một mình trong quầy hàng bán tạp hóa phía trong nên A đã thản nhiên với tay lấy hai chiếc áp nữ giới thuộc hàng thời trang và nhanh chóng đi ra cửa. Nhìn thấy A lấy áo mà không hỏi han trả tiền, cô bán hàng vừa kêu "cướp, cướp," vưa đẩy cửa quầy chạy ra nhưng không kịp đuổi theo. Khi ra đến nơi thì A đã lên xe mô tô do đồng bọn nổ máy chờ sẵn lẩn nhanh vào dòng người trên đường phố. Hai chiếc áo bị mất trị giá sáu trăm ngàn đồng.
Khi định tội trong trường hợp cụ thể này, có ý kiến cho rằng hành vi của Nguyễn Thị A cấu thành tội cướp giật tài sản vì A đã lợi dụng sự sơ hở của người bán hàng, công khai lấy hai chiếc áo thuộc loại hàng hóa gọn nhẹ rồi nhanh chóng lên xe mô tô, lẩn tránh vào dòng người đi đường để tẩu thoát. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lại cho rằng cần phải xét xử Nguyễn Thị A về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì A lợi dụng hoàn cảnh của chủ tài sản ngồi trong quầy hàng không thể ngăn cản hành vi phạm pháp của A nên A đã lấy hai chiếc áo, sau đó đi ra chỗ để xe mô tô, nổ máy đi khỏi cửa hàng. Hành vi phạm tội của A thực hiện công khai, không cần dùng vũ lực và không phải sử dụng bất kỳ một thủ đoạn gian dối nào để chiếm đoạt tài sản. Về ý thức chủ quan, A không có ý thức che giấu hành vi vi phạm của mình và không sợ bị chủ tài sản bắt giữ.
Theo tác giả luận văn, trong vụ án này, hành vi phạm tội của Nguyễn Thị A đủ yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản mà không cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với lý do: 1) Sau khi với tay lấy hai chiếc áo, A đã nhanh chóng đi ra cửa; 2) Do đã có người chờ sẵn bên ngoài nên sau khi ra ngoài, A đã nhanh chóng lên xe mô tô do đồng bọn nổ máy chờ sẵn để lẩn nhanh vào dòng người trên đường phố. Hành vi của Nguyễn Thị A là lợi dụng sự sơ hở của người bán hàng, công khai lấy tài sản (khá gọn nhẹ) và nhanh chóng tẩu thoát, bọn chúng đã dùng thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt tài sản rồi nhanh chóng chạy trốn, vì thế thỏa mãn hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản.
tài sản
2.2.2. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cưỡng đoạt
Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự,
theo khoản 1: "người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm". Như vậy, mặt khách quan của tội "Cưỡng đoạt tài sản" biểu hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc bằng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần đối với người khác chiếm đoạt tài sản. Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực trong mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản ít mãnh liệt hơn tội cướp tài sản và nó xảy ra trong tương lai, người bị đe dọa có một khoảng thời gian để suy nghĩ, cân nhắc và tìm biện pháp đối phó với hành vi đe dọa đó. Dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gì đó có hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người có tài sản không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội.
Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản dấu hiệu của mặt khách quan được biểu hiện ở hành vi khách quan là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản - hành vi công khai lấy tài sản của người khác nhưng xảy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản. Người phạm tội không cần và không có ý định có bất cứ thủ đoạn nào gian dối nào để đối phó với người có tài sản, người phạm tội không cần dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần chủ tài sản, cũng không cần chạy trốn hoặc nhanh chóng tẩu thoát.
Có thể bạn quan tâm!
- Đường Lối Xử Lý Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Luật Hình Sự Việt Nam
- Các Tình Tiết Tăng Nặng Định Khung Hình Phạt
- Phân Biệt Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Với Một Số Tội Phạm Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 1999
- Phân Biệt Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Với Tội Trộm Cắp
- Thực Trạng Xét Xử Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản
- So Sánh Thực Trạng Xét Xử Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Với Các Tội Phạm Và Các Tội Phạm Thuộc Nhóm Tội Xâm Phạm Sở Hữu
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Giữa hai tội này có những điểm giống và khác nhau sau đây:
a) Sự giống nhau
Cả hai tội phạm đều hướng đến mục đích cuối cùng là chiếm đoạt được tài sản, nghĩa là mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh; giống nhau về chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm (đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và có chung mục đích là chiếm đoạt được tài sản);
hành vi phạm tội của cả hai tội đều có tính công khai, trắng trợn đối với người có trách nhiệm về tài sản. Đối với cấu thành cơ bản, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự;
b) Sự khác nhau
- Về mặt cấu thành: Tội cưỡng đoạt tài sản có cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đã phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản (người phạm tội có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi). Còn tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có cấu thành vật chất, nghĩa là nếu chỉ hành vi phạm tội thì chưa phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà còn phải có hậu quả nảy sinh và giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả, hậu quả phải là yếu tố bắt buộc để định tội.
- Về mặt khách quan của tội phạm:
Về hành vi:
+ Tội cưỡng đoạt tài sản có đặc trưng là hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội. Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản.
+ Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội không có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản mà lợi dụng tình trạng chủ tài sản ở vào điều kiện, hoàn cảnh không thể ngăn cản được để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành vi phạm tội không làm cho chủ tài sản lo sợ mà phải giao tài sản.
Về hậu quả:
Tội cưỡng đoạt tài sản không bắt buộc phải có hậu quả xảy ra đã phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi còn trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, hậu quả là yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm.
- Về khách thể: Tội cưỡng đoạt tài sản xâm hại cùng một lúc hai khách thể là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu, nếu có xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì không phải là những thiệt hại về thể chất (tính mạng, thương tật) mà chỉ có thể là những thiệt hại về tinh thần (sự sợ hãi, lo âu), tuy có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không gây ra thương tích cho người bị hại, trong khi đó, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ xâm hại đến một khách thể là quan hệ sở hữu, không xâm hại đến khách thể là quan hệ nhân thân.
- Về mặt chủ quan của tội phạm:
+ Trong tội cưỡng đoạt tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản.
+ Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản vì hành vi chiếm đoạt tài sản đã bao hàm mục đích của người phạm tội rồi.
Để phân biệt hai tội này, có thể xem xét vụ án sau đây:
Nguyễn Văn Dung và chị Nguyễn Thị Minh Huệ nguyên trước đây có quan hệ tình cảm, kinh tế với nhau; khoảng 17 giờ ngày 30/11/2006, chị Huệ sử dụng xe máy hiệu ATTILA BKS 79L2-2628 đến tiệm cắt tóc Lan Anh do
Nguyễn Văn Dung làm chủ tiệm gặp chị Khúc Thị Hoàng Trâm (là thợ cắt tóc của tiệm) để thu tiền góp. Khi chị Huệ ra về thì bị Nguyễn Văn Dung ngăn cản không cho về và hai bên đã xảy ra xô xát với nhau, Dung đã dùng tay đấm vào mặt chị Huệ làm chảy máu mũi, bầm tím mắt, làm gãy chiếc vòng kim loại màu vàng đeo ở tay và một vòng kim loại màu trắng đeo ở chân của chị Huệ. Chị Huệ dùng ghế nhựa của tiệm đánh vào lưng của Dung và kêu cứu, thấy vậy, chị Oanh là thợ cắt tóc của tiệm chạy vào can ngăn thì bị Dung đuổi ra ngoài, đồng thời đóng chốt cửa tiệm lại tiếp tục đánh chị Huệ, sau khi đánh chị Huệ, Dung đã lấy khăn lau mặt, xin lỗi chị Huệ và ngỏ ý muốn đưa chị Huệ đi bệnh viện khám và điều trị nhưng chị Huệ không đồng ý. Khi năn nỉ chị Huệ không được, Dung nhặt chiếc vòng đeo tay, chiếc vòng đeo chân, chiếc điện thoại di động hiệu Motorola V3i và chìa khóa xe máy của chị Huệ rồi đi ra ngoài. Dung mở ngăn đựng đồ dùng của xe chị Huệ lấy một túi xách bên trong có một chiếc CMND, một giấy đăng ký xe máy, một thẻ ATM và
170.000 đồng của chị Huệ. Dung bỏ vòng đeo tay, vòng đeo chân, điện thoại di động vào túi xách của chị Huệ đêm cất vào tủ của Dung ở trong tiệm rồi khóa lại đồng thời khóa cửa không cho chị Huệ ra ngoài. Sau đó, Dung lấy xe máy của chị Huệ và bỏ đi, trước khi bỏ đi, Dung có đưa chìa khóa cho chị Hiền (là người yêu của Dung) và dặn mở cửa cho chị Huệ sau khi Dung đi khỏi tiệm, Dung đã tiêu xài hết 170.000 đồng của chị Huệ. Ngày 01//12/2006, Dung dùng điện thoại hẹn gặp chị Huệ tại quán cà phê Gia Viên trên đường Lê Hồng Phong, Nha Trang để giải quyết nhưng không được nên sau đó Dung đã đón xe khách đi về Nghệ An. Ngày 03/12/2006 Dung dùng điện thoại di động của mình nhắn tin vào máy của anh Hồ Văn Hóa (là chồng của chị Huệ) với nội dung "Tít (tức anh Hóa) bảo con Huệ trả tôi 21 triệu đồng thì tôi mới trả xe…". Ngày 10/12/2006, Dung từ Nghệ An về Nha Trang, Dung đã liên hệ qua điện thoại với chị Huệ với mục đích là trả lại tài sản nhưng chị Huệ đã trình báo cơ quan Công an nên Dung bị bắt ngay sau đó. Tài sản mà Dung đã giữ của chị Huệ, theo kết luận của Hội đồng định giá tài sản là 21.353.300 đồng.
Xung quanh vụ việc trên, Viện kiểm sát nhân dân truy tố Dung về tội "Cướp tài sản"; Tòa án cấp sơ thẩm đã kết tội bị cáo về tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản"; còn Tòa án cấp phúc thẩm lại chuyển tội danh từ "Công nhiên chiếm đoạt tài sản" sang tội "Cưỡng đoạt tài sản".
Từ những tình tiết của vụ án trên cho thấy, giữa hành vi dùng vũ lực và hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy của Dũng không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; giữa hành vi dùng vũ lực với hành vi chiếm đoạt không phải là hệ quả tất yếu của nhau. Hành vi Dung dùng tay đấm vào mặt và gây thương tích cho chị Huệ là một hành vi hoàn toàn độc lập, không có liên quan đến gì đến hành vi hành vi chiếm đoạt sau đó. Hành vi này này chưa làm mất khả năng chống cự lại của chị Huệ vì chị Huệ đã dùng ghế nhựa đánh và lưng Dung và kêu cứu. Sau khi đánh chị Huệ, Dung đã xin lỗi và ngỏ ý được đưa chị Huệ đi bệnh viện khám và điều trị; khi Dung bỏ vòng đeo, vòng đeo chân, điện thoại di động vào túi xách của chị Huệ đem cất vào tủ của Dung và khóa lại nhưng chị Huệ không có phản ứng gì. Như vậy, ở đây Dung không có mục đích đánh chị Huệ để lấy tài sản nên hành vi đó có thể loại trừ hành vi khách quan của tội tội cướp tài sản và cũng không thỏa mãn cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản do hành vi chiếm đoạt không đi liền ngay sau khi bị cáo thực hiện hành vi dùng vũ lực gây thương tích.
Theo tác giả luận văn, tuy Dung có hành vi dùng vũ lực đối với chị Huệ nhưng giữa hành vi dùng vũ lực với hành vi chiếm đoạt tài sản có khoảng cách khá lớn về mặt thời gian. Hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Hành vi khóa cửa nhốt chị Huệ ở trong của Dung là nhằm mục đích để chị Huệ không có điều kiện ngăn cản bị cáo lấy chiếc xe máy của chị Huệ vì trước khi bỏ đi, bị cáo đã đưa chìa khóa cho chị Hiền và dặn mở cửa cho chị Huệ sau khi Dung đi khỏi. Khi nhốt chị Huệ ở trong nhà cũng không thuộc dấu hiệu dùng thủ đoạn để uy hiếp tinh thần được vì giữa chị Huệ và Dung đã có quan hệ quen biết nhau, làm ăn chung với nhau. Thời
điểm hoàn thành của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản khi bị cáo có hành vi chiếm đoạn tài sản và lấy xe bỏ đi. Do đó, các hành vi xảy ra tiếp theo như nhắn tin cho chị Huệ và anh Hóa không có ý nghĩa trong việc xác định dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm.
2.2.3. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cướp tài sản
Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự, cướp tài sản là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được nhằm chiếm đoạt tài sản 25, tr. 30.
a) Sự giống nhau
Cả hai tội này đều được thực hiện với lỗi cố ý, mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản, nghĩa là mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh; hành vi phạm tội của cả hai tội đều có tính công khai, trắng trợn đối với người có trách nhiệm về tài sản.
b) Sự khác nhau
- Về mặt cấu thành: Tội cướp tài sản có cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đã phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản (người phạm tội có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi). Còn tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có cấu thành vật chất, nghĩa là nếu chỉ hành vi phạm tội thì chưa phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà còn phải có hậu quả nảy sinh và giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả, hậu quả phải là yếu tố bắt buộc để định tội.
- Về mặt khách quan của tội phạm:
Về hành vi:
+ Tội cướp tài sản có đặc trưng là hành vi dùng vũ lực (hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của nạn nhân), hành vi dùng sức mạnh vật chất nhằm chiếm đoạt tài sản; hoặc hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay); hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (hành vi không phải dùng vũ lực, cũng không phải đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng khong thể chống cự được).
+ Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội không có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản mà lợi dụng tình trạng chủ tài sản ở vào điều kiện, hoàn cảnh không thể ngăn cản được để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành vi phạm tội không làm cho chủ tài sản lo sợ mà phải giao tài sản.
Về hậu quả:
Tội cướp tài sản không bắt buộc phải có hậu quả xảy ra đã phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi còn trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, hậu quả là yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm.
- Về chủ thể: Trong cấu thành cơ bản của tội cướp tài sản, chủ thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ; còn tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp tại khoản 1 và 2 Điều 137.
+ Trong tội cướp tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ
.....