỷ lệ 0,27% so với tổng số vụ án đã thụ lý, số bị cáo chiếm 0,20% so với tổng số bị cáo đã được thụ lý về các tội phạm chung. Trong đó, năm 2006 số vụ án được thụ lý là 249 vụ án chiếm
0,45%, số bị cáo là 326 chiếm 0,35%; năm 2007 số vụ án chỉ còn chiếm 0,42%, số bị cáo chiếm 0,34%, đến năm 2011 số vụ án về tội cưỡng đoạt tài sản chỉ còn lại 0,13%, số bị cáo chiếm 0,09%.
Bảng 3.1: Tổng số vụ án, số bị cáo bị xét xử về tội cưỡng đoạt tài sản phải giải quyết trên toàn quốc từ năm 2008 - 2013
Tội phạm chung (I) | Tội cưỡng đoạt tài sản (II) | Tỷ lệ % (I) và (II) | ||||
Số vụ | Số bị cáo | Số vụ | Số bị cáo | Số vụ | Số bị cáo | |
2008 | 55.112 | 91.205 | 249 | 326 | 0,45 | 0,35 |
2009 | 62.166 | 103.733 | 264 | 355 | 0,42 | 0,34 |
2010 | 61.813 | 107.696 | 177 | 211 | 0,28 | 0,19 |
2011 | 64.381 | 112.387 | 133 | 152 | 0,20 | 0,13 |
2012 | 66.919 | 117.867 | 94 | 101 | 0,14 | 0,08 |
2013 | 58.370 | 101.986 | 78 | 94 | 0,13 | 0,09 |
Tổng | 368.761 | 634.874 | 995 | 1239 | 0,27 | 0,20 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Dấu Hiệu Pháp Lý Đặc Trưng Của Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 2 Điều 135 Bộ Luật Hình Sự
- Phân Biệt Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản Với Tội Bắt Cóc Nhằm Chiếm Đoạt Tài Sản Tại Điều 134 Bộ Luật Hình Sự
- Phân Tích Chế Tài Đối Với Các Bị Cáo Theo Quyết Định Của Tòa Án Về Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản
- Hoàn Thiện Pháp Luật Hình Sự Về Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Các Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Về Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Nguồn: Vụ Thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao.
Thứ hai, phân tích tình hình xét xử sơ thẩm tội cưỡng đoạt tài sản ở nước ta trong thời gian từ năm 2008 đến 2013, được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2: Phân tích tình hình xét xử sơ thẩm tội cưỡng đoạt tài sản ở nước ta trong thời gian từ năm 2008 - 2013
Số thụ lý | Chuyển hồ sơ | Số đã xét xử | Trả lại Viện kiểm sát | Số đình chỉ vụ án | Còn lại | |||||||
Số vụ | Số bị cáo | Số vụ | Số bị cáo | Số vụ | Số bị cáo | Số vụ | Số bị cáo | Số vụ | Số bị cáo | Số vụ | Số bị cáo | |
2008 | 249 | 326 | 1 | 2 | 228 | 292 | 11 | 17 | 0 | 0 | 9 | 15 |
2009 | 264 | 355 | 0 | 0 | 249 | 323 | 8 | 11 | 2 | 2 | 5 | 19 |
2010 | 177 | 211 | 1 | 1 | 158 | 190 | 11 | 13 | 1 | 1 | 6 | 6 |
2011 | 133 | 152 | 0 | 0 | 126 | 141 | 7 | 11 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2012 | 94 | 101 | 0 | 0 | 88 | 95 | 4 | 4 | 0 | 0 | 2 | 2 |
2013 | 78 | 94 | 0 | 0 | 75 | 83 | 3 | 11 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổng | 995 | 1239 | 2 | 3 | 924 | 1124 | 44 | 67 | 3 | 3 | 22 | 42 |
Nguồn: Vụ Thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao
.....