2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động trải nghiệm
HĐTN đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục của mỗi nhà trường. Đây được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. HĐTN cũng được coi là phương pháp thật sự ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân.
Để tổ chức HĐTN cho HS đòi hỏi đội ngũ CBQL và GV trước tiên phải có nhận thức tốt, đúng đắn về hoạt động giáo dục này. Trong những năm học qua, dưới sự quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, các trường tiểu học trong toàn huyện đã tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, bồi dưỡng về công tác tổ chức các HĐTN tới toàn thể cán bộ, GV. Trong hoạt động tổ chức các HĐTN, đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt trong nhận thức về vai trò, ý nghĩa của HĐTN. Điều này, được thể hiện rõ qua Bảng 2.7 và Biểu đồ 2.1.
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về vai trò của HĐTN
Rất không quan trọng | Không quan trọng | Bình Thường | Quan trọng | Rất quan trọng | |
CBQL | 0 | 0 | 5.3 | 27.6 | 67.1 |
GV | 0 | 2.2 | 7.4 | 34.8 | 55.6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Nhà Trường Tiểu Học
- Đánh Giá Học Sinh Trong Hoạt Động Trải Nghiệm
- Quy Mô Lớp Học, Số Lượng Học Sinh Của Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Pác Nặm, Tỉnh Bắc Kạn Năm Học 2017 - 2018
- Thực Trạng Chỉ Đạo Giáo Viên Thực Hiện Nội Dung, Chủ Đề Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm
- Thực Trạng Chỉ Đạo Của Phòng Gd&đt Đối Với Việc Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học Huyện Pác Nặm
- Biện Pháp 2: Chỉ Đạo Các Trường Xây Dựng Kế Hoạch Thực Hiện Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Cho Học Sinh Đúng Qui Định Và Phù Hợp Với
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Kết quả điều tra cho thấy đa số các CBQL và GV đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của HĐTN trong nhà trường, thể hiện ở tỉ lệ nhận thức ở mức “Rất quan trọng” của CBQL là 67.1%, GV là 50%. Chỉ có 2.2% khách thể khảo sát là GV đánh giá vai trò của HHDTN ở mức “Không quan trọng”. Với mức đánh giá là “Bình thường”, có 5.3% CBQL, 7,4% GV.
70
60
50
40
30
CBQL
GV
20
10
0
Rất không quan trọng
Không quan trọng
Bình thường Quan trọng
Rất quan trọng
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của CBQL và GV về vai trò của HĐTN
* Nhận thức về các nội dung của HĐTN
Bên cạnh việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của HĐTN trong nhà trường, cần phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung của HĐTN cho đội ngũ CBQL và GV. Để khảo sát nội dung này, tác giả đã khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về vai trò của các nội dung HĐTN với 5 mức độ đánh giá, chuẩn đánh giá:
1.00 - 1.80: Rất không quan trọng
1.81 - 2.60: Không quan trọng
2.61 - 3.40: Bình thường
3.41 - 4.20: Quan trọng
4.21 - 5.00: Rất quan trọng
HĐTN bao gồm 4 nội dung: Hoạt động phát triển cá nhân; Hoạt động lao động; Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; Hoạt động hướng nghiệp. Kết quả điều tra, khảo sát được thể hiện ở Bảng 2.8 sau:
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và GV về vai trò của HĐTN
Nội dung | CBQL | GV | |||||
X | ĐLC | Thứ bậc |
X | ĐLC | Thứ bậc | ||
1 | Hoạt động phát triển cá nhân | 4.49 | .648 | 1 | 4.34 | .691 | 1 |
2 | Hoạt động lao động | 4.21 | .499 | 2 | 3.81 | .748 | 3 |
3 | Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng | 3.92 | .702 | 3 | 4.12 | .622 | 2 |
4 | Hoạt động hướng nghiệp | 3.62 | .809 | 4 | 3.24 | .767 | 4 |
Kết quả điều tra cho thấy, khách thể khảo sát đều nhận thức được vai trò quan trọng của các nội dung hoạt động. Trong đó, theo các CBQL và GV nội dung hoạt động phát triển cá nhân đóng vai trò quan trọng nhất. Thông qua các HĐTN, các em HS sẽ được trang bị thêm nhiều kiến thức và kĩ năng mới, góp phần hoàn thiện bản thân, phát triển cá nhân để thích ứng với các điều kiện xã hội hiện nay.
Xếp thứ bậc 2 là nội dung hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, CBQL đánh giá với điểm TB là 3.92, GV đánh giá với điểm TB là 4.12.
Nội dung hoạt động lao động, được nhóm khách thể khảo sát đánh giá ở mức quan trọng, điểm TB theo đánh giá của CBQL là 4.21, GV là 3.81, xếp thứ bậc 3.
Hoạt động hướng nghiệp, được nhóm CBQL đánh giá ở mức quan trọng, với điểm TB là 3.62. Tuy nhiên, nhóm khách thể khảo sát là GV chỉ đánh giá nội dung hoạt động này ở mức bình thường với điểm TB là 3.24.
Theo ý kiến của khách thể khảo sát, trong 4 nhóm nội dung HĐTN trên, tùy từng cấp học mà các trường sẽ tập trung vào nhóm nội dung nào nhiều hơn. Nhóm nội dung hoạt động phát triển cá nhân cần tập trung rất mạnh ở bậc tiểu học. Nhưng bậc THCS có thể nhẹ hơn và bắt đầu tăng dần nhóm hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng. Đến bậc THPT thì các hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng tất nhiên vẫn tiếp tục, nhưng đặc biệt đẩy mạnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Kết quả điều tra thực trạng hiệu quả của các HĐTN ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả của HĐTN
Rất không hiệu quả (%) | Không hiệu quả (%) | Bình thường (%) | Hiệu quả (%) | Rất hiệu quả (%) | |
CBQL | 0.4 | 21.2 | 41.3 | 34.7 | 4.4 |
GV | 1.5 | 14.8 | 39.3 | 37.8 | 6.7 |
Bảng 2.9 thể hiện sự đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả của các HĐTN được tổ chức trong thời gian qua. Chỉ có 4.4% CBQL, 6.7% GV đánh giá ở mức “Rất hiệu quả”. Với mức đánh giá “Hiệu quả” có 34.7% CBQL và 37.8% GV đánh giá. Có 21.2% CBQL, 14.8% GV đánh giá ở mức “Không hiệu quả”. Có 0.4% CBQL, 1.5% GV đánh giá hoạt động này ở mức “Rất không hiệu quả”.
Qua kết quả điều tra cho thấy, thực trạng hiệu quả hoạt động của các HĐTN tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn chưa được đánh giá cao. HĐTN là một hoạt động giáo dục hoàn toàn mới. Tuy mang lại hiệu quả cao nhưng việc tổ chức HĐTN tại mỗi trường phổ thông lại là công việc không dễ thực hiện. Mặc dù trong kế hoạch giáo dục cả năm học, ở mỗi bộ môn đều xây dựng kế hoạch liên quan đến học tập trải nghiệm thực tế nhưng khi bắt tay vào thực hiện thường gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đem lại chưa như mong muốn.
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
CBQL
GV
Rất không Không hiệu Bình Hiệu quả Rất hiệu hiệu quả quả thường quả
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả của HĐTN
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Trên cơ sở công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT, sự chỉ đạo của lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Pác Nặm, các trường tiểu học đã tiến hành tổ chức các HĐTN.
Để điều tra, đánh giá được thực trạng tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, tác giả sử dụng câu hỏi số 4 trong phiếu trưng cầu ý kiến. Nội dung thực trạng tổ chức HĐTN cho HS được chia thành 6 phần:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN.
- Chỉ đạo GV thực hiện nội dung, chủ đề tổ chức HĐTN.
- Đào tạo, bồi dưỡng GV kĩ năng tổ chức HĐTN.
- Sử dụng CSVC.
- Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức HĐTN.
- Công tác kiểm tra, đánh giá tổ chức HĐTN.
Mỗi phần được cụ thể hóa bằng các nội dung, CBQL và GV đánh giá theo 5 mức độ:
1: Rất không tốt. 2: Không tốt.
3: Bình Thường.
4: Tốt.
5: Rất tốt.
Với chuẩn đánh giá: 1.00 - 1.80: Rất không tốt
1.81 - 2.60: Không tốt
2.61 - 3.40: Bình thường 3.41 - 4.20: Tốt
4.21 - 5.00: Rất tốt Kết quả thu được như sau:
2.3.1. Thực trạng quá trình xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm
Việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện là tổng thể các công việc của CBQL, GV và người học, bao gồm việc đề ra cơ chế, chính sách, đề ra các giải pháp Thực hiện,
phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình tổ chức HĐTN nhằm đem lại những hiệu quả tốt nhất. Việc xây dựng kế hoạch cần tuân theo quy trình nhất định. Chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức HĐTN cho HS tiểu học phụ thuộc rất lớn vào công tác lập kế hoạch của CBQL, GV trong quá trình thực hiện. Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng vấn đề này, kết quả thể hiện ở Bảng 2.10 như sau:
Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN
Nội dung | CBQL | GV | |||||
X | ĐLC | Thứ bậc |
X | ĐLC | Thứ bậc | ||
1 | Dự kiến thời gian tổ chức HĐTN | 3.67 | .817 | 4 | 3.79 | .706 | 4 |
2 | Thể hiện rõ phương án, biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ GV và HS | 4.00 | .845 | 2 | 3.90 | .566 | 3 |
3 | Nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung học tập trải nghiệm, học tập; thời gian, địa điểm cụ thể | 4.07 | .961 | 1 | 3.94 | .818 | 1 |
4 | Được đưa ra thảo luận, thống nhất và tạo được sự đồng thuận trước khi tổ chức cho HS tham gia trải nghiệm | 3.93 | .799 | 3 | 3.93 | .746 | 2 |
Theo ý kiến đánh giá của các khách thể khảo sát, thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn được
thực hiện ở mức tốt, với điểm TB dao động trong khoảng 3.67< X >3.407.
Trong đó, việc xây dựng kế hoạch “Nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung học tập trải nghiệm, học tập; thời gian, địa điểm cụ thể” được đánh giá thực hiện tốt nhất, nhóm khách thể khảo sát là CBQL đánh giá với điểm TB là 4.07, nhóm khách thể khảo sát là GV đánh giá với điểm TB là 3.94, xếp thứ bậc 1.
Bên cạnh đó, việc kế hoạch được “Đưa ra thảo luận, thống nhất và tạo được sự đồng thuận trước khi tổ chức cho HS tham gia trải nghiệm” cũng được các CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức tốt, với cùng điểm TB là 3.93.
Các nhóm khách thể khảo sát cho rằng kế hoạch “Thể hiện rõ phương án, biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ GV và HS”, CBQL đánh giá với điểm số TB là 4.00, xếp thứ bậc 2, điểm số TB này tương ứng với mực độ đánh giá thực hiện tốt; GV đánh giá với điểm số TB là 3.90, tương ứng với mức đánh giá “Tốt” xếp thứ bậc 3.
Về việc “Dự kiến thời gian tổ chức HĐTN”, các CBQL đánh giá thực hiện ở mức “Tốt”, với điểm TB là 3.67, xếp thứ bậc 4. Nhóm khách thể khảo sát GV lại có sự đánh giá thực hiện nội dung này cao hơn các CBQL, điểm TB là 3.79.
Qua kết quả điều tra cho thấy, quy trình xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các HĐTN đã được các nhà trường quan tâm thực hiện. Trong thời gian tới, việc xây dựng kế hoạch của các trường cần tập trung chú ý hơn nữa vào việc dự kiến thời gian thực hiện để GV có thể chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện. Cần bố trí, sắp xếp thời gian tổ chức thực hiện hợp lí, khoa học để nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.3.2. Thực trạng chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung, chủ đề tổ chức hoạt động trải nghiệm
Để đảm bảo việc tổ chức các HĐTN thực hiện theo đúng chủ đề, nội dung đã được xây dựng, CBQL cần có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên GV trong quá trình tổ chức. Tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát nội dung trên để đưa ra những đánh giá chính xác, khách quan nhất. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.11.