Giai Đoạn Theo Dòi Thực Hiện Kiến Nghị Kiểm Toán Nội Bộ


+ Tổng hợp và phân loại kết quả kiểm toán: Tổng hợp và phân loại kết quả của năm được tổng hợp từ kết quả của các cuộc kiểm toán đã được thực hiện trong năm.

+ Lập dự thảo báo cáo kiểm toán: dự thảo báo cáo kiểm toán năm thường được giao cho các cá nhân phụ trách cuộc kiểm toán cụ thể, sau đó KTV trưởng sẽ tổng hợp toàn bộ dự thảo báo cáo.

+ Phê duyệt báo cáo kiểm toán: phê duyệt báo cáo kiểm toán năm được trưởng bộ phận KTNB và HĐQT/HĐTV/BGĐ thực hiện.

Thứ ba, phát hành và gửi báo cáo kiểm toán

Phát hành và gửi báo cáo kiểm toán cho các đơn vị và cá nhân có liên quan là nội dung vô cùng quan trọng, làm căn cứ cho việc kiểm tra giám sát việc thực hiện các kiến nghị của KTNB. Khi phát hành và gửi BCKT, KTNB phải chú ý xác định được đối tượng gửi BCKT. Đối với mỗi loại báo cáo cụ thể, danh sách đối tượng nhận có thể được chuẩn hóa như nhóm nhận kết quả theo phạm vi công việc, nhóm các cơ quan hữu quan hay các nhóm khác. Ngoài kênh truyền thông cơ bản đến từng các nhân và đơn vị, báo cáo kiểm toán bắt buộc phải được gửi đến một số các bộ phận trong DN. Đối với báo cáo cho từng cuộc kiểm toán, đối tượng nhận báo cáo là lãnh đạo công ty, lãnh đạo đơn vị được kiểm toán, ban kiểm soát. Đối với báo cáo KTNB năm, đối tượng được gửi báo cáo thường là đại hội đồng cổ đông, HĐQT/HĐTV và ban giám đốc công ty.

Phát hành và gửi báo cáo còn phải chú trọng đến hình thức gửi báo cáo. Báo cáo được gửi dạng tóm tắt hay đầy đủ, trao đổi trực tiếp trong cuộc họp hay gửi bằng văn bản. Báo cáo cần gửi một cách kịp thời ngay sau khi kết thúc cuộc kiểm toán đối với báo cáo từng cuộc kiểm toán. Đối với BCKT năm thường được gửi trước khi đánh giá tổng kết kết quả SXKD.

1.2.4. Giai đoạn theo dòi thực hiện kiến nghị kiểm toán nội bộ

Theo dòi việc thực hiện kết luận của KTNB là bước công việc khác biệt cơ bản về quy trình do KTNB thực hiện so với một số loại hình kiểm toán khác. Thời gian tổ chức theo dòi việc thực hiện kết luận kiểm toán là công việc tiếp theo sau khi phát hành báo cáo KTNB, có thể sau khoảng 1 tháng, 1 quý, nửa năm hoặc 1 năm sau khi phát hành báo cáo tùy thuộc vào đặc điểm của các kiến nghị KTNB.

Kiểm tra có thể được tổ chức dưới dạng kiểm tra thường xuyên hoặc định kǶ. Nhân


sự tham gia quá trình kiểm tra do trưởng bộ phần KTNB phân công, nội dung kiểm tra căn cứ vào báo cáo kiểm toán đã được phát hành, phần các kiến nghị kiểm toán.

Nội dung theo dòi việc thực hiện các kiến nghị của KTNB thường bao gồm theo 2

Nội dung theo dòi việc thực hiện các kiến nghị của KTNB thường bao gồm theo 3

Nội dung theo dòi việc thực hiện các kiến nghị của KTNB thường bao gồm theo 4



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) - 6

Nội dung theo dòi việc thực hiện các kiến nghị của KTNB thường bao gồm: theo dòi, kiểm tra việc thực hiện và tổ chức tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các kiến nghị KTNB, được mô tả cụ thể trong sơ đồ sau:


THEO DÒI THƯỜNG XUYÊN

Trưởng KTNB, Trưởng nhóm KTNB, đơn vị được kiểm toán và các đơn vị, bộ phận liên quan


Yêu cầu cácz đơnz vị, bộ phận lập cáoz cáo tình hình

thực hiệnz khuyếnz nghị

Kiểmz tra tìnhz hìnhz thực hiện khuyến nghị theo báo cáo


Kiểm traz thực hiệnz khuyếnz nghị tại đơn vị được kiểm toán


THEO DÒI ĐỊNH Kǵ



Phát hành và gửi báo cáoz tình hình thựcz hiện khuyếnz nghị


Trưởng KTNB Trưởng nhóm KTNB đơn vị được kiểm toán và các đơn vị bộ 5

Trưởng KTNB Trưởng nhóm KTNB đơn vị được kiểm toán và các đơn vị bộ 7

Trưởng KTNB, Trưởng nhóm KTNB, đơn vị được kiểm toán và các đơn vị, bộ phận liên quan

Lập dự thảo báo cáo tìnhz hìnhz thực hiệnz khuyến nghị


Sơ đồ 1.5: Giai đoạn theo dòi việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Thứ nhất, theo dòi, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của KTNB cần xác định được các nội dung sau: Hình thức kiểm tra, thời gian kiểm tra, nhân sự kiểm tra và nội dung kiểm tra. Hình thức kiểm tra có thể kiểm tra thực tế và kiểm tra trên báo cáo về tình hình thực hiện kiến nghị KTNB do đơn vị được kiểm toán lập. Có hai cách tiến hành công việc này: cách thứ nhất: tổ chức dưới hình thức một đoàn công tác riêng biệt hoặc cách thứ hai là sử dụng đoàn KTNB được phân công kiểm toán trong năm tiến hành kiểm tra trực tiếp tại đơn vị bộ phận.

Thứ hai, tổng hợp, đánh giá tình hình việc thực hiện các kiến nghị KTNB: Bộ phận KTNB được phân công sau khi kiểm tra có trách nhiệm tổng hợp và đánh giá, xác định mức độ thực hiện kiến nghị thông qua bảng đánh giá trong đó nêu rò theo


từng nhóm mục tiêu chủ yếu đã đề ra trong kế hoạch. Đồng thời bộ phận này phải tìm hiểu và đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chưa chấp hành kiến nghị KTNB. Các nguyên nhân đó có thể do điều kiện khách quan hoặc cǜng có thể do nguyên nhân chủ quan. Trong một số trường hợp, kiến nghị của KTNB nêu ra không phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán. Sau đó, KTVNB tiến hành lập báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị trong đó cần nêu rò mức độ thực hiện kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp không thực hiện kiến nghị KTNB. Các biện pháp xử lý có thể tiếp tục đôn đốc, nhắc nhở, theo dòi, hoặc đóng hồ sơ kiểm toán do đơn vị đã thực hiện đầy đủ các khuyến nghị (hoặc không thể thực hiện thêm một số khuyến nghị vì nguyên nhân đã được xác định rò trong quá trình làm việc). Bên cạnh đó, bộ phận KTNB và DN cần áp dụng những phương pháp đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán nhằm giúp bộ phận được kiểm toán tập trung thực hiện kiến nghị hiệu quả hơn. Trường hợp không hoàn thành việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán, DN cần có biện pháp xử phạt phù hợp nhằm mục đích khuyến khích và răn đe việc thực hiện kiến nghị.


Tiểu kết chương 1

Trong chương này, tác giả đã phân tích các khái niệm về KTNB để làm rò mục tiêu, đối tượng và chức năng của KTNB trong doanh nghiệp. Tác giả phân tích các nội dung của hoạt động KTNB bao gồm kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Luận văn chú trọng phương pháp tiếp cận kiểm toán theo định hướng rủi ro. Quy trình chung của KTNB được trình bày gồm 4 giai đoạn là: chuẩn bị kiểm toán; thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán và theo dòi thực hiện kiến nghị kiểm toán. Cơ sở lý luận chương này sẽ là tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu khảo sát thực nghiệm quy trình KTNB tại HUD.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ - HUD

2.1. Tổng quan về Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà

và Đô thị

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, tên giao dịch quốc tế là Housing and Urban development Corporation, tên viết tắt là HUD, được thành lập theo Quyết định số 08/QĐ-BXD ngày 02/6/2000 của Bộ Xây dựng, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản, khu đô thị mới, khu dân cư và lĩnh vực xây lắp. Quá trình 05 năm (2000-2005) từ khi thành lập Tổng công ty đến khi hoàn thành công tác sắp xếp, cổ phần hóa 04 đơn vị trực thuộc thành các công ty cổ phần, Tổng công ty đã có sự tăng trưởng vững chắc trên mọi lĩnh vực, địa bàn hoạt động được mở rộng, mô hình phát triển khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại từng bước đã được nhân rộng ra một số địa phương trong cả nước. Trên cơ sở đó, ngày 30/3/2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký Quyết định số 595/QĐ-BXD chuyển Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, đánh dấu một bước thay đổi về chất trong công tác quản trị doanh nghiệp. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009, sau 4 năm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị đã tham gia góp vốn thành lập và tiếp nhận thêm các công ty con hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn khác nhau nhằm đa dạng hóa ngành nghề SXKD và mở rộng địa bàn đầu tư, khẳng định vị thế của Tổng công ty và thương hiệu HUD trên thị trường bất động sản trong nước. Với những bước phát triển đột phá, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị đã hội tụ được các yêu cầu để Chính phủ lựa chọn làm nòng cốt để thành lập Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam theo Quyết định số 54/QĐ-TTg ngày 12/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tương đồng thuộc Bộ Xây dựng là: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HANCORP), Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng (VIGLACERA), Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam (VIWASEEN). Tuy nhiên, sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, dù đã đạt được một số kết quả nhưng mô hình hoạt động theo hình thức tập đoàn cǜng bộc lộ nhiều khó khăn bất cập dẫn đến chưa đáp ứng được mục tiêu khi thành


lập Tập đoàn. Vì thế, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1428/QĐ-TTg ngày 02/10/2012 kết thúc thí điểm hình thành Tập đoàn và Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 896/QĐ-BXD ngày 10/10/2012 tái lập Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị.

Hiện nay, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 21/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, gồm Công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và 17 công ty con, 5 công ty liên doanh, liên kết. Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng dân dụng và chuyên dụng, kinh doanh vật liệu và thiết bị xây dựng. Vốn điều lệ theo đăng ký của Tổng công ty là 3.981 tỷ đồng. Tổng công ty có trụ sở chính tại số 37 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty HUD đã không ngừng phát triển ổn định và vững chắc. Quy mô vốn chủ sở hữu khi thành lập tháng 6 năm 2000 là 102 tỷ đồng, đến 31/12/2019 à hơn 2.562 tỷ đồng. Tổng công ty HUD đang triển khai các dự án nhà ở và khu đô thị tại các thành phố, các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam thuộc 32 tỉnh, thành với 73 dự án có quy mô diện tích khoảng 5.789,7 ha đất, đã cung cấp trên 3 triệu m2 sàn nhà ở (Nguồn: Phương án sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty HUD đến năm 2020, định hướng 2025 phê duyệt theo Quyết định số 403/QĐ-BXD ngày 23/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

Kết quả và dự kiến kế hoạch phát triển hoạt động SXKD đến năm 2020 của Tổng công ty HUD về đầu tư xây dựng các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội giai đoạn 2015 - 2020 như bảng 2.1.

Bảng 2.1. Chỉ tiêu thực hiện và kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2015- 2020


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

Tổng

Diện tích sàn nhà

ở thương mại

1.000 m2

320

350

380

410

450

480

2390

Diện tích sàn nhà

ở xã hội

1.000 m2

59

65

80

95

120

130

549

Số căn nhà ở xã

hội

Căn

918

1 050

1 300

1 500

1 800

2 010

8579

(Nguồn: Tổng HUD)


Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh thực hiện và kế hoạch 2017-2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng


TT


Chỉ tiêu


TH 2017


TH 2018


TH 2019

KH 2020

Tổng cộng

1

Doanh thu

1.142

1.189

2.017

2.350

6.698

2

Lợi nhuận trước thuế

302

178

212

220

912

3

Nộp ngân sách

265

360

380

400

1.405

4

Tổng giá trị đầu tư

984

1.550

2.294

2.6003

30.831

(Nguồn: Phương án sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty HUD đến năm 2020, định hướng 2025 phê duyệt theo Quyết định số 403/QĐ-BXD ngày 23/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết hoạt động SXKD các năm từ 2017 - 2019)

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty HUD ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán nội bộ

2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và

Đô thị

Một là, Đặc điểm về hình thức sở hữu vốn

Tổng công ty là công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Nhà nước kiểm soát Tổng công ty một cách trực tiếp thông qua đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Công ty mẹ là HĐTV. HĐTV có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn nhà nước đã đầu tư vào Tổng công ty HUD. Trong quá trình hoạt động, Tổng công ty HUD phải chịu sự giám sát tài chính, thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai tài chính theo các quy định hiện hành đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Hai là, Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh và tình hình tài chính của Tổng

công ty

Hoạt động đầu tư đầu tư kinh doanh bất động sản đòi hỏi lượng vốn rất lớn. Đặc biệt đối với Tổng công ty HUD là đơn vị triển khai thực hiện các dự án quy mô lớn, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và có các công trình hạ tầng xã hội phục vụ cư dân sinh sống như: trường học, công trình y tế, nhà trẻ, nhà văn hóa, bể bơi, sân bóng, thư viện, câu lạc bộ, siêu thị, công viên thể thao và cây xanh..., nhiều dự án có quy mô hàng trăm ha, vốn đầu tư mỗi dự án lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Để đáp ứng vốn đầu tư triển khai thực hiện các dự án Tổng công ty HUD đã đa dạng hóa các


kênh huy động vốn. Trước hết là huy động nguồn vốn thực có (vốn chủ sở hữu); Khai thác, huy động tối đa các nguồn vốn từ bên ngoài (nợ phải trả) như: vốn vay của các tổ chức tín dụng, vay các tổ chức, cá nhân khác thông qua hợp đồng vay vốn; vốn huy động từ các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp khác để cùng tham gia thực hiện dự án đầu tư phát triển nhà và khu đô thị; vốn huy động từ tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Đặc điểm chung của các nguồn vốn huy động từ bên ngoài là chỉ được tiến hành huy động khi dự án đã được cấp phép, phê duyệt. Đối với nguồn vốn vay tín dụng thì phải sử dụng vào đúng mục đích vay vốn, không được dùng số vốn đã huy động vào mục đích khác hoặc sử dụng cho các dự án khác.

Trong khi đó, thời gian từ khi bắt đầu một dự án đầu tư xây dựng công trình cho đến khi đủ điều kiện đưa vào kinh doanh thường thực hiện trong nhiều năm, trải qua nhiều giai đoạn với rất nhiều đầu mục công việc phải thực hiện, dẫn tới thời gian thu hồi vốn kéo dài. Đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, khi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa bị thắt chặt, sự tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu bị chững lại làm ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, dẫn đến lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư. Điều này dẫn tới lượng hàng tồn kho của Tổng công ty rất lớn, tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2018, 2019 trị giá hàng tồn kho lần lượt là: 5.597 tỷ đồng; 5.400 tỷ đồng; chiếm các tỷ lệ tương ứng lần lượt là: 61%; 58% tổng tài sản (BCTC năm 2018, 2019).

Các chỉ tiêu tài chính khác của Tổng công ty cǜng cho thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ RRTC. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu xấp xỉ 3 lần (năm 2018 và 2019 lần lượt là 3,02 lần và 2,76 lần). Hệ số thanh toán nhanh trong năm 2018 và năm 2010 chỉ xấp xỉ 0,2 lần. Khả năng sinh lời thấp: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của khá thấp (năm 2018, năm 2019 lần lượt là: 5,79% và 6,75%), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) lần lượt là: 1,45% và 1,54%.

Một nguyên nhân nữa làm gia tăng nguy cơ RRTC đối với Tổng công ty, đó là mối quan hệ vay nợ phức tạp, đan xen trong nội bộ các doanh nghiệp trong Tổng công ty dưới các hình thức như: (1) Công ty mẹ vay tín dụng từ công ty con; (2) Nắm giữ cổ phần lẫn nhau (Công ty mẹ và công ty con cùng góp vốn vào một công ty con khác); (3) Công nợ phát sinh từ hoạt động mua bán, cung cấp sản phẩm, dịch vụ lẫn nhau.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí