Chế Tài Xử Phạt Đối Với Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm Đoạt Tài Sản

Vụ án điển hình: Ngô Văn Hiền, Nguyễn Văn Huỳnh, Nguyễn Thành Tấn, Vò Sỹ Đạt đều cùng quê Quảng Ngãi vào TP. Hồ Chí Minh làm nghề tự do từ năm 2011. Trong thời gian ở TP. Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến năm 2012, mặc dù không có bất kỳ loại hàng hóa nào nhưng Hiền, Huỳnh, Tấn, Đạt đã sử dụng máy tính nối mạng Internet để vào các trang bán hàng trực tuyến có sẵn như: muaban.com.vn, rongbay.com,... đăng các tin rao bán các loại hàng hóa điện tử, tin học như: Điện thoại di động, Máy tính bảng, Máy ảnh...nội dung tin có hình ảnh sản phẩm sinh động, bắt mắt, đầy đủ thông số kỹ thuật, với giá rẻ, có khuyến mãi.... Tin đăng có số điện thoại để khách hàng liên lạc. Khi khách hàng gọi điện hỏi mua hàng, Hiền, Huỳnh, Tấn, Đạt đề nghị chuyển tiền đặt cọc trước từ 10% vào các tài khoản ngân hàng do Hiền, Huỳnh, Tấn, Đạt chỉ định, cam kết sẽ giao hàng sau. Tuy nhiên, khi người mua chuyển tiền vào tài khoản, Hiền, Huỳnh, Tấn, Đạt dùng thẻ ATM rút hết, đồng thời hủy sim số điện thoại, cắt liên lạc với người mua hàng. Quá trình thực hiện hành vi nêu trên, Hiền, Huỳnh, Tấn, Đạt thực hiện riêng lẻ, không bàn bạc, không chia tiền chiếm đoạt được.

Ngày 17/6/2014, Ngô Văn Hiền, Nguyễn Văn Huỳnh, Nguyễn Thành Tấn, Vò Sỹ Đạt bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Hồ Chí Minh khởi tố về tội “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 226b Bộ luật hình sự năm 1999. Ngày 07/01/2015, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đưa ra xét xử và tuyên phạt Nguyễn Văn Huỳnh 03 năm tù giam, Nguyễn Thành Tấn 01 năm 06 tháng tù nhưng cho hưởng án treo và Vò Sỹ Đạt 01 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Riêng đối với Ngô Văn Hiền bỏ trốn trước đó, Cơ quan điều tra đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, bị can và ra quyết định truy nã.

Ngày 14/3/2017, Ngô Văn Hiền bị bắt theo lệnh truy nã, ngày 20/3/2017, Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra vụ án, bị can đối với Ngô Văn Hiền.

Quá trình điều tra đã xác định, với thủ đoạn nêu trên, trong khoảng thời gian từ tháng 7/2011 đến tháng 5/2012, Ngô Văn Hiền sử dụng 02 tài khoản mang tên Đỗ Thị Minh Trân gồm tài khoản số 711A52510468 tại Ngân hàng Vietinbank và tài khoản số 140.24797510.01.6 tại Ngân hàng Techcombank, đã dùng thủ đoạn

gian dối chiếm đoạt tổng cộng 458.100.000đ của nhiều cá nhân ở nhiều địa phương trên khắp cả nước.

- Thứ năm, Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản: là hành vi tạo ra một hệ thống viễn thông, internet mà không được pháp luật cho phép nhằm thu hút khách hàng tham gia vào sử dụng để chiếm đoạt tài sản của họ.

Phương tiện phạm tội:

Phương tiện phạm tội của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử. Khác với các tội phạm khác thì trong cấu thành tội phạm công nghệ thông tin có dấu hiệu phương tiện điện tử là phương tiện bắt buộc và là dấu hiệu cơ bản để phân biệt tội phạm quy định định tại Điều 290 BLHS năm 2015 với tội phạm mang tính chất chiếm đoạt tài sản như tội Trộm cắp tài sản và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối với tội Trộm cắp tài sản và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường sử dụng các phương tiện phạm tội thông thường hoặc có sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin là không đáng kể, không xem là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Mặc dù mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử là phương tiện phạm tội nhưng không phải tất cả những hành vi sử dụng các phương tiện này đều thuộc tội phạm quy định tại Điều 290 BLHS năm 2015. Điểm phân biệt tội phạm tại Điều 290 với các tội phạm liên quan đến công nghệ thông tin khác chính là ở mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Người phạm tội nhờ có các phương tiện này mà việc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là không phụ thuộc vào thời gian cũng như địa điểm phạm tội.

Hậu quả của tội phạm: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 290 BLHS năm 2015 là tội có cấu thành hình thức, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan của tội phạm. Điều đó có nghĩa là mặc dù không gây ra hậu quả nhưng chủ thể thực hiện hành vi phạm tội vẫn bị truy cứu TNHS vì đã xâm phạm vào khách thể của tội này là an toàn trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Do đó, việc xác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

định hậu quả không có ý nghĩa trong việc định tội danh mà chỉ có ý nghĩa trong định khung hình phạt.

1.1.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 4

- Lỗi của người phạm tội Tội sử sụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 290 BLHS năm 2015 được xác định là có lỗi cố ý trực tiếp. Khi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội nhận thức rò được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Về mặt lý trí, người phạm tội nhận thức rò tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Người phạm tội là người am hiểu về công nghệ thông tin nên họ thấy rất rò tính chất nguy hiểm mà hành vi của mình sẽ gây ra. Về mặt ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra. Vì vậy, họ mong muốn hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình được thực hiện.

- Mục đích của hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu không có mục đích này thì người thực hiện những hành vi được quy định trong mặt khách quan của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản không cấu thành tội phạm này. Đây cũng là điểm phân biệt Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với các tội phạm khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Động cơ phạm tội của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì động cơ không là dấu hiệu bắt buộc. Người phạm tội này có thể xuất phát từ một số động cơ như thỏa mãn sự tò mò về công nghệ thông tin, làm mất uy tín của các Ngân hàng. Động cơ thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài là vụ lợi (tài sản).

Như vậy, những lý luận trên là tiền đề để hiểu thống nhất quy định của pháp luật góp phần quan trọng trong việc xác định tội danh Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

1.1.3. Chế tài xử phạt đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Điều 290 BLHS quy định bốn khung hình phạt chính và một khung hình phạt bổ sung. Trong quá trình đánh giá hành vi phạm tội ở từng khung, có những trường hợp cần làm rò như:

- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: là người phạm tội lấy việc phạm tội là nguồn sống chính của mình. Khi áp dụng tình tiết này cần lưu ý rằng: khái niệm chuyên nghiệp được hiểu ở đây không đồng nghĩa với khái niệm nghề nghiệp của một ngườ, vì không thể coi phạm tội là một nghề kiếm sống, tính chất chuyên nghiệp của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ tội phạm đó được lặp đi lặp lại nhiều lần và người phạm tội coi việc phạm tội là phương tiện kiếm sống. Tuy nhiên, không phải hành vi phạm tội nào cứ lặp đi, lặp lại nhiều lần đều coi là có tính chất chuyên nghiệp, mà chỉ có hành vi mà người phạm tội coi đó là phương tiện kiếm sống thì mới có tính chất chuyên nghiệp.

- Gây thiệt hại về tài sản được đánh giá trên cơ sở: Thiệt hại được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm như: Hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Tính nguyên vẹn, tính bảo mật, tính khả dụng. Thiệt hại có thể được tính bằng đơn vị thời gian bị ngừng, gián đoạn hoạt động bình thường, hoặc theo số lần bị tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ trong một thời gian nhất định, thông qua số người sử dụng phương tiện điện tử bị ảnh hưởng dẫn đến lợi ích vật chất bị hủy hoại, hư hỏng, mất mát phản ánh thông qua giá trị bằng tiền những hư hỏng, hủy hoại, mất mát do tội phạm gây ra.

Ví dụ: hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập để truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản, dẫn đến hệ thống bảo vệ tài khoản bị hư hại, cần sửa chữa, khắc phục, nâng cấp làm gián đoạn hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đây được tính là hậu quả gián tiếp gây ra của tội phạm.

1.2. Phân biệt Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam với Tội trộm cắp tài sản và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Dựa vào dấu hiệu pháp lý của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS), chúng ta có thể phân biệt tội này với Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) căn cứ vào các dấu hiệu pháp lý sau đây:

Thứ nhất, Căn cứ vào khách thể của tội phạm

- Giống nhau: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Tội trộm cắp tài sản và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều xâm phạm quyền sở hữu về tài sản của người khác. Đối tượng tác động đều là tiền, vật (hàng hóa).

- Khác nhau: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản còn xâm phạm đến an toàn công cộng và trật tự công cộng mà cụ thể là hoạt động bình thường của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, môi trường giao dịch điện tử, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán, thanh toán cổ phiếu qua mạng cũng như uy tín của Việt Nam trong giao dịch điện tử, thương mại điện tử. Quan hệ xã hội này mới thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội này so với quan hệ sở hữu – do đó, nó được coi là khách thể thực tiếp của tội phạm.

Đối tượng tác động của tội phạm còn có thể có thêm: Dữ liệu thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thẻ ngân hàng, mã truy cập, tường lửa, quyền quản trị mạng, hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng.

Thứ hai, Căn cứ vào chủ thể của tội phạm

- Giống nhau: Chủ thể của 03 loại tội phạm này đều là chủ thể thường, tức là người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đã thực hiện.

- Khác nhau: Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi vi phạm Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, và thực hiện hành vi vi phạm Tội trộm cắp tài sản thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội quy định tại khoản 3, 4 không chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy đinh tại Điều 174 BLHS năm 2015.

Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản cho thấy, chủ thể của tội phạm này thường là ở độ tuổi thành niên từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi có kiến thức về công nghệ, thông tin, thường xuyên sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, phương tiện điện tử. Các đối tượng phạm tội thường có sự kết hợp giữa các đối tượng trong nước với các đối tượng ở nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, chủ thể của tội phạm còn là cám bộ ngân hàng đương chức hoặc đã nghỉ việc, nhân viên phần mềm, quản trị thẻ, những người trực tiếp tiếp xúc với hệ thống bảo mật của ngân hàng.

Thứ ba, Căn cứ vào mặt chủ quan của tội phạm

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Tội trộm cắp tài sản và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.

Thứ tư, Căn cứ vào mặt khách quan của tội phạm

- Đối với Tội trộm cắp tài sản: Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi lén lút là hành vi có ý thức che dấu hành vi chiếm đoạt tài sản đối với người đang chiếm hữu tài sản và những người xung quanh. Hành vi trộm cắp tài sản của người khác chỉ cấu thành khi giá trị tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, d175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn

xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật.

- Đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin đó là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối. Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện ở hai hành vi là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Trong đó, hành vi gian dối là điều kiện để thực hiện việc chiếm đoạt tài sản, còn hành vi chiếm đoạt tài sản là mục đích, kết quả của hành vi gian dối. Thủ đoạn thực hiện tội phạm đa dạng như có thể dùng lời nói, dùng giấy tờ giả, giả danh người có chức vụ, quyền hạn, thông qua hợp đồng... (ở đây có sự gặp gỡ trực tiếp giữa người phạm tội và người bị hại). Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội phạm khi người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

- Đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì hành vi khách quan của tội phạm này được quy định cụ thể ngay tại Khoản 1 từ điểm a đến điểm đ, Điều 290 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể như sau:

a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của Cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

Việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc khi định tội danh này. Đây chính là đặc trưng để phân biệt giữa Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với các Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) và các tội xâm phạm sở hữu quy định trong Chương XIV. Dựa trên cơ sở xác định hình thức chiếm đoạt, thì đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì công cụ, phương tiện phạm tội cũng là một dấu hiệu quan trọng để định tội danh.

1.2. Lịch sử quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi một người sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bộ luật Hình sự năm 1999 thông qua ngày 21/12/1999 thì hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản không quy định là tội phạm. Điều đó cũng có nghĩa là, hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nếu có đủ dấu hiệu của các tội xâm phạm sở hữu thì xử lý về các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của BLHS năm 1999.

Tuy nhiên, đến ngày 19/6/2009, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là tội phạm, được quy định tại Điều 226b Bộ luật Hình sự với quy định như sau:

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí