Đánh Giá Học Sinh Trong Hoạt Động Trải Nghiệm

- Căn dặn HS những điểm cần đặc biệt chú ý khi tiến hành HĐTN như: các quy tắc an toàn, không làm những việc không liên quan hoặc gây phiền hà cho những người khác…

- Tổ chức HĐTN theo kế hoạch đã vạch ra.

- Đánh giá tổng kết việc thực hiện tổ chức HĐTN theo kế hoạch đã đề ra.

Các hoạt động được tổ chức thiết thực, ý nghĩa, an toàn và tiết kiệm, không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước khi tổ chức tham quan, trải nghiệm.

Đối với các trường tổ chức cho HS đi trải nghiệm thì kế hoạch tổ chức tham quan trải nghiệm yêu cầu gắn với thực tiễn đảm bảo cho HS hiểu rõ về địa phương mình trước khi tổ chức tham quan, trải nghiệm ngoài tỉnh. Kiểm soát tốt việc học tập của HS qua HĐTN.

Đối với những HS không có điều kiện tham gia trải nghiệm: Tùy vào số lượng HS, nhà trường có thể huy động sự ủng hộ của các tổ chức, GV, phụ huynh và HS trong nhà trường để đảm bảo huy động tối đa các em HS được tham gia trải nghiệm.

Trong trường hợp điều kiện không cho phép, nhà trường phải có kế hoạch bồi dưỡng bù đắp nội dung học tập phù hợp cho HS. Một nội dung cốt lõi của HĐTN cho các trường là:

Cần tận dụng tối đa CSVC hiện có, sử không gian trường học, lớp học tất cả đều là đồ dụng học tập, GD thiết thực và hữu ích, mở rộng không gian lớp học, tăng cường lớp học ngoài nhà trường.

Trong khi thực hiện quá trình này, GV cần lưu ý một số điều sau:

- Tuy tiến hành theo kế hoạch đã đề ra nhưng trong quá trình thực hiện, GV cần phải điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế và những tình huống phát sinh ngoài dự kiến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Cần ghi chép lại nhật kí quá trình thực hiện cũng như những gì đã điều chỉnh, những vấn đề phát sinh, biện pháp giải quyết và kết quả giải quyết đó.

- Cần tận dụng tối đa sự hợp tác từ những người xung quanh như các tổ chức trong trường học (Đoàn, Đội, các CLB), các GV cùng trường, khác trường, người dân địa phương và các nhà chuyên môn.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - 6

- Cần lắng nghe và lưu lại những ý kiến phản hồi của HS, những người cộng tác khi thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN để phục vụ việc điều chỉnh kế hoạch cho năm sau.

- Lưu lại hình ảnh, video và tất cả những tài liệu khác có liên quan đến HĐTN đã tổ chức để tạo thành hồ sơ nghiên cứu.

- Viết bản tổng kết về việc thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN bản thân vừa tiến hành. Bài viết có thể đem tham dự hội thảo hoặc công bố trên báo, tạp chí, tập san…

1.5.3. Đánh giá học sinh trong hoạt động trải nghiệm

Để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu ở HS trong HĐTN, GV nên áp dụng các phương pháp đánh giá sau:

- Quan sát - lập hồ sơ đánh giá

Trong quá trình tổ chức thực hiện HĐTN, GV cần quan sát kĩ HS xem các em có hứng thú, quan tâm tới HĐTN không, quan tâm ở mức độ như thế nào. GV cũng quan sát để xem HS có tích cực tham gia vào hoạt động và hợp tác cùng bạn bè không, có tìm đến GV để hỏi và tìm hiểu các vấn đề bản thân chưa rõ hay muốn biết thêm không.

GV cần ghi chép lại thật cụ thể những gì quan sát được ở HS và lập hồ sơ để đánh giá từng HS dưới dạng nhật kí.

- Phỏng vấn

GV có thể thiết lập một “bảng hỏi” dựa trên các mức độ đạt được mức độ học tập của HS (giả định trước) và những điều muốn biết, muốn đánh giá ở HS để hỏi các em. Căn cứ vào các câu trả lời mà HS đưa ra, GV có thể đánh giá mức độ đạt được mục tiêu ở các em.

- Đánh giá sản phẩm

Trong HĐTN, các sản phẩm mà HS tạo ra rất phong phú. Nó không chỉ là các dòng ghi chép trong vở, các bài tập, bài kiểm tra giống như trong học tập thông thường mà các sản phẩm này được thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau như: thư từ, tranh vẽ, triển lãm, tập san, kịch, các tác phẩm văn học (thơ, truyện,…), các sản phẩm do HS chế tạo… GV có thể thu thập các sản phẩm này để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của HS.

Trong khi đánh giá, GV có thể sử dụng độc lập một trong các phương pháp đánh giá ở trên hoặc sử dụng kết hợp tất cả các phương pháp đó. Dù là phương pháp nào thì

mục đích cuối cùng của đánh giá là đo đạc một cách tương đối mức độ đạt được mục tiêu học tập của HS để tìm ra biện pháp động viên, khuyến khích các em nỗ lực hơn, có hiệu quả hơn trong việc học tập trải nghiệm. Vì vậy, trong đánh giá, cần tránh các hành động, lời nói làm tổn thương hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến cảm hứng, động cơ học tập của các em. GV cũng có thể trao đổi và hợp tác với phụ huynh để đánh giá HS từ việc quan sát sự tiến bộ, nâng cao chất lượng đời sống của chính bản thân các em trong cuộc sống thường ngày.

1.6. Sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học

1.6.1. Vị trí và chức năng của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Theo Điều 6, Chương II - Thông tư Liên tịch số: 11/2015/TTLT- BGDĐT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định như sau: Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật. Phòng GD&ĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD&ĐT [3].

1.6.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng giáo dục và Đào tạo

Theo Điều 7, chương II - Thông tư liên tịch số: 11/2015/TTLT- BGDĐT-BNV, thì Phòng GD&ĐT có nhiệm vụ sau [3]:

- Trình UBND cấp huyện dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động giáo dục ở địa phương.

- Trình UBND cấp huyện dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch 05 năm, hàng năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục ở địa phương.

- Trình UBND cấp huyện dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường phổ thông dân tộc nội trú không có cấp trung

học phổ thông, trường tiểu học; trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, trường, lớp mẫu giáo (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) ở địa phương theo hướng dẫn của sở GD&ĐT và UBND cấp huyện.

- Trình Chủ tịch UBND cấp huyện dự thảo các quyết định thành lập (đối với các cơ sở giáo dục công lập), cho phép thành lập (đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập), sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài), đối với: Trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học; trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường phổ thông dân tộc nội trú không có cấp trung học phổ thông; trường tiểu học; cơ sở giáo dục mầm non; công nhận việc thành lập trung tâm học tập cộng đồng; các cơ sở giáo dục có tên gọi khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương, các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; công tác tuyển sinh, thi, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

- Chủ trì xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm; quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục thuộc UBND cấp huyện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc UBND cấp huyện.

- Kiểm tra chuyên ngành theo hướng dẫn của thanh tra Sở GD&ĐT; phối hợp với thanh tra huyện, thanh tra Sở GD&ĐT trong các hoạt động kiểm tra, thanh tra về GD&ĐT ở địa phương.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực giáo dục.

- Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác thi đua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn huyện.

- Giúp UBND cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi, trách nhiệm và thẩm quyền của Phòng GD&ĐT theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND cấp huyện.

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý GD&ĐT đối với cán bộ, công chức xã được phân công phụ trách, theo dõi công tác giáo dục ở địa phương.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp huyện...

Tóm lại, phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện tham mưu giúp UBND huyện thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong phạm vi địa phương. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh công tác xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức, quyết định đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật... đối với các chức danh cán bộ quản lý thuộc các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Tổ chức HĐTN trong các trường tiểu học là một nhiệm vụ mới. Trong quá trình thực hiện, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy, Phòng GD&ĐT cần có những sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể:

- Có các văn bản hướng dẫn cụ thể, tổ chức tập huấn để các CBQL, GV nhà trường thực hiện tốt công tác tổ chức các HĐTN.

- Có kế hoạch tổ chức kiểm tra tình hình tổ chức HĐTN của các trường học, kịp thời tư vấn, hỗ trợ, đề xuất giải quyết những khó khăn bất cập.

- Tổ chức giới thiệu những bài học kinh nghiệm, những cách làm hay của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GV, phụ huynh HS trong toàn đơn vị.

1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học

1.7.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học

Yếu tố nhận thức là yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động dạy học và công tác quản lý hoạt động dạy học. Nếu cán bộ, GV có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của các HĐTN, nhận thức đầy đủ về HĐTN thì GV sẽ có những hành động đúng, tổ chức có hiệu quả. Ngược lại, nếu nhận thức sai hoặc không đầy đủ sẽ khiến họ coi nhẹ các HĐTN, thậm chí có những tác động tiêu cực. Điều này sẽ là rào cản đến quá trình quản lý, người quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, nhận thức của chính các nhà quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức các HĐTN. Nếu người quản lý có nhận thức đúng sẽ có những quyết định đúng đắn, có tác động tích cực đến tổ chức các HĐTN. Ngược lại, nếu có nhận thức không đúng sẽ dẫn đến coi nhẹ hoạt động quản lý dạy học, từ đó đưa ra những quyết định sai lầm.

Do vậy, trong quá trình tổ chức các HĐTN cho HS tiểu học cần phải giúp CBQL, GV, HS nhận thức đúng vai trò và có kiến thức nhất định về HĐTN thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng.

1.7.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên

Trong nhà trường GV là lực lượng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ dạy học đề ra. Chính vì vậy GV là yếu tố quan trọng nhất cho chất lượng giảng dạy nói chung, và chất lượng tổ chức các HĐTN bởi vì: GV đóng vai trò là người hướng dẫn, xây dựng các nội dung, và trực tiếp tiến hành các HĐTN.

Các yếu tố về kiến thức, trình độ chuyên môn và nhân cách là những yếu tố chính và quan trọng có ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN.

Kiến thức là nền tảng để một người GV thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình. Kiến thức tốt thì người GV sẽ chủ động thực hiện nhiệm vụ dạy học của mình và sẵn sàng cung cấp cho người học mọi lúc mọi nơi. Kiến thức tốt sẽ hỗ trợ cho việc phát triển các kỹ năng dạy học cơ bản của GV. Một GV chỉ có được kỹ năng khi bản thân đã có được những kiến thức chuyên môn vững vàng. Khi đó GV sẽ thể hiện bài giảng của mình, thể hiện các kỹ năng dạy học và dần dần trong quá trình dạy học sẽ rút kinh nghiệm và trau dồi, phát triển các kỹ năng dạy học. Kiến thức và kỹ năng luôn là

hai yêu cầu bắt buộc mà người GV cần phải có và trau dồi khi muốn trở thành một GV giỏi.

Trình độ chuyên môn là sự đòi hỏi cao hơn về kiến thức. Nó bao gồm trong đó cả kỹ năng dạy học, kinh nghiệm dạy học và GD. Trình độ chuyên môn của GV, do vậy trong quá trình công tác, người GV phải đặt ra cho mình mục tiêu phát triển trình độ chuyên môn. Đó là việc tạo ra cơ hội cho GV phát triển kỹ năng dạy học.

Nhân cách của người GV mới vào nghề quyết định lớn đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng dạy học cơ bản của họ. Nhân cách tốt là tạo nên những GV tâm huyết cống hiến và luôn tự ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với việc phát triển các kỹ năng dạy học. Nhân cách của người GV còn được thể hiện qua quá trình GD người học và để lại những kinh nghiệm sâu sắc trong dạy học và GD. Chính điều này đòi hỏi mỗi GV phải là tấm gương về sự tự học, tự nỗ lực và phấn đấu không ngừng để trau dồi nhân cách, đạo đức nghề nghiệp và phát triển các kỹ năng dạy học cơ bản của mình.

1.7.3. Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học

Cũng giống như mọi hoạt động GD khác trong nhà trường, việc tổ chức các HĐTN cho HS, muốn được tiến hành đều phải có nguồn kinh phí, phải được tiến hành trong một điều kiện CSVC và môi trường nhất định. CSVC và tài chính mặc dù không là yếu tố quyết định chất lượng quản lý hoạt động, tuy nhiên nó lại đóng vai trò điều kiện, tạo tiền đề để hoạt động đánh giá được diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Một môi trường nhà trường có đầy đủ yếu tố về CSVC hiện đại và môi trường văn hóa lành mạnh sẽ là cơ hội tốt để GV được trau dồi và phát triển kỹ năng dạy học của bản thân và ngược lại.

Các yếu tố về CSVC đó là điều kiện để GV thực hiện được những yêu cầu về nhiệm vụ dạy học và GD. Những kỹ năng dạy học mới cần phải được đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập. Chính điều này tạo cơ hội cho GV được thể hiện năng lực giảng dạy của bản thân mình. Ngoài ra yếu tố về văn hóa nhà trường tác động đến sự phấn đấu, cơ hội phát triển bản thân của GV. Chính vì thế việc tạo ra một môi trường văn hóa tích cực sẽ là cơ hội để cho GV phát triển và trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp cũng như hoàn thiện về nhân cách người GV.

1.7.4. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương

Môi trường xã hội vi mô và vĩ mô có tác động rất lớn đến việc GD thế hệ trẻ; do đó, cần huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên lành mạnh, khai thác tốt các mặt tích cực; đẩy lùi các mặt tiêu cực; nâng cao chất lượng cuộc sống, đề cao các giá trị xã hội chân chính; tạo ra dư luận đúng đắn về các giá trị của học vấn, về ý thức, động cơ, thái độ học tập, thi cử,…

Một địa phương có tiềm năng về kinh tế, phát triển tốt trong lao động sản xuất, có môi trường xã hội lành mạnh, có truyền thống văn hóa địa phương, trình độ dân trí cao, có nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phong phú sẽ là môi trường tốt, có tính GD cao trong việc định hướng nghề nghiệp, GD toàn diện cho HS và tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp thực hiện tổ chức các HĐTN.

1.7.5. Sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể đến tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học

Các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ sự nghiệp GD&ĐT theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động GD và sự phát triển của GD; tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân địa phương tích cực tham gia công tác xã hội hóa GD.

Các cấp chính quyền tuyên truyền về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc tổ chức các HĐTN, các trò chơi dân gian, các hình thức sinh hoạt truyền thống của địa phương. Từ đó GD thanh thiếu niên trên địa bàn, tham gia tích cực vào các hoạt động hữu ích góp phần GD những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho các em.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023