Đặc Điểm Tổ Chức Quản Lý Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Tập Đoàn Kinh Tế Của Việt Nam


Ngoài quy mô về vốn lớn và tốc độ tăng trưởng vốn cao, quy mô doanh thu của các tập đoàn kinh tế của Việt Nam tương đối lớn. Năm 2005, trong số 6 tổng công ty thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế, chỉ có Tổng công ty công nghiệp tàu thủy có quy mô doanh thu dưới 10 nghìn tỷ đồng. Năm 2006, doanh thu của tất cả các tập đoàn này đều đã vượt mức 10 nghìn tỷ đồng.

Khi có sự cơ cấu lại theo mô hình tập đoàn kinh tế, nhà nước có sự hỗ trợ lớn về chính sách, về tài chính. Nhiều tập đoàn đã có những bước đột phá về kết quả hoạt động nhờ có sự hỗ trợ này. Năm 2005, 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ đã tạo bước nhảy vọt cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Kết quả sản xuất kinh doanh tăng đều trong 3 năm 2006, 2007 và 2008. Số liệu trên Bảng 2.4 cho thấy giá trị doanh thu của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam năm 2006 tăng 44,23% so với năm 2005, năm 2007 tăng 98,63% so với năm 2006.

Bảng 2.4: Quy mô doanh thu của một số tập đoàn giai đoạn 2001 - 2007

Đơn vị: Triệu đồng


Tổng công ty/ tập đoàn

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Dầu khí

18.555.696

20.479.901

29.492.618

40.467.955

42.310.280

45.072.698

46.567.943

Điện lực

19.209.706

23.043.848

28.132.584

32.871.225

38.818.688

40.434.900

43.909.343

Bưu chính Viễn thông

17.285.020

20.297.966

24.233.206

30.116.967

32.760.381

38.329.380

45.300.200

Dệt-May

8.098.449

9.899.943

12.562.455

19.959.244

17.104.000

19.456.766

21.998.872

Than - Khoáng sản

6.536.671

8.003.236

10.422.314

15.218.714

22.788.397

29.713.088

38.403.852

Công nghiệp Tàu thủy

1.298.316

2.308.742

3.090.489

4.608.196

7.932.674

11.476.555

22.796.115

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 12

(Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiêp - Bộ Tài chính; Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp - Văn phòng Chính phủ )


Phải nhìn nhận quy mô về vốn và doanh thu của các tập đoàn kinh tế của Việt Nam là lớn so với các doanh nghiệp trong nước, kể cả so với các tổng công ty 91. Tuy nhiên, quy mô này còn rất nhỏ so với các tập đoàn kinh tế trên thế giới. Có thể so sánh doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Malaysia Petronas năm 2006 là 52 tỷ USD trong khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có doanh thu 12 tỷ USD. Chỉ riêng tiêu chí quy mô lao động trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam là có thể tương


đương với các tập đoàn kinh tế trong khu vực. Năm 2006, quy mô về số lao động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là 83.942 người, Tập đoàn Dệt may Việt Nam là

106.071 người (Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Quy mô lao động trong một số tập đoàn giai đoạn 2002 - 2006

TT

Tổng công ty

2002

2003

2004

2005

2006

1

Dầu khí


11.706

13.027

14.981

15.064

2

Điện lực

71.402

75.569

80.290

80.489

83.942

3

Bưu chính Viễn thông

93.504

93.507

90.854

93.681

93.784

4

Dệt-May

87.771

92.747

104.734

106.071

106.071

5

Than

77.721

83.241

86.105

93.327

99.330

6

Công nghiệp Tàu thủy

10.342

13.650

19.880

22.826

24.753

Đơn vị: Người


(Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiêp - Bộ Tài chính) Thứ hai, về ngành nghề: Sau khi được chuyển đổi thành mô hình tập đoàn,

nhìn chung các tập đoàn kinh tế nhà nước đều có xu hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Xu hướng này thể hiện sự năng động trong hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, các tập đoàn kinh tế hiện nay đang chú trọng phát triển các lĩnh vực dễ sinh lời nhưng hàm chứa rất nhiều rủi ro. Chẳng hạn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đầu tư vào nhiệt điện, bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, hàng không... Tính đến 31/3/2008, tỷ lệ đầu tư vào các lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là 9.038 nghìn tỷ đồng trong số tổng giả trị đầu tư là 38.755 nghìn tỷ chiếm 23% tổng vốn đầu tư trong đó chủ yếu tập trung vào tài chính, ngân hàng [35, tr14]. Tập đoàn Dệt may Việt nam cũng đầu tư vào tài chính, chứng khoán và bất động sản 154 tỷ đồng, bằng 5,5% tổng vốn điều lệ của tập đoàn [37, tr18]. Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam cũng đang tiến vào sản xuất nhà máy điện chạy than, đầu tư thành lập mới công ty tài chính, tham gia góp vốn vào các ngân hàng như Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn - Hà nội, Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không. Trong giai đoạn gần đây, việc các tập đoàn kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực cũng bộc lộ một vài vấn đề bất cập, nhất là những lĩnh vực rủi ro quá cao như chứng khoán, ngân hàng.


Thứ ba, về kết quả sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng tương đối lớn. Năm 2006 chỉ riêng Tập đoàn dầu khí và Tập đoàn Bưu chính viễn thông đã đạt trên 36 nghìn tỷ đồng chiến hơn 75% tổng lợi nhuận của các tập đoàn và tổng công ty 91. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các tập đoàn này khá cao. Các chỉ tiêu này được thể hiện trong Bảng 2.6. Có thể thấy, lợi nhuận tăng lên rất nhiều kể từ khi có sự chuyển đổi mô hình hoạt động tổng công ty sang mô hình tập đoàn.

Bảng 2.6: Lợi nhuận trước thuế của một số tập đoàn giai đoạn 2002 - 2006

Đơn vị: Triệu đồng


TT

Tổng công ty

2002

2003

2004

2005

2006

1

Dầu khí

6.572.527

6.948.798

11.877.971

21.458.918

24.924.849

2

Điện lực

1.817.541

2.131.122

1.972.685

2.159.690

3.200.869

3

Bưu chính Viễn thông

6.114.239

7.981.569

10.321.095

12.992.536

11.569.174

4

Dệt-May

83.818

102.819

97.204

153.145

89.000

5

Than

180.909

347.393

437.891

1.279.823

3.129.782

6

Công nghiệp Tàu thủy

11.647

12.534

24.886

41.074

83.560

(Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiêp - Bộ Tài chính; Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp - Văn phòng Chính phủ)

Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn trong các tập đoàn kinh tế nhà nước không cao so với các doanh nghiệp FDI mặc dù tỷ lệ này đã được cải thiện nhiều trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2006. Theo Báo cáo Tổng hợp số liệu về các tổng công ty nhà nước giai đoạn 2002-2006 của Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn nhà nước của các tập đoàn kinh tế là 0,177 năm 2002 thì đến năm 2006 con số này là 0,233.

Thứ tư về địa bàn hoạt đoạt kinh doanh: các tập đoàn hiện nay đều mới bước đầu hình thành do đó còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi tham gia vào các thị trường quốc tế. Điều này dẫn đến một đặc trưng lớn của các tập đoàn Việt Nam là sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn chưa cao. Các tập đoàn hiện nay mới chỉ tập trung vào khai thác tối đa các địa bàn hoạt động trong nước. Một số tập đoàn bước đầu đã có sự mở rộng thị trường hoạt động ra các nước trong khu vực và trên


thế giới. Việc lựa chọn các địa bàn hoạt động mới chủ yếu vẫn tập trung vào các thị trường tính cạnh tranh không cao: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã có các công ty con có văn phòng đại diện tại Lào (Công ty TNHH Vinacomin-Lao, Công ty liên doanh khoáng sản Stung Treng (Campuchia); Tập đoàn Cao su Việt Nam thành lập hai công ty cổ phần trồng cao su tại Lào và Campuchia là Công ty cổ phần Cao su Việt Lào và Công ty cổ phần Quasa-Geruco.

Như vậy, đặc điểm chung của các tập đoàn kinh tế của Việt Nam là quy mô hoạt động lớn trên cả ba khía cạnh (vốn, lao động và kết quả kinh doanh) so với các doanh nghiệp khác trong nước; Các tập đoàn có xu hướng hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn lực; Tỷ lệ vốn nhà nước trong các tập đoàn tương đối lớn tạo ra sử đảm bảo về vốn tương đối cao trong các tập đoàn nhưng cũng tạo ra lực cản không nhỏ trong việc tăng tính năng động trong huy động vốn, hơn nữa hiệu quả hoạt động của các tập đoàn cũng chưa cao; phạm vi hoạt động tập trung chủ yếu vào thị trường trong nước.

2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của các tập đoàn kinh tế của Việt Nam

Các tập đoàn kinh tế đang đứng trước những thách thức và cũng có những thuận lợi rất lớn. Điều này đặt ra nhiệm vụ không chỉ cho các nhà quản lý vĩ mô và vi mô là làm thế nào để các tập đoàn hoạt động có hiệu quả, quản lý nhà nước có hiệu lực, tạo tiền đề phát triển kinh tế của đất nước. Có thể khái quát đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của các tập đoàn kinh tế trên các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về phương thức quản lý: Tất cả các tập đoàn hiện này đều đang trong giai đoạn hoàn thiện về tổ chức hoạt động và quản lý do đó tồn tại song song hai kiểu liên kết dẫn đến hai phương thức quản lý khác nhau: quản lý hành chính và quản lý theo cơ chế đầu tư tài chính. Đối với các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, công ty mẹ trong các tập đoàn vẫn thực hiện quản lý hành chính thông qua giao kế hoạch sản xuất kinh doanh, lao động tiền lương, kế hoạch đầu tư, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, đầu tư góp vốn liên doanh liên kết. Đối với các công ty là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty mẹ không nắm giữ toàn bộ cổ phần, mối liên hệ được thực hiện bằng các cơ chế tài chính. Công ty mẹ đầu tư vốn vào công ty con bằng phương thức đầu tư trực tiếp, quản lý vốn và định hướng cho các công ty con thông qua người đại


diện đối với những vấn đề quan trọng như chiến lược phát triển, tăng giảm vốn điều lệ, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, phê duyệt các chỉ tiêu kế hoạch. Theo chỉ đạo của Chính phủ, xu hướng phát triển của các tập đoàn là tăng tính cạnh tranh và tăng sức mạnh nội tại do đó phương thức quản lý của các tập đoàn sẽ theo hướng chuyển dịch dần từ phương thức quản lý hành chính sang phương thức quản lý theo cơ chế đầu tư tài chính.

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Tập đoàn kinh tế thường có cấu trúc quản lý tương đối phức tạp và tùy thuộc vào loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, phạm vi và quy mô hoạt động. Tuy nhiên, cho dù là loại hình hoạt động nào thì các tập đoàn kinh tế vẫn được hiểu là nhóm công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005. Phạm vi nghiên cứu của Luận án chỉ giới hạn ở các tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập theo mô hình thí điểm từ cách thức cơ cấu lại các tổng công ty 91 do đó mô hình tổ chức bộ máy quản lý của các tập đoàn này thường mang rất nhiều điểm tương đồng với tổ chức bộ máy quản lý của các tổng công ty 91. Việc tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh theo mô hình tổng công ty nhà nước (tập đoàn) được quy định trong Nghị Định 39/CP ngày 27/06/1995 của Chính phủ và Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó, tổ chức bộ máy quản lý của tập đoàn thường gồm:

Hội đồng quản trị là cấp lãnh đạo cao nhất thực hiện chức năng định hướng phát triển và quản lý hoạt động của tập đoàn, chịu trách nhiệm về sự phát triển của tập đoàn. Hội đồng quản trị là bộ máy quản lý cao nhất trong công ty mẹ, đại diện trực tiếp của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và các công ty con. Đối với các tập đoàn nhà nước hiện nay, do các công ty mẹ đều do Nhà nước nắm giữ 100% vốn nên hội đồng quản trị có các thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của các bộ liên quan.

Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao, kiểm tra giám sát hoạt động điều hành của Ban giám đốc, bộ máy giúp việc và tất cả các đơn vị thành viên tập đoàn trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, điều lệ hoạt động và thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị. Ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị có thể bao gồm các thành viên của hội đồng quản trị và các thành viên độc lập. Yêu cầu đối với các thành viên ban kiểm soát là không được kiêm nhiệm bất cứ một nhiệm vụ nào trong bộ máy điều hành của tập đoàn. Đồng thời, thành viên của ban kiểm soát phải là những người am hiểu về kế toán, kiểm toán hoặc lĩnh vực hoạt


động của tập đoàn. Ban kiểm soát của các tập đoàn kinh tế nhà nước mới chỉ hướng đến nhiệm vụ giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, ban giám đốc và các đơn vị thành viên nhưng chưa hướng đến việc giám sát kể cả hội đồng quản trị. Xét về bản chất sở hữu, hội đồng quản trị của các tập đoàn nhà nước hiện nay vẫn chỉ là người đại diện cho quyền sở hữu của Nhà nước.

Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của tập đoàn và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của tập đoàn.

Phó tổng giám đốc là người giúp tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của tập đoàn theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công và ủy quyền.

Các ban chức năng: Tập đoàn có các ban chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành và giám sát. Các ban chức năng của tập đoàn thường bao gồm: Ban kế hoạch, Ban kế toán tài chính, Ban Đào tạo, Ban thanh tra và các Ban phụ trách chuyên môn... Việc thiết lập các ban này hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức quản lý của tập đoàn.

Các đơn vị hạch toán phụ thuộc: Do nguồn gốc của các tập đoàn là xuất phát từ các tổng công ty nhà nước do đó trong quá trình chuyển đổi hoạt động hiện nay vẫn tồn tại loại hình hoạt động là các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Các đơn vị này có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của tập đoàn, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với tập đoàn. Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh do sự cam kết của các đơn vị này. Ví dụ như trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông vẫn tồn tại Công ty viễn thông quốc tế và Công ty Viễn thông Liên tỉnh là các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Các doanh nghiệp thành viên: Các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn có thể là có những dạng sau: Công ty thành viên do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty thành viên do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp mà công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Các doanh nghiệp này đều là các pháp nhân, có tổ chức bộ máy quản lý riêng theo loại hình hoạt động của đơn vị.


Các ban chức năng

CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

Mô hình chung của tổ chức quản lý của các tập đoàn kinh tế của Việt Nam có thể được khái quát như sau:


Hội đồng quản trị




Ban Kiểm soát

Tổng giám đốc



Các đơn vị hạch toán phụ thuộc và sự nghiệp

Các công ty do công ty mẹ sở hữu 100% vốn

Các công ty do công ty mẹ sở hữu >50% vốn

Các công ty liên kết

Sơ đồ 2.2: Mô hình chung trong tổ chức quản lý các tập đoàn của Việt Nam

Số liệu cụ thể về các công ty con trong một số tập đoàn được trình bày trong Bảng 2.7.

Bảng 2.7: Tập đoàn kinh tế và các đơn vị thành viên


TT

Tập đoàn

Tổng số công ty con

Trực thuộc

Sở hữu 100%

Sở hữu

>50%

Sở hữu

<50%

1

Dầu khí

19

-

6

11

2

2

Điện lực

60

17

23

10

10

3

Bưu chính Viễn thông

93

67

2

12

14

4

Dệt-May

75

9

10

24

22

5

Than-Khoáng sản

62

10

7

41

4

6

Công nghiệp Tàu thủy

59

7

11

30

11

(Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp - Văn phòng Chính phủ)

Thông qua khảo sát, điều tra của Tác giả về tổ chức bộ máy quản lý của các tập đoàn cho thấy mô hình này được áp dụng như một khuôn mẫu và vẫn dụng khá cứng nhắc. Kết quả khảo sát về các mô hình hoạt động của các tập đoàn được tổng hợp trong Phụ lục 2.25. Việc xây dựng và xác định ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị trong khi không xác định vị trí của KTNB trong mô hình tổ chức bộ máy quản lý đã gây khó khăn cho các tập đoàn trong xây dựng và duy trì KTNB.


Thứ ba, về đầu mối quản lý: Các tập đoàn kinh tế của Việt Nam chịu sự quản lý của nhiều đầu mối khác nhau. Việc quản lý nhà nước đối với các tập đoàn hiện nay do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện. Đối với các vấn đề về nhân sự, chiến lược hoạt động, các tập đoàn sẽ tuân thủ theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động, các tập đoàn có liên quan tới các lĩnh vực khác nhau và các cơ quan chủ quản khác nhau. Chẳng hạn, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ chịu sự quản lý của Bộ Công thương đối với những lĩnh vực hoạt động do Bộ này đảm nhiệm; Bộ Tài chính sẽ giám sát phần vốn nhà nước và có thể thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ. Điều này không tránh khỏi sự chống chéo về quản lý và gây khó khăn cho các tập đoàn trong việc áp dụng pháp luật và thực hiện quản lý vi mô tại tập đoàn.

Khi các tập đoàn chuyển đổi cơ cấu, thực hiện cổ phần hóa thì các quan hệ sở hữu, huy động vốn đã làm nảy sinh những vấn đề quản lý phức tạp. Trong mô hình tập đoàn, công ty mẹ và công ty con đang chịu sự chi phối của các quy định pháp luật khác nhau. Công ty mẹ là công ty nhà nước, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước còn các công ty con và công ty liên kết thì hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Một mô hình thống nhất sẽ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Đồng thời các hoạt động đó có cơ sở để kiểm soát và đánh giá về chính những hoạt động ấy. Do đó, KTNB được coi là một chức năng không thể thiếu trong quản lý các tập đoàn khi quy mô hoạt động lớn, phạm vi hoạt động rộng và cơ cấu tổ chức kinh danh phức tạp.


2.1.2.4. Đặc điểm của tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tập đoàn của Việt Nam

Kiểm soát nội bộ luôn tồn tại trong tất cả các doanh nghiệp với các mức độ hoạt động hiệu quả khác nhau. Kiểm soát nội bộ chỉ mang tính hệ thống khi các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập đầy đủ và được thực hiện trên phạm vi rộng. Vì vậy, kiểm soát nội bộ cần mang tính hệ thống trong các doanh nghiệp có quy mô lớn đặc biệt là các tập đoàn kinh tế. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tập đoàn cần phát hiện, ngăn chặn và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu. Muốn đạt được điều này, hệ thống kiểm soát nội bộ phải đảm bảo sự tồn tại và vận hành đồng bộ các yếu tố của kiểm soát bao gồm: Môi trường kiểm soát, các thủ tục kiểm soát, hệ thống kế toán và KTNB. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam đã bước đầu đạt được các mục tiêu khác nhau của đơn vị phục vụ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023