Phân Biệt Với Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản (Điều 174 Blhs Năm 2015 Sửa Đổi Bổ Sung Năm 2017)

trí công tác đó để thể hiện hành vi trái pháp luật. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và tội giả mạo chức vụ, cấp bậc có những điểm giống và khác sau:

- Giống nhau:

+ Về khách thể: Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đều xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính và hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, xâm hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức và công dân.

+ Về chủ thể: Hai tội danh này đều do người đủ tuổi và có năng lực TNHS theo luật định.

+ Về mặt chủ quan: Cả hai loại tội phạm đều thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rò hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhận thấy được hậu quả của hành vi phạm tội hoặc bỏ mặc cho nó xảy ra nhằm đạt được mục đích phạm tội.

- Khác nhau:

+ Về mặt khách quan: Đối với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, người phạm tội chỉ cần có một trong các hành vi như: giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác, được thực hiện bằng mọi hình thức (nói, viết, mặc trang phục, phù hiệu…) nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật là đã cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác để thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ cấu thành thêm các tội phạm tương ứng đó. Còn nếu thực hiện hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác chỉ để khoe khoang bắt tội phạm hay mục đích nào khác nhưng không phải để thực hiện hành vi trái pháp luật thì không cấu thành tội phạm.

Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được thể hiện ở hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi trái pháp luật.

+ Về động cơ và mục đích: Đối với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, động cơ và mục đích không là dấu hiệu bắt buộc để định tội. Còn đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức,

chỉ có hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức mới đòi hỏi phải có mục đích phạm tội để cấu thành tội phạm, còn hành vi làm giả con dấu, tài liệu thì không cần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

+ Về hình phạt: Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc áp dụng hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Còn tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì còn quy định thêm hình phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

1.1.2.4 Phân biệt với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - 4

- Giống nhau:

+ Về mặt khách quan: đều thực hiện bằng phương pháp hành động, thể hiện ở hành vi trái pháp luật và dùng thủ đoạn gian dối.

+ Về mặt chủ quan: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan tổ chức đều là hình thức lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội đều thấy trước hành vi phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra.

+ Về chủ thẻ: Hai tội danh này đều do người đủ tuổi và có năng lực TNHS theo luật định.

- Khác nhau:

+ Về khách thể:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản được pháp luật hình sự bảo vệ. Còn tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan tổ chức xâm phạm đến sự hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước.

+ Về động cơ phạm tội:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng thủ đoạn gian dối, đưa ra thông tin giả, tài liệu giả không chính xác tạo lòng tin đối với chủ tài sản, làm chủ tài sản tin tưởng người phạm tội mà trao tài sản cho họ.

Còn đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không cần phải có động cơ, chỉ cần có hành vi làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức là phạm tội;

tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức phải có động cơ là thực hiện hành vi trái pháp luật thì mới cấu thành tội phạm.

Như vậy, trong các chuỗi hành vi nhằm đạt được mục đích của mình, có thể sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu giả để làm phương thức chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, cần tách bạch trong chuỗi các hành vi đó, hành vi nào đã có tính chất nguy hiểm đáng kể phải bị xử lý hình sự, bằng cách định danh pháp lý chính xác từng hành vi đó là tội phạm cụ thể nào hoặc là hành vi nào trong hành vi khách quan tổng thể của tội phạm cụ thể.

1.1.2.5 Phân biệt với xử phạt vi phạm hành chính

Các văn bản hành chính quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu, gồm có:

- Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tại Điều 8 khoản 4: “Phạt tiền từ

10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: d) Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo hoặc cung cấp thông tin không trung thực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đăng ký kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp, yêu cầu cấp thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, yêu cầu ghi nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp”.

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình tại Điều 12 khoản 4: “Phạt tiền từ

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: d) Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả”

- Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ (NĐ 138/2013) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục tại Khoản 3, 4,5 Điều 16 quy định “3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. 4. Phạt tiền từ 20.000.000đồng đến 40.000.000đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này…” và Khoản 5

Điều 9 quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai man, giả mạo giấy tờ trong hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển…”. [4]

Ranh giới giữa xử lý hình sự và hành chính đối với hành vi làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức, sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan tổ chức, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức là phải thực hiện hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 341 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là hành vi trái pháp luật nói chung (kể cả pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật hành chính…) xâm phạm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ mà không cần phải có điều kiện là đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Đồng thời cũng phải căn cứ vào tính chất mức độ của hành vi và hậu quả xảy ra, những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

1.2 Quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội làm giả con dấu, tài

liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1.2.1 Quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015

1.2.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Những quan hệ pháp luật hình sự - hành chính ở nước ta thời kỳ này chưa có nhiều sự khác biệt, Chủ tịch nước cũng đã ban hành các sắc lệnh quan trọng để điều chỉnh và ADPL. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam ở giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS đầu tiên năm 1985 chưa có quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng tài liệu con dấu giả của cơ quan, tổ chức.

1.2.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999

Nền kinh tế nước ta lúc đó vẫn còn là bao cấp và lạc hậu. Năm 1985, để đáp ứng và phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước, nhà nước ban hành BLHS đầu tiên trong đó quy định tội phạm và hình phạt, gồm có 12 chương với 280 điều; mục C,

chương VIII phần các tội phạm có 14 Điều (từ Điều 205 đến Điều 217) đã quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Lần đầu tiên, theo quy định của BLHS năm 1985, hành vi làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức được thể hiện tại Điều 211: “Tội giả mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan nhà nước của tổ chức xã hội”.

Trong hơn mười năm có hiệu lực, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung bốn lần, đó là vào ngày 28/12/1989, ngày 12/08/1991, ngày 22/12/1992 và ngày 10/05/1997. Qua những lần sửa đổi, quy định tại Điều 211 vẫn được giữ nguyên, điều này chứng tỏ quy định này đã phát huy giá trị nhất định trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, đấu tranh chống lại tội phạm giả mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan nhà nước, của tổ chức xã hội.

1.2.1.3. Giai đoạn từ năm 1999 đến khi ban hành Bộ luật Hình sự 2015

So với BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1999 có rất nhiều quy định mới về tội phạm và hình phạt, về cơ cấu các chương, các điều, khoản trên cơ sở kế thừa những nội dung hợp lý tích cực của BLHS năm 1985. Nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính được BLHS năm 1985 quy định tại chương XX (từ Điều 257 đến Điều 276). “Tội giả mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan nhà nước, của tổ chức xã hội” theo Điều 211 của BLHS năm 1985 đã được tách ra thành hai tội mới là “Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức” (Điều 266) và “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” (Điều 267). Mục đích của việc phân biệt này nhằm làm rò hơn và có sự phân biệt giữa những tội phạm trong cùng nhóm như: hành vi trong mặt khách quan của tội phạm, đối tượng tác động, chế tài hình sự…) và là cơ sở để nhận thức đúng đắn về chính sách hình sự đối với từng tội phạm.

1.2.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1.2.2.1 Nhận thức về áp dụng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Áp dụng pháp luật (ADPL) được hiểu là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật

thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. [31, tr.469]

Từ cơ sở khái niệm ADPL, tác giả rút ra khái niệm của áp dụng pháp luật hình sự như sau:

Áp dụng pháp luật hình sự (ADPLHS) là hình thức thực hiện pháp luật hình sự, trong đó, nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể quan hệ pháp luật hình sự thực hiện những quy định của pháp luật hình sự hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự.

ADPLHS diễn ra trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự bắt đầu ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, xuyên suốt giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. ADPLHS do nhiều chủ thể tiến hành tùy theo từng giai đoạn TTHS. Ở giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án hình sự, hoạt động ADPLHS do cơ quan điều tra (CQĐT), cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát thực hiện. Sang đến giai đoạn xét xử, hoạt động ADPLHS do viện kiểm sát và Tòa án thực hiện.

2.2.2.2. Nội dung áp dụng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

- Định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

Theo giáo trình định tội danh và QĐHP của Học viện tòa án: “Định tội là hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nhằm cá biệt hóa các quy định của BLHS vào từng trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể xảy ra, được thực hiện trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi được thực hiện và tính tiết khác của vụ án, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm nhất định với các tình tiết cụ thể của hành

vi được thực hiện và các tình tiết khác của vụ án, bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định“. [20, tr.12]

Định tội danh là một trong những giai đoạn của ADPLHS, về lý luận là một trong những khái niệm của khoa học luật hình sự, tuy nhiên, luật thực định chưa quy định cụ thể về vấn đề này. Xung quanh khái niệm này còn có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau có thể kể đến như:

Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm: “Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính lôgic, là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ tài liệu thu thập được và các tính tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi tương ứng do luật hình sự quy định nhằm đạt được sự thật khách quan, tức đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân tích trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật” [3]

Theo GS.TS. Vò Khánh Vinh “Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự” [43, Tr.9]

Từ nghiên cứu các khái niệm nêu trên và nghiên cứu quy định tại Điều 249 BLHS năm 2015, tác giả rút ra khái niệm về định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

Định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 341 BLHS về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Đặc điểm của việc định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

Một là, Định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là hoạt động ADPL vào thực tiễn.

Hai là, Định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là hoạt động nhận thức.

Ba là, Định tội đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là quá trình tư duy lôgíc.

Bốn là, Định tội danh tội đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức mang tính sáng tạo, khoa học.

Năm là, Định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là hoạt động độc lập của các chủ thể có thẩm quyền.

Sáu là, định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được thực hiện trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các trình tự, thủ tục được quy định trong BLTTHS.

Tùy theo các cơ sở căn cứ của việc phân loại khác nhau, việc định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được phân chia thành các trường hợp khác nhau:

Trước hết, căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản được quy định trong BLHS, định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được phân chia trên cơ sở bốn yếu tố cấu thành tội phạm: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.

+ Định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo khách thể của tội phạm là định tội danh theo quan hệ quản lý, xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác.

+ Định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo mặt khách quan của tội phạm là định tội

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí