Kinh Nghiệm Về Kiểm Toán Nội Bộ Tại Các Tctd Và Bài Học Rút Ra


quan hệ giữa cơ quan quản lý và kiểm toán nội bộ của ngân hàng. Từ nguyên tắc 17 đến 20 là đánh giá kết quả hoạt động kiểm toán nội bộ trong ngân hàng (phụ lục 4). Nhìn chung, các nguyên tắc về kiểm toán nội bộ do Basel ban hành là phù hợp với các nội dung cơ bản của chuẩn mực quốc tế về kiểm toán nội bộ do IIA ban hành [13]. Như vậy có thể thấy đây là một thông lệ rất hữu ích khi xây dựng và hoàn thiện kiểm toán nội bộ cho các NHTM.

Đạo luật Sarbanes – Oxley 2002: là một trong các đạo luật căn bản của nghề kế toán, kiểm toán ở Mỹ. Đạo luật này được ban hành ngày 30/7/2002 sau các scandal của Enron, WorlCom và những dính líu của hãng kiểm toán Arthur Andersen. Một yêu cầu căn bản của đạo luật là các bộ phận kiểm toán nội bộ phải rà soát và ghi chép lại hệ thống kiểm soát nội bộ, nhận diện các chốt kiểm soát chính và kiểm tra tính hiệu lực, hiệu quả của các chốt kiểm soát đó [13]. Ngoài ra, trong các báo cáo hàng năm của đơn vị phải có một phần liên quan đến công tác kiểm toán nội bộ một cách khá toàn diện và có chứng thực của công ty kiểm toán độc lập. Việc làm này sẽ gi p tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, tăng cường tính độc lập của kiểm toán nội bộ, tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình cho các báo cáo tài chính…

Đây có lẽ là cách tốt nhất để bộ phận kiểm toán nội bộ tuy với lực lượng thường rất mỏng nhưng hoạt động có phương pháp bài bản, từ đó phát huy bản chất là người tư vấn nội bộ cho việc hoàn thiện tốt hơn hệ thống kiểm soát, quản trị rủi ro, đóng góp vào sự phát triển chung của Ngân hàng.

1.4.2. Sự cần thiết hoàn thiện kiểm toán nội bộ

Xuất phát từ định hướng của Đảng và Nhà nước: Theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” ban hành k m theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng chính phủ, thì một trong những nội dung then chốt đó là: “Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên tiến, đặc biệt tăng cường hiện đại hoá hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ” cho giai đoạn 2012-2015. Như vậy, để quá trình cơ cấu lại đạt hiệu quả thì một trong những giải pháp quan trọng được đưa ra là đổi mới căn bản hệ thống quản trị NH, đặc biệt nâng cao hiệu quả kiểm toán nội


bộ để các NHTM, đặc biệt là NHTM nhà nước tự kiểm soát các loại rủi ro trong hoạt dộng, trước hết là trong hoạt động tín dụng và thanh khoản.

Xuất phát từ chính nhu cầu nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ NHTM [20]. Hội nhập kinh tế toàn cầu trong lĩnh vực NH là xu thế tất yếu. Hoạt động NH ngày càng mở rộng phạm vi địa lý, danh mục sản phẩm, ngành nghề kinh doanh, đối tác làm ăn… Sự gia tăng các loại rủi ro vì thế cũng không ngừng phát triển. Bên cạnh các rủi ro truyền thống như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất thì phát sinh thêm rất nhiều các rủi ro mới như rủi ro hoạt động với tình trạng xuống cấp về đạo đức. Việc quản lý các loại rủi ro này là cần thiết cho sự thành công của mỗi NH. Trong bối cảnh đó, bộ phận kiểm toán nội bộ đóng vai trò là công cụ của hệ thống giám sát, đưa ra ý kiến đảm bảo rằng các loại rủi ro sẽ được nhận diện đầy đủ, chính xác, kịp thời; được đo lường và được quản lý tối đa, gi p NH hoạt động đ ng hướng, phát triển bền vững.

1.5. KINH NGHIỆM VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TCTD VÀ BÀI HỌC RÚT RA

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán nội bộ tại các tổ chức tín dụng

Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên thế giới có hai cuộc “tổng điều tra” về kiểm toán nội bộ. Một cuộc do uỷ ban Basel thực hiện trong các năm 2001-2002 và cuộc thứ hai do Viện Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (

) thực hiện trong năm 2010-2011. Hai cuộc khảo sát này có mục đích tìm hiểu thực trạng kiểm toán nội bộ tại các quốc gia, phần lớn là các quốc gia phát triển, từ đó đ c r t các kết luận quan trọng có ích cho hoạt động kiểm toán nội bộ trên toàn cầu, đồng thời cũng đề ra xu hướng kiểm toán nội bộ trong tương lai.

1.5.1.1. Cuộc nghiên cứu thứ nh t

Trong các năm 2001-2002, nhóm công tác về kế toán của Uỷ ban Basel đã thực hiện một cuộc điều tra về hoạt động KTNB tại gần 80 NHTM ở nhiều quốc gia tại châu Âu, châu Mỹ và châu Á là Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Nhạt Bản, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Áo, Mỹ và Singapore. Những kết quả từ cuộc điều tra này có thể coi như một sự tổng hợp về hoạt động KTNB trong các


NHTM của các nuớc trên và là những bài học kinh nghiệm tốt cho Viẹt Nam trong việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ [11]. Các kết quả khảo sát chủ yếu như sau [52]:

a. ị trí của KTNB trong tổ chức

Tất cả các NHTM đều thành lập bộ phận KTNB chính thức với các nhân viên làm việc toàn thời gian. Tại các NHTM được điều tra, HĐQT đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của KSNB và KTNB, cũng như trách nhiệm của họ trong việc thực hiện tất cả các biẹ n pháp cần thiết để đảm bảo rằng NHTM có thể tin cậy vào hoạt động KTNB, và đã thực hiện một loạt các biện pháp về cơ cấu để đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động này, ví dụ: Đưa ra điều lệ kiểm toán; Thành lập UBKT hoặc Uỷ ban về kiểm toán và quản lí rủi ro thuộc HĐQT; Th c đẩy quan hệ thuờng xuyên giữa KTNB và KTĐL; Phát hành những huớng dẫn đối với hoạt động KTNB; Xem xét lại và thông qua kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTVNB.

Bộ phận KTNB phải có quyền chủ động trong thực hiện công việc của mình tại bất cứ bộ phận, phòng ban nào của tổ chức. Hầu hết các NHTM được điều tra trao cho nguời đứng đầu bộ phận KTNB quyền chủ động liên lạc một cách chính thức trực tiếp với HĐQT thông qua UBKT . Để đảm bảo tính độc lập, hầu hết bộ phận KTNB đều thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của UBKT, đến lượt mình, UBKT lại trực thuộc cấp cao nhất trong đơn vị (có thể là HĐQT, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu...)

b. ề tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ

Về nội dung, phạm vi kiểm toán

Nguyên tắc chung ở đây là mọi hoạt động, mọi đơn vị trong tổ chức đều là đối tượng của KTNB, nhưng truớc hết các nguồn lực của KTNB được định hu ớng vào những đơn vị, những hoạt động có rủi ro cao.

Nhìn ở giác độ tổng thể, phạm vi của KTNB bao gồm việc kiểm tra, đánh giá về tính phù hợp; tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và về cách thức thực hiện các trách nhiệm được phân công. Cụ thể, bộ phận KTNB cần đánh giá các vấn đề sau:

Sự tuân thủ của tổ chức đối với các chính sách và việc kiểm soát rủi ro cả định lu ợng và phi định lu ợng ;


Tính đáng tin cậy bao gồm tính nhất quán, tính chính xác, đầy đủ và tính kịp thời của các thông tin tài chính và quản trị;

Tính liên tục, đáng tin cậy của hệ thống thông tin điện tử;

Hoạt động của các phòng ban nhân sự.

Theo kết quả cuộc điều tra, tất cả các NHTM được phỏng vấn đều xác nhận rằng mọi hoạt động và bộ phận trong NHTM đều nằm trong phạm vi của kiểm toán.

Cuộc điều tra cho thấy trên thực tế, đối tượng của KTNB tại các NHTM là rất rộng, bao gồm những lĩnh vực quan trọng như: HTKSNB, các thủ tục quản lí rủi ro, hệ thống thông tin tài chính, kiểm tra các giao dịch và các thủ tục, kiểm tra tính tuân thủ với pháp luật, quy định của các cơ quan quản lí, các cuộc điều tra đặc biệt khác.

Về tổ chức thực hiện kiểm toán nội bộ

Hoạt động kiểm toán dù là do chủ thể nào thực hiện thì đều phải dựa vào phương pháp kiểm toán chung và tuân theo một quy trình kiểm toán chuẩn hoá. Nói cách khác, để tiến hành một cuộc kiểm toán cụ thể, các KTVNB cũng sẽ vận dụng kết hợp kiểm toán hệ thống và kiểm tra chi tiết. Cụ thể, một cuộc KTNB bao gồm các buớc: 1 Lập kế hoạch kiểm toán; 2 Điều tra và đánh giá những thông tin s n có; 3 Thông báo về kết quả kiểm toán; và 4 Theo dõi việc thực hiện các kiến nghị, chỉnh sửa các vấn đề được nêu ra.

Đối tượng của KTNB là toàn bộ các hoạt động, các đơn vị trong tổ chức. Để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả, ngoài việc làm tốt từng cuộc kiểm toán cụ thể, KTNB cần có một cái nhìn tổng thể và dài hạn. Tức là phải có kế hoạch và chiến lu ợc hoạt động cho từng giai đoạn nhất định. Kế hoạch kiểm toán được lập trên cơ sở định huớng rủi ro. Điều này được thực hiện bằng một loạt các biện pháp như: mô hình chấm điểm scoring models , các phương pháp đánh giá thông tin định tính và định lu ợng.

c. Nh ng nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả hoạt động của KTNB tại các ngân hàng thương mại.

Những nguyên nhân nào làm hạn chế hiệu quả của KTNB? Theo quan sát của Basel, về cơ bản có 3 nguyên nhân:


Một là, phương pháp kiểm toán không liền mạch, thiếu tính hệ thống, tức là các chương trình KTNB được cấu tr c như một loạt các cuộc kiểm toán riêng rẽ đối với các hoạt động cụ thể trong cùng một bộ phận, một phòng ban, một khu vực địa lí, hay một đon vị. Vì quá trình kiểm toán bị cắt đoạn nên KTV không hiểu biết một cách thấu đáo và đầy đủ về các quy trình kinh doanh. Một cách tiếp cận trong kiểm toán mà cho phép các KTV có thể theo dõi các quy trình, các chức năng từ điểm khởi đầu cho tới điểm kết th c ví dụ nắm bắt một giao dịch từ l c khởi tạo giao dịch đến giai đoạn lập BCTC sẽ cho họ sự hiểu biết tốt hơn. Ngoài ra, nó cũng tạo cơ hội để xác nhận, kiểm tra tính đầy đủ và thích hợp của các kiểm soát ở tất cả các buớc của quy trình.

Hai là, trong một số truờng hợp, kiến thức không đầy đủ và thiếu sự đào tạo cho KTV nội bộ về các sản phẩm, các thị truờng kinh doanh, về hệ thống thông tin và các lĩnh vực phức tạp khác cũng là một nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu quả của KTNB. Vì các nhân viên kiểm toán không có được những kiến thức chuyên môn cần thiết, khi có những vấn đề đáng ngờ, họ rất ngần ngại đưa ra các câu hỏi chất vấn, và nếu có đưa ra câu hỏi thì thu ờng sẽ dễ dàng chấp nhận các câu trả lời mà ít khi phân tích chúng.

Ba là, KTNB cũng trở nên kém hiệu quả khi mà các nhà quản lí không có những chấn chỉnh kịp thời đối với những vấn đề được xác định qua kiểm toán. Sự chậm trễ này thuờng bắt nguồn từ nhận thức không đầy đủ của các nhà lãnh đạo về vai trò và tầm quan trọng của KTNB. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động KTNB cũng bị ảnh huởng khi các nhà quản trị điều hành cấp cao và các thành viên HĐQT không nhận được một các kịp thời các báo cáo, thậm chí không thuờng xuyên theo dõi các kết luận về những vấn đề quan trọng.

1.5.1.2. Cuộc nghiên cứu thứ hai

Năm 2010-2011, Viện Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ IIA đã thực hiện một cuộc khảo sát với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử kiểm toán nội bộ. Cuộc điều tra được thực hiện trên diện rộng, tại doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng. Số lượng các nước tham gia trải rộng từ Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu cho tới Trung Đông


đã làm cho kết quả nghiên cứu mang tính đại diện và có ý nghĩa. Những người tham gia trả lời bao gồm các kiểm toán viên nội bộ, nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ, các tổ chức nghiên cứu học thuật về hoạt động bảo đảm và tư vấn…trên toàn cầu. Cuộc nghiên cứu [50] đã thu thập được những kinh nghiệm kiểm toán nội bộ giúp cho hoạt động này thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu giúp tạo thêm ngày càng nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

a. Mối quan hệ gi a kiểm toán nội bộ với Quản trị rủi ro và Quản trị doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp được khẳng định một cách mạnh mẽ. Khi được hỏi kiểm toán nội bộ nên tập trung vào đâu, thì kết quả có được là: xếp thứ nhất: nên tập trung vào việc đánh giá về quản trị doanh nghiệp (89,2%), kế đến là kiểm toán quá trình quản trị rủi ro toàn diện, thứ ba là đánh giá về chiến lược cũng như hoạt động của doanh nghiệp.

Biểu đồ 1.1: Định hướng quan tâm của KTNB trong tương lai


Nguồn 50 Kinh nghiệm cho thấy các trưởng kiểm toán nội bộ cần giáo dục 4

Nguồn: [50]

Kinh nghiệm cho thấy, các trưởng kiểm toán nội bộ cần giáo dục nhân viên về tầm quan trọng của việc tập trung vào quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro. Nếu hàng ngày chỉ đơn thuần mải miết với kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, hay kiểm toán báo cáo tài chính, thì rất dễ bỏ qua sự ưu tiên quan trọng đối với quản trị rủi ro và quản trị DN. Phải luôn nhớ rằng, các tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia luôn đặt ưu tiên hàng đầu đối với các vấn đề này.


Tất nhiên, để thực hiện được yêu cầu về tham gia đánh giá rủi ro và quản trị doanh nghiệp, thì phải có được kế hoạch kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro. Theo chuẩn mực kiểm toán, thì kế hoạch kiểm toán phải dựa trên các tài liệu đánh giá rủi ro và được cập nhật tối thiểu mỗi năm một lần. Cũng có khá nhiều tổ chức và quốc gia tiến hành đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán thường xuyên hơn mỗi quý một lần). Trong nghiên cứu toàn cầu này, kế hoạch kiểm toán dựa vào rủi ro được xếp hạng là một kỹ thuật hoặc công cụ kiểm toán quan trọng bậc nhất. Thêm vào đó, năm kỹ năng kiểm toán cần thiết được thống kê là: (1) hiểu biết về doanh nghiệp;

(2) phân tích và đánh giá rủi ro; 3 xác định các thủ tục kiểm soát; (4) công cụ và kỹ thuật kiểm soát, quản trị; (5) phân tích chu trình kinh doanh. Ngoài ra, phân tích tổng quát, chọn mẫu thống kê cũng là những công cụ và kỹ thuật kiểm toán quan trọng dựa trên rủi ro.

b. Về giá trị của kiểm toán nội bộ

Thứ nh t, cần phát triển một tầm nhìn chiến lược cho kiểm toán nội bộ.

Hiện nay, điều lệ kiểm toán đã khá phổ biến bởi đây là yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán, tuy nhiên trên thế giới, việc có các tuyên bố về sứ mệnh và chiến lược của kiểm toán nội bộ là khá ít. Theo đó, chỉ khoảng 57% Ngân hàng được hỏi cho biết có tuyên bố về sứ mệnh và chỉ 51% trả lời rằng có chiến lược kiểm toán. Hơn bao giờ hết, hoạt động kiểm toán nội bộ cần một tuyên bố rõ ràng về nhiệm vụ, sự hỗ trợ về kế hoạch chiến lược, ngân sách một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu cơ bản. Không những vậy, với nhiệm vụ rõ ràng và chiến lược cụ thể sẽ giúp kiểm toán nội bộ có thể tạo ra giá trị gia tăng bởi các KTV đã hiểu biết một cách nhất quán, thông suốt về hướng đi trong tương lai và mối tập trung là gì [50].

Thứ hai, cần tập trung, giám sát và báo cáo về giá trị của kiểm toán nội bộ

Chuẩn mực 2000 của IIA yêu cầu: Trưởng kiểm toán phải quản lý hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ để đảm bảo mang lại giá trị cho tổ chức. Hoạt động kiểm toán nội bộ sẽ mang lại giá trị cho tổ chức khi nó cung cấp sự đảm bảo liên quan và khách quan, đóng góp cho quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro và kiểm soát một cách hiệu quả, hiệu lực.


Hầu hết những người được phỏng vấn đều cho rằng, kiểm toán nội bộ tạo ra giá trị cho tổ chức thông qua tính độc lập, khách quan. 70% số người được hỏi nhất trí rằng tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ của IIA là một nhân tố quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho quá trình quản trị toàn doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu, có 6 cách để đo lường giá trị mà kiểm toán nội bộ tạo ra cho DN như trong biểu đồ 1.2 dưới đây.

Biểu đồ 1.2: Sáu phương pháp đo lường giá trị của KTNB


Nguồn 50 Như vậy phương pháp khá phổ biến hiện được sử dụng để đo 5

Nguồn: [50]

Như vậy, phương pháp khá phổ biến hiện được sử dụng để đo lường giá trị của kiểm toán nội bộ chính là tỉ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm toán (13,7%).

Thứ ba, phải thúc đẩy quan hệ và thông tin liên lạc với Uỷ ban kiểm toán

Đạt được và duy trì được sự hỗ trợ của ủy ban kiểm toán là hết sức cần thiết của một trưởng kiểm toán. Uy ban kiểm toán cần cập nhật rõ ràng, định kỳ và súc tích về hoạt động kiểm toán nội bộ, bao gồm cả các khuyến nghị và khó khăn từ trưởng kiểm toán.

Thứ tư, tuyệt đối tuân thủ Chuẩn mực quốc tế của IIA về Thực hành kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp

Hiện nay, một số chuẩn mực về Thực hành kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp chưa được tuân thủ sâu rộng, ví dụ chuẩn mực số 1300 về đảm bảo tính độc lập khách quan của kiểm toán nội bộ. Nếu năm 2006 có 32,8% đơn vị tuân thủ trên toàn cầu thì đến năm 2010, con số này có tăng lên nhưng không nhiều, đạt mức 38,4%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023