Thực Trạng Chỉ Đạo Giáo Viên Thực Hiện Nội Dung, Chủ Đề Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm

Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung, chủ đề tổ chức hoạt động trải nghiệm


STT


Nội dung

CBQL

GV


X

ĐLC

Thứ

bậc

X

ĐLC

Thứ

bậc

1

Nghiên cứu kĩ nội dung bài học và

điều kiện thực tế để tổ chức HĐTN.

3.67

.925

8

3.96

.558

3


2

Trao đổi với đồng nghiệp, xây dựng kế hoạch trải nghiệm và kịch bản cụ

thể, chi tiết.


4.00


.990


2


4.06


.485


1

3

Tổ chức HĐTN theo đúng kế hoạch.

4.61

.704

1

3.95

.577

4


4

Điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với

tình hình thực tế và những tình huống phát sinh ngoài dự kiến.


3.93


.775


4


3.80


.570


8

5

Ghi chép lại nhật kí quá trình thực hiện

4.00

.828

2

3.81

.703

7


6

Sử dụng đa dạng các hình thức tổ

chức trải nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế


3.80


.816


6


3.85


.629


6


7

Lưu lại hình ảnh, video và tất cả những tài liệu khác có liên quan đến HĐTN đã tổ chức để tạo thành hồ sơ

nghiên cứu.


3.61


.737


9


3.24


.777


9

8

Tổ chức cho học sinh viết thu hoạch

(chia sẻ) sau buổi trải nghiệm

3.87

.915

5

3.86

.553

5


9

Viết bản tổng kết về việc thực hiện kế

hoạch tổ chức HĐTN bản thân vừa tiến hành.


3.68


.816


7


4.05


.537


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - 9

Số liệu ở bảng trên cho thấy các nhóm khách thể khảo sát là CBQL và GV cho rằng việc chỉ đạo GV “Nghiên cứu kĩ nội dung bài học và điều kiện thực tế để tổ chức HĐTN” thực hiện ở mức “Tốt”, với điểm TB là 3.67 - xếp thứ bậc 8 (CBQL), 3.96 - xếp thứ bậc 3 (GV).

Với nội dung thực hiện chỉ đạo “Trao đổi với đồng nghiệp, xây dựng kế hoạch trải nghiệm và kịch bản cụ thể, chi tiết”, các CBQL và GV đều đánh giá cao. Với điểm TB lần lượt là 4.00 - xếp Thứ bậc 2 (CBQL), 4.06 - xếp thứ bậc 1 (GV). Mức điểm TB này tương ứng với mức đánh thực hiện “Tốt”.

Việc chỉ đạo thực hiện “Tổ chức HĐTN theo đúng kế hoạch” được các CBQL đánh giá rất cao, với điểm TB là 4.61, tương ứng với mức đánh giá “rất tốt”, xếp thứ bậc 1. Tuy nhiên, nhóm khách thể khảo sát là GV lại đánh giá nội dung này ở mức thấp hơn, với điểm TB là 3.95, tương ứng với mức đánh giá “Tốt” - xếp thứ bậc 4.

Nhóm khách thể khảo sát là CBQL đánh giá trong quá trong tổ chức HĐTN, việc chỉ đạo “Điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế và những tình huống phát sinh ngoài dự kiến” ở mức “Tốt”, với điểm TB là 3.93, xếp thứ bậc 4. Nhóm khách thể khảo sát là GV đánh giá ở mức điểm thấp hơn so với các CBQL. Điểm TB là 3.80, xếp thứ bậc 8.

Bên cạnh đó, việc chỉ đạo “Ghi chép lại nhật kí quá trình thực hiện” cũng được thực hiện thường xuyên. Các CBQL đánh giá với điểm TB là 4.00, tương ứng với mức đánh giá thực hiện “Tốt”, GV đánh giá với điểm TB là 3.81 - xếp thứ bậc 7, cũng tương ứng với mức đánh giá thực hiện “Tốt”.

Xếp thứ bậc 6 là nội dung chỉ đạo “Sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức trải nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế”, với điểm TB lần lượt là 3.80 (CBQL), 3.85 (GV), các điểm TB này tương ứng với mức độ đánh giá thực hiện “Tốt”.

“Lưu lại hình ảnh, video và tất cả những tài liệu khác có liên quan đến HĐTN đã tổ chức để tạo thành hồ sơ nghiên cứu” nhận được ý kiến đánh giá khác nhau giữa các CBQL và GV. Cụ thể, CBQL đánh giá nội dung trên với điểm TB là 3.61, tương ứng với mức độ đánh giá thực hiện “Tốt”. Tuy nhiên, GV lại đánh giá mức độ thực hiện thấp hơn, với điểm TB là 3.24, tương ứng với mức đánh giá “Bình thường”.

Với nội dung chỉ đạo “Tổ chức cho HS viết thu hoạch (chia sẻ) sau buổi trải nghiệm”, nhóm khách thể khảo sát đánh giá thực hiện ở mức “Tốt”, với điểm TB lần lượt là 3.87 (CBQL), 3.86 (GV).

Sau khi thực hiện tổ chức HĐTN, các CBQL cần chỉ đạo GV “Viết bản tổng kết về việc thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN bản thân vừa tiến hành”. Đánh giá của nhóm khách thể khảo sát về nội dung này ở mức “Tốt”. Các CBQL đánh giá với điểm TB là 3.68, GV đánh giá ở mức điểm cao hơn, đó là 4.05.

2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về xây dựng chủ đề, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm

GV đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. HĐTN là một hoạt động giáo dục mới, với những yêu cầu cao, khi tổ chức thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các CBQL cần coi trọng vấn đề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho GV.

Để đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng GV các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tác giả tiến hành điều tra khảo sát 15 CBQL, 135 GV. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về xây dựng chủ đề, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm‌


STT


Nội dung

CBQL

GV

X

ĐLC

Thứ

bậc

X

ĐLC

Thứ

bậc


1

Cử GV tham gia các lớp tập

huấn về HĐTN


4.01


.594


1


4.20


.629


1


2

Phân công các GV cốt cán hướng dẫn GV thực hiện tổ

chức HĐTN


3.93


.884


2


4.13


.583


2


3

Cung cấp tài liệu về HĐTN

cho GV


3.87


.915


3


4.00


.839


3


4

Tổ chức hội thảo toàn trường

về HĐTN


3.80


.862


4


3.88


.566


4

Qua điều tra cho thấy, việc đào tạo, bồi dưỡng GV về xây dựng chủ đề, nội dung, phương pháp tổ chức HĐTN đã được các nhà trường quan tâm thực hiện. Với nội dung “Cử GV tham gia các lớp tập huấn về HĐTN”, các CBQL và GV đều đánh giá cao. Cụ thể, nhóm khách thể khảo sát là GV đánh giá thực hiện ở mức “tốt”, với điểm TB là 4.01 - xếp thứ bậc 1; GV đánh giá với điểm TB là 4.20, tương ứng với mức độ đánh giá “tốt” - xếp thứ bậc 1.

Với nội dung “Phân công các GV cốt cán hướng dẫn GV thực hiện tổ chức HĐTN”, các CBQL đánh giá với điểm TB là 3.93, tương ứng với mức độ đánh giá

“tốt”, xếp thứ bậc 2; GV đánh giá nội dung trên với mức điểm TB cao hơn, X = 4.13, tương ứng với mức độ đánh giá “Tốt”, xếp thứ bậc 2.

Xếp thứ bậc 3 là nội dung “Cung cấp tài liệu về HĐTN cho GV”. Với mức độ đánh giá thực hiện ở mức “Tốt”, điểm TB lần lượt là 3.87 (CBQL), 4.00 (GV).

Bên cạnh đó, việc “Tổ chức hội thảo toàn trường về HĐTN” cũng được các khách thể khảo sát đánh giá thực hiện ở mức “Tốt”, với điểm TB của các CBQL là 3.80, GV là 3.88, xếp thứ bậc 4.

Như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng GV của các trường đã được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác này. Giúp cho đội ngũ GV có đầy đủ những kiến thức, kĩ năng cần thiết khi tổ chức thực hiện các HĐTN cho HS.

2.3.4. Sử dụng cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm

Do đặc thù của các HĐTN, rất cần những sự chuẩn bị về phương tiện CSVC, trang thiết bị dạy học. Chính vì vậy, các trường cần có sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Để đánh giá được thực trạng sử dụng, đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ tổ chức HĐTN cho HS, tác giả tiến hành điều tra khảo sát về nội dung này. Kết quả điều tra thể hiện ở Bảng 2.13:

Bảng 2.13. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm



STT


Nội dung

CBQL

GV

X

ĐLC

Thứ

bậc

X

ĐLC

Thứ

bậc


1

Tăng cường đầu tư CSVC,

trang thiết bị dạy học


3.37


.828


3


3.21


.917


3


2

GV sử dụng có hiệu quả

CSVC, trang thiết bị dạy học


3.60


.874


1


3.41


.839


1


3

GV tích cực sử dụng các

trang thiết bị hiện đại


3.39


.860


2


3.40


.987


2

Kết quả điều tra cho thấy, trong những năm học qua, việc đầu tư, sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học ở các trường chưa được đánh giá cao. Thể hiện ở mức điểm TB

dao động trong khoảng 3.21< X >3.41. Trong đó, các CBQL và GV đều đánh giá việc “GV sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học” ở mức tốt, với điểm TB lần lượt là 3.60, 3.41, xếp thứ bậc 1.

Với nội dung đánh giá “GV tích cực sử dụng các trang thiết bị hiện đại”, nhóm khách thể khảo sát là CBQL đánh giá ở mức bình thường, với điểm TB là 3.39. Tuy nhiên, nhóm khách thể khảo sát là GV lại đánh giá nội dung này ở mức độ tốt, với điểm TB là 3.40. Kết quả phỏng vấn CBQL các trường cho thấy, trong những năm học qua, GV vẫn chưa thực sự tích cực sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Nguyên nhân, là do một số GV đã lớn tuổi, nên việc tiếp cận và sử dụng các thiết bị hiện đại còn gặp nhiều khó khăn.

Việc “Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học” đều được các khách thể khảo sát đánh giá ở mức bình thường. Nhóm CBQL đánh giá nội dung trên với điểm TB là 3.37, nhóm GV đánh giá với điểm TB là 3.21, xếp thứ bậc 3. Để tổ chức HĐTN thực sự có hiệu quả, nhà trường cần tích cực đầu tư hơn nữa về CSVC cũng như các trang thiết bị dạy học.

2.3.5. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm

Nội dung giáo dục HĐTN thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. HĐTN có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm, GV bộ môn, tổng phụ trách Đội, Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ HS, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những người lao động tiêu biểu ở địa phương.

Để đánh giá được thực trạng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức HĐTN, tác giả đã tiến hành khảo sát các CBQL và GV các trường, kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.14 như sau:

Bảng 2.14. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm‌

ST T


Nội dung

CBQL

GV


X

ĐLC

Thứ

bậc

X

ĐLC

Thứ

bậc


1

Huy động sự tham gia, phối hợp

của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường


3.80


.902


1


3.09


.945


3

2

Tuyên truyền, nâng cao nhận Thức

của các lực lượng về HĐTN

3.47

.816

2

3.23

.889

1

3

Tận dụng tối đa sự hợp tác từ

các lực lượng giáo dục

3.33

.893

3

3.15

.965

2

Số liệu điều tra cho thấy ý kiến đánh giá của nhóm khách thể khảo sát CBQL và GV có sự khác nhau. Cụ thể với nội dung “Huy động sự tham gia, phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường”, CBQL đánh giá với điểm TB là 3.80, tương ứng với mức đánh giá “tốt”, xếp thứ bậc 1. Tuy nhiên, GV lại đánh giá nội dung này với mức “bình thường”, điểm TB là 3.09, xếp thứ bậc 3.

Với nội dung “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các lực lượng về HĐTN”, được CBQL đánh giá thực hiện với điểm TB là 3.47, tương ứng với mức đánh giá thực hiện “Tốt”, xếp thứ bậc 2. Nhóm khách thể khảo sát là GV lại đánh giá với điểm TB thấp hơn, điểm TB là 3.23, tương ứng với mức đánh giá “bình thường”.

Việc “Tận dụng tối đa sự hợp tác từ các lực lượng giáo dục”, đều được khách thể khảo sát đánh giá thực hiện ở mức “bình thường”, với điểm TB lần lượt là 3.33 (CBQL), 3,15 (GV).

Có thể thấy rằng, thực trạng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức HĐTN chưa thực sự được đánh giá thực hiện tốt. Cần có các biện pháp khắc phục thực trạng trên, để huy động sự tham gia tích cực hơn của các lực lượng giáo dục.

2.3.6. Công tác kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động trải nghiệm

Công tác kiểm tra, đánh giá tổ chức HĐTN cần được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan quá trình thực hiện tổ chức các HĐTN. Để

từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những vướng mắc mà GV gặp phải.

Để đánh giá được công tác kiểm tra, đánh giá tổ chức HĐTN được diễn ra như thế nào, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát các CBQL và GV. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.15.

Bảng 2.15. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động trải nghiệm



STT


Nội dung

CBQL

GV


X

ĐLC

Thứ

bậc

X

ĐLC

Thứ

bậc


1

Lãnh đạo nhà trường Thường

xuyên phân công tham gia, Theo dõi các HĐTN


3.53


.743


3


3.28


.969


4

2

Tổ chức dự giờ HĐTN

3.80

.899

2

3.32

.974

3


3

Khuyến khích, động viên đội ngũ GV tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt

động


3.45


.833


4


3.84


.937


1

4

Sửa chữa, điều chỉnh sai sót

kịp thời

4.01

.961

1

3.52

.953

2

Số liệu điều tra cho thấy: Với nội dung “Lãnh đạo nhà trường thường xuyên phân công tham gia, theo dõi các HĐTN” được nhóm khách thể khảo sát là CBQL đánh giá thực hiện ở mức “Tốt”, với điểm TB là 3.53. Tuy nhiên, nhóm khách thể khảo sát là GV lại đánh giá nội dung này ở mức thấp hơn, với điểm TB là 3.28, tương ứng với mức đánh giá “Bình thường”.

Việc “Tổ chức dự giờ HĐTN”nhận được ý kiến đánh giá của các CBQL với điểm TB là 3.80, tương ứng với đánh giá thực hiện “Tốt”, GV đánh giá ở mức “Bình thường” với điểm TB là 3.32.

Với điểm TB là 3.45 của các CBQL, nội dung “Khuyến khích, động viên đội ngũ GV tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động” được đánh giá thực hiện ở mức “Tốt”, GV đánh giá nội dung này với điểm TB cao hơn là 3.84.

“Sửa chữa, điều chỉnh sai sót kịp thời” được đánh giá thực hiện ở mức “Tốt”, với điểm TB lần lượt là 4.01 (CBQL), 3.52 (GV).

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm

Trong quá trình tổ chức các HĐTN, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động này. Tác giả đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức HĐTN, để điều tra khảo sát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này theo 5 mức độ: Rất không ảnh hưởng; Không ảnh hưởng; Bình thường; Ảnh hưởng; Rất ảnh hưởng.

Với chuẩn đánh giá: 1.00 - 1.80: Rất ảnh hưởng

1.81 - 2.60: Không ảnh hưởng

2.61 - 3.40: Bình thường

3.41 - 4.20: Ảnh hưởng

4.21 - 5.00: Rất ảnh hưởng

Bảng 2.16. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức các hoạt động trải nghiệm



STT


Nội dung

CBQL

GV


X

ĐLC

Thứ

bậc

X

ĐLC

Thứ

bậc

1

Trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ của giáo viên

3.53

.743

3

3.64

.981

2


2

Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học

sinh các trường tiểu học


3.80


.861


1


3.72


.852


1


3

CSVC của nhà trường phục vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các

trường tiểu học


3.73


.703


2


3.46


.861


4

4

Điều kiện kinh tế xã hội của

địa phương

3.52

.833

4

3.53

.953

3


5

Sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể đến tổ chức hoạt động trải nghiệm cho

học sinh các trường tiểu học


3.45


.821


5


3.44


.919


5

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí