Phân Biệt Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản Với Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản


Tại khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015, nhà làm luật quy định các tình tiết định tội “Đã bị kết án về tội này” đối với tội LDTNCĐTS còn điểm hạn chế thể hiện ở chỗ chưa mang tính răn đe người phạm tội và phòng ngừa chung cho xã hội.

Cần phải xét thêm dấu hiệu “Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích, mà còn vi phạm” đối với trường hợp chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại có giá trị dưới định lượng tối thiểu của Điều 175 BLHS để xét hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS theo Điều 175 BLHS. Và cũng chính điều này phát sinh vướng mắc trên thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về việc không truy cứu TNHS được đối với chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại có tiền án về tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng trong vụ án chủ thể thực hiện hành vi LDTNCĐTS lại có tài sản chiếm đoạt có giá trị dưới mức tối thiểu. Bên cạnh đó, người có hành vi LDTNCĐTS có giá trị dưới mức định lượng tối thiểu và tiền án về tội chiếm đoạt mặc dù thuộc loại ít nghiêm trọng như: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản… thì lại bị coi là tội phạm và bị xử lý TNHS.

Thực tiễn áp dụng pháp luật cũng cho thấy quy định hành vi “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả” dẫn đến một số vướng mắc. Câu hỏi đặt ra là bao lâu được gọi là “đến thời hạn trả lại tài sản” theo quy định tại Điều 175. Thời hạn nêu trên là ngay sau khi kết thúc thời hạn theo hợp đồng vay, mượn, cho thuê tài sản hay sau một khoảng thời gian nhất định và làm cách nào để chứng minh “có điều kiện, có khả năng” “cố tình không trả” vì đây là những quy định mang tính định tính, khó xác định trên thực tế.

Trong vụ án LDTNCĐTS, mức thiệt hại về giá trị tài sản bị chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt gây ra là hậu quả trực tiếp của của tội


LDTNCĐTS. Hay nói cách khác, Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ [48, tr.121]. Là tội phạm có cấu thành vật chất nên hậu quả được xác định là yếu tố bắt buộc đối với cấu thành của tội LDTNCĐTS. Điều 175 khoản 1 BLHS năm 2015 nêu rò giá trị tài sản bị chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng cho đến dưới 50.000.000 đồng thì sẽ cấu thành tội phạm tội LDTNCĐTS. Trường hợp giá trị tài sản của bị hại bị chiếm đoạt nằm ở mức dưới 4.000.000 đồng thì chủ thể có thẩm quyền định tội danh phải xem xét xem chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hay chưa, hoặc chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt đã bị kết án về tội LDTNCĐTS hay chưa, hoặc chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt đã bị kết án về một trong các tội tại Điều 174, 173, 172, 171, 169, 168 Bộ luật hình sự mà vẫn chưa được xóa án tích đối với các tiền án trước lẩn phạm tội này, hoặc hành vi phạm tội của chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là phương tiện kiếm sống chính của bị hại hoặc hành vi phạm tội của chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với bị hại chủ thể có thẩm quyền định tội danh xem xét kết luận hành vi phạm tội của chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS. Ở tội LDTNCĐTS không có trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng có trường hợp phạm tội chưa đạt vì chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đã dùng thủ đoạn gian dối nhưng vì những lý do khách quan nên người phạm tội không thực hiện được thủ đoạn đó. Theo quy định tại Thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội chỉ bị coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt nếu trước


đó họ đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (nay là Luật xử lý vi phạm hành chính) hoặc bị xử lý kỷ luật theo đúng Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng vũ trang hoặc bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền về một trong các hành vi chiếm đoạt như: cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; cướp giật tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; LDTNCĐTS; tham ô tài sản mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật vi phạm các hành vi nêu trên để được xem là chưa từng vi phạm các hành vi nêu trên thì khi định tội danh hành vi chiếm đoạt có tài sản có mức giá trị dưới 4.000.000 đồng vẫn bị truy cứu TNHS về tội LDTNCĐTS. Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới

4.000.000 đồng và chưa chiếm đoạt được nhưng lại thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt chưa được xoá án tích thì hành vi này đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nhưng về đường lối xử lý, tuỳ từng trường hợp cụ mà quyết định việc có truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội hay không. Dưới góc độ quan điểm cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng phải cân nhắc truy cứu TNHS đối với các trường hợp đã bị xử phạt hành chính nhiều lần về hành vi chiếm đoạt, có nhiều tiền án, hành vi phạm tội mang tính chất chuyên nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Người phạm tội LDTNCĐTS chỉ bị xử lý nếu như hành vi của họ là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả làm thiệt hại về tài sản chỉ xuất phát từ hành vi mà chủ thể thực hiện tội phạm. Công cụ, phương tiện, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội là những yếu tố khác trong mặt khách quan của tội phạm này và không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội có quan hệ nhân quả, là yếu tố CTTP bắt buộc đối với tội phạm có CTTP vật chất.


Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 5

* Chủ thể của tội phạm

Dấu hiệu của chủ thể của tội phạm là có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên. Đây là một trong các điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật hình sự 1999, thể hiện ở chỗ Bộ luật mới đã có sự tách bạch rò ràng hơn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Chủ thể của tội phạm là một trong những yếu tố quan trọng để chủ thể có thẩm quyền đình tội danh tiến hành định tội danh đúng người đúng tội đúng pháp luật.

Mặc dù còn có só sự thay đổi quan trọng, phù hợp với tình hình đất nước và xu thế toàn cầu về chủ thể của tội phạm là BLHS năm 2015 quy định pháp nhân thương mại cũng là chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, chủ thể của tội LDTNCĐTS được quy định là cá nhân đủ tuổi chịu TNHS và có đầy đủ khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi. Chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể bị truy cứu TNHS về tội LDTNCĐTS của người khác và phải có năng lực TNHS. Hay nói cách khác là khả năng nhận thức của chủ thể về hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Do đó, chủ thể có năng lực TNHS cần đạt tới độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật để đảm bảo khả năng nhận thức đầy đủ về hành vi mình gây.

Như vậy, một trong các điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999 về chủ thể của tội LDTNCĐTS là người đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên và có NLTNHS. Quy định của BLHS nawnm 2015 có sự tách bạch rò ràng hơn về độ tuổi chịu TNHS đối với người bị coi là chủ thể của tội LDTNCĐTS.

* Mặt chủ quan của tội phạm

Phân tích mặt chủ quan của tội phạm ta thấy rằng đó là trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội họ đã thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện, thể hiện ở


dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong quá trình định to65id danh thì yếu tố lỗi là bắt buộc, không có lỗi thì hành vi không bị xem là tội phạm và không truy cứu TNHS.

Tội LDTNCĐTS được thực hiện do cố ý trực tiếp. Điều mà chủ thể thực hiện tội phạm hướng đến là ý chí muốn chiếm đoạt tài sản của bị hại. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên vẫn có trường hợp không có mục đích chiếm đoạt trực tiếp từ tài sản của bị hại nhưng thể hiện ý chí chấp nhận mục đích chiếm đoạt của đồng phạm trong vụ án thì vẫn bị chịu TNHS. Trong cấu thành tội phạm tội LDTNCĐTS thì những dấu hiệu bắt buộc của một hành vi phạm tội là động cơ, mục đích phạm tội của người phạm tội phải gắn liền với các hành vi gian dối, bỏ trốn, không trả lại tài sản cho bị hại.

Như đã phân tích bốn yếu tố CTTP của tội LDTNCĐTS có quan hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại khách quan, không thể tách rời nhau và là cơ sở pháp lý để truy cứu TNHS, cho phép định tội danh chính xác hơn đối với tội nêu trên.

Tại Điều 175 BLHS năm 2015, nhà làm luật nước ta cũng quy định các tính tiết định khung tăng nặng, theo đó một trong các tình tiết phạm tội như có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt tài sản có trị giá tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, dùng thủ đoạn xảo quyết, gây ảnh hưởng xấu đên an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tái pháp nguy hiểm sẽ cấu thành tội phạm tăng nặng thứ nhất theo khoản 2 Điều luật nói trên. Tình tiết phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên đến 500.000.000 đồng cấu thành tội phạm tăng nặng thứ hai, theo Khoản 3 Điều 175 BLHS năm 2015, còn phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên cấu thành tội phạm tăng nặng thứ ba quy định tại Khoản 4 Điều luật này.


Như vậy, trong số các tình tiết định khung tăng nặng ngoài những tình tiết có tính định lượng, còn có cả những tình tiết có tính định tính mà chủ thể định tội danh gặp nhiều khó khăn trong định tội danh tội LDTNCĐTS như tình tiết “có tính chất chuyên nghiệp” chẳng hạn. Hiểu thông thường thì tính chuyên nghiệp được hiểu theo ý nghĩa về kinh nghiệm chuyên sâu. Nghị quyết số 01/2006/HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS giải thích rằng chuyên nghiệp là các lần phạm tội của người phạm tội là nghề sinh sống và kết quả phạm tội là nguồn sống chính. Sự giải thích này khó chứng minh trong thực tế. Phải có văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm tạo sự thống nhất trong tư duy nhận thức pháp luật cho chủ thể có thẩm quyền định tội danh.

1.2.3. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trong BLHS Việt Nam, tội LĐCĐTS và Tội LDTNCĐTS đều được quy định trong Chương XVI về các tội xâm phạm sở hữu. Đây là hai tội độc lập, song trong hành vi của chúng có một số điểm đan xen dễ dẫn đến sai lầm trong nhận thức về khi định tội danh. Tại đây xuất hiện nhu cầu phân biệt chúng để tránh nhầm lẫn trong định tội danh tội LDTNCĐTS và tất nhiên cả tội LĐCĐTS. Ngoài những điểm giống nhau, hai tội pày khác nhau chủ yếu thể hiện ở những điểm sau đây:

Một là: thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của bị hại

Người phạm tội ở tội LDTNCĐTS là hoàn toàn ngay thẳng, hợp pháp thông qua những hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản nhưng mục đích che giấu việc ko trả lại tài sản cho bị hại nên đã dùng hành vi dùng thủ đoạn gian dối đối với bị hại. Hành vi chiếm đoạt của người phạm tội ở tội LDTNCĐTS thể hiện ở việc không thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản cho bị hại.


Đối với tội LĐCĐTS, hành vi dùng thủ đoạn gian dối của người phạm tội là hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật bằng những thủ đoạn rất đa dạng như qua lời nói, sử dụng giấy tờ giả hoặc giả danh người khác để người có tài sản tin đó là thật và tự nguyện giao tài sản của chủ sở hữu tài sản cho người có hành vi gian dối. Người phạm tội nhận được tài sản của bị hại thông qua hợp đồng dân sự sau khi thực hiện hành vi gian dối đối với bị hại. Do đó, mục đích của thủ đoạn gian dối là nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của bị hại và điều kiện tiên quyết để chiếm đoạt được tài sản của bị hại là phải thực hiện thủ đoạn gian dối. Như vậy, vai trò và cách thức thực hiện của thủ đoạn gian dối ở tội LDTNCĐTS và tội LĐCĐTS là khác nhau.

Hai là: Thời điểm người phạm tội nảy sinh ý thức mong muốn chiếm đoạt tài sản

Đối với tội LDTNCĐTS, khi chưa ký kết hợp đồng, người phạm tội chưa có ý thức chiếm đoạt tài sản nên việc ký hợp đồng là hoàn toàn ngay thẳng và trung thực giữa người bị hại với người phạm tội. Bằng thủ đoạn gian dối thì chủ thể thực hiện tội phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại bằng cách không trả lại tài sản cho bị hại theo thỏa thuận hợp đồng dân sự được ký kết trên cơ sở lòng tin giữa các bên. Ý định chiếm đoạt của người phạm tội nảy sinh sau khi nhận tài sản của bị hại và người phạm tội sử dụng hành vi gian dối để thực hiện hoàn thành hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại. Vậy nên, hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại của người phạm tội đủ yêu tố cấu thành tội LDTNCĐTS khi đến hạn trả lại tài sản mà người phạm tội không trả lại tài sản cho bị hại.

Về phương diện lý luận, đối với Tội LĐCĐTS, người phạm tội có ý thức chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu và để đạt được mục đích ấy họ chủ động thực hiện hành vi gian dối để dẫn đến việc ký kết hợp đồng giả tạo để từ đó được giao tài sản và sau đó chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản của


bị hại của người phạm tội đủ yêu tố cấu thành tội LĐCĐTS khi người phạm tội nhận tài sản bị hại mà không phụ thuộc vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản cho bị hại. Trong thực tế, chủ thể có thẩm quyền định tội danh khi xác định ý chí chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện diễn biến của vụ việc, các yếu tố khách quan khi các bên tiến hành giao kết và thực hiện hợp đồng thể hiện ở những hành vi ở giai đoạn trước khi chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng; nghĩa vụ mà người ký kết hợp đồng phải thực hiện vì tâm lý người phạm tội luôn mong muốn che giấu ý thức chiếm đoạt.

Ba là, thỏa thuận giao nhận tài sản giữa bị hại với người phạm tội

Đối với Tội LDTNCĐTS thì hợp đồng giữa đôi bên là hợp pháp, đúng đắn bởi khi ký kết hợp đồng các bên hoàn toàn trung thực, dựa trên sự tự do ý chí, sự tự nguyện khi giao kết, hoàn toàn đáp ứng điều kiện về mặt pháp lý nên hợp đồng này hợp pháp, người phạm tội được giao tài sản một cách hợp pháp dựa trên cơ sở hợp đồng. Tại thời điểm giao nhận tài sản thì bị hại tin tưởng người phạm tội sẽ thực hiện đúng theo thỏa thuận hợp đồng dân sự. Phân tích như trên không có nghĩa là bất kỳ sự thỏa thuận hợp đồng dân sự nào có thủ đoạn gian dối sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội LĐCĐTS. Bởi vì, có những trường hợp gian dối nhằm mục đích giao kết hợp đồng, không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Trong Tội LĐCĐTS, người phạm tội nảy sinh ý định chiếm đoạt trước khi nhận tài sản hợp pháp nên, người phạm tội phải khơi gợi lòng tin của bị hại bằng thủ đoạn gian dối để bị hại đồng ý ký hợp đồng đồng ý giao tài sản cho người phạm tội. Đây là hợp đồng giả tạo nhằm che giấu mục đích chiếm đoạt tài sản của bị hại của người phạm tội nên sẽ vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022