Thực Trạng Giai Đoạn Thực Hiện Kiểm Toán Nội Bộ


và Phó Tổng giám đốc phụ trách, Chủ tịch HĐTV chịu trách nhiệm cao nhất đối với toàn bộ quá trình lập kế hoạch. Trưởng ban KTKS chịu trách nhiệm lập kế hoạch và Tổng giám đốc trình HĐTV phê duyệt. Kế hoạch KTNB năm sau khi được xét duyệt sẽ được thông báo công khai đến tất cả các đơn vị bộ phận trong Tổng công ty.

(*) Tổ chức lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán nội bộ

Qua nghiên cứu tài liệu tại Tổng công ty cho thấy lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán được thực hiện như sau:

Căn cứ vào kế hoạch KTNB năm được duyệt, trưởng ban KTKS phân công nhóm KTVNB tổ chức lập kế hoạch chi tiết cho từng cuộc kiểm toán. Trưởng ban KTKS thực hiện phân công cho các KTV phụ trách tiến hành xây dựng kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán và trình KTV trưởng xét duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất về nội dung, nguồn lực, mục tiêu kiểm toán... trước khi công bố kế hoạch.

Về thời gian tổ chức lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán, kết quả khảo sát cho thấy kế hoạch thường được tổ chức xây dựng trước khi tiến hành thực hiện kiểm toán 1 tháng. Kế hoạch được KTVNB phụ trách xây dựng, lập dự thảo, xét duyệt và công bố đến đơn vị được kiểm toán trước khi bộ phận KTNB tiến hành kiểm toán.

Về nội dung kế hoạch kiểm toán được yêu cầu phải đảm bảo được các nội dung chính như đối tượng, phạm vi, phương pháp kiểm toán, nhân sự, thời gian thực hiện, kinh phí, thông tin chung về đối tượng được kiểm toán và một số thông tin cần thiết khác.

Các công việc chính trong lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán tại Tổng công ty bao gồm: (1) xác định khách thể, phạm vi, đối tượng, mục đích kiểm toán; (2) Tổ chức xác định thời gian và nguồn lực kiểm toán; (3) xây dựng chương trình kiểm toán và (4) tổng hợp lập kế hoạch kiểm toán.

- Tổ chức xác định khách thể, phạm vi, đối tượng, mục đích kiểm toán: Kết quả khảo sát tại Tổng công ty cho thấy, mặc dù các KTVNB có sử dụng các thông tin nhằm đánh giá về KSNB tại đơn vị, bộ phận được kiểm toán nhưng việc đánh giá rủi ro chi tiết chưa được chú trọng thực hiện. Các phương pháp chính được sử dụng để đánh giá KSNB bao gồm: Phỏng vấn đối tượng được kiểm toán, sử dụng các bảng câu hỏi để đánh giá về KSNB hoặc tiến hành kiểm tra xuyên suốt, ít khi tổ chức các Hội thảo để đánh giá các thông tin và tài liệu. Việc đánh giá KSNB được các KTV sử dụng nhằm khoanh vùng phạm vi, xác định đối tượng kiểm toán.


- Xác định thời gian và nguồn lực kiểm toán: Về phân bổ các nguồn lực cho kiểm toán, bộ phận KTNB Tổng công ty thường xuyên cân nhắc các yếu tố liên quan, trong đó chủ yếu tập trung vào mục tiêu phạm vi của cuộc kiểm toán, các kiến thức và kỹ năng chuyên môn cǜng như kinh nghiệm của kiểm toán viên được phân công phụ trách, các công việc cần thực hiện trong cuộc kiểm toán cǜng như thời gian và nguồn lực sẵn có của Tổng công ty để tiến hành phân bổ nguồn lực kiểm toán.

- Xây dựng chương trình kiểm toán: Qua tìm hiểu hồ sơ tài liệu kiểm toán tại Tổng công ty cho thấy kế hoạch KTNB tại Tổng HUD bao gồm chương trình kiểm toán được xây dựng chi tiết: Mục tiêu kiểm toán, rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục kiểm toán và thủ tục kiểm toán. Trong đó thủ tục kiểm toán bao gồm thủ tục kiểm toán chung, thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết. Chương trình kiểm toán được thiết kế bởi KTV phụ trách và được kiểm toán trưởng soát xét.

- Tổng hợp và lập kế hoạch kiểm toán: KTVNB được phân công tổng hợp và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng cuộc kiểm toán phải phù hợp với kế hoạch kiểm toán năm đã được phê duyệt. Kế hoạch kiểm toán được lập thành văn bản, xét duyệt và gửi cho đơn vị được kiểm toán trước khi tiến hành kiểm toán.

2.2.2.2. Thực trạng giai đoạn thực hiện kiểm toán nội bộ

Triển khai thực hiệnz kế hoạchz kiểm toánz

Xác định vàz lựaz chọn mẫuz để thực hiệnz kiểm toán

Trưởng ban KTKS, KTVNB

được phân công, đơn vị được kiểm toán và các đơn vị, bộ phận liên quan

Hiện nay Tổng công ty tiến hành giai đoạn thực hiện KTNB được khái quát qua sơ đồ 2.5:


THỰC HIỆN KIỂM TOÁN NỘI BỘ


Thực hiện cácz côngz việc kiểm toán

Ghi chép thông tinz z lưuz lại kếtz quảz kiểm toánz trênz giấy tờ

làm việc

Sơ đồ 2.5: Giai đoạn thực hiện kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty

(Nguồn: Ban KTKS-Tổng HUD)

Về nhân sự: KTV được giao phụ trách sẽ trực tiếp thực hiện quy trình kiểm

toán từ việc lập kế hoạch cho đến giám sát thực hiện các kiến nghị kiểm toán. Nhân


sự tham gia cuộc kiểm toán thường bao gồm nhiều KTVNB. Các KTVNB được giao nhiệm vụ phụ trách phần hành nào sẽ thực hiện kiểm toán nội dung đó dưới sự giám sát của KTV trưởng. Toàn bộ những thay đổi trong thực hiện so với kế hoạch được Tổng công ty yêu cầu báo cáo cụ thể bằng văn bản và nộp lưu hồ sơ kiểm toán. Kết quả thực hiện công việc kiểm toán phải được trình bày bằng văn bản, rò ràng, đầy đủ và đúng thời hạn quy định.

Về nội dung thực hiện KTNB trong Tổng công ty bao gồm: triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán; Xác định và lựa chọn mẫu để thực hiện kiểm toán; thực hiện các công việc kiểm toán và ghi chép thông tin và lưu lại kết quả kiểm toán trên giấy tờ làm việc.

+ Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán: Qua khảo sát, bộ phận KTNB tổ chức cuộc họp ngắn với đơn vị được kiểm toán để triển khai thực hiện với thành phần tham gia cuộc họp gồm trưởng ban KTKS, KTV phụ trách, lãnh đạo bộ phận đơn vị được kiểm toán và các cá nhân có liên quan trong quá trình kiểm toán nhằm mục đích thông báo mục đích, đối tượng và phạm vi của cuộc kiểm toán, thống nhất về cách thức phối hợp làm việc, thời gian thực hiện kiểm toán và 1 số vấn đề khác như chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên trong quá trình kiểm toán.

+ Tổ chức xác định và lựa chọn mẫu để thực hiện kiểm toán: Trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ tiến hành xác định và lựa chọn mẫu để tiến hành kiểm toán. Việc chọn mẫu chủ yếu dựa trên xét đoán nghề nghiệp chuyên môn và kinh nghiệm của KTV trong quá trình kiểm toán.

+ Thực hiện các công việc kiểm toán. Thực hiện các công việc kiểm toán là quá trình tổ chức vận dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán. Kết quả khảo sát cho thấy các kỹ thuật kiểm toán thường được sử dụng là phỏng vấn, kiểm tra tài liệu.

+ Ghi chép thông tin và lưu lại kết quả kiểm toán trên giấy tờ làm việc: Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTVNB phải ghi chép thông tin trên các giấy tờ làm việc. Các giấy tờ làm việc được các kiểm toán viên được ghi chép thủ công và lưu trong hồ sơ kiểm toán.

Nhìn chung, việc thực hiện KTNB tại Tổng công ty tổ chức khá đầy đủ, quy định trách nhiệm quyền lợi người thực hiện và giám sát, cǜng như kết quả thực hiện và thời gian thực hiện. Tuy nhiên, nếu việc thu thập bằng chứng được thực hiện dựa


trên kế hoạch sẽ đảm bảo nâng cao hiệu quả của việc thực hiện KTNB.

2.2.2.3. Thực trạng giai đoạn tổng hợp kết quả và lập Báo cáo kiểm toán nội bộ


Trưởng ban KTKS, KTVNB,

đơn vị được kiểm

toán

Nội dung tổng hợp kết quả và lập báo cáo KTNB Tổng công ty bao gồm: tổng hợp kết quả và lập báo cáo KTNB cho từng cuộc kiểm toán, báo cáo KTNB năm và phát hành báo cáo KTNB. Sơ đồ 2.6 thể hiện các giai đoạn và các bước công việc trong giai đoạn tổng hợp kết quả và lập báo cáo KTNB (Sơ đồ 2.6).


TỔNG HỢP KẾT QUẢ VÀ LẬP BÁO CÁO KTNB

CHO TỪNG CUỘC KIỂM TOÁN



Lập dự thảo báo cáo KTNB


Thảo luậnz kết quả kiểmz toán


Phêz duyệt vàz phát hành báo cáo


TỔNG HỢP KẾT QUẢ VÀ LẬP BÁO CÁO KTNB NĂM


Phát hành báo cáo KTNB

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) - 9

Tổng hợp vàz phânz loại kếtz quảz KTNB

Tổng giám đốc, HĐTV, Trưởng ban KTKS, KTVNB, đơn vị được kiểm toán

Sơ đồ 2.6: Giai đoạn tổng hợp kết quả và lập báo cáo kiểm toán nội bộ

(Nguồn: Ban KTKS-HUD)

(*) Tổng hợp kết quả và lập báo cáo KTNB cho từng cuộc kiểm toán

+ Tổng hợp và phân loại kết quả kiểm toán nội bộ cho từng cuộc kiểm toán. Qua phỏng vấn trực tiếp và kết quả khảo sát cho thấy; KTVNB phụ trách cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm tổng hợp, rà soát và phân loại kết quả kiểm toán, các phát hiện kiểm toán theo các mức độ. Trước khi lập dự thảo báo cáo, trưởng Ban KTKS tổ chức cuộc họp nhóm để thảo luận các nội dung và thiết trước khi lập dự thảo báo cáo.

+ Lập dự thảo báo cáo cho từng cuộc kiểm toán. Sau khi thống nhất trong nhóm, KTVNB phụ trách kiểm toán thực hiện lập dự thảo báo cáo kiểm toán. Nhân sự được giao phụ trách lập báo cáo là KTVNB phụ trách kiểm toán ban đầu. Dự thảo báo cáo sau khi hoàn thành sẽ được trình kiểm duyệt của trưởng Ban KTKS, trước


khi xin ý kiến thống nhất của HĐTV để phát hành. Nội dung của báo cáo kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán còn bao gồm các nội dung về các phát hiện, kết luận và đánh giá chung cǜng như các kiến nghị kiểm toán.

+ Thảo luận kết quả kiểm toán. Trước khi phát hành và gửi báo cáo kiểm toán tới đơn vị được kiểm toán, Ban KTKS sẽ tổ chức họp tổng kết với các thành phần tương tự như cuộc họp triển khai nhiệm vụ kiểm toán ban đầu. Nội dung bàn bạc về các kết quả kiểm toán cǜng như kiến nghị của KTV, về các nội dung liên quan đến chương trình hành động để thực hiện các kiến nghị của KTV. Sau cuộc họp, biên bản cuộc họp kết luận được lập có đầy đủ chữ ký của ban KTKS cǜng như đại diện đơn vị được kiểm toán. Biên bản này sẽ được sử dụng làm căn cứ chính hoàn thiện báo cáo kiểm toán.

+ Phê duyệt và phát hành báo cáo cho từng cuộc kiểm toán. Sau khi có kết luận cuộc họp giữa ban KTKS và đơn vị được kiểm toán, KTV phụ trách sẽ hoàn thiện báo cáo kiểm toán trình HĐTV. Kết quả khảo sát cho thấy kết quả chi tiết về cuộc kiểm toán cǜng như các kiến nghị kiểm toán được trình bày trong báo cáo để trình phê duyệt trước khi phát hành báo cáo kiểm toán.

(*) Tổng hợp và lập báo cáo KTNB năm

+ Tổng hợp và phân loại báo cáo kiểm toán năm. Theo kết quả quan sát của tác giả, Trưởng Ban KTKS chịu trách nhiệm lập báo cáo KTNB năm. Trong quá trình tổng hợp và phân loại, trưởng Ban KTKS sẽ phân công cho các KTV phụ trách các lĩnh vực kiểm toán tiến hành tổng hợp phân loại kết quả kiểm toán của lĩnh vực và gửi cho trưởng ban KTNB tiến hành tổng hợp kết quả của cả năm.

+ Lập dự thảo và phê duyệt báo cáo KTNB năm. Dự thảo báo cáo năm được trưởng Ban KTKS lập dựa trên kết quả tổng hợp từ các KTV phụ trách các lĩnh vực kiểm toán. Dự thảo báo cáo được Hội đồng thành viên xem xét và phê duyệt. Nội dung chính của báo cáo kiểm toán năm bao gồm tổng kết kết quả kiểm toán theo kế hoạch, tình hình sử dụng ngân sách, các kiến nghị kiểm toán chính, các khó khăn tồn tại trong quá trình kiểm toán cǜng như các định hướng khắc phục, phương hướng phát triển trong năm tới.

(*) Phát hành và gửi báo cáo kiểm toán nội bộ

Ban KTKS chịu trách nhiệm tổ chức phát hành và gửi báo cáo KTNB cho các bên liên quan. Kết quả khảo sát cho thấy các báo cáo kiểm toán cho từng cuộc kiểm


toán được thường được phát hành trung bình 3 tuần sau khi kết thúc cuộc kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán và trung bình 1 tháng sau khi kết thúc năm tài chính đối với báo cáo KTNB năm. Các báo cáo kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán thường được công bố và gửi đến cho các đơn vị bộ phận có liên quan như HĐTV, Ban tổng giám đốc và đơn vị được kiểm toán.

2.2.2.4. Thực trạng giai đoạn theo dòi việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ

THEO DÒI VIỆC THỰC HIỆN CÁC KIẾN NGHỊ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ


Trưởng ban KTKS, KTVNB

được phân công, đơn vị được kiểm toán

Qua nghiên cứu tài liệu tại TCT cho thấy, việc theo dòi việc thực hiện kết luận của KTNB được thực hiện bởi bộ phận KTKS, các KTV phụ trách kiểm toán sẽ tiếp tục được phân công thực hiện việc theo dòi thực hiện các kiến nghị KTNB.



Yêuz cầuz các đơn vị lậpz báoz cáoz kết quả thựcz hiện kiến nghị


Kiểmz tra,z đánhz giá tìnhz hình thực hiện theo báo cáo


Kiểmz tra tìnhz hìnhz thực hiện khuyến nghị tạiz đơn vị đượcz


Sơ đồ 2.7: Giai đoạn theo dòi việc thực hiện các kiến nghị KTNB tại HUD

(Nguồn: Ban KTKS-Tổng HUD)

Hình thức kiểm tra được TCT lựa chọn là kiểm tra thực tế kết hợp với việc yêu cầu lập báo cáo về tình hình thực hiện kiến nghị KTNB do đơn vị được kiểm toán lập. Định kǶ 3 tháng các đơn vị được kiểm toán được yêu cầu lập báo cáo nộp lại đơn vị được kiểm toán theo dòi và kiểm soát.

Đối với việc tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện, KTVNB có trách nhiệm tổng hợp. Tuy nhiên việc tổng hợp kết quả còn chưa được chú trọng, các KTV chỉ lập báo cáo tổng hợp khi được yêu cầu của quản lý cấp trên. Trong báo cáo, chưa tiến hành phân tích thực trạng thực hiện các kiến nghị, lý giải nguyên nhân về việc không thực hiện hoặc thực hiện không triệt để các kiến nghị kiểm toán. Do đó, bộ phận KTNB chưa nắm bắt được tính hiệu quả, phù hợp của các kiến nghị kiểm toán.

Về các biện pháp áp dụng để bộ phận được kiểm toán thực hiện các kiến nghị KTNB, TCT chủ yếu mới thực hiện trên cơ sở đôn đốc nhắc nhở. Ngoài ra, trong các cuộc họp định kǶ tổng kết đánh giá kết quả kinh doanh hàng quý, bộ phận KTNB sẽ


trực tiếp đôn đốc, nhắc nhở, mà chưa thực hiện đa dạng hóa các hình thức khác để

nâng cao hiệu quả thực hiện các kiến nghị KTNB.

Nhìn chung, quy trình thực hiện KTNB tại TCT bước đầu đã được quan tâm, mang lại hiệu quả nhất định cho hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập trong quy trình KTNB cần được hoàn thiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả KTNB tại TCT.

2.3. Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị

2.3.1. Những kết quả đạt được

Quy trình KTNB tại TCT được thực hiện gồm 4 bước đã đáp ứng được việc thực hiện vai trò chức năng của KTNB của TCT, hỗ trợ cho Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, giám đốc các đơn vị trực thuộc về việc kiểm tra, xác nhận và đánh giá thông tin kinh tế, tài chính; BCTC; báo cáo quyết toán vốn đầu tư; đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động quản lý kinh doanh, tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; phát hiện, đề xuất các giải pháp cải tiến nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý điều hành kinh doanh, hệ thống KSNB.

Đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Ban KTKS đã tiến hành lập kế hoạch kiểm toán năm giúp cho KTNB dự tính và tổng hợp về khối lượng công việc cần thực hiện, thời gian hoàn thành và nhân lực cần thiết đối với các cuộc KTNB sẽ tiến hành. Các kế hoạch, báo cáo kiểm toán đều được soát sét và ký duyệt theo đúng thẩm quyền. Vì vậy, hàng năm KTNB TCT luôn hoàn thành tốt mục tiêu chương trình kế hoạch kiểm toán đã đề ra.

Đối với giai đoạn thực hiện: KTNB tại Tổng công ty HUD hiện nay đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc đa dạng hóa loại hình kiểm toán. Trong hoạt động kiểm toán của KTNB TCT không chỉ chú trọng đến việc kiểm tra BCTC, kiểm tra tính tuân thủ quy định pháp luật mà dần phát triển theo hướng điều tra, xác minh, đánh giá về các hoạt động tài chính và phi tài chính, xem xét đánh giá việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án, đánh giá hiệu quả đạt được thông quá các chỉ tiêu thích hợp. Từ đó, KTNB đánh giá được các mục đích của kiểm toán hoạt động trong việc đưa ra kiến nghị về tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực của các hoạt động, chương trình, dự án. Bên


cạnh đó, kiểm toán tuân thủ ngoài việc kiểm tra tính tuân thủ các quy định của nội bộ đơn vị, các cơ quan thanh kiểm tra, thuế và các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, KTNB còn tiến hành đánh giá các văn bản, quy định của đơn vị được kiểm toán ban hành và thực hiện thông qua việc rà soát, kiểm tra nội dung các văn bản, quy định quan trọng. Các văn bản này được xem xét trên khía cạnh đầy đủ, phù hợp với các văn bản có tính pháp lý cao hơn và khía cạnh phù hợp, hiệu quả với các đặc điểm hoạt động riêng biệt của Tổng công ty. Phương pháp tiếp cận KTNB dựa trên rủi ro trong thực hiện KTNB đã bước đầu được thực hiện tại TCT.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Hiện nay TCT chưa thực hiện ĐGRR tổng thể cǜng như ĐGRR chi tiết nên việc xác định nội dung kiểm toán hiện tại đang được xác định theo các loại hình, mục đích kiểm toán dựa trên kết quả đánh giá hoạt động SXKD, mục tiêu chiến lược mà chưa gắn liền với kết quả ĐGRR trong TCT. Việc xác định nội dung KTNB tại TCT tập trung chủ yếu vào đánh giá mức độ trung thực hợp lý của các thông tin kinh tế tài chính cǜng như thực trạng tuân thủ các quy định, luật pháp mà chưa chú trọng đúng mức trong việc tổ chức xác định các nội dung kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các bộ phận, hoạt động, chương trình, dự án tại TCT. Ngoài ra, KTNB tại TCT chưa chú trọng đến chức năng tư vấn mà chủ yếu thực hiện chức năng đảm bảo, điều này làm thiếu hụt vai trò vô cǜng to lớn của KTNB. Với ý nghĩa đóng góp nâng cao giá trị DN thì việc xác định nội dung KTNB với chức năng tư vấn là không thể tách rời. Đối với các phương pháp kỹ thuật kiểm toán, TCT chủ yếu thực hiện các phương pháp kỹ thuật kiểm toán cơ bản, các phương pháp kỹ thuật khác chưa được vận dụng đa dạng. Vì vậy, khi thực hiện quy trình KTNB tại TCT HUD vẫn còn một số hạn chế sau:

+ Giai đoạn lập kế hoạch KTNB: KTNB hàng năm mới chỉ được lập 1 chiều, chưa tiến hành lấy ý kiến của đơn vị được kiểm soát và còn mang nặng tính chất thủ tục hành chính, toàn bộ kế hoạch năm được lãnh đạo phê duyệt sau đó mới gửi cho đơn vị được kiểm toán và có tính chất bắt buộc thực hiện. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán nếu diễn ra trong giai đoạn gấp rút về tiến độ thi công.

Chức năng ĐGRR tại TCT còn chưa hoàn thiện, chủ yếu mới dừng lại ở việc

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí