Khái Quát Tình Hình Xét Xử Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản Tại Tỉnh Bình Dương



nhau

Bốn là, thời điểm hoàn thành tội phạm của người phạm tội có sự khác


Thời điểm chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại ở tội

LĐCĐTS với tội LDTNCĐTS được xem là đủ yếu tố câu thành tội phạm khi chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại chiếm đoạt được tài sản của bị hại. Nhưng ở tội LĐCĐTS thì hoàn thành tội phạm tại thời điểm nhận tài sản của bị hại bằng thủ đoạn gian dối, còn ở tội LDTNCĐTS thì hoàn thành tội phạm tại thời điểm nhận tài sản của bị hại bằng thỏa thuận hợp đồng dân sự hợp pháp nhưng đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản không trả lại tài sản cho bị hại.

Dưới góc độ cá nhân, học viên cho rằng hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Chủ thể thực hiện phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sau khi thực hiện hành vi gian dối nên đã tạo ra niềm tin đối với chủ sở hữu tài sản để chủ sở hữu tài sản ký kết hợp đồng và trên cơ sở hợp đồng, chủ thể thực hiện phạm tội nhận được tài sản hoặc không phải giao tài sản mà theo giao kết của các bên thì phải giao cho chủ sở hữu tài sản và khi làm chủ được tài sản trên thực tế thì coi như tội phạm đã hoàn thành. Đối với chủ thể thực hiện phạm tội tội LDTNCĐTS thì đến thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm phải thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản cho bị hại mà chủ thể thực hiện phạm không trả


Tiểu kết chương 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Sau nhiều năm đổi mới, công tác tư pháp ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Tuy nhiên, công tác này cũng còn đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như chính sách pháp luật trong tư pháp còn chậm được đổi mới, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ còn


Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 6

thiếu và yếu, một số sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Các giá trị của công lý và yêu cầu bảo vệ công lý còn chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo để góp phần xử lý các vấn đề mới phát sinh trong xã hội, từ đó làm giảm đi đáng kể tính công minh, tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động quản lý của chính quyền các cấp. Từ những nhận định, đánh giá và phân tích nói trên, việc định tội danh đúng sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong việc giúp làm sáng tỏ khái niệm công lý và nội dung yêu cầu bảo vệ công lý trong Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tại Việt Nam.

Không thể phủ nhận tính chất quan trọng của hoạt động định tội danh trong các vụ án hình sự ở tất cả các giai đoạn tố tụng. Chưa có một văn bản pháp luật nào trong hệ thống pháp luật nước ta quy định một cách cụ thể về định tội danh nhưng về pháp lý thì tất cả các hoạt động hình sự thực chất là chứng minh tội phạm và xử lý người phạm tội theo những tội danh được quy định trong BLHS. Đối với những người nghiên cứu khoa học hình sự nói chung và nghiên cứu chuyên sâu luật hình sự nói riêng thì việc định tội danh là một điều rất quan trọng. Bởi lẽ cần phải đánh giá đúng về một hành vi, một hành động và tìm ra bản chất, nguyên nhân, động cơ sâu xa của người thực hiện hành vi đó thì mới kết luật chính xác được. Việc định tội danh có ý nghĩa rất quan trọng, vì nếu định tội danh sai sẽ dẫn đến sẽ bỏ sót người, sót tội hoặc oan sai.

Trong phần Chương 1 của luận văn, với tinh thần góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng pháp luật của những người làm công tác pháp luật, tác giả đã làm rò những nội dung lý luận và quy định của pháp luật về định tội danh nói chung, định tội danh tội LDTNCĐTS nói riêng và mang ý nghĩa lý luận nhằm làm rò thực trạng của hoạt động định tội danh trên thực tiễn sẽ trình bày trong Chương 2 của luận văn


Chương 2

THỰC TIỄN ĐỊNH DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG


2.1. Khái quát tình hình xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Bình Dương

Trước hết cần nhấn mạnh rằng, trong điều kiện vận hành kinh tế theo cơ chế thị trường, tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội LDTNCĐTS nói riêng diễn ra khá phổ biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp, giá trị tài sản bị chiếm đoạt ngày càng lớn.

Theo báo cáo kết quả công tác của TAND tỉnh Bình Dương, từ 2014 đến 2020, Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Bình Dương đã tiến hành xét xử như sau:

- Năm 2014, toàn tỉnh thụ lý 1213 các loại, đã giải quyết 1204 các loại; Trong đó, tội LDTNCĐTS thụ lý tổng cộng 20 vụ án hình sự và 26 bị cáo.

- Năm 2015, toàn tỉnh thụ lý 1.295 vụ án, giải quyết 1.289 vụ; Trong đó, tội LDTNCĐTS thụ lý 39 vụ/ 44 bị cáo.

- Năm 2016, toàn tỉnh thụ lý 1.139 vụ án, với 1.652 bị cáo; đã giải quyết 1.134 vụ với 1.640 bị cáo; Trong đó, tội LDTNCĐTS thụ lý 13 vụ/ 15 bị cáo.

- Năm 2017, toàn tỉnh thụ lý 1.985 vụ án, với 1.997 bị cáo; đã giải quyết 1.981vụ với 1.987 bị cáo; Trong đó, tội LDTNCĐTS thụ lý 19 vụ/ 27 bị cáo.

- Năm 2018, toàn tỉnh thụ lý 1.961 vụ án, với 1.969 bị cáo; đã giải quyết 1.959 vụ với 1.960 bị cáo; Trong đó, tội LDTNCĐTS thụ lý 20 vụ/ 21 bị cáo.


- Năm 2019, toàn tỉnh thụ lý 2.051 vụ án, với 2.265 bị cáo; đã giải quyết 2.040 vụ với 2.200 bị cáo; Trong đó, tội LDTNCĐTS thụ lý 33 vụ/ 35 bị cáo.

- Năm 2020, toàn tỉnh thụ lý 2.961 vụ án, với 2.969 bị cáo; đã giải quyết 2.959 vụ với 2.960 bị cáo; Trong đó, tội LDTNCĐTS thụ lý 49 vụ/ 52 bị cáo.

Từ những số liệu được thống kê trên đây có thể thấy trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, TAND tỉnh Bình Dương đã xét xử các tội xâm phạm sở hữu có 1.967 vụ/2.207 bị cáo, trong đó có 193 vụ/220 bị cáo phạm tội LDTNCĐTS. Tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn tỉnh Bình Dương chiếm tỉ lệ 17,39% số vụ và chiếm 20,67% số bị cáo so với các loại tội phạm xâm phạm sỡ hữu thì hàng năm tỉ lệ tội phạm LDTNCĐTS chiếm tỷ lệ đối cao.

Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Bình Dương đang tiếp tục quán triệt sâu sắc, tổ chức thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 49-NQ/TW, chủ động đề ra các chương trình, kế hoạch công tác với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và tổ chức thực hiện, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, trong đó có vụ án LDTNCĐTS nhằm xử lý nghiêm minh, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội, xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Bình Dương góp phần bước đầu làm giảm tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương tồn tại nhiều hành vi LDTNCĐTS không bị khởi tố mà thay vào đó các đương sự được CQĐT hướng dẫn khởi kiện tranh chấp quan hệ pháp luật về dân sự.


2.2. Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Bình Dương

2.2.1. Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tội phạm cơ bản

2.2.1.1. Kết quả đạt được

Với tinh thần trách nhiệm của toàn thể công chức hai cấp trong hệ thống ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã thực hiện tốt việc giải quyết các loại án theo đúng thời hạn quy định và đúng pháp luật. Tổng số lượng các vụ án hình sự về tội LDTNCĐTS được xử lý từ từ 2014 đến 2020 tỉ lệ rất cao. Từ năm 2014 đến năm 2020, TAND hai cấp tỉnh Bình Dương đã xét xử 93 vụ/220 bị cáo về tội LDTNCĐTS. Trong đó có 05 vụ án có kháng cáo, không có kháng nghị đã xử phúc thẩm. Phân tích thực tiễn định tội danh theo CTTP cơ bản thì tổng số lượng các vụ án về Tội LDTNCĐTS được phát hiện, điều tra và xử lý chiếm tỉ lệ rất cao, quá trình tiến hành điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm LDTNCĐTS được bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Qua khảo sát 93 bản án Tội LDTNCĐTS không có trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy án và yêu cầu điều tra lại, không có trường hợp nào sửa phần tội danh. Y án sơ thẩm 03 vụ, còn lại cải sửa về mức hình phạt tù theo hướng có lợi cho các bị cáo. Phân tích thực tiễn nêu trên thể hiện kết quả của hoạt động định tội danh chính xác theo quy định pháp luật.

2.2.1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong định tội danh theo cấu thành cơ bản và nguyên nhân

Qua thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Bình Dương trong những năm qua cho thấy quá trình giải quyết loại tội phạm này về cơ bản là chính xác và khách quan. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn, vướng mắc sau:


Thứ nhất, xác định thời điểm xuất hiện ý thức chiếm đoạt tài sản làm cơ sở để xử lý về tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) hoặc tội LDTNCĐTS (Điều 175 BLHS năm 2015).

Như đã phân tích, thủ đoạn gian dối của người phạm tội trước khi nhận tài sản của bị hại là dấu hiệu nhận diện về mặt khách quan của tội LĐCĐTS. Hành vi phạm tội sẽ cấu thành tội LDTNCĐTS hoặc ở các tội danh tương ứng khác trong BLHS xảy ra trong trường hợp ý định chiếm đoạt tài sản của bị hại xuất hiện sau khi chủ sở hữu giao tài sản cho người phạm tội. Vấn đề hết sức khó khăn của chủ thể có thẩm quyền định tội danh là chứng minh ý định chiếm đoạt tài sản của người phạm tội xuất hiện trước hay sau khi được chuyển giao tài sản. Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự chủ yếu chủ thể có thẩm quyền định tội danh gặp nhiều khó khăn trong việc xác định thời điểm này sinh ý định chiếm đoạt. Vụ án sau đây là ví dụ điển hình:

Theo bản án sơ thẩm số 72/2017/HSST ngày 31-5 -2017 của Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát, Cao Văn Hoàn có mối quan hệ quen biết với chị Nông Thị Liệu. Trên đường chở chị Liệu đi làm, chị Liệu hỏi Hoàn hôm nay có đi đến công ty không thì Hoàn trả lời có. Sau khi chở bà Liệu đi làm như thường ngày, Hoàn điều khiển xe mô tô Yamaha Sirius biển số 61G1-443.82 đi cầm cố lấy số tiền 7.000.000 đồng mua điện thoại di động hiệu Iphone 5, trả nợ, nạp thẻ trò chơi điện tử và ăn uống, trả tiền thuê xe và còn lại 239.000 đồng. Sau đó, Hoàn gọi điện và nhắn tin cho bà Liệu nói dối là xe mô tô Yamaha Sirius biển số 61G1-443.82 đã bị người thân cầm cố và kêu bà Liệu tìm mượn 7.000.000 đồng để chuộc lại xe. Vụ việc đã được TAND thị xã Bến Cát xét xử và xử phạt bị cáo 13 tháng tù tù về tội LDTNCĐTS. Bị cáo Hoàn không kháng cáo.

Trong vụ án này, trong quá trình điều tra bị cáo Hoàn rất ngoan cố quanh co chối tội, không nhận hành vi phạm tội của mình. Hoàn cho rằng chị


Liệu đồng ý giao xe cho Hoàn chứ Hoàn không có tự ý chạy xe của chị Liệu. Trong vụ án này Hoàn đã lợi dụng lòng tin của chị Liệu để sau khi có được xe của chị Liệu và nảy sinh ý định chiếm đoạt. Một câu hỏi đặt ra là bị cáo nảy sinh ý định chiếm đoạt xe trước hay sau khi nhận xe. Nếu đặt giả thuyết bị cáo phạm tội LĐCĐTS thì hiểu như thế nào cho chính xác hành vi gian dối của bị cáo và việc bị hại tự giao xe cho bị cáo quản lý. Do đó có sự nhầm lẫn giữa hai tội này. Tuy nhiên, ở tội LDTNCĐTS, người phạm tội có được tài sản thông qua những hợp đồng hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự và người phạm tội nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của bị hại sau khi được bị hại giao tài sản.

Thứ hai, xác định dấu hiệu bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản làm cơ sở để xử lý về tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) hoặc tội LDTNCĐTS (Điều 175 BLHS năm 2015).

Khi kinh tế thị trường phát triển thì tình hình tội phạm cũng theo sự phát triển kinh tế mà tăng cao với thủ đoạn tinh vi hơn. Đặc biệt phải kể đến sự diễn biến phức tạp của tội LDTNCĐTS. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy quá trình định tội danh trong giai đoạn điều tra vẫn tồn tại vấn đề "hình sự hóa" và "phi hình sự hóa" các quan hệ tranh chấp. Xác định dấu hiệu bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là một trong những vấn đề tương đối khó chứng minh trong quá trình giải quyết các vụ án LDTNCĐTS và vẫn còn xuất hiện nhiều cách hiểu không giống nhau.

Trường hợp “Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong tư duy áp dụng pháp luật vì chưa được hướng dẫn cụ thể. Hiểu như thế nào về trường hợp bỏ trốn với mục đích chiếm đoạt tài sản của bị hại cho đúng là một vấn đề còn nhiều quan điểm khác nhau. Trong quá trình định tội danh có quan điểm quyết định kết luận tội danh cho người thực hiện hành vi chiếm đoạt tội LDTNCĐTS khi chủ


thể thực hiện hành vi chiếm đoạt bỏ trốn khỏi nơi cư trú sau khi nhận tại sản hợp pháp. Điều này không phù hợp trong thực tế giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến tội phạm xâm phạm quyền sở hữu vì có những trường hợp hành vi bỏ trốn không nhằm trốn tránh chủ sở hữu tài sản bị chiếm đoạt. Vụ án dưới đây thể hiện nội dung trên:

Nguyễn Ngọc An, Giám đốc Công ty TNHH MTV Ngọc An kinh doanh kinh doanh xuất khẩu gạo. Năm 2017 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới nên Công ty không trả được nợ khi đến hạn. Rất nhiều chủ nợ đến Công ty đe dọa hành hung giám đốc. Do sợ bị đánh, giám đốc bỏ trốn sang Thái làm việc kiếm tiền trả các khoản nợ. Như vậy, giám đốc bỏ trốn không phải mục đích chiếm đoạt tài sản của chủ nợ mà để làm việc trả nợ. Nguyên nhân khách quan không trả nợ được là không thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh gạo.

Nếu chiếu theo điểm b khoản 1 Điều 175 BLHS thì hành vi sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản được hiểu như thế nào là đúng? Liên hệ thực tiễn trên địa phương tỉnh Bình Dương đã xảy ra hàng trăm chủ hụi vỡ nợ vì không có khả năng chi trả cho thành viên góp hụi. Thành viên góp tiền cho chủ hụi không thể chứng minh quá trình giao tiền cho chủ hụi. Chủ hụi thì cho rằng không vi phạm Bộ luật hình sự vì không có văn bản nào thể hiện việc giao nhận tiền giữa chủ hụi và thành viên góp tiền nên đã bỏ đi nơi khác sinh sống không cho các thành viên góp tiền biết nơi cư trú mới. Vậy câu hỏi đặt ra chủ hụi có được xem là bỏ trốn không khi vắng mặt của chủ hụi Luật cư trú không quy định phải khai báo nơi chuyển đến. Trường hợp này chủ thể có thẩm quyền định tội danh phải chứng minh song song hành vi lẫn trốn các thành viên góp tiền hụi của chủ hụi là nhằm mục đích chiếm đoạt tiền góp hụi của các thành viên góp tiền hụi thì mới đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS.

Ngày đăng: 24/06/2022