Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Nhà Trường Tiểu Học

+ Công tác quản lý giáo dục thể chất và vệ sinh;

+ Công tác quản lý các hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể của HS, các tác động của môi trường và nhà trường.

Thứ hai: Để đạt được môi trường giáo dục, mục tiêu quản lý trường tiểu học cần phải quan tâm đến mặt khác như:

+ Mục tiêu xã hội;

+ Mục tiêu kinh tế;

+ Mục tiêu cải tiến quản lý.

Trong đó mục tiêu cải tiến quản lý chiếm vị trí khá quan trọng, đặc biệt trong tình hình hiện nay, việc thực hiện các mục tiêu cải tiến quản lý có tác dụng quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu quản lý của nhà trường.

1.3.2. Nội dung

Từ mục tiêu của giáo dục tiểu học như trên mà trong Chương III của Điều lệ trường tiểu học (Thông tư 41/2010/TTBGD&ĐT Ban hành ngày 30/12/2010) về chương trình và hoạt động giáo dục trong trường tiểu học như sau [2]:

+ Hoạt động GD bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ HS yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi HS tiểu học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

+ Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn.

+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - 4

Như vậy, hoạt động giáo dục trong trường tiểu học bao gồm các nội dung giáo dục cụ thể như: trí dục, đức dục, thể dục, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục giá trị, giáo dục môi trường và nhiều nội dung giáo dục khác, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách ban đầu cho HS trong trường tiểu học.

1.3.3. Giáo viên trường tiểu học

Cấp tiểu học là cấp học đầu tiên của hệ thống GD phổ thông, phương pháp dạy học tiểu học bắt đầu “dạy theo phương pháp nhà trường” gồm nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Bắt đầu cách dạy theo tiếp cận sư phạm tương tác. GV tiểu học phải dạy toàn diện các môn học bắt buộc ở cấp học (Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, 3), Khoa học, Lịch sử - Địa lí (lớp 4, 5), Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ

thuật, Thủ công), Thể dục. So với các cấp học khác thì GV tiểu học phải đảm đương nhiệm vụ dạy học toàn diện các môn bắt buộc cho một lớp học cụ thể ngay từ đầu năm.

Việc dạy tại một lớp tiểu học cũng có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn. Dạy một lớp cấp tiểu học sẽ giúp GV nắm vững hơn tình hình học tập, khả năng, năng lực học tập của HS qua các môn học. Nhưng khó khăn là, GV phải mất nhiều thời gian nghiên cứu nội dung các môn học, bao quát nhiều môn học trước khi lên lớp. Trong khi sở trường, năng lực của mỗi GV lại có hạn. Trên thực tế, có nhiều trường đã phân công GV tiểu học nhiều năm liền chỉ dạy cố định có một khối lớp. Từ đó, GV có điều kiện nghiên cứu sâu chuyên môn học khối lớp đó, nhưng cũng có hạn chế về việc nắm vững kiến thức liên thông toàn cấp tiểu học (lớp 1, 2, 3, 4, 5). Ngày nay, với điều kiện CSVC phát triển, nhiều trường tiểu học đã tổ chức hoạt động dạy học 2 buổi/ngày. Từ đó, đã xuất hiện một số GV dạy môn chuyên (Nghệ thuật) và Thể dục, cùng với các môn tự chọn (Tiếng Anh và Tin học) nhằm giảm áp lực công việc cho GV tiểu học. Với đặc trưng dạy nhiều môn, GV tiểu học thực hiện đúng nghĩa là “người thầy tổng thể” bao quát các lượng kiến thức các môn học và phương pháp dạy các môn ở cấp tiểu học. GV tiểu học là “thần tượng” của HS mình đang dạy. HS tiểu học nhất nhất nghe theo GV, trong mắt các em GV là người tốt nhất, là người giỏi nhất, là người đúng nhất. Chính vì vậy GV tiểu học phải là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo cho HS. Với vai trò đó, GV là nhân tố quyết định chất lượng hoạt động dạy học tiểu học. Tiểu học là cấp học đặc trưng có nhiều hình thức hoạt động học tập, đa dạng các phương pháp dạy học,…do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi quy định. GV tiểu học nếu xác định được cơ chất và cửa ngõ đi vào “ngôi nhà bản thể” của trẻ thì vấn đề của GD tiểu học chỉ còn là phương pháp. GV tiểu học phải là người thầy tổng hợp của nhiều lĩnh vực: nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà tâm lí, nghệ sĩ,…biết tổ chức cuộc chơi trí tuệ dưới hình thức những trò diễn hào hứng cho trẻ, để trẻ say mê khám phá những hiểu biết mới.

1.3.4. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh tiểu học

* Đặc điểm lứa tuổi

Lứa tuổi HS tiểu học bao gồm các em HS đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5, tức là từ 6 - 7 tuổi đến 11 - 12 tuổi. Ở độ tuổi này, sự phát triển về chiều cao và trọng lượng không nhanh như tuổi mẫu giáo, nhưng hệ xương đang ở thời kỳ cốt hóa, hệ xương đang phát triển đặc biệt là các bắp thịt lớn do vậy các em thích đùa nghịch vận động mạnh, các

em không thích làm công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận.

So với tuổi mẫu giáo thì não và thần kinh của HS tiểu học đã có biến đổi to lớn về khối lượng và chức năng. Não của trẻ lên 7 đạt 90% trọng lượng của não người lớn. Đến năm 11 - 12 tuổi thì phát triển tương đương trọng lượng não của người lớn. Sự phát triển của não về cấu tạo và chức năng không đồng đều nên khả năng kìm chế của các em còn rất yếu, hưng phấn mạnh do đó ở độ tuổi này các em rất hiếu động.

Hệ thần kinh cấp cao đang dần được hoàn thiện nhưng có sự mất cân đối giữu tín hiệu tư duy cụ thể và tín hiệu tư duy trừu tượng.

Lứa tuổi này hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, sau đó là hoạt động vui chơi. Hoạt động học tập rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với các em. Sự biến đổi lớn trong đời sống đó là lần đầu tiên được cắp sách đến trường, được tiếp xúc với nhiều thầy cô và bạn bè mới. Hoạt động học tập là hoàn toàn mới, hoạt động chủ đạo, giúp trẻ hình thành năng lực nhờ đó mà phát triển tâm lý nhân cách.

Ngoài hoạt động học tập ở lứa tuổi này còn có các hoạt động khác như vui chơi, lao động. Các hoạt động này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của HS tiểu học.

* Đặc điểm hoạt động nhận thức của HS

Nhu cầu nhận thức khám phá thế giới luôn đòi hỏi HS phải tìm tòi, sáng tạo. Mức độ, tính chất, phạm vi hoạt động nhận thức của HS tiểu học được bộc lộ ở các quá trình sau:

- Cảm giác

Các quá trình cảm giác về sự vật hiện tượng bên ngoài có sự phát triển khá nhanh. Những cảm giác thu được đã trở thành “vật liệu” để trở thành tri thức mới. Ở độ tuổi này, năng lực cảm giác của HS còn yếu.

- Tri giác

Tri giác của HS tiểu học phát triển khá nhanh, đặc biệt là tri giác các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Tri giác không chủ định chiếm ưu thế. Giai đoạn đầu lứa tuổi tri giác của các em còn phiến diện một chiều chưa đầy đủ và chi tiết. Càng về cuối độ tuổi, tri giác của các em ngày càng đầy đủ và trọn vẹn hơn. Một số em bộc lộ khả năng quan sát các sự vật hiện tượng nhanh, chính xác, đầy đủ.

- Ghi nhớ

Ở độ tuổi này, hai loại ghi nhớ đều phát triển mạnh. Đầu độ tuổi, các em thiên về ghi nhớ trực quan giàu hình ảnh ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng các tri thức có trong sách vở.

Càng về cuối độ tuổi thì ghi nhớ về từ ngữ và ghi nhớ về hình tượng càng phát triển. Nhiều em thể hiện nhớ nhanh, nhớ nhiều. Tuy nhiên có những em không nhớ được tài liệu do không hiểu kiến thức hoặc không chú ý học tập.

1.4. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học

1.4.1. Vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học

HĐTN là hoạt động GD được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở tiểu học, hoạt động này được gọi là HĐTN; ở trung học cơ sở và trung học phổ thông, được gọi là HĐTN, hướng nghiệp.

HĐTN là một bộ phận của chương trình GD phổ thông sau năm 2015. Bên cạnh các môn học khác, HĐTN trong chương trình GD phổ thông mới làm cho nội dung GD không bị bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội. HĐTN là con đường gắn lý thuyết (các môn học) với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn ở HS, hình thành những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại. HĐTN là con đường để phát triển toàn diện nhân cách HS, đáp ứng mục tiêu GD phổ thông của Việt Nam [6].

HĐTN tạo cơ hội cho HS huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học và lĩnh vực GD khác nhau để trải nghiệm thực tiễn gia đình, nhà trường, xã hội; tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà GD, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo). Các năng lực chung hình thành và phát triển trong HĐTN được thể hiện dưới các hình thức đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.

Dựa vào phân tích bên trên, HĐTN hiện nay được xem như là một phương pháp học của HS. Đó là một quá trình trong đó chủ thể trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động và giao lưu phong phú, đa dạng từ đó thu lượm và xử lý thông tin từ môi

trường xung quanh. Như vậy các môn học thông qua HĐTN để hoàn thành mục tiêu GD.

HĐTN

MÔN HỌC

MỤC TIÊU GD

Như vậy, để đào tạo con người có cả đức lẫn tài, trong một thời gian dài chúng ta chỉ chú trọng đến hoạt động dạy học, còn hoạt động GD chúng ta đã lãng quên. Có thể nói trong chương trình GD phổ thông mới, HĐTN sẽ là nhân tố quan trọng không thể thiếu, là hoạt động GD góp phần thực hiện mục tiêu của GD trong xã hội hiện đại ngày nay.

HĐTN có vai trò rất lớn đối với việc thực hiện mục tiêu GD, có thể tóm tắt vai trò và tầm quan trọng của HĐTN như sau:

+ Cầu nối nhà trường, kiến thức các môn học… với thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định hướng… góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm chất nhân cách.

+ Giúp GD thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa của mình nhằm phát triển năng lực thực tiễn và cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng sáng tạo.

+ Nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí tạo động lực hoạt động, tích cực hóa bản thân, lựa chọn nghề nghiệp… đào tạo toàn diện.

+ Giúp hoàn thành mục tiêu GD.

Như vậy HĐTN, cùng với các môn học khác được coi như là phương pháp để đào tạo con người có tài lẫn đức nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.

1.4.2. Nội dung hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học

HĐTN trong chương trình GD phổ thông được phân chia theo hai giai đoạn:

- Giai đoạn GD cơ bản: Bằng HĐTN của bản thân trong các hoạt động khác nhau, mỗi HS vừa tham gia vừa thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động để sống và làm việc hiệu quả. Ở giai đoạn này, mỗi HS bước đầu xác định được sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động và người công dân có trách nhiệm.

- Giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp: Chương trình HĐTN tiếp tục phát triển những phẩm chất và năng lực đã hình thành từ giai đoạn GD cơ bản thông qua

hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng và hoạt động GD hướng nghiệp nhưng tập trung cao hơn vào việc phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp.

Nội dung cơ bản của chương trình HĐTN xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân HS với bản thân; giữa HS với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa HS với môi trường; giữa HS với nghề nghiệp. Nội dung này được triển khai qua 4 nhóm hoạt động chính:

- Hoạt động phát triển cá nhân;

- Hoạt động lao động;

- Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng;

- Hoạt động hướng nghiệp.

Đối với bậc tiểu học, nội dung hoạt động tập trung nhiều hơn vào các hoạt động phát triển bản thân, các kỹ năng sống, kỹ năng quan hệ với bạn bè, thầy cô và những người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, các hoạt động lao động, hoạt động xã hội và làm quen với một số nghề gần gũi với HS cũng được tổ chức thực hiện.

Chương trình hoạt động trải nghiệm tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và bảo đảm hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, tính khoa học và tính sư phạm, tính hiện đại và truyền thống. Ngoài ra chương trình HĐTN bảo đảm sự cân đối giữa hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể, giữa hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài nhà trường, đảm bảo tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp.

Nội dung chương trình được thiết kế thành các nhiệm vụ khác nhau: nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ nhóm, nhiệm vụ tập thể. Chương trình HĐTN là chương trình mở, linh hoạt, các cơ sở giáo dục lựa chọn nội dung, hình thức, không gian và thời gian hoạt động sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình và đáp ứng mục tiêu giáo dục.

HĐTN tạo cơ hội cho HS huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn gia đình, nhà trường, xã hội; tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động giáo dục hướng nghiệp dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo).

Các phẩm chất và năng lực chung được hình thành và phát triển trong HĐTN thông qua việc hình thành các năng lực đặc thù như: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.

1.4.3. Hình thức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học

HĐTN trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ chức rất đa dạng và phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung GD nhưng hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của HS, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương.

HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,... Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng GD nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc GD HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của HS. Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cả GV lẫn HS đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động.

- Hoạt động câu lạc bộ

Câu lạc bộ (CLB) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm HS cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,...dưới sự định hướng của những nhà GD nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của HS như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB là nơi để để HS được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được tự do kết giao và hiệp hội; quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,... Thông

qua hoạt động của các CLB nhà GD hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng và mục đích chính đáng của các em.

CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như:

- CLB văn hóa nghệ thuật: âm nhạc (Thanh nhạc, nhạc cụ, nhạc kịch,... ) diễn kịch, thơ, múa rối, phóng viên, mỹ thuật, khiêu vũ, nhảy sạp, dân vũ, múa khèn, dẫn chương trình,

- CLB thể dục thể thao: bóng đá, bóng rổ, thể dục nhịp điệu, điền kinh, bơi lội, cầu lông, cắm trại,...

- CLB học thuật: Toán học, Tin học, Tiếng Anh.

- CLB võ thuật: Taekwondo, Karatedo, Pencak silat, đấu vật,...

- CLB trò chơi dân gian: cờ người, đánh đu, kéo co, ném còn, đánh cầu/đá cầu, ô ăn quan, tập tầm vông, thả đỉa ba ba, đánh chuyền, đánh khăng, đánh quay, đánh đáo,...

Mỗi nhà trường đều có thể tổ chức nhiều CLB khác nhau cho các nhóm HS tham gia và cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi CLB để việc tổ chức thực hiện đạt được hiệu quả giáo dục cao.

- Tổ chức trò chơi

Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.

Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động trải nghiệm như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,... Trò chơi có những thuận lợi như: phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS; giúp cho HS dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho HS tác phong nhanh nhẹn,...

Trò chơi có nhiều chức năng xã hội khác nhau như chức năng GD, chức năng văn hóa, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp...

Mục đích của trò chơi nhằm lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho HS tác phong nhanh nhẹn, phát huy tính sáng tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các HS,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023