Cơ Sở Pháp Lý Của Định Tội Danh Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản


tiết định khung tăng nặng, tức cấu thành tội phạm tăng nặng với các tình tiết tăng nặng (chung) ghi nhận tại Điều 52 BLHS năm 2015.

Với tính chất là dấu hiệu định khung tăng nặng CTTP, tình tiết định khung tăng nặng TNHS ghi nhận tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 175 BLHS năm 2015 phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của các trường hợp phạm tội này cao hơn so với trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng Do vậy, đối với các trường hợp tương ứng với các cấu thành tội phạm tăng nặng đó, việc định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng là bắt buộc.

- Định tội danh trong trường hợp đặc biệt

Trong khoa học luật hình sự, trong số các trường hợp đặc biệt của tội phạm, thường được nhắc đến là chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, đồng phạm, phạm nhiều tội. Tuy nhiên, tại Điều 14 BLHS năm 2015, nhà làm luật không quy định TNHS đối với hành vi chuẩn bị phạm tội LDTNCĐTS, mặt khác, tội LDTNCĐTS là tội có cấu thành vật chất với hậu quả là dấu hiệu định tội, nên về mặt lý luận, luận văn này không nghiên cứu lý luận định tội danh tội này theo trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Nói cách khác, luận năn tập trung phân tích lý luận định tội danh trong trường hợp đồng phạm và phạm nhiều tội.

* Định tội danh trong trường hợp đồng phạm

Luật hình sự Việt Nam coi đồng phạm là một hình thức đặc biệt của việc thực hiện tội phạm do tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp phạm tội của một người riêng lẻ, do đồng phạm là sự liên kết hành động phạm tội của một số người làm cho tội phạm có tính chất mới. Tại đây xuất hiện nhu cầu định tội danh trong trường hợp đồng phạm.

Để xác định trường hợp phạm tội LDTNCĐTS là đồng phạm hay không đồng phạm, chủ thể có thẩm quyền định tội danh cần dựa vào các đặc


điểm khách quan và chủ quan của trường hợp phạm tội đó có thỏa mãn quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 hay không? Đồng thời, chủ thể định tội danh cần xác định các hình thức đồng phạm, vai trò của từng người trong đồng phạm. Đặc biệt, chủ thể định tội danh cần nắm rò quy định “Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành” ghi nhận tại Khoản 4 Điều luật nói trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

* Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội

Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội là định tội danh trong trường hợp chủ thể thực hiện hai tội phạm cụ thể trở lên và những tội này đều chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS và nay được Tòa án đưa vụ án ra xét xử cùng một lần. Tất nhiên, thực hiện và để bảo đảm các nguyên tắc trong luật hình sự, những tội đó phải được định tội danh một cách độc lập.

Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 4

Khi tiến hành định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội, chủ thể định tội danh phải cân nhắc trường hợp hành vi của chủ thể phạm tội thoả mãn nhiều CTTP có thể là trường hợp chủ thể có nhiều hành vi phạm tội và mỗi hành vi phạm tội này thoả mãn một CTTP hoặc có thể là trường hợp chủ thể chỉ có một hành vi phạm tội nhưng hành vi đó đồng thời thoả mãn nhiều CTTP khác nhau. Nếu các hành vi mà chủ thể thực hiện và thoả mãn nhiều CTTP có quan hệ với nhau thì chỉ bị coi là phạm nhiều tội khi các hành vi phạm tội này có tính nguy hiểm độc lập, không loại trừ lẫn nhau. Trường hợp hành vi phạm tội này xảy ra trước được xem là điều kiện cần thiết cho hành vi phạm tội sau có thể xảy ra hoặc hành vi phạm tội sau là diễn biến tất yếu của hành vi phạm tội trước. Trong trường hợp chủ thể chỉ thực hiện một hành vi phạm tội mà hành vi này lại thoả mãn nhiều CTTP thì chủ thể chỉ bị coi là phạm nhiều tội khi không có tội phạm nào loại trừ được tội phạm còn lại do tội còn lại này được coi là không đáng kể so với tội phạm đó.


Trường hợp mà chủ thể phạm tội chỉ bị coi là phạm một tội phạm dù các hành vi phạm tội của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP khác nhau thì trường hợp hành vi phạm tội trước đã thu hút tính nguy hiểm của hành vi phạm tội sau do các hành vi phạm tội có cùng đối tượng tác động và cùng khách thể. Ví dụ: Chủ thể có hành vi Cưỡng đoạt tài sản và sau đó có hành vi huỷ hoại tài sản đó. Trong trường hợp này, hành vi huỷ hoại tài sản của người khác tuy thoả mãn CTTP tội huỷ hoại tài sản nhưng tính nguy hiểm của nó được coi đã bị hành vi phạm tội Cưỡng đoạt tài sản trước đó thu hút. Do vậy, chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội là tội Cưỡng đoạt tài sản

BLHS năm 2015 có những quy định về những cặp CTTP có quan hệ đặc biệt với nhau mà một khi hành vi phạm tội đã thoả mãn một CTTP của một loại tội phạm thì cũng đồng thời thoả mãn CTTP của một loại tội phạm kia. Do đó, chủ thể có thẩm quyền định tội danh không thể áp dụng tất cả các điều luật quy định các CTTP đó mà chỉ được phép chọn một trong số đó để áp dụng cho hành vi phạm tội tuy thoả mãn nhiều CTTP.

1.2. Cơ sở pháp lý của định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Như đã đề cập, định tội LDTNCĐTS là xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra với tất cả dấu hiệu tương ứng trong Điều 175 BLHS. Điều 175 BLHS chứa đựng những dấu hiệu bắt buộc không thể thiếu được của LDTNCĐTS. Những dấu hiện đó sẽ trở thành khuôn mẫu pháp lý làm cơ sở cho chủ thể có thẩm quyền định tội danh đối chiếu với hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra ngoài thế giới khách quan, từ đó xác định được người phạm có tội phạm LDTNCĐTS hay không, quy định tại điểm, khoản nào của Điều 175 Bộ luật hình sự. Như vậy, pháp luật hình sự là cơ sở pháp lý của việc định tội LDTNCĐTS.


1.2.1. Các quy định khác thuộc phần chung của Bộ luật hình sự được áp dụng trong định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

So với Bộ luật hình sự 1999 thì Bộ luật hình sự 2015 đã có những thay đổi mang tính hoàn thiện hơn hành lang pháp lý đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Phần chung của BLHS năm 2015 gồm 12 chương. Trong phần chung của BLHS có các Điều luật liên quan đến việc định tội danh tội LDTNCĐTS như: Khái niệm tội phạm (Điều 8); Tuổi chịu TNHS (Điều 12); Phạm tội chưa đạt (Điều 15)…

Chủ thể có thẩm quyền định tội danh trên cơ sở kết hơp những quy phạm phần chung BLHS quy định về các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và ở phần các tội phạm về mô hình pháp lý tội phạm (CTTP) một cách chi tiết sẽ xác định được có hay không có sự phù hợp giữa hành vi đã thực hiện và những yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS quy định tại Điều 175 BLHS theo đúng thẩm quyền của các cơ quan có thẩm quyền định tội danh.

1.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, góp phần bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, từng bước loại bỏ tình trạng “hình sự hóa” các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại hay “dân sự hóa” các hành vi phạm tội nên BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa tối đa các hành vi mà chủ thể phạm tội có thể thực hiện tại Điều 175 Bộ luật này.

Để có thể định tội danh đúng tội LDTNCĐTS, chủ thể định tội danh cần nhận thức đúng đắn các dấu hiệu của tội này được nhà làm luật xây dựng trong cấu thành tội phạm với 4 yếu tố là khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm. Từ quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 có thể thấy tội LDTNCĐTS có các dấu hiệu pháp lý như sau:


* Khách thể của tội phạm

Việc xác định khách thể của tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội danh, xác định tính chất, mức độ của hành vi cũng như phân biệt các loại tội phạm với nhau.

Khách thể của tội phạm là mục đích hướng đến của tội phạm khi thực hiện hành vi phạm tội. Người thực hiện hành vi phạm tội biết rò khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và người phạm tội xâm hại thì sẽ bị xử lý hình sự.

Khách thể của tội LDTNCĐTS là quan hệ sở hữu, bởi tội này xâm phạm quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Chủ thể thực hiện tội phạm tội LDTNCĐTS xâm đến quan hệ sở hữu được Luật hình sự bảo vệ và Điều 175 BLHS năm 2015 không quy định tình tiết định khung hình phạt đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ đối với chủ thể thực hiện tội phạm tội LDTNCĐTS. Do đó khi đã thực hiện hoàn thành hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại nếu tiếp tục gây thương tích cho bị hại với lý do chống trả để tẩu thoát thì căn cứ vào tỉ lệ thương tích của bị hại chủ thể thực hiện tội phạm tội LDTNCĐTS phải chịu thêm tội cố ý gây thương tích theo quy định tại BLHS trong cùng một vụ án.

Người phạm tội thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có lỗi cố ý và mục đích của hành vi là chiếm đoạt tài sản của bị hại. Đối tượng xâm phạm của tội phạm LDTNCĐTS là tài sản, với tư cách là khách thể quyền sở hữu theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 xác định như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Về cơ bản, tài sản là đối tượng của tội LDTNCĐTS phải thuộc sở hữu hợp pháp của một chủ thể nhất định, mang tính giá trị (giá trị và giá trị sử dụng).


* Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan là yếu tố vật chất của tội phạm. Bất kỳ tội phạm nào cũng được thể hiện ra bên ngoài, phản ánh thế giới khách quan. Những dấu hiệu của tội phạm về hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại BLHS, hành vi hành vi nguy hiểm gây ra những hậu quả gì, sự tác động giữa hành vi và hậu quả của hành vi tạo mối quan hệ nhân quả như thế nào, hành vi đó thực hiện bằng công cụ phạm tội gì trong thời gian không gian phạm tội như thế nào được hiểu là mặt khách quan của tội phạm.

Yếu tố quan trọng nhất của mặt khách quan của tội phạm là hành vi khách quan của tội phạm, là sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, là những biểu hiện của chủ thể thực hiện tội phạm ra thế giới khách quan qua những hình thức cụ thể nhằm đạt những mục đích đã định trước.

Hành vi khách quan của tội phạm được hiểu là những biểu hiện của chủ thể thực hiện tội phạm ra ngoài thế giới khách quan về thực tế nó được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển. Chính vì thế, chỉ khi có hành vi nguy hiểm được thực hiện thì vấn đề lỗi mới được đặt ra. Tuy nhiên, một hành vi có thể có lỗi hoặc không có lỗi. Biểu hiện ra bên ngoài của con người sẽ không được xem là hành vi khách quan (với tư cách là một biểu hiện của mặt khách quan) nếu nó không được ý thức kiểm soát hoặc không phải là hoạt động ý chí. Ví dụ, phản xạ không điều kiện, phản ứng trong tình trạng xúc động quá mạnh, những biểu hiện trong tình trạng bộ não mất khả năng nhận thức, điều khiển…

Những dấu hiệu về mặt khách quan của tội LDTNCĐTS:

- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Thông qua thỏa thuận dân sự hoặc hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản thì chủ thể thực hiện tội phạm nhận được tài sản của bị hại hợp pháp. Sau khi có được tài sản, chủ thể thực hiện tội phạm bất tín với thỏa thuận dân sự hoặc


hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản đã ký kết với bị hại, thực hiện chiếm đoạt tài sản của bị hại với thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn.

Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn xử lý trường hợp nào trên thực tiễn là “Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản”. Những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn vẫn chưa được giải thích nhằm mang lại sự thống nhất trong tư duy áp dụng pháp luật như: Cơ sở nào chứng minh chủ thể thực hiện tội phạm đã nhận tài sản của bị hại, sau đó bất tín với thỏa thuận dân sự hoặc hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản đã ký kết với bị hại rồi bỏ trốn với mục đích là chiếm đoạt tài sản của bị hại? Những lý do nào được loại trừ để cơ quan tiến hành tố tụng xác định không liên quan đến mục đích bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản của bị hại?

Theo quan điểm của học viên, trường hợp chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt mặc dù không sử dụng bất kỳ thủ đoạn gian dối gì sau khi nhận tài sản của bị hại nhưng không trả lại tài sản cho bị hại và bỏ trốn thì cần xác định đây là hành vi LDTNCĐTS được quy định tại Điều 175 BLHS. Một vấn đề quan trọng đặt ra là chủ thể có thẩm quyền định tội danh khi tiến hành định tội danh cần xác định nguyên nhân bỏ trốn của chủ thể thực hiện hành vi bỏ trốn là nguyên nhân gì, có phải bỏ trốn đối với bị hại hay không, nếu bỏ trốn không vì chiếm đoạt tài sản của bị hại mà vì nguyên nhân khác thì không thể cấu thành tội LDTNCĐTS theo quy định tại Điều 175 BLHS. Trường hợp chủ thể chủ thể thực hiện hành vi không bỏ trốn, không gian dối với bị hại sau khi nhận được tài sản của bị hại nhưng chủ thể thực hiện hành vi không có khả năng trả lại hoặc có khả năng mà không trả lại tài sản cho bị hại với lý do sử dụng tài sản chiếm đoạt vào mục đích bất hợp pháp thì phải xác định chủ thể chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS theo quy định tại Điều 175 BLHS.


Khi đã có những quy định của pháp luật ban hành ra để điều chỉnh hành vi trong các mối quan hệ xã hội thì đồng thời sẽ có cơ sở để đánh giá xem thế nào là một hành vi hợp pháp và ngược lại. Vậy cụm từ “bất hợp pháp” được hiểu như thế nào cho đúng theo Điều 175 BLHS? Hành vi bất hợp pháp là những hành vi được thực hiện trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội nhưng không có văn nào náo xác định cụ thể là trái với pháp luật nào. Vì vậy quá trình xét xử các vụ án hình sự trên thực tế xác định việc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt dùng tài sản chiếm đoạt của bị hại vào việc thực hiện tội phạm hội đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự như dung tiền chiếm đoạt của bị hại để mua bán ma tuý. Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt dùng tài sản chiếm đoạt của bị hại thanh toán một phần giá trị tài sản bị chiếm đoạt, phần còn lại dùng để mua sắm tư trang cá nhân mà không sử dụng tài sản chiếm đoạt vào mục đích phạm tội, mục đích bất hợp pháp khác thì phải xem xét hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự hay không trên cơ sở phân biệt hành vi sử dụng tài sản chiếm đoạt của bị hại vào mục đích bất hợp pháp và hành vi sử dụng tài sản chiếm đoạt của bị hại không đúng thỏa thuận hợp đồng dân sự được ký kết giữa các bên.

Thực tế ở tỉnh Bình Dương hiện nay cho thấy các vụ vỡ nợ phát sinh từ hợp đồng vay, hợp đồng góp hụi có giá trị tài sản lên đến hàng trăm tỷ đồng xảy ra rất nhiều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội, gây hoang mang tâm lý trong nhân dân nhưng khi bị hại có đơn yêu cầu đề nghị CQĐT công an huyện, thành phố thuộc tỉnh Bình Dương yêu cầu xử lý thì hầu hết các cơ quan có thẩm quyền không thể xử lý bằng pháp luật hình sự được mà chuyển sang các vụ án dân sự dẫn đến bị hại không thu hồi được tài sản bị chiếm đoạt và không đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bị hại.

Ngày đăng: 24/06/2022