Hướng Dẫn Học Sinh Kể Chuyện Lịch Sử Về Các Nhân Vật, Sự Kiện Lịch Sử Của Đảng

Những mốc son lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 80 năm lãnh đạo cách mạng” của nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2010.

Để tạo động cơ, hứng thú cho học sinh, giáo viên có thể phân lớp thành các nhóm như sau:

PHIẾU BÀI TẬP NHÓM

DỰ ÁN: ĐỌC SÁCH VỀ BÁC HỒ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Học sinh: ……………………………………………... Lớp……………………………………………………. Nhóm………………………………………………….. Thời gian thực hiện:…………………………………... Danh sách các thành viên nhóm: …………..………… Nhiệm vụ của nhóm:

1. Tiểu sử của Bác Hồ

2. Quá trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ


Để hoạt động đọc sách của học sinh có hiệu quả, mang ý nghĩa thiết thực, giáo viên cần có định hướng rõ ràng, xác định đúng đối tượng, mục đích của việc đọc sách, đồng thời, căn cứ vào từng đối tượng học sinh mà có những hình thức kích thích động cơ học tập, việc phân nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi cá nhân tìm hiểu theo từng chủ đề là một trong những biện pháp phù hợp để giúp các em tiếp cận được với các tài liệu có liên quan đến các vấn đề lịch sử, sự kiện, nhân vật lịch sử điển hình, rèn luyện kĩ năng đọc sách, hướng tới phát triển năng lực tự học của các em.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quy trình thực hiện của GV cần trải qua những bước cơ bản sau:

+ Hướng dẫn HS chọn sách.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 9

+ Hướng dẫn HS đọc sách, giao nhiệm vụ cho HS trong quá trình triển khai đọc sách.

+ Tiến hành cho HS thảo luận trong tổ, lớp… để tìm ra được nội dung lịch sử hoặc nhân vật lịch sử có thể diễn xuất.

+ Hướng dẫn cho HS diễn xuất (đọc diễn cảm hoặc đóng vai).

+ Nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

Để hoạt động đọc sách được hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh thì cần kết hợp hình thức đọc sách với trao đổi, thảo luận.

Trao đổi, thảo luận là hình thức ngoại khóa có tác dụng lớn giúp học sinh bày tỏ ý kiến, phát huy được năng lực của mình.

Khi tổ chức trao đổi, thảo luận, giáo viên cần lưu ý:

Chủ đề nêu ra phải là những vấn đề cơ bản có tính chất tổng hợp, khái quát, những vấn đề mà nhiều người quan tâm, có liên quan đến cuộc sống hiện tại.

Khi tiến hành trao đổi, thảo luận GV cần tuân thủ các yêu cầu sau:

+ Vấn đề trao đổi, thảo luận phải rõ ràng, dễ hiểu và có tác dụng phát triển tư duy HS. Cách nêu vấn đề của GV phải hấp dẫn, thể hiện rõ cái chưa biết và động viên, mong muốn HS là người phát hiện ra câu trả lời.

+ Vấn đề để trao đổi, thảo luận phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS. GV nên tránh những vấn đề quá đơn giản, chỉ yêu cầu HS nhắc lại những sự kiện đã trình bày trong sách, bởi khi đứng trước vấn đề không cần phải tư duy, HS sẽ tỏ ra chủ quan và không có hứng thú học tập.

+ GV cần tôn trọng, động viên, khích lệ và không được cười nhạo HS ngay cả khi HS có quan điểm chưa đúng. Có như vậy HS mới tích cực tìm kiếm câu trả lời, không lo sợ nếu sai sẽ bị cười chê.

+ Trong quá trình trao đổi, giáo viên cần động viên học sinh đề xuất và giải quyết vấn đề theo suy nghĩ độc lập của mình, đồng thời cũng khiêm tốn học tập và tôn trọng ý kiến của bạn. Giáo viên cần phải theo dõi, uốn nắn những lệch lạc của học sinh.

+ Khi kết thúc thảo luận, giáo viên cần có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Đối với chủ đề Kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại trường THPT Thanh Hà, Hải Dương tổ chức cho học sinh đọc sách “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam” (của tác giả Lê Văn Yên, được nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2006) đồng thời kết hợp trao đổi, thảo luận chủ đề: Tính tất yếu của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.

HS có thể được gợi ý để tìm hiểu trước các vấn đề về:

+ Bối cảnh thế giới, trong nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

+ Yêu cầu của lịch sử đất nước giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là gì?

+ Các con đường cứu nước của phong trào Cần vương, của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã thực hiện, thất bại. Nguyên nhân thất bại?

+ Quá trình tìm đường cứu nước, chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng của Bác Hồ?

+ Sự phát triển của phong trào yêu nước, phong trào công nhân giai đoạn đầu thế kỷ XX?

+ Quá trình ra đời, phát triển, chia rẽ của các tổ chức cộng sản những năm 20 của thế kỷ XX?

+ Hội nghị thành lập Đảng: vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng?

+ Ý nghĩa, tính tất yếu của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Muốn có được những nội dung để trao đổi thảo luận, HS phải tìm hiểu trước, đọc sách giáo khoa, độc lập suy nghĩ, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử và phân tích. Chẳng hạn, để hiểu rõ tại sao Hội nghị thành lập Đảng lại diễn ra và thành công nhanh chóng, HS phải biết rằng, lúc bấy giờ, yêu cầu cấp thiết của lịch sử, sự phát triển của phong trào yêu nước, phong trào công nhân giai đoạn đầu thế kỷ XX, các tổ chức cộng sản ra đời, phát triển nhưng lại mâu thuẫn với nhau,.… Vì vậy đặt ra yêu cầu là phải hợp nhất các tổ chức cộng

sản thành một chính Đảng. Yêu cầu này cùng với những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc, uy tín cá nhân, sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc nên Hội nghị thành lập Đảng đã diễn ra và thành công. Như vậy, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là tất yếu lịch sử.

Việc yêu cầu HS tự suy nghĩ, tìm tòi và trao đổi, thảo luận giúp các em rèn luyện khả năng nhận thức, đặc biệt là tư duy. Qua đó, các em sẽ khắc sâu và nhớ lâu kiến thức.

Như vậy, kết hợp đọc sách với trao đổi, thảo luận là một HĐNK cần được sử dụng thường xuyên, bồi dưỡng cho HS sự tự tin, rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.

2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện lịch sử về các nhân vật, sự kiện lịch sử của Đảng

Kể chuyện lịch sử là một trong số các hình thức ngoại khóa truyền thống khá hấp dẫn, được HS yêu thích và có tác dụng giáo dục rất lớn về tư tưởng, tình cảm đối với tuổi trẻ học đường, đồng thời phát triển năng lực tư duy, hành động cho học sinh. Để phát huy hết tác dụng của hình thức HĐNK này, theo chúng tôi, có thể thực hiện kể chuyện lịch sử với các biện pháp: thi kể chuyện lịch sử và tìm hiểu chuyện lịch sử.

* Thi kể chuyện lịch sử

GV tổ chức cho HS thi kể chuyện lịch sử. Trong quá trình triển khai tổ chức thi kể chuyện về các chủ đề lịch sử, GV cần chú ý mấy lưu ý sau đây:

- Xác định rõ mục đích cuộc thi và hình thức tổ chức thi cũng như những điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để triển khai thi.

- Lên chương trình chi tiết, kế hoạch chuẩn bị chu đáo, ban hành các văn bản liên quan đến cuộc thi.

- Nội dung các cuộc thi: Cần có sự định hướng và hướng dẫn của GV, những câu chuyện được sưu tầm phải là những câu chuyện có ý nghĩa giáo dục, có tác dụng về tư tưởng, nhận thức đối với học sinh, những câu chuyện đó sẽ

làm phong phú thêm bức tranh lịch sử, để học sinh hiểu thêm về các sự kiện, các nhân vật lịch sử, thấy được không khí của lịch sử. Trong công tác sưu tầm cần tránh những câu chuyện mang tính chất giật gân, thiếu tính giáo dục, các câu chuyện cần có sự kiểm chứng, đối chiếu với các kiến thức lịch sử khác.

- Về phương pháp kể chuyện: Kể chuyện lịch sử khác với thông báo lịch sử, mỗi câu chuyện lịch sử không chỉ dừng lại ở khía cạnh cung cấp kiến thức mà còn có sự phân tích, đánh giá, nêu lên bản chất của sự kiện lịch sử, thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ đối với sự kiện lịch sử đó, đối với câu chuyện lịch sử và những nhân vật được nhắc đến trong câu chuyện lịch sử. Do đó, khi kể chuyện, HS cần biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp, ngữ điệu và những biểu cảm thể hiện rõ thái độ của mình đối với lịch sử. Thông thường, một câu chuyện lịch sử sẽ có cấu trúc như sau:

Giới thiệu vấn đề Tình huống đặt ra Diễn biến sự kiện Sự phát triển của tình tiết Câu chuyện kết thúc và một vài nhận xét, đánh giá, liên hệ.

Ví dụ, Trong chương trình lịch sử lớp 12, giáo viên có thể tổ chức triển khai Cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Cuộc thi kể chuyện về các tổng bí thư của Đảng.

Ví dụ tổ chức Cuộc thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cụ thể:

Trước hết GV cần lên kế hoạch về thời gian tổ chức Cuộc thi là khi nào? Thành phần tham dự cuộc thi gồm những khối, lớp nào? Hình thức thi giữa các lớp hay chung của toàn trường?

Tiếp đó, GV trao đổi với HS về yêu cầu của Cuộc thi, kế hoạch tổ chức và các công tác chuẩn bị, sưu tầm tư liệu về cuộc thi…

Ban hành Thể lệ cuộc thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để văn bản hóa các nội dung đã được thống nhất về Cuộc thi Về nội dung thi: GV cần chuẩn bị kĩ yêu cầu về nội dung cho HS, định hướng HS tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trên thực tế, những câu chuyện về cuộc

đời của Bác là rất nhiều, vấn đề GV phải lựa chọn tiêu chí cho câu chuyện được kể. Ở đây chúng tác giả gợi ý là câu chuyện đó phải gắn liền với tình cảm của Bác cho thế hệ trẻ hoặc tình cảm của Bác cho quê hương Nghệ An và bắt buộc các em phải có sự liên hệ với thực tiễn của mỗi câu chuyện để thấy được sự vĩ đại của Người.

Bước tiếp theo đó là tiến hành thành lập Ban tổ chức, Ban Giám khảo, phân công GV hướng dẫn cho HS các lớp tập luyện, phối hợp với HS và giáo viên chủ nhiệm xây dựng Chương trình của cuộc thi.

Tiến hành các công tác chuẩn bị cho cuộc thi và triển khai thi.

Như vậy, việc tổ chức cho HS tham gia vào việc tổ chức các cuộc thi kể chuyện về lịch sử sẽ giúp các em có được cái nhìn nhân văn về các lãnh tụ và các anh hùng, danh nhân, thấy được tính “rất đời thường” của các bậc vĩ nhân. Từ đó, hiểu rõ hơn về cuộc đời hoạt động của họ, những đóng góp của họ cho đất nước cho nhân dân, hình thành thái độ đối với HS…

* Tổ chức cho học sinh sưu tầm chuyện lịch sử

GV có thể vận dụng giao nhiệm vụ cho HS về sưu tầm tư liệu về các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử địa phương có ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc theo hình thức dạy học dự án. Có thể chia lớp thành các nhóm để các em tìm hiểu về những nội dung kiến thức lịch sử cần bổ sung.

Ví dụ: Để giúp học sinh tìm hiểu thêm về sự kiện thành lập Đảng, GV có thể phân công các nhóm làm dự án như sau:

Nhóm 1: Những câu chuyện về Nguyễn Ái Quốc và quá trình tìm đường cứu nước, chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng.

Nhóm 2: Các nhà cách mạng tham gia Hội nghị thành lập Đảng

Sau đó, GV có thể lựa chọn 1 buổi sinh hoạt lớp để học sinh trao đổi, thảo luận về những câu chuyện của mình.

Hoặc với chủ đề Kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng, giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm các Clip kể chuyện về Bác Hồ. Khi tổ chức cho học sinh sưu tầm các Clip kể chuyện về Bác Hồ cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất. Giáo viên có thể giao học sinh về sưu tầm các clip về các câu chuyện về Bác Hồ, về các lãnh tụ của Đảng cho trước và vào từng buổi sinh hoạt hoặc tiết học có nội dung liên quan đến các câu chuyện đó thì nhóm học sinh đó có trách nhiệm giới thiệu cho cả lớp biết về câu chuyện và những phân tích, đánh giá quanh câu chuyện đó.

Thứ hai. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm các clip kể chuyện theo một chủ đề cho trước, sau đó các nhóm học sinh sẽ chiếu các câu chuyện và phân tích mối quan hệ giữa các câu chuyện lịch sử đó.

Ví dụ: Các clip kể chuyện về Bác Hồ với việc thành lập Đảng, học sinh sẽ phải không chỉ sưu tầm 1 câu chuyện mà nhiều câu chuyện, sắp xếp các câu chuyện theo logic của mình, để thành một bài thuyết trình về Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng, Bác Hồ với việc thành lập Đảng.

Thứ ba. Giáo viên có thể chuẩn bị các clip về các câu chuyện lịch sử, sau đó đưa ra các nhiệm vụ mà học sinh sẽ phải thực hiện sau khi xem xong các clip này.

Ví dụ: Từ câu chuyện về Bác Hồ, em có suy nghĩ gì về cuộc đời hoạt động của Người và liên hệ với thực tiễn hiện nay.

Như vậy, với những giải pháp trên, chúng ta có thể triển khai tốt hình thức hoạt động ngoại khóa kể chuyện lịch sử về chủ đề Kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam một cách có hiệu quả và thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh, đáp ứng mục tiêu dạy học bộ môn.

2.3.2.3. Tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu về Đảng.

Đây là hoạt động ngoại khóa lịch sử thu hút đông đảo học sinh tham gia và sự phối hợp của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo

viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn có liên quan. Đối với chủ để nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng, tại trường THPT nói chung, trường THPT Thanh Hà có thể tổ chức cuộc thi viết về Đảng.

Thứ nhất: Xác định chủ đề: “Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với dân tộc trong thế kỷ XX ”.

Thứ hai: Xây dựng kế hoạch cuộc thi.

- Thời gian chuẩn bị: Phát động trước một tháng. Tổ chức trao giải vào ngày kỉ niệm thành lập Đảng 3-2.

- Mục tiêu của cuộc thi phải đạt được:

+ Về kiến thức: Học sinh biết, hiểu được lịch sử cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; đặc biệt hiểu được vai trò của Đảng đối với dân tộc ta trong giai đoạn thế kỉ XX và hiểu rõ trách nhiệm của thế hệ trẻ để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Về kĩ năng: Rèn cho các em kĩ năng tìm kiếm, phân tích, xử lí thông tin trong tài liệu, báo chí, Internet,…

+ Về thái độ: Khơi dậy cho các em lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng yêu Đảng. Cuộc thi góp phần khơi dậy và vun đắp tình yêu Đảng, tăng cường hoạt động tuyên truyền về Đảng, Bác Hồ thiết thực, phong phú và hiệu quả; nói lên niềm tự hào, vinh dự và trách nhiệm của tuổi trẻ với Đảng, Bác Hồ.

- Nội dung bài viết dự thi:

+ Suy ngẫm, cảm nhận về vai trò của Đảng đối với dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX.

+ Tuyên truyền, giới thiệu về vai trò của Đảng đối với dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX.

- Đối tượng tham gia và yêu cầu bài dự thi:

+ Là đoàn viên, học sinh trong toàn trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2023