Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 15


kết luận kiểm toán theo các mục tiêu kiểm toán được đề ra trong giai đoạn chuẩn bị. Trong báo cáo kiểm toán hoặc biên bản kiểm toán, KTV nêu rõ kiến nghị và giải pháp của mình dựa trên các phát hiện. Báo cáo kiểm toán hoặc biên bản kiểm toán thường được gửi cho Tổng giám đốc hoặc có thể được gửi cho Ban kiểm soát.

Giai đoạn 4 - Kiểm tra thực hiện kết luận và kiến nghị sau kiểm toán: Giai đoạn này thường bắt đầu bằng việc lập công văn yêu cầu thực hiện kiến nghị KTNB gửi đơn vị được kiểm toán hoặc quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện kiến nghị KTNB. Sau đó, bộ phận được phân công sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện kiến nghị và đánh giá việc thực hiện kiến nghị rồi lập báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị KTNB. Công việc này mang tính đặc trưng của KTNB vì với các loại hình kiểm toán khác chức năng chủ yếu là kiểm tra, đánh giá trong khi KTNB còn có thêm chức năng tư vấn.

Dựa trên quy trình thực hiện kiểm toán trên, KTNB tiến hành cụ thể từng bước công việc. Như đã trình bày ở trên, KTNB hiện nay trong các tập đoàn chủ yếu tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính kết hợp với kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Trong phần minh họa, tác giả xin lấy ví dụ cụ thể dựa trên giấy tờ làm việc của KTVNB các tập đoàn. Tuy nhiên, do yêu cầu bảo mật của tài liệu KTNB nên các tài liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn mang tính chất minh họa chứ không phải là kết quả KTNB được báo cáo hay công bố.

Khi tiến hành kiểm toán, các tập đoàn không tổ chức kiểm toán tuân thủ một cách thuần túy mà thường tiến hành kết hợp với kiểm toán báo cáo tài chính. Việc thực hiện các cuộc kiểm toán liên kết này đã thay đổi rất nhiều về định hướng và phạm vi kiểm toán trong những năm gần đây. Trước kia, KTNB tập trung vào nhận định tính trung thực, hợp pháp, hợp lý của thông tin trên bảng khai tài chính còn hiện nay KTNB hướng nhiều hơn đến chấp hành chế độ tài chính kế toán, pháp luật của nhà nước và quy định của tập đoàn. Vì vậy, phần trình bày về quy trình dưới đây sẽ mô tả việc thực hiện kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán báo cáo tài chính do KTNB các tập đoàn thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị KTNB

Công tác chuẩn bị kế hoạch kiểm toán năm được thực hiện trước tiên. Kế hoạch kiểm toán năm ở các tập đoàn kinh tế đều quy định phải thực hiện như là một nhiệm vụ bắt buộc của KTNB. Kế hoạch kiểm toán năm được xây dựng căn cứ vào


kế hoạch công tác hàng năm do Tổng giám đốc phê duyệt. Tuy nhiên, không phải tập đoàn nào cũng chỉ xây dựng kế hoạch kiểm toán năm. Tuỳ vào yêu cầu quản lý của từng tập đoàn mà kế hoạch kiểm toán được lập cho từng năm hoặc từng quý. Bảng số

2.9 dưới đây là ví dụ về kế hoạch kiểm toán năm của một tập đoàn đối với các đơn vị thành viên và bộ phận của đơn vị. Một số ví dụ khác về kế hoạch kiểm toán năm được trình bày trong phụ lục số 2.3, 2.4, 2.5, 2.6.

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

Ban TCKT và KTNB

--------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------------

Kính gửi: - Tổng giám đốc Tập đoàn Quốc gia Dầu khí Việt Nam

- Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn Quốc gia Dầu khí Việt Nam


Căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2007 và yêu cầu về kiểm soát hoạt động của các đơn vị trong Tập đoàn, Phòng TCKT và KTNB xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2007 như sau:

Duyệt của Tổng giám đốc

Trưởng ban TCKT và KTNB

Bảng 2.9: Kế hoạch kiểm toán năm 2007 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam


T T

Đơn vị dự kiến kiểm toán

Nội dung kiểm toán

Ghi chú

1

Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí (PTSC)

Kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ tại một số đơn vị thành viên.

Nội dung kiểm toán năm trước sẽ được loại trừ và được hoàn thành vào quý II năm 2008

2

Tổng công ty Tài

- Kiểm toán phần đầu tư hợp tác



Chính Dầu khí

kinh doanh.



- Kiểm toán xây dựng xưởng sản



xuất vỏ bình ga Bạch Hổ



- Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng



trạm phân phối gas Trung Hòa -



Nhân Chính

3

Tổng Công ty Cổ

Kiểm toán các hợp đồng khoan,



phần Khoan và dịch

các chi phí liên quan đến dịch vụ


vụ dầu khí

khoan ngoài khơi, mua sắm thiết



bị khoan.

4

Tổng công ty Điện lực Dầu khí VN

Kiểm toán toàn bộ chi phí k.doanh




......


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 15


KTNB Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam thường lựa chọn các đơn vị thành viên mà trong năm kiểm toán trước phát sinh nhiều vấn đề cần phải giải trình hay điều chỉnh, các đơn vị được đề


cập đến trong thư quản lý của kiểm toán độc lập. Các khoản mục thường được lựa chọn khi kiểm toán trong các doanh nghiệp ở tập đoàn thường liên quan đển phải thu, phải trả, vốn đầu tư xây dựng, doanh thu, chi phí.

Tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, các đơn vị thành viên được lựa chọn kiểm toán là những đơn vị chưa được kiểm toán trong niên độ trước, hoặc có các hợp đồng lớn. Việc kiểm toán đối với đơn vị thành viên thường theo các khoản mục phát sinh trên hợp đồng là chủ yếu. Đối với các đơn vị khác, việc tiến hành KTNB chỉ thực hiện khi có vấn đề phát sinh trong niên độ trước hoặc được phát hiện trong niên độ này thông qua thanh tra, kiểm tra.

Thông qua phân tích các kế hoạch kiểm toán của các tập đoàn cho thấy, hầu hết các kế hoạch kiểm toán được xây dựng cho năm hoặc quí. Nội dung của kế hoạch kiểm toán năm thường chủ yếu gồm hai nội dung cơ bản là thời gian tiến hành kiểm toán đối với từng khách thể và nội dung thực hiện. Tuy nhiên, có thể nhận thấy một đặc điểm cơ bản là các kế hoạch này thường mang tính hành chính. Trong khi các yếu tố khác của kế hoạch kiểm toán năm thường ít được đề cập đến. Kế hoạch kiểm toán năm của các tập đoàn chưa xác định rõ đối tượng cụ thể của cuộc kiểm toán là kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động hay kiểm toán tuân thủ; chưa xác định phạm vi kiểm toán đối với từng đơn vị được kiểm toán.

Thông thường trong các tập đoàn, trưởng ban KTNB chịu trách nhiệm lập và trình tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách phê duyệt kế hoạch kiểm toán năm (quý). Trong Quy chế KTNB của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Điều 14 có quy định: "...Ban KTNB có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kiểm toán và đệ trình Phó Tổng giám đốc phê duyệt..." [41]. Tương tự như ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng đưa ra quy định trong quy chế KTNB như sau: "...căn cứ vào nhiệm vụ, phạm vi công việc kiểm toán của Ban KTNB hoặc theo yêu cầu của Tổng giám đốc, Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán Tập đoàn lập chương trình, kế hoạch kiểm toán quý, năm thông báo cho các đơn vị thành viên trong tập đoàn, các nhà thầu dầu khí..." [45]. Đây là cơ sở giúp KTNB lập chương trình, xác định mục tiêu, nội dung, thời gian cho từng đơn vị được kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán năm. Các tập đoàn với bộ phận KTNB có số lượng KTV không nhiều cần xác định nhóm thực hiện kiểm toán gồm các KTVNB của Ban KTNB tập đoàn và KTNB của đơn vị thành viên được lựa chọn để kiểm toán. Thậm chí trưởng đoàn kiểm toán có thể lựa chọn KTVNB hoặc nhân viên ở


những bộ phận khác. Căn cứ để xác định kế hoạch kiểm toán năm là ý kiến của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các đánh giá các thông tin tổng quát về hoạt động và môi trường kinh doanh của các đơn vị thành viên trong toàn tập đoàn, đánh giá kết quả của KTNB và kiểm toán độc lập trong những niên độ trước, các đối tượng kiểm toán chưa được KTNB trong những năm trước. Sau khi lập dự thảo kế hoạch kiểm toán năm, Trưởng ban KTNB lập tờ trình và dự thảo quyết định phê quyệt kế hoạch kiểm toán trình Tổng giám đốc. Kế hoạch kiểm toán năm được phê duyệt sẽ trở thành căn cứ pháp lý cho KTNB. Kế hoạch này sẽ được gửi cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các doanh nghiệp thành viên được lựa chọn kiểm toán.

Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán năm, bộ phận KTNB xây dựng kế hoạch công tác của mình. Kế hoạch này thường không thay đổi trong suốt niên độ tài chính. Kế hoạch kiểm toán năm hiện hành thường được xây dựng vào Quý II hoặc Quý III năm trước tuỳ theo từng loại hình kiểm toán. Thông thường các tập đoàn vẫn thường ký duyệt quyết định kế hoạch kiểm toán năm vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 11. Hơn nữa, nội dung của kế hoạch kiểm toán chủ yếu chú trọng đến liệt kê danh sách đơn vị thành viên được kiểm toán chứ chưa đề cập đến mục tiêu và phạm vi cụ thể. Tại một số tập đoàn như Tập đoàn Quốc gia Dầu khí Việt Nam, kế hoạch kiểm toán năm được lập và thông báo cho đơn vị chậm nhất là 45 ngày trước khi thực hiện, kế hoạch kiểm toán quý được thông báo chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện, kiểm tra đột xuất thông báo chậm nhất là 5 ngày trước khi thực hiện. Việc ký duyệt muộn như vậy sẽ gây khó khăn cho người thực hiện khi lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Sau khi kế hoạch kiểm toán năm được lập, trưởng bộ phận KTNB sẽ đệ trình Kế hoạch kiểm toán chi tiết để Ban giám đốc phê duyệt. Được sự phê duyệt của Ban giám đốc, Bộ phận KTNB sẽ gửi cho đơn vị được lựa chọn kiểm toán Thông báo kiểm toán hoặc Quyết định KTNB. Đây là văn bản chính thức thông báo với đơn vị được kiểm toán về chương trình cụ thể về thời gian, công việc và nội dung kiểm toán. Minh họa về Công văn thông báo KTNB và Quyết định KTNB của các tập đoàn kinh tế được trình bày trong các Phụ lục 2.7, Phụ lục 2.8 và Phụ lục 2.9.

Khi bắt tay vào từng cuộc kiểm toán cụ thể đối với các đơn vị thành viên, các KTVNB trong các tập đoàn thường tiến hành những công việc sau đây:

Thứ nhất: Khảo sát và thu thập thông tin về doanh nghiệp thành viên được kiểm toán. Đây chính là bước công việc quan trọng nhằm đưa ra các quyết định trong kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng khách thể kiểm toán cụ thể. Công việc này là


công việc mang tính bắt buộc được quy định trong tất cả các Quy chế KTNB hoặc Quy chế tài chính của các tập đoàn. Chương III Quy chế KTNB của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã đưa ra trình tự các bước công việc của một cuộc KTNB trong đó nêu rõ: "Công tác chuẩn bị kiểm toán: Khảo sát, thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, các thông tin cần thiết về đơn vị được kiểm toán như chức năng nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị, đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, tổ chức lao động của đơn vị, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị; Đặc điểm tình hình hạch toán kinh doanh, mô hình phân cấp tài chính của đơn vị, những khó khăn thuận lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của đơn vị; Xu hướng phát triển của đơn vị về công nghệ sản phẩm, loại hình dịch vụ, mối quan hệ bạn hàng...; Tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị trong kỳ kiểm toán" [41].

Tổng kết từ các quy chế của KTNB của các tập đoàn khác cho thấy, tương tự như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam việc khảo sát và thu thập thông tin này được tiến hành ngay từ khâu lập kế hoạch kiểm toán năm. Khi lập kế hoạch kiểm toán năm, thu thập thông tin chủ yếu như các phát hiện của cơ quan thanh tra, những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ được đề cập đến trong thư quản lý của kiểm toán độc lập, thay đổi môi trường kinh doanh. Trong giai đoạn này, các thông tin được thu thập ở mức chi tiết hơn như các thông tin về tình hình biến động nhân sự trong ban lãnh đạo, phòng kế toán tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh và đầu tư trong năm hiệu hành, những thay đổi về chính sách tài chính kế toán của nhà nước, thay đổi về quy chế hoạt động hay quy chế tài chính của tập đoàn. Bước công việc này thường được thực hiện bằng cách trao đổi phỏng vấn trực tiếp với Ban giám đốc đơn vị thành viên, thu thập nghiên cứu và phân tích các thông tin về hoạt động của công ty, thu thập báo cáo thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, quan sát khái quát các mặt hoạt động của doanh nghiệp thành viên. Tuy nhiên, do hoạt động của các tập đoàn thường trên phạm vi toàn quốc, các đơn vị thành viên phân bố rải rác nên việc thu thập thông tin của KTV trong giai đoạn đầu đối với các khách thể kiểm toán có khoảng cách xa được thực hiện thông qua các tài liệu lưu sẵn trong các hồ sơ kiểm toán cũ hoặc gọi điện trực tiếp phỏng vấn ban giám đốc đơn vị thành viên.

Thứ hai: Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm toán. Bước công việc này được thực hiện chủ yếu với cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. KTV tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ căn cứ vào kinh nghiệm kiểm toán, đánh giá cơ chế tài chính. Mức


độ tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ được giới hạn trong những nội dung như cơ cấu, chức năng của các phòng ban, các quy chế nội bộ của đơn vị, quy chế kiểm soát. Một vấn đề đối với các KTVNB khi tiến hành tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hiện nay là khung pháp lý để đánh giá đôi khi được xây dựng chưa đầy đủ. Căn cứ để đánh giá việc thực hiện quy chế nội bộ đơn vị chưa có một khuôn mẫu thống nhất giữa các đơn vị thành viên. Khuôn mẫu thống nhất cần được sử dụng thông thường là quy chế tài chính của Tập đoàn. Tuy nhiên, hiện nay chỉ một số ít các tập đoàn đã xây dựng được quy chế tài chính. Một số khác chỉ mới đang trong quá trình xây dựng quy chế tài chính như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Thứ ba: Xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng cuộc kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán chi tiết là sự cụ thể hoá kế hoạch kiểm toán năm cho từng cuộc KTNB. Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán năm được phê duyệt, Trưởng Ban KTNB xác định mục tiêu, nội dung và phạm vi kiểm toán cho từng đơn vị cụ thể. Những nội dung này sẽ được Trưởng ban kiểm toán thông báo cho đơn vị thành viên được kiểm toán bằng văn bản. Do công việc kiểm toán có thể được thực hiện bởi các KTVNB của các doanh nghiệp thành viên khác được huy động trong cuộc kiểm toán này nên thông báo về kế hoạch kiểm toán cần được gửi cho các doanh nghiệp thành viên có KTVNB phối hợp thực hiện.

Thứ tư: Thiết kế chương trình kiểm toán: căn cứ vào năng lực chuyên môn của từng thành viên, Trưởng đoàn kiểm toán của từng cuộc kiểm toán cụ thể xác định việc phân công công việc cụ thể cho từng KTV. Đối với kiểm toán tài chính thì công việc phân công sẽ là phần hành kiểm toán được phân chia theo khoản mục (kiểm toán khoản mục tiền, kiểm toán khoản mục hàng tồn kho...), đối với kiểm toán tuân thủ thì công việc kiểm toán được phân công theo từng chuyên đề hoặc từng phần của chuyên đề (kiểm toán tuân thủ chế độ quản lý đầu tư) (Phụ lục 2.10, 2.11). Tuy nhiên khi xem xét chương trình kiểm toán được áp dụng trong kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính, có thể thấy rằng các chương trình kiểm toán này có nội dung tương tự nhau, ranh giới giữa hai loại hình kiểm toán này được xác định không rõ ràng.

Thứ năm: Chuẩn bị các điều kiện vật chất cho cuộc kiểm toán: Ngoài các công việc nêu trên, đoàn kiểm toán còn chuẩn bị các tài liệu và điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán như giấy tờ làm việc, dự trù kinh phí, in sẵn các bảng câu hỏi có liên quan phục vụ cho việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán. Các tập đoàn thường có sẵn mẫu tài liệu cho từng loại hình kiểm toán. Các mẫu này có thể được


lưu giữ trong Sổ tay KTNB hay các tài liệu tập huấn công tác KTNB như của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam hay Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn tài chính Bảo hiểm Việt Nam.

Về nội dung kiểm toán, phần lớn các tập đoàn tiến hành kiểm toán đều theo các khoản mục trên báo cáo tài chính, kể cả khi tiến hành kiểm toán tuân thủ. Các khoản mục thường được tiếp cận khi tiến hành kiểm toán bao gồm: vốn bằng tiền, thuế giá trị gia tăng đầu vào, các khoản phải thu, kiểm toán hàng tồn kho, chi phí trả trước, tài sản lưu động khác, tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang, các khoản đầu tư tài chính, lương và các khoản trích theo lương, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, công nợ nội bộ, chi phí phải trả, doanh thu, chi phí hoạt động và giá vốn hàng bán...Khi triển khai kế hoạch kiểm toán đối với từng khoản mục, KTNB tại các tập đoàn đều thực hiện theo đúng trình tự quy định được nêu trong sổ tay KTNB hay tài liệu hướng dẫn KTNB.

Bước 2: Thực hiện KTNB

Bước công việc này được KTV thực hiện theo kế hoạch và chương trình kiểm toán mẫu. Tại các tập đoàn được khảo sát, các bộ phận KTNB đều không tiến hành lập chương trình kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán mà chỉ thực hiện dựa trên mẫu chương trình kiểm toán trong tài liệu hướng dẫn và kinh nghiệm làm việc trước đây của KTV. Trong bước công việc này KTVNB các tập đoàn thường thực hiện những công việc chủ yếu sau:

Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán: Trưởng đoàn kiểm toán được sự ủy quyền của trưởng ban kiểm toán sẽ triển khai quyết định kiểm toán của tổng giám đốc với đại diện đơn vị được kiểm toán, thông báo kế hoạch kiểm toán, yêu cầu doanh nghiệp thành viên cung cấp các tài liệu cần thiết và đề xuất nhân sự làm việc cùng đoàn kiểm toán. Các KTVNB trong doanh nghiệp thành viên được kiểm toán có thể tham gia luôn như một thành viên trong đoàn kiểm toán. Nội dung cuộc họp ngoài việc thông báo các nội dung trong quyết định và kế hoạch KTNB, đoàn kiểm toán còn yêu cầu doanh nghiệp thành viên cung cấp các thông tin tổng quát về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, các quy chế, chính sách và quy định quản lý nội bộ của đơn vị, những thay đổi đáng kể về nhân sự của đơn vị. Trên cơ sở đó, các KTV đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán cho từng khoản mục, từng chuyên đề kiểm toán.


Thực hiện kiểm toán với từng phần hành cụ thể: Trong giai đoạn này, KTV tiến hành thu thập bằng chứng theo các mục tiêu kiểm toán đã được xây dựng. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán, do khối lượng các nghiệp vụ trong các doanh nghiệp thành viên thường lớn nên KTV có thể sử dụng các phương pháp chọn mẫu. Cách thức chọn mẫu phổ biến được sử dụng hiện nay chủ yếu là chọn phần tử có giá trị lớn và quan trọng. Tuy nhiên việc áp dụng chọn mẫu vẫn chủ yếu dựa trên chọn mẫu phi xác suất theo đánh giá chủ quan của KTV. Với các khoản mục ít phần tử nhưng quy mô phát sinh lớn như các hợp đồng vay vốn, phân cấp vốn cho đơn vị hạch toán phụ thuộc trong tập đoàn, KTNB được thực hiện lựa chọn toàn bộ các phần tử trong tổng thể để kiểm toán.

Thực tế khảo sát tại các tập đoàn cho thấy, cách thức thực hiện KTNB đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Các phương pháp được thực hiện trong từng phần hành có thể là sự kết hợp của nhiều phương pháp kiểm toán khác nhau gồm phương pháp kiểm tra tài liệu, kiểm tra vật chất, phỏng vấn, xác nhận và quan sát hoạt động. Các kỹ thuật này được áp dụng trong KTNB của tập đoàn vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi cách thức thực hiện của kiểm toán độc lập. Tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam quy trình kiểm toán thường được tiến hành chủ yếu đối với các hợp đồng dầu khí và báo cáo tài chính. Mỗi khoản mục sẽ được thực hiện cách thức kiểm tra riêng gắn với đặc trưng của từng khoản mục trên báo cáo. Tuy nhiên việc thực hiện thường được tiến hành theo trình tự: 1- Lựa chọn các khoản mục cần kiểm tra chi tiết; 2- Chọn các nghiệp vụ có liên quan đến khoản mục; 3- Tập hợp các chứng từ tài liệu có liên quan đến nghiệp vụ, các tài liệu này thường được yêu cầu đóng dấu treo để xác thực độ tin cậy của nguồn gốc tài liệu. Các tài liệu được sử dụng có thể gồm: Hợp đồng cung ứng tàu biển, hợp đồng cho thuê bến bãi, sổ cái tài khoản doanh thu, sổ chi tiết tài khoản doanh thu, sổ cái tài khoản phải thu, sổ cái tài khoản tiền mặt, sổ phụ ngân hàng, giấy báo nợ, giấy báo có... Thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với các chứng từ tài liệu trên. Ngoài ra, đối với các hợp đồng dầu khí về lắp đặt hay mua mới, KTVNB của tập đoàn còn tiến hành kiểm tra giá trị của các thiết bị theo từng hợp đồng và kiểm toán nguồn gốc xuất xứ của từng thiết bị.

Tương tự như với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt nam, việc áp dụng các phương pháp này cụ thể cho từng phần hành và khoản mục đã được xây dựng trong

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí