Ý Nghĩa Của Định Tội Danh Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản


Liên quan đến đặc điểm thứ tư nêu trên, học viên chia sẻ với quan điểm cho rằng “Vì hoạt động định tội danh theo quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự thì chỉ có thể được tiến hành bởi các cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mà không phải được tiến hành bởi bất kỳ chủ thể nào khác. Đối tượng bị áp dụng cũng không thể lựa chọn tội danh cho mình mà chỉ có thể nhận tội danh khi các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được hành vi phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tội đã xảy ra trên thực tế khách quan phù hợp với các yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng theo phần các tội phạm quy định trong BLHL [8, tr 14 – 15].

1.1.1.3. Ý nghĩa của định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Định tội danh tội LDTNCĐTS nếu được thực hiện đúng (chính xác) có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện và ngược lại. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng quy phạm pháp luật hình sự; chất lượng của giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật; khả năng, năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức của người định tội danh; sự tác động từ các tiểu môi trường xã hội đến người định tội danh…mà việc định tội danh chính xác hoặc không chính xác. Định tội danh tội LDTNCĐTS, vì vậy thực sự có ý nghĩa khi được thực hiện đúng, cụ thể là:

Thứ nhất, định tội danh tội LDTNCĐTS có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, thể hiện như sau:

Một là, mục đích của việc quy định tội LDTNCĐTS trong BLHS là bảo vệ quyền lợi về mặt kinh tế, cụ thể là quyền sở hữu tài sản của công dân được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận. Định tội danh đúng tội LDTNCĐTS góp phần vào việc cụ thể hóa các cam kết quốc tế liên quan đến quyền con người mà Việt Nam là thành viên đã tham gia ký kết.


Hai là, một ý nghĩa quan trọng của định tội danh đúng nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống toàn dân không thể phủ nhận là hiệu quả của đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã được thể chế hóa cụ thể. Toàn dân an tâm sống và làm việc theo pháp luật với niềm tin tuyệt đối vào Đảng và Nhà nước, có niềm tin tuyệt đối vào cơ quan bảo vệ pháp luật phụng công thủ pháp, chí công vô tư. Định tội danh đúng thể hiện tư duy lý luận của các chủ thể có thẩm quyền định tội danh với hệ thống pháp luật Việt Nam có sự đồng nhất, từ đó các nhà đầu tư nước ngoài có nhận định về hệ thống pháp luật Việt Nam có sự hòa nhập phù hợp với pháp luật quốc tế, mang lại hiệu quả về thu hút đầu tư nước ngoài cho nước nhà.

Thứ hai, hiệu quả to lớn mang ý nghĩa pháp lý do hoạt động định tội danh tội LDTNCĐTS mang lại như sau:

Một là, việc xác định đúng hành vi của một chủ thể có phải là hành vi lạm dụng tín nhiệm nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hay không và hành vi của chủ thể đó có thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại Điều 175 BLHS hay không là tiền đề để áp dụng các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự phù hợp tương ứng vào thực tiễn cuộc sống. Điều này thể hiện sự đánh giá khách quan đúng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự của chủ thể tiến hành tố tụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra trong thực tế khách quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Hai là, định tội danh tội LDTNCĐTS một cách chính xác là cơ sở để áp dụng đúng trình tự các thủ tục tố tụng mà các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện như thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử…. đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Định tội danh đúng tội LDTNCĐTS ở một chừng mực nhất định đã hiện thực hóa vào thực tiễn cuộc sống toàn dân những chính sách pháp luật mà cụ thể là thông qua Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự nhằm điều chỉnh tình hình tội phạm trong một khoảng thời


Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 3

gian và không gian cụ thể. Tránh trường hợp định tội danh sai làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh với loại tội phạm này dẫn đến vi phạm quyền con người được quy định trong Hiến pháp, gây mất lòng tin trong nhân dân, làm giảm uy tín của các cơ quan tư pháp.

Thứ ba, một hành vi LDTNCĐTS cụ thể được thực hiện trong thực tế thông qua hoạt động định tội danh đúng của chủ thể có thẩm quyền định tội danh sẽ là tiền đề chuẩn xác trong việc quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt của một bản án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Người phạm tội và dư luận xã hội sẽ nhận thức đầy đủ tính nghiêm minh, công bằng, khách quan của pháp luật thông qua hoạt động định tội danh đúng đối với các vụ án hình sự. Từ đó góp tăng cường hiệu quả tuyên truyền giáo dục về Tội LDTNCĐTS cho nhân dân. Ngoài ra định tội danh tội LDTNCĐTS đúng còn thể hiện tư duy về lý luận định tội danh của chủ thể có thẩm quyền định tội danh có sự đồng nhất trong việc hiểu và tuân thủ các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự mà trung tâm là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa với bản lĩnh về chuyên môn nghiệp vụ của mình tiến hành ban hành bản án đúng pháp luật.

1.1.2. Các giai đoạn và các trường hợp định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1.1.2.1. Các giai đoạn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Định tội danh tội LDTNCĐTS là một dạng của hoạt động thực tiễn ADPLHS, là một quá trình nhận thức logic. Trình tự tiến hành của hoạt động định tội danh gồm:

- Giai đoạn xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra trên thực tế khách quan là tội phạm hay không phải là tội phạm. Kết luận cuối dung của hoạt động định tội danh phụ thuộc trực tiếp và sự thật vụ án. Một hành vi


được kết luận định tội danh là tội phạm hay chỉ là hành vi trái pháp luật, hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự là kết quả tư duy lý luận về định tội danh của chủ thể có thẩm quyền định tội danh bằng bản lĩnh trình độ chuyên môn cùng với kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, trình tự thu thập tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án phải đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm thực hiện đánh giá toàn diện chứng cứ của vụ án. Để thực hiện được điều đó, chủ thể định tội danh cần xác định các dấu hiệu của tội phạm nói chung như tính nguy hiểm cho xã hội, yếu tố lỗi và tính phải chịu hình phạt của hành vi đã thực hiện được ghi nhận tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015.

- Giai đoạn xác định hành vi có dấu hiệu tội phạm nói chung đó thuộc loại tội phạm nào đã được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành. Vấn đề là ở chỗ, cũng có những dấu hiệu giống nhau như đối tượng tác động của tội phạm chẳng hạn, khác nhau, nhưng hành vi cấu thành các tội phạm khác nhau thuộc các loại tội khác nhau nằm ở các chương khác nhau thuộc phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Như vậy, nhiệm vụ của giai đoạn này là xác định hành vi đang định tội danh có cấu thành tội phạm được quy định tại Chương XVI của Bộ luật hình sự năm 2015 về “Các tội xâm phạm sở hữu”hay không?.

- Giai đoạn xác định hành vi đang định tội danh có cấu thành tội LDTNCĐTS quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 hay không? Nêu là tội LDTNCĐTS thì ở cấu thành tội phạm nào: cơ bản hay tăng nặng TNHS?

Chủ thể có thẩm quyển định tội danh phải đặt các tình tiết của vụ án trong mối quan hệ nhân quả có sự tác động qua lại trong một hoàn cảnh cụ thể thì mới kiểm tra, phân tích, đánh giá độc lập và xác định được sự thật khách quan của vụ án hình sự . Việc thu thập các tình tiết của vụ án phải đầy đủ, toàn diện, chính xác, khách quan và khoa học để rút ra kết luận khái quát tổng


hợp chung và làm rò chứng cứ xác định có tội, làm rò chứng cứ không có tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ TNHS của người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội. Chủ thể định tội danh cần áp dụng đúng nội dung của các quy định trong BLHS. Khi đã xác định được hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra trên thực tế khách quan do chủ thể có năng lực TNHS và độ tuổi mà BLHS đã quy định khi thực hiện thì chủ thể có thẩm quyền định tội danh cần xác định sự phù hợp giữa một hành vi được thực hiện trên thực tế và tất cả các yếu tố CTTP được quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015. Liên quan đến vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt đối với các loại tội xâm phạm sở hữu thì vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc. Cụ thể, ranh giới giữa các CTTP của tội LDTNCĐTS với CTTP của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản…hay hành vi thực hiện chỉ là vi phạm nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn trong giao dịch dân sự.

Để đảm bảo chính xác hoạt động định tội danh tội LDTNCĐTS, bằng tư duy lý luận về định tội danh cùng với kinh nghiệm thực tiễn, chủ thể có thẩm quyền định tội danh sẽ áp dụng chuẩn xác Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự nhằm đưa ra kết luận đúng cho quá trình định tội danh đối với một vụ án hình sự. Điều tất yếu là phải so sánh đối chiếu giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện với các tình tiết khách quan đã xảy ra trên thực tế của vụ án. Do đó, chủ thể có thẩm quyền định tội danh đã xác định được tình tiết khách quan của vụ án thì phải đồng thời có sự đồng nhất trong tư duy pháp luật, lựa chọn điểm, khoản, điều luật tương ứng của BLHS cho việc quyết định ban hành văn bản áp dụng pháp luật phù hợp với hành vi phạm tội cụ thể trong vụ án. Mặt khác, các chủ thể có thẩm quyền định tội danh phải xem xét phân tích từng hành vi cụ thể với vai trò phân công nhiệm vụ khác nhau trong vụ án, kiểm tra tính chất đồng phạm phân hóa trách nhiệm hình sự nhằm đưa ra quyết định áp dụng cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng hay


cấu thành giảm nhẹ đối với từng hành vi cụ thể trong vụ án. Không thể bỏ qua khâu quan trọng nhất này khi chủ thể có thẩm quyền định tội danh thực hiện hoạt động định tội danh của mình. Tương ứng với mỗi giai đoạn tố tụng thì chủ thể định tội danh phải đưa ra kết luận thông qua việc tiến hành ban hành những văn bản tố tụng liên quan phù hợp với chức năng nhiệm vụ được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự như Quyết định khởi tố của cơ quan điều tra, Quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát, Quyết định áp dụng biện pháp tạm giam của Tòa án….Kết luận về tên tội danh (điều luật cần áp dụng) và kết luận về loại CTTP cần áp dụng gồm CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng, CTTP giảm nhẹ cần áp dụng sẽ được chủ thể có thẩm quyền định tội danh đưa ra đúng trình tự thủ tục pháp luật tố tụng hình sự [32, tr.29, 40, 45].

1.1.2.2. Các trường hợp định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

- Định tội danh theo cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là mô hình pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự một hành vi phạm tội được quy định tại Bộ luât hình sự. Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhà làm luật xây dựng các cấu thành tội phạm khác nhau cho một tội cụ thể vốn được khoa học luật hình sự gọi là cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ. Đối với mỗi tội phạm, nhà làm luật xây dựng một cấu thành tội phạm cơ bản, còn cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xây dựng tùy thuộc vào tội phạm đó có hay không.

Định tội danh không đơn thuần là hoạt động mà kết quả chỉ ra người phạm tội phạm tội gì mà còn phải chỉ ra tội mà người đó đã thực hiện thuộc cấu thành tội phạm nào. Tại đây xuất hiện nhu cầu nghiên cứu định tội danh theo cấu thành tội phạm, cụ thể là định tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản, định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng, định tội danh theo cấu


thành tội phạm giảm nhẹ. Cần lưu ý rằng, tùy thuộc các cấu thành tội phạm được nhà làm luật xây dựng trong tội phạm cụ thể mà việc nghiên cứu định tội danh theo cấu thành tội phạm phải tuân thủ điều đó. Đối với tội lạm dụng tín nhiêm chiếm đoạt tài sản, điều đó cũng không phải là ngoại lệ. Đối với định tội danh tội LDTNCĐTS theo cấu thành tội phạm, về mặt lý luận, học viên chỉ đề cập đến định tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản và định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng.

* Định tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản

Trong quá trình định tội danh, chủ thể có thẩm quyền định tội danh phân biệt tội phạm này với tội phạm khác thông qua các dấu hiệu đặc trưng của từng loại tội phạm phản ánh bản chất của loại tội phạm đó hay còn gọi là cấu thành tội phạm cơ bản. Trong đa số (hầu hết) các tội phạm của BLHS năm 2015, nhà làm luật quy định CTTP cơ bản tại Khoản 1 của Điều luật. Vai trò của cấu thành tội phạm cơ bản đối với định tội danh thể hiện ở chỗ, nó cho phép khẳng định trường hợp phạm tội đó là phạm tội gì, được quy định ở khoản 1 điều luật cụ thể nào thuộc phần các tội phạm Bộ luật hình sự.

Như vậy, đối với định tội danh tội LDTNCĐTS theo cấu thành tội phạm cơ bản, sau khi xác định các dấu hiệu của tội phạm nói chung, xác định các dấu hiệu loại tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, chủ thể định tội danh tiến hành đối chiếu hành chiếm đoạt tài sản thỏa mãn đến đâu những dấu hiệu định tội đã được nhà làm luật mô tả tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015. Việc định tội danh kết thúc, nếu hành vi LDTNCĐTS không có những tình tiết định khung tăng nặng, tức của các cấu thành tăng nặng ghi nhận tại khoản 2 hoặc khoản 3 điều luật nói trên. Trường hợp chủ thể có thẩm quyền định tội danh quyết định kết luận định tội danh tội LDTNCĐTS theo khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 là định tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản.


* Định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng

Cấu thành tăng nặng là cấu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngoài những tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nguy hiểm hơn so với trường hợp không có tình tiết này, cấu thành tăng nặng bao giờ cũng có khung hình phạt nặng hơn so với cấu thành cơ bản.

Muốn áp dụng đúng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong BLHS năm 2015 đối với người phạm tội thì không chỉ hiểu đúng nội dung của các tình tiết đó, mà còn phải có kỹ năng áp dụng mới có thể quyết định một mức hình phạt phù hợp tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Như trên đã phân tích, sau khi định tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản, chủ thể định tội danh tiếp tục tiến hành định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng nếu trường hợp phạm tội đó có các tình tiết cấu thành tội phạm tăng nặng tương ứng. Trong trường hợp này, chủ thể định tội danh sử dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng để định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ nhất hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng thứ hai hoặc theo cấu thành tăng nặng thứ ba tùy thuộc vào các dấu hiệu định khung tăng nặng của cấu thành tội phạm tăng nặng tương ứng.

Như vậy, định tội danh theo các cấu thành tăng nặng, tức theo tình tiết định khung tăng nặng TNHS đối với tội LDTNCĐTS được quy định tại các Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 175 BLHS năm 2015 của tội LDTNCĐTS được gọi là định tội danh theo CTTP tăng nặng. Điều tất yếu là chỉ xác định tình tiết định tội và tình tiết định khung tăng nặng TNHS chỉ giới hạn trong phạm vi một tội phạm cụ thể bởi một vụ án có thể có một tội phạm hay nhiều tội phạm. Đồng thời, chủ thể định tội danh cần phân biệt các tình

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí