Phân Tích Chế Tài Đối Với Các Bị Cáo Theo Quyết Định Của Tòa Án Về Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản

Nhìn bảng 3.2 cho thấy: Trong thời gian từ năm 2008 đến 2013, tổng số vụ án về tội cưỡng đoạt tài sản là 995 vụ với 1239 bị cáo, trong đó đã xét xử là 924 vụ với 1124 bị cáo (chiếm tỷ lệ 92,8% số vụ và 90,7% số bị cáo). Trong đó, năm 2008 có 249 vụ với 326 bị cáo, năm 2008 có 264 vụ với 355 bị cáo, những năm sau số vụ án và bị cáo phạm tội này giảm dần, ít nhất là năm 2011 có 78 vụ với 94 bị cáo. Như vậy, nếu tính trung bình thì mỗi năm có khoảng 165 vụ với gần 207 bị cáo.

Số vụ án chuyển hồ sơ rất ít, chỉ có 02 vụ với 03 bị cáo, hồ sơ trả Viện kiểm sát có 44 vụ với 67 bị cáo; số vụ án đình chỉ có 03 vụ với 03 bị cáo. Số vụ án còn lại chưa xét xử 22 vụ với 42 bị cáo.

Thứ ba, phân tích chế tài đối với các bị cáo theo quyết định của Tòa án (hình phạt và các biện pháp tha miễn TNHS và hình phạt, hình phạt bổ sung) về tội cưỡng đoạt tài sản, thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3: Phân tích chế tài đối với các bị cáo theo quyết định của Tòa án về tội cưỡng đoạt tài sản



Năm

Phân tích số bị cáo đã xét xử

Hình phạt chính

Hình phạt bổ sung

Không có tội

Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt

Trục xuất

Cảnh cáo

Phạt tiền

Cải tạo khônggiam giữ

Án treo

Từ 03 nămtrở xuống

Từ 03 năm đến năm

Từ 07 năm đến15 năm

Tịch thu tài sản

Phạt tiền

Trục xuất

2008


1



2

3

71

177

34

4

2

19


2009





5

7

79

160

67

5

4

5


2010




1

1

1

58

109

19

1




2011






3

51

75

11

1




2012






5

31

40

18

1

4



2013





2

2

16

59

4

3




Tổng

0

1

0

0

10

21

306

620

153

15

10

24


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 10

Nguồn: Vụ Thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao.

Nhìn bảng 3.3 cho thấy:


Số bị cáo đã bị xét xử từ năm 2008 đến 2013 được miễn TNHS hoặc miễn hình phạt rất ít, chỉ có 01 bị cáo.

Qua nghiên cứu cho thấy: việc cho người phạm tội bị xét xử tội cưỡng đoạt tài sản được hưởng án treo và hình phạt tù từ 07 năm trở xuống chiếm tỷ lệ rất cao, 306 bị cáo được áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, tính trung bình mỗi năm có khoảng 61 bị cáo được hưởng án treo khi phạm tội này. Đặc biệt, trong các năm 2008, 2009 và 2010, số bị cáo được hưởng án treo chiếm tỷ lệ rất cao là 71, 79 và 58.

Về hình phạt từ từ 03 năm trở xuống: từ năm 2008 đến 2013 có đến 620 bị cáo được hưởng khung hình phạt này, tính trung bình mỗi năm có khoảng hơn 103 bị cáo được hưởng khung hình phạt từ 03 năm trở xuống. Trong ba năm 2008, 2009 và 2010 số bị cáo được hưởng khung hình phạt này rất cao là 177, 160, 109, có nghĩa là mỗi năm có hơn 100 bị cáo được hưởng khung hình phạt từ 03 năm trở xuống.

Về khung hình phạt từ 03 năm đến 07 năm: số bị cáo được hưởng khung hình phạt này ít hơn từ năm 2008 đến 2013 chỉ có 153 bị cáo bị phạt ở khung hình phạt này. Về khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm: số bị cáo bị xử phạt ở khung hình phạt này ít nhất chỉ có 15 bị cáo bị xử phạt ở khung hình phạt này khi phạm tội cưỡng đoạt tài sản.

Việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo phạm tội cưỡng đoạt tài sản trong thời gian từ năm 2008- 2013 chủ yếu là hình phạt tiền. Từ năm 2008- 2013 có 24 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền.

Thứ tư, phân tích đặc điểm về nhân thân của các bị cáo bị xét xử về tội cưỡng đoạt tài sản trong thời gian từ năm 2008-2013, số liệu thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4: Đặc điểm về nhân thân của các bị cáo bị xét xử về tội cưỡng đoạt tài sản



Năm

Đặc điểm về nhân thân người phạm tội

Cán bộ công chức

Đảng viên

Cấp ủy viêntừ cấp huyện trở lên

Tái phạm,

Tái phạm nguy hiểm

Nghiện ma túy

Dân tộc thiểu số

Nữ

Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi

Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi

Từđủ 18 đến 30 tuổi

Người nước ngoài

2008




9


2

53

1

5

111


2009




1

1


40

7

3

94


2010







19


3

53


2011







9

2

2

39


2012






1

13

3


28


2013




1

1


8


1

46


Tổng




11

2

3

142

13

14

371


Nguồn: Vụ Thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao.


Nhìn bảng 3.4 cho thấy:

Số bị cáo phạm tội cưỡng đoạt tài sản không có đối tượng nào là đảng viên, cán bộ công chức. Số bị cáo là nữ chiếm tỷ lệ tương đối cao, mỗi năm có trung bình 24 bị cáo là nữ phạm tội này.

Đối tượng phạm tội tập trung vào lứa tuổi đã trưởng thành từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi, nhiều nhất là năm 2008 có 111 bị cáo ở độ tuổi từ đủ 18 đến dưới 30tuổi phạm tội này.

Thứ năm, so sánh tỷ lệ số vụ án, số bị cáo bị xét xử về tội cưỡng đoạt tài sản với tổng số vụ án, số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu (các tội phạm từ Điều 133 đến Điều 145 BLHS), được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Tỷ lệ số vụ án, số bị cáo bị xét xử về tội cưỡng đoạt tài sản với tổng số vụ án, số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu



Năm

Các tội xâm phạm sở hữu (từ Điều 133 đến 145)

Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135)

Tỷ lệ %

Số vụ án (I)

Số bị cáo (II)

Số vụ án (III)

Số bị cáo (IV)

(I) và (III)

(II) và (IV)

2008

10.449

21.262

249

326

2,38

1,53

2009

11.542

22.952

264

355

2,28

1,54

2010

13.642

29.291

177

211

1,3

0,72

2011

13.176

29.195

133

152

1,0

0,52

2012

12.732

30.332

94

101

0,73

0,33

2013

11.167

25.997

78

94

0,69

0,36

Tổng

72.708

159.029

995

1.239

1,36

0,77

Nguồn: Vụ Thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao.


Nhìn bảng 3.5 cho thấy:

Trong tổng số vụ án và số bị cáo phạm các tội xâm phạm sở hữu (các tội từ Điều 133 đến Điều 145 BLHS) thì số vụ án và số bị cáo phạm tội cưỡng đoạt tài sản chiếm tỷ lệ rất ít cả về số vụ và số bị cáo. Nhiều nhất là năm 2008 chiếm 2,38% tổng số vụ và 1,53% tổng số bị cáo; ít nhất là năm 2011 chiếm 0,69 % tổng số vụ và 0,36% tổng số bị cáo.

3.1.2. Thực tiễn xét xử các vụ án cưỡng đoạt tài sản

Qua nghiên cứu một số bản án cụ thể do các Tòa án các cấp trong cả nước đã xét xử về tội cưỡng đoạt tài sản, có thể nhận thấy hành vi cưỡng đoạt tài sản thường được thể hiện dưới một số dạng hành vi sau:

Một là, người phạm tội đe dọa sẽ hủy hoại tài sản nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội hoặc gây khó khăn cho người có tài sản đang thực hiện một công việc để chiếm đoạt tài sản

Ví dụ 1: Ngày 16/4/2012, anh Nguyễn Văn T điều động xe ủi đến san lấp khu đất nằm sau nhà anh Th tại khu phố 6, Phường 5 theo thỏa thuận của

hai bên thì gặp Nguyễn Văn S và Phạm Phú M. Khi gặp anh T, S đe dọa anh T và buộc anh T phải đóng tiền cho S mới được san ủi đất, nếu không sẽ bị đánh, anh T sợ nên không dám san ủi đất. Ngày 21/4/2012 S tiếp tục gọi điện cho anh T để nói chuyện, khi anh T đến gặp S, S yêu cầu anh T phải đưa cho S

50.000.000 đồng, anh T xin giảm xuống 25.000.000 đồng, S đồng ý. Sau đó, anh T đưa trước cho S 10.000.000 đồng, S hẹn sau 5 ngày phải giao nốt tiền. Về hành vi này, S đã bị xử phạt 02 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.

Ví dụ 2: Khoảng 21h ngày 12/10/2012, sau khi uống rượu, Lê Văn V đi bộ ra cầu Rạch Ruộng để chặn đầu xe ô tô, đe dọa các lái xe đẻ chiếm đoạt tiền. Khi gặp xe ô tô của anh Nguyễn Thanh L, V chặn lại và xin tiền nhưng anh L không cho, V liền dùng cây gậy bạch đàn đập bể kính xe của anh L, anh L đã phải đưa cho L 500.000 đồng. V khai ngoài vụ việc này, trong thời gian tháng 10/2012, V còn thực hiện 03 vụ khác với hành vi tương tự. Về hành vi này, V đã bị xử phạt 02 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản (Tòa án không áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp).

Ví dụ 3: Ngày 12/5/2012, anh Lê Văn S điều khiển xe công nông thì bị lật xuống mương nước. Anh S gọi điện nhờ bạn đến cẩu giúp. Lúc này Lê Đình Th và Nguyễn Hữu N đi đến và nói đây là vùng đất của chúng tôi, muốn cẩu xe thì phải thuê Th và N với giá 15.000.000 đồng, muốn tự cẩu xe thì phải nộp 7.000.000 đồng. Anh S không đồng ý thì bị Th và N liên tục đe dọa, không cho cẩu xe lên. Ngày hôm sau, anh S đã phải nộp cho Th và N

6.400.000 đồng thì mới cẩu được xe lên. Về hành vi này, Th và N đều bị xử phạt 09 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản, nhưng cho hưởng án treo.

Hai là, người phạm tội giả danh là những nhân viên Nhà nước có thẩm quyền như cán bộ, chiến sĩ Công an, Nhà báo... để kiểm tra, bắt giữ, khám người có tài sản buộc họ phải giao nộp tiền hoặc tài sản.

Ví dụ 1: Khoảng 21h ngày 03/4/2012, Vũ Minh Đ, Bùi Thanh L và Nguyễn Thanh T cùng nhau đến phòng anh Đặng Xuân Th ở trường Trung

cấp Y tế chơi. Khi đến nơi thì anh Th không có nhà, chỉ có 4 người bạn đang ngồi chơi đánh bạc. Đ, L và T cùng vào, Đ giả làm Công an, đe dọa những người đang đánh bạc. Anh L là một người đánh bạc đã phải đưa cho Đ

400.000 đồng và 1 chiếc điện thoại. Về hành vi này, Đ đã bị xử phạt 01 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản.

Ví dụ 2: Ngày 23/10/2012, Dương Đức Ngh đến quán AD và mua dâm với chị Nh, sau khi quan hệ với chị Nh, Ngh đã giả danh là Công an, đe dọa bắt chị Nh nếu chị Nh không đưa cho Ngh 50.000.000 đồng. Do lo sợ bị bắt nên chị Nh đã phải đưa cho Nghi 500.000 đồng. Về hành vi này, Ngh đã bị xử phạt 05 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 135 BLHS.

Ba là, dọa sẽ làm lộ những bí mật đời tư của người có tài sản mà họ không muốn cho ai biết để chiếm đoạt tài sản hoặc bịa đặt, vu khống người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản

Ví dụ 1: Nghiêm Quý Ph có quan hệ tình cảm với chị Trần Thị Mỹ Ch từ tháng 3/2011 khi cả hai người đã có gia đình. Sau một thời gian, chị Ch muốn chấm dứt quan hệ thì Ph không đồng ý và ra điều kiện chị Ch phải đưa cho Ph 20.000USD nếu không Ph sẽ gửi những đoạn phim và hình ảnh 2 người quan hệ tình dục cho gia đình chị Ch. Do lo sợ chị Ch đồng ý nhưng chỉ có 200.000.000 đồng. Khi Ph nhận của chị Ch số tiền trên tại quán Café thì bị công an bắt quả tang. Về hành vi này, Ph đã bị xử phạt 04 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản theo điểm d khoản 3 Điều 135 BLHS.

Ví dụ 2: Ông Lê Hải A đang nằm trong diện được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Nguyễn Đức B là nhà báo liền gửi email cho ông A một bài báo với nội dung tố cáo ông A đã từng có quan hệ tình cảm bất chính với chị C với gợi ý nếu ông A chịu chi một số tiền cho B thì B sẽ không cho đăng bài báo này. Mặc dù ông A và chị C không có quan hệ tình cảm với nhau nhưng vì không muốn bị mất uy tín trước khi bầu cử nên ông A đã đồng ý giao tiền cho B.

Năm là, hành vi cưỡng đoạt tài sản xuất phát từ việc đòi nợ bất hợp pháp (hay còn gọi là hành vi xiết nợ)

Đây là dạng tội phạm mới, xuất hiện tương đối nhiều trong thời gian gần đây, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân không tìm được nguồn vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh nên đã phải vay tiền, lãi suất cao của các đối tượng cho vay nặng lãi, đối tượng "xã hội đen", đến thời hạn do chưa trả được nợ nên đã bị các đối tượng này bắt giữ, đánh đập và buộc phải viết giấy nhận nợ với số tiền lớn gấp nhiều lần số tiền vay, thậm chí phải cầm cố nhà đất, tài sản có giá trị lớn để trả nợ.

Ví dụ 1: Năm 2008 anh Đ vay của anh Vũ Văn T 400.000.000 đồng. Hết hạn vay, anh T đòi nhiều lần nhưng anh Đ không trả. Do anh T còn nợ của Hà Tuấn D 480.000.000 đồng nên anh T đã thỏa thuận gạt khoản nợ của anh Đ cho D thu hồi.

Ngày 28, 29/9/2011 các bị cáo Hà Tuấn D, Bùi Thế T, Lê An L, Hoàng Ngọc T và Quản Hồng H đã có hành vi bắt giữ anh Phạm Văn Đ đưa về nhà nghỉ V, đồng thời bắt anh Đ phải viết giấy ghi nhận nợ số tiền 1.008.000.000 đồng và yêu cầu chị K vợ anh Đ mang tiền đến chuộc. Khi bọn chúng đang nhận 540.000.000 của chị K thì bị bắt giữ.

Với hành vi trên, Tòa án nhân dân thành phố HN đã xử phạt Hà Tuấn D 13 năm tù, Bùi Thế T 12 năm tù, Lê An L 11 năm tù, Hoàng Ngọc T 10 năm tù và Quản Hồng H 09 năm tù về các tội bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản.

Ví dụ 2: Do nghi ngờ anh Vũ Văn B dùng thủ đoạn gian dối khi chơi đánh số đề chiếm đoạt 300.000.000 đồng, nên ngày 31/11/2011 Kiều Ngọc L, Nguyễn Ngọc B, Nguyễn Văn Th, Đỗ Xuân H, Nguyễn Tiến Ng, Hoàng Trung K, Lục Hải H đã bắt giữ anh Vũ Văn B đưa về nhà nghỉ, dùng xích trói chân, dùng kéo dọa cắt ngón tay, dùng súng dọa bắn ép buộc anh B phải trả

lại tiền hoặc phải viết giấy nhận nợ số tiền 1.050.000.000 đồng. Do sợ hãi nên anh B phải gọi vợ là chị M mang chiếc xe ô tô đi cầm cố lấy 280.000.000 để trả cho K.

Với hành vi trên, Tòa án nhân dân thành phố HG đã xử phạt Kiều Ngọc L 03 năm tù, còn lại Nguyễn Ngọc B, Nguyễn Văn Th, Đỗ Xuân H, Nguyễn Tiến Ng, Hoàng Trung K, Lục Hải Hùng mỗi bị cáo 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về các tội bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản.

3.1.3. Một số tồn tại, bất cập trong thực tiễn xét xử và những nguyên nhân cơ bản

a) Một số tồn tại, bất cập trong việc xử lý tội phạm này

+ Bất cập trong việc áp dụng tình tiết định khung hình phạt

Khi xử lý các hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản, mặc dù Điều luật có quy định tình tiết định khung là số lượng tiền bị chiếm đoạt, nhưng khi vận dụng để xét xử, các Tòa án cũng có những cách hiểu khác nhau, lúng túng trong việc xác định hậu quả của hành vi cưỡng đoạt tài sản, dẫn đến việc vận dụng pháp luật không phù hợp.

Trong các ví dụ nêu trên, vụ Dương Đức Ngh đe dọa, bắt chị Nh phải đưa 50.000.000 đồng, trên thực tế Ngh chỉ lấy được 500.000 đồng. Tuy nhiên, Tòa án đã xử phạt Ngh theo điểm d khoản 2 Điều 135 BLHS (tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng). Trong khi đó, Nghiêm Quý Ph buộc chị Ch phải đưa 20.000 USD nhưng Tòa án chỉ xác định Ph chiếm đoạt số tiền thực tế là 200.000.000 đồng theo điểm a khoản 3 Điều 135 BLHS (tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng). Trong các trường hợp trên thì các Tòa án còn chưa có sự thống nhất khi xác định hậu quả của hành vi phạm tội: là số tiền bị cáo có ý định chiếm đoạt hay số tiền bị hại chấp nhận nộp hay số tiền thực tế người thực hiện hành vi phạm tội đã nhận…

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí