Phân Biệt Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản Với Tội Bắt Cóc Nhằm Chiếm Đoạt Tài Sản Tại Điều 134 Bộ Luật Hình Sự

trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản,..." [29]. Hiện nay đang có những cách hiểu khác nhau về dấu hiệu "làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên, theo chúng tôi đặt trong mối liên hệ với một số tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác có tính công khai, gần gũi với tội cưỡng đoạt tài sản như tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì hiểu hành vi phạm tội của tội cướp tài sản theo quy định của Điều 133 BLHS là: đối với nhóm tội này hành vi "dùng vũ lực" không bắt buộc phải gây ra hậu quả làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, còn đối với hai nhóm hành vi "đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc" hoặc có "hành vi khác" thì bắt buộc phải gây ra hậu quả là "làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản" mới được coi là hành vi khách quan của tội cướp tài sản và tội phạm được coi là hoàn thành.

- Đối với hành vi "dùng vũ lực làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản", theo cách hiểu phổ biến hiện nay thì hành vi này được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội như dao, súng... trợ giúp) tác động lên thân thể người bị tấn công (thường là người chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm... Bằng hành vi tấn công như vậy, người phạm tội không chủ nhằm (mong muốn) mà trên thực tế thường đã làm tê liệt sự chống cự của người bị tấn công, làm cho khả năng thực tế của sự chống cự không thể xảy ra hoặc làm cho người bị tấn công bị tê liệt về ý chí, không giám kháng cự. Ví dụ: làm cho người bị tấn công bị thương tích, bị trói lại, bị nhốt thậm chí bị giết chết nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi người bị tấn công đã (bị trói, bị thương, bị giết chết, bị tước tự do...) như vậy chính họ đã "lâm vào tình trạng không thể chống cự được" mà điều luật quy định. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt hành vi dùng vũ lực trong tội cướp tài sản có

tính chất nguy hiểm cao so với hành vi dùng vũ lực nhưng người có hành vi không nhằm làm tê liệt ý chí của người bị tấn công mà chỉ để dễ dàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng trong tội cướp giật tài sản.

- Đối với hành vi "đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản" theo cách hiểu phổ biến hiện nay là trường hợp người phạm tội không dùng vũ lực như trên mà bằng lời đe dọa (dọa giết chết, dọa gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe) hoặc cử chỉ như (dí dao, súng vào người) hoặc thường là kết hợp cả hai (có lời nói, cử chỉ đe dọa và kèm theo công cụ, phương tiện trợ giúp) dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu người bị tấn công (người chủ tài sản, người quản lý tài sản, người thân của người chủ tài sản hoặc quản lý tài sản...) chống cự lại. Bằng hành vi đe dọa, ví dụ: dọa đâm, chém hay bắn chết ngay... như vậy, người phạm tội (mong muốn) và thực tế thường đã khống chế được ý chí của người bị tấn công, làm cho người bị tấn công bị tê liệt ý chí kháng cự, người bị tấn công sợ bị giết chết ngay, sợ quá bị ngất, bị chết nên không có điều kiện kháng cự lại. Khi đã làm tê liệt ý chí kháng cự hoặc làm cho người bị tấn công bị chết, bị ngất như vậy, tội cướp tài sản được coi đã hoàn thành. Và khi người bị tấn công không có điều kiện để chống cự như vậy chính là họ đã lâm vào tình trạng không thể chống cự được mà điều luật nói tới và đây cũng là dấu hiệu quan trọng nhất để cho phép phân biệt hành vi "đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc" trong tội cướp tài sản có dấu hiệu này với hành vi "đe dọa sẽ dùng vũ lực" trong tội cưỡng đoạt tài sản không có dấu hiệu này mà chỉ có khả năng để lựa chọn việc chống lại nếu muốn.

Ví dụ: Anh Hoàng Văn Th chơi cá độ bóng đá và nợ Vũ Tiến D số tiền là 5.000.000 đồng. Vào khoảng 10 giờ ngày 21/7/2004, Vũ Tiến D đến nhà em trai là Vũ Tiến B và rủ B đi đến nhà Hoàng Văn Th để đòi tiền. Trên đường đi hai người vào quán uống nước. Khi ngồi trong quán, Vũ Tiến D bảo Vũ Tiến B là nếu không lấy được tiền thì lấy xe máy buộc Hoàng Văn Th phải trả tiền. Vũ Tiến B đồng ý cùng Vũ Tiến D đến quán cà phê gần nhà anh

Hoàng Văn Th đợi. Khoảng 15 phút sau, Vũ Tiến D thấy có một người phụ nữ đi xe Win chạy qua quán, Vũ Tiến D hỏi bà chủ quán "kia có phải là vợ của Hoàng Văn Th không". Bà chủ quán trả lời là "phải". Ngay sau đó Vũ Tiến D lấy xe máy chở Vũ Tiến B đuổi theo. Đi được 200m thì Vũ Tiến D dừng xe hỏi người sửa xe cạnh đường "kia có phải là vợ Hoàng Văn Th không" và người này trả lời "đúng là vợ Hoàng Văn Th có tên là Y". Khi biết chắc chắn đó là vợ của Hoàng Văn Th thì Vũ Tiến D tiếp tục đuổi theo chị Th đến trường cấp 2 Nghĩa Tân thì gặp chị Y đi xe ngược chiều chở 2 đứa con. Vũ Tiến D ra hiệu cho chị Y dừng xe lại. Vũ Tiến B ở lại giữ xe của mình. Còn Vũ Tiến D tiến lại gần chị Y và hỏi "Chị có phải là vợ Hoàng Văn Th không". chị Y trả lời "phải, anh hỏi gì vậy". Vũ Tiến D nói tiếp "Chị đưa tôi chiếc xe vì anh Hoàng Văn Th còn nợ tôi tiền không chịu trả". Chị Y trả lời "không, tôi không biết ". Vũ Tiến D dùng hai tay giằng tay lái xe Win. Hai bên giằng co được một lúc thì chị Y nói "anh bỏ ra không tôi la lên bây giờ". Nghe vậy, Vũ Tiến D rút con dao gọt trái cây từ trong túi ra đe dọa "im mồm ngay". Thấy Vũ Tiến D rút dao ra, chị Y sợ liền dắt hai đứa con chạy về phía công an phường và kêu "cướp! cướp! cứu tôi với". Do chị Y bỏ chạy nên Vũ Tiến D đã lấy được xe Win trị giá 10.600.000 đồng chạy về Sóc Sơn để xe và ở tại nhà người quen. Sau đó Vũ Tiến D điện cho anh Hoàng Văn Th biết là đã lấy xe từ chị Y và nói anh Hoàng Văn Th phải mang tiền ra chuộc.

Sáng ngày 27/7/2004 Vũ Tiến B đi Sóc Sơn tìm Vũ Tiến D. Vũ Tiến D nói cho Vũ Tiến B biết chỗ để xe và dặn về nói lại với Hoàng Văn Th thỏa thuận cho chuộc xe lấy tiền. Nghe lời Vũ Tiến D, Vũ Tiến B về Cầu Giấy hẹn và gặp anh Hoàng Văn Th. Khi ấy Vũ Tiến B nói anh có tiền không? muốn nhận xe phải giao đủ 5.000.000 đồng. Anh Hoàng Văn Th trả lời cứ lấy xe về rồi giao tiền, không được thay đổi phụ tùng trong xe. Đồng thời lấy tiền ra đưa cho Vũ Tiến B xem. Thấy Hoàng Văn Th có tiền nên Vũ Tiến B chở đi lấy xe về. Trong khi giao xe, viết giấy tờ và mới nhận 500.000 đồng thì bị Công an bắt quả tang.

Như vậy, trong trường hợp này, hành vi của Vũ Tiến D và Vũ Tiến B đã cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS, vì: Vũ Tiến D đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi đó thể hiện ở việc dùng hai tay giằng xe Win, chị Th nói "anh bỏ ra không tôi la lên bây giờ". Vũ Tiến D còn rút dao gọt trái cây từ trong túi ra đe dọa "im mồm ngay". Người đe dọa là một thanh niên, còn người bị đe dọa là một người phụ nữ. Hung khí mà người đe dọa sử dụng là con dao díp, trong khi người bị đe dọa lại không có bất cứ một thứ vũ khí nào để chống lại. Sự đe dọa đó đã làm cho chị Th lâm vào tình trạng không thể chống cự được nên chị Th bỏ xe và hai đứa con chạy về phía Ủy ban nhân dân phường kêu "Cướp! Cướp! cứu tôi với".

Ở tội cưỡng đoạt tài sản, người phạm tội không nhằm mục đích làm cho người bị đe dọa lâm vào tình trạng không thể chống cự được và thực tế người bị tấn công cũng không bị tê liệt ý chí - không lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Do đó hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc không làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản là trường hợp phạm tội cướp chưa đạt chứ không thể chuyển xuống tội cưỡng đoạt tài sản. Ví dụ: dùng súng giả dọa bắn chết ngay nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng người bị đe dọa nhận thức được đó là súng giả và chống cự lại; hoặc dọa đâm, bắn chết ngay nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng người bị tấn công do có võ đã gạt được dao, súng và bắt được kẻ tấn công. Đe dọa sẽ dùng vũ lực trong tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi có thể được thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng cũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc. Có những trường hợp người bị hại bị người phạm tội đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu không giao tài sản cho người phạm tội nhưng người bị hại không sợ và không giao tài sản cho người phạm tội, sau đó người phạm tội đã thực hiện hành vi dùng vũ lực đối với người bị hại thì cũng không phải là hành vi cướp tài sản mà vẫn là hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Ví dụ: Sáng ngày 1/6/2003, Nguyễn Văn Q là thợ xây ở huyện VL, tỉnh V đến xã PL huyện Đ đòi tiền nợ. Trên đường đi, Q gặp Kiều Đức T, Nguyễn Xuân Q và Nguyễn Văn M cùng ngồi trên một chiếc xe máy đi ngược chiều, Nguyễn Văn Q liền vẫy tay chào. Nhưng ba người này lại cho rằng Nguyễn Văn Q khiêu khích, chỉ đểu nên quay xe lại đuổi theo xe máy chở Q. Khi Nguyễn Văn Q vào tới nhà anh Lư Văn T thì ba người này cũng tới và xảy ra xô xát. Nguyễn Văn M đã dùng tay đánh Nguyễn Văn Q và được mọi người can ngăn nên cả ba tên này bỏ ra ngoài quán uống nước. Khoảng 15 phút sau, Q rời nhà anh Tưởng và đến nhà anh Hoàng Quang M. Vì cho rằng Kiều Đức T đuổi đánh nên Nguyễn Văn Q chạy vào nhà anh Hoàng Quang M kêu cứu. Tại đây, Nguyễn Văn Q kể lại cho Hoàng Quang M nghe toàn bộ sự việc. Nghe xong, Hoàng Quang M tức tốc mượn xe máy đi tới quán nước nơi Kiều Đức T, Nguyễn Xuân Q và Nguyễn Văn M đang ngồi uống nước. Khi thấy ba người đang ngồi uống bia, Hoàng Quang M quát "chúng mày thích đánh nhau à" và đánh cả ba người. Anh X là chủ quán ra can ngăn cũng bị Hoàng Quang M đánh. Trước thái độ hung hãn của Hoàng Quang M, cả ba người cùng nói "cho bọn em xin lỗi". Hoàng Quang M nói "bây giờ mỗi thằng phải nộp cho tao 20.000 đồng tiền tao đổ xăng đi xuống đây". Ba người này đều bỏ chạy và Hoàng Quang M đuổi theo bắt được Nguyễn Văn M lôi về quán anh X. Tại đây, Hoàng Quang M nói "bây giờ chúng nó chạy hết, mày phải nộp cho tao 100.000 đồng". Nguyễn Văn M nói "em không có tiền", thì Hoàng Quang M yêu cầu đi sang quán nước bên đường để vay. Không vay được tiền, Nguyễn Văn M rút trong túi ra 67.000 đồng đưa cho Hoàng Quang M cầm 60.000 đồng rồi trả lại cho Nguyễn Văn M 7.000 đồng rồi bỏ về nhà.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Trong trường hợp này, hành vi của Hoàng Quang M đã cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 BLHS mà không cấu thành tội cướp tài sản vì: Hoàng Quang M đã ít nhiều dùng vũ lực. Đó là hành vi quát "chúng mày thích đánh nhau à" và đánh cả ba người là Kiều Đức T, Nguyễn Xuân Q và Nguyễn Văn M. Nhưng đó chỉ là hành vi thị uy mà chưa kèm theo

mục đích chiếm đoạt tiền của họ. Chỉ sau khi ấy Hoàng Quang M nói "bây giờ mỗi thằng phải nộp cho tao 20.000 đồng, tiền tao đổ xăng đi xuống đây" với thái độ uy hiếp tinh thần của Kiều Đức T, Nguyễn Xuân Q và Nguyễn Văn M. Nhưng ba người này đều bỏ chạy. Điều này khẳng định là hành vi của Hoàng Quang M không uy hiếp nổi tinh thần của ba thanh niên này. Hoàng Quang M đuổi theo bắt được Nguyễn Văn M lôi về quán anh X. Tại đây, Hoàng Quang M nói "bây giờ chúng nó chạy hết, mày phải nộp cho tao

Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 8

100.000 đồng". Phải đến lúc này Hoàng Quang M mới nói "em không có tiền", thì Hoàng Quang Minh yêu cầu sang quán nước bên đường để vay. Khi không vay được tiền, Nguyễn Văn M mới bắt buộc phải chọn cách duy nhất là rút trong túi ra 67.000 đồng đưa cho Hoàng Quang M.

2.3.2. Phân biệt tội Cưỡng đoạt tài sản với tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tại Điều 134 Bộ luật Hình sự

Điều 134 BLHS quy định:"Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì…" [29]. Như vậy, người phạm tội thông qua hành vi bắt cóc để nhằm chiếm đoạt tài sản.

Về khách thể: Cũng giống tội cưỡng đoạt tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đồng thời xâm phạm đến hai quan hệ xã hội: quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu, nhưng khách thể bị xâm hại trước là quan hệ nhân thân, thông qua việc xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội mới xâm phạm đến quan hệ tài sản. Nếu không xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội cũng không thể xâm phạm đến quan hệ tài sản được.

Về hành vi khách quan: Hành vi khách quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thể hiện qua hành vi bắt người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản. Bắt cóc là hành vi bắt, giam giữ người khác trái pháp luật. Thông thường người phạm tội thực hiện hành vi bắt cóc người khác một cách lén lút rồi đem giấu đi một nơi nào đó, sau đó tìm mọi cách thông báo với

người thân của người bị bắt cóc biết và yêu cầu họ phải nộp một số tiền hoặc tài sản mới thả người bị bắt cóc ra. Nếu không nộp tiền thì người bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

Khác với tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực, không gây ra những thiệt hại về tính mạng, thương tật mà chỉ có thể gây ra những thiệt hại về tinh thần như lo âu, sợ hãi. Nạn nhân trong tội cưỡng đoạt tài sản không bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm ngay tức khắc nhưng nạn nhân trong tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm ngay tức khắc nếu bản thân họ hoặc người quản lý tài sản không đáp ứng yêu cầu của người phạm tội.

Về hậu quả: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản có cấu thành hình thức, việc người phạm tội có đạt được mục đích hay không, không có ý nghĩa về mặt định tội. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi bắt cóc và đe dọa để đòi tài sản, không phụ thuộc vào việc họ có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Về mặt chủ quan: Tội cưỡng đoạt tài sản mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước hoặc sau khi thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản. Tuy nhiên, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mục đích chiếm đoạt tài sản luôn luôn có trước hành vi bắt cóc. Mục đích của việc bắt cóc là để chiếm đoạt tài sản.

Ví dụ: Nguyễn Minh H và Lê Thị T có quan hệ yêu đương với nhau, trong thời gian hai người yêu nhau H có đề nghị T quay một số clip nhạy cảm của hai người để làm kỷ niệm và T đồng ý. Clip nhạy cảm quay xong H là người giữ, T không quan tâm đến nó. Một thời gian sau, một phần do gia đình T ngăn cản, một phần do H không có công ăn việc làm ổn định nên T chán nản và đòi chia tay với H. H không đồng ý ngay mà đã nhiều lần đề nghị T suy nghĩ lại. T quyết tâm chia tay với H và H đã đồng ý. Tuy đã chia tay

nhưng H vẫn nhớ và yêu T. Một hôm, H gọi điện cho T ra quán café nói chuyện, T đồng ý. Khi đến quan café, H không ngồi trong quán mà đứng ở ngoài, T bảo H vào quán ngồi H liền trả lời trong quan toàn người quen của H và T, sợ mọi người hiểu lầm hai người đã quay lại với nhau. T thấy có lý nên đứng ở ngoài, H bảo T lên xe máy để H chở đi lòng vòng. T đồng ý. Sau đó H chở T đến một ngôi nhà bỏ hoang trong khu dân cư, H nói vào đó ngồi nói chuyện cho yên tĩnh. Không nghi ngờ gì T vào đó ngồi nói chuyện với H. Ban đầu H hỏi han tình hình cuộc sống và công việc của T từ sau khi hai người chia tay, hai người tâm sự với nhau như những người bạn lâu ngày không gặp nhau. T nói với H rằng T đã có người yêu là anh M, hai người dự định sẽ cưới nhau trong thời gian tới. Nghe T nói vậy H rất buồn, H đã nói với T rằng H đã có công việc làm ổn định, thu nhập cao có thể lo cho cuộc sống của T và H nếu hai người lấy nhau. Tuy nhiên, T nói với H hai người đã chia tay nhau và T không muốn quay lại với H, T sẽ cưới anh M trong thời gian tới. Hai người lời qua tiếng lại, H đã tát T, bị T chống cự và la hét, H đã bịt mồm T lại và dọa nếu T không yên lặng H sẽ giết chết T. T sợ quá nên ngồi im, nhân tiện lúc đó H đã khống chế và đẩy T vào một phòng trong ngôi nhà có cửa ra vào, sau đó chốt cửa bên trong lại. Trong ngôi nhà chỉ có H và T. Lúc này H mới nhớ ra việc H đang có clip nhạy cảm của hai người và gia đình T thuộc loại giàu có, bố mẹ làm quan chức ở địa phương. H liền nảy ra ý định bắt T gọi về cho bố mẹ T yêu cầu họ phải đưa cho H 500 triệu đồng nếu không sẽ tung clip nhạy cảm của hai người lên mạng sẽ ảnh hưởng đến danh dự của T và gia đình T. Bố mẹ T nhận được điện thoại liền đồng ý giao tiền cho H với điều kiện H không làm ảnh hưởng đến tính mạng và giao lại toàn bộ clip nhạy cảm của hai người cho bố mẹ T. H đã đồng ý. Sau đó bố mẹ T đã mang tiền đến giao cho H tại địa điểm mà H yêu cầu thì H bị công an bắt.

Xung quanh vụ việc này, có ý kiến cho rằng H có hành vi phạm tội "Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản"; có ý kiến khác cho rằng H có hành vi phạm tội "Bắt giữ người trái pháp luật" và tội "Cưỡng đoạt tài sản".

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí