Nhận Thức Của Gv Về Nhiệm Vụ Của Hoạt Động Ngoại Khóa



STT


Các nhiệm vụ của HĐNK

Ý kiến

Quan

trọng

Bình

thường

Không quan

trọng

II

Nhiệm vụ về giáo dục thái độ




11

HĐNK làm cho HS hứng thú và ham

muốn HĐ

117

03

0


22

HĐNK từng bước hình thành cho HS niềm tin vào những giá trị mà các em phải vươn tới, lòng tự hào dân tộc, mong

muốn làm đẹp truyền thống dân tộc


111


05


04


33

HĐNK bồi dưỡng cho HS những tình cảm đạo đức trong sáng với bạn bè, thầy cô, với mọi người, giúp các em biết kính yêu, trân trọng cái tốt đẹp, ghét cái ác, cái xấu,

cái lạc hậu.


112


04


04


44

HĐNK bồi dưỡng tính tích cực năng động, sẵn sàng tham gia công tác HĐ xã hội, HĐ tập thể của lớp, của trường, của

xã hội giúp bản thân trưởng thành


111


03


06


55

HĐNK góp phần giáo dục cho HS tinh thần đoàn kết hữu nghị với bạn bè thiếu

nhi quốc tế, các dân tộc khác


109


06


05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 7


Qua bảng trên cho thấy, kết quả điều tra về nhận thức của cán bộ giáo viên về nhiệm vụ HĐNK theo hướng phát triển năng lực người học ở trường tiểu học theo ba phương diện: Nhiệm vụ về giáo dục nhận thức, nhiệm vụ giáo dục rèn luyện kỹ năng; nhiệm vụ về giáo dục thái độ. Cơ bản phần lớn cán bộ, giáo viên đều nhận thức đúng về vai trò của HĐNK.

Nhận thức về nhiệm vụ giáo dục thái độ, cán bộ, giáo viên rất quan trọng vấn đề bồi dưỡng tính tích cực, chủ động, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, HĐ tập thể của lớp, của trường giúp bản thân HS tiến bộ; nhận thức về nhiệm vụ rèn cho HS kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa; giúp cho HS củng

cố, bổ sung và nâng cao hiểu biết về những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện tri thức được học trên lớp. Tuy nhiên nhận thức về nhiệm vụ giáo dục thái độ vẫn còn chưa đầy đủ. Vẫn còn cán bộ, giáo viên chưa coi trọng một số nhiệm vụ của hoạt động, như hoạt động theo chủ đề góp phần giáo dục cho HS tinh thần đoàn kết, hữu nghị với bạn bè thiếu nhi quốc tế, các dân tộc khác.

Qua phỏng vấn 16 GVCN về nhiệm vụ của HĐNK, 9 GV được phỏng vấn (60%) cho rằng nhiệm vụ HĐNK là quan trọng và rất quan trọng, 4 GV được phỏng vấn (26.7%) cho rằng nhiệm vụ HĐNK là bình thường, 2 GV (13.3%) cho rằng nhiệm vụ HĐNK là không quan trọng mà nhiệm vụ quan trọng là các tiết học trên lớp.

TỈ LỆ % Nhận thức của GV về nhiệm vụ hoạt động ngoại khóa


Quan trọng


Bình thường


không quan trọng

Biểu đồ 1.1. Nhận thức của GV về nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa


Như vậy, nhận thức về nhiệm vụ của HĐNK của cán bộ là rất cao, song nhận thức của đội ngũ GV thì chưa thật đầy đủ và toàn diện. Chính vì nhận thức như vậy, nên thực tế HĐNK chưa được chú trọng, việc thực hiện triển khai các hoạt động qua loa, không hiệu quả mà chỉ tập trung vào chất lượng các môn cơ bản, GV thường cắt xén nội dung các HĐNK để dạy các môn chính, thi THPT Quốc gia.

Thực trạng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức HĐNK tại trường THPT Thanh Hà

Việc thực hiện chương trình HĐNK tại trường THPT Thanh Hà đảm bảo chương trình theo quy định của Bộ, hướng dẫn của Sở. Thời khóa biểu được các nhà trường xây dựng, công khai trong nhà trường ngay từ đầu năm học. Trên cơ sở đó, các tổ chuyên môn họp đều đặn hàng tuần, thống nhất nội dung triển khai trong tuần, trong tháng có sự phân công nghiên cứu, chuẩn bị của các GV.

Nội dung các HĐNK tại nhà trường được thực hiện trong giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, trong các giờ sinh hoạt lớp, lồng ghép trong một số các môn học. Bám sát theo sách hướng dẫn tổ chức các HĐNK của Bộ, Sở. Thống kê công tác tổ chức HĐNK của nhà trường trong năm học 2018-2019 như sau:

Khối lớp

HĐNK

Ghi chú

10, 11, 12

Thi Văn nghệ nhân ngày 20-11

Tổ chức cả trường. Mỗi lớp là 1

đội tham gia thi văn nghệ


10,11,12

Nói chuyện chuyên đề ngày thành lập Quân đội nhân dân

Việt Nam 22-12


Toàn trường

10,11

Thăm quan Di tích Côn Sơn –

Kiếp Bạc

Nhà trường tổ chức


10,11,12

Thi Văn nghệ, cắm trại nhân ngày 26-3

Tổ chức cả trường. Mỗi lớp là 1

đội tham gia thi văn nghệ. Mỗi lớp là 1 Đội Trại

10,11,12

Ngoại khóa an toàn giao thông

Tổ chức ghép với buổi chào cờ

đầu tuần


Như vậy về nội dung và hình thức HĐNK ở trường THPT Thanh Hà những năm qua khá nghèo nàn, thường chỉ gắn với các sự kiện lớn trong năm

– những sự kiện bắt buộc phải tổ chức. Nhà trường chưa thực sự đổi mới về hình thức và nội dung HĐNK mà vẫn sử dụng những hình thức, nội dung HĐNK mang tính truyền thống.

* Đối với học sinh

Để thu thập nhận thức, đánh giá của học sinh nhà trường về HĐNK, chúng tác giả cũng tiến hành khảo sát 500 học sinh về nhận thức và hiệu quả của HĐNK ở trường THPT Thanh Hà, kết quả thu được như sau:

Bảng 1.2. Nhận thức của học sinh về HĐNK


TT

Nội dung điều tra

Trả lời

Tỷ lệ


1

Em có thích tham gia HĐNK lịch sử?

Có Không


425

75


85%

15%


2

Theo em HĐNK Lịch sử có giúp bổ sung kiến thức cho giờ học trên lớp không?

Không


355

145


71%

29%


3

Em thích tham gia HĐNK Lịch sử nào?

Biểu diễn văn nghệ Kể chuyện

Dạ hội lịch sử Tham quan Đọc sách

Trao đổi, thảo luận


275

245

220

390

190

290


55%

49%

44%

78%

38%

58%


4

Thầy (cô) em thường tổ chức HĐNK Lịch sử nào?

Biểu diễn văn nghệ Kể chuyện

Dạ hội lịch sử Tham quan Đọc sách

Trao đổi, thảo luận


375

410

75

490

105

305


75%

82%

15%

98%

21%

61%

Qua bảng điều tra thực tế trên, chúng tác giả có thể rút ra một số nhận xét sau: Phần lớn học sinh (85%) đều thích tham gia HĐNK Lịch sử.

Các em cũng ý thức được việc tham gia HĐNK Lịch sử sẽ mang lại hiệu quả, bổ sung kiến thức cho các giờ học chính khóa (71%).

Về hình thức tổ chức HĐNK qua khảo sát học sinh cho thấy, các em khá hứng thú với hình thức tham quan (78%) và trao đổi thảo luận (58%), biểu diễn văn nghệ (55%). Kết quả này có lẽ xuất phát từ thực tế là nhà trường chưa đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐNK nên các em chưa được trải nghiệm qua các hình thức HĐNK khác nên các em chưa có cảm nhận về các hình thức HĐNK khác.

Kết quả trả lời ở câu này cũng logic với kết quả điều tra về hình thức HĐNK mà các em đã được thầy, cô tổ chức (Thầy (cô) em thường tổ chức HĐNK Lịch sử nào?): Học sinh cho rằng các em mới chỉ được thầy cô tổ chức một số hình thức HĐNK đơn giản như: biểu diễn văn nghệ (75%), kể chuyện (82%), trao đổi, thảo luận (61%) và nhiều nhất là tham quan (98%). Kết quả này là chính xác và đúng với thực tế HĐNK Lịch sử tại nhà trường những năm gần đây như trình bày ở mục trên.

Như vậy, chúng tác giả thấy đa phần các em đều thích thú khi tham gia HĐNK lịch sử với mục đích để học môn lịch sử tốt hơn. Tuy nhiên trên thực tế thì trường THPT Thanh Hà chưa tổ được các hoạt động ngoại khóa đó một cách thường xuyên. Chính vì vậy dẫn đến các em còn thờ ơ, chưa hứng thú học tập lịch sử. Một số HĐNK đã được tổ chức những còn đơn điệu, chưa đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐNK, nội dung mang tính chung chung nhân các sự kiện lớn mà chưa bám sát nội dung môn Lịch sử.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 đã tập trung một số vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động ngoại khóa lịch sử ở trường phổ thông. Từ việc làm rõ các quan niệm, khái niệm, các hình thức hoạt động ngoại khóa, vai trò, ý nghĩa, đặc điểm của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử có thể khẳng định được tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử. Tổ chức HĐNK là một hướng đi mới để đưa đến kết quả học tập tốt hơn cho học sinh. Hoạt động ngoại khóa chính là hình thức dạy học bổ trợ cho hình thức dạy học nội khóa. Ý nghĩa của HĐNK cũng thể hiện đầy đủ trên cả 3 mặt kiến thức kỹ năng thái độ hướng tới việc hình thành năng lực cho học sinh là yêu cầu cấp thiết hiện nay của ngành giáo dục và đào tạo.

Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận là cơ sở để tìm hiểu về thực tiễn tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử ở trường phổ thông nói chung và trường trung học phổ thông Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nói riêng. Qua tìm hiểu thực tế có thể thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử đã được tổ chức trong dạy học, gây được sự hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên việc tổ chức HĐNK ở trường phổ thông vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Hình thức HĐNK Lịch sử còn đơn điệu, nội dung chưa phong phú, chưa xây dựng những chủ đề cụ thể. Những hạn chế này cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng tiêu cực đến hứng thú học tập lịch sử của học sinh, chất lượng dạy học lịch sử nói chung. Những cơ sở lý luận và thực tiễn này là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn đi sâu vào nghiên cứu về hình thức, biện pháp tổ chức HĐNK môn Lịch sử nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ở chương 2.

CHƯƠNG 2

HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHÂN KỈ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT THANH HÀ.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.

2.1. Khái quát chương trình, sách giáo khoa Lịch sử bậc THPT

2.1.1. Khái quát chương trình, sách giáo khoa


Chương trình lịch sử lớp 10 giới thiệu kiến thức về lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ đại, trung đại và lịch sử thế giới cận đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX; Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX; Lịch sử địa phương. Cụ thể:

Phần lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ đại, trung đại: 14 tiết.


Phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX: 15 tiết. Phần lịch sử thế giới cận đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX: 14 tiết Ngoài ra có 01 tiết lịch sử địa phương, ngoại khóa.

Chương trình Lịch sử lớp 11 gồm kiến thức tổng quát về lịch sử Việt Nam và thế giới từ thời cận đại (thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) và lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945). Cụ thể:

Phần lịch sử thế giới cận đại (thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) và Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945): 32 tiết

Phần Lịch sử Việt Nam: 13 tiết.


Ngoài ra có 01 tiết lịch sử địa phương, 01 tiết làm bài tập lịch sử.


Chương trình Lịch sử lớp 12 gồm các kiến thức về Lịch sử Thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 và Lịch sử Việt Nam thời kỳ hiện đại, từ 1919 đến năm 2000. Cụ thể:

Phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000): 14 tiết. Phần Lịch sử Việt Nam (1919-2000): 31 tiết.

Ngoài ra có 02 tiết lịch sử địa phương, 01 tiết làm bài tập lịch sử.


2.1.2. Mục tiêu


Về kiến thức

Đối với bậc THPT, mục tiêu chung của bộ môn Lịch sử được xác định là: Giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, làm cơ sở bước đầu cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, tạo cho học sinh các năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.

Về tư tưởng, tình cảm, thái độ

Mục tiêu về tư tưởng, tình cảm, thái độ mà sau khi hoàn thành bậc THPT học sinh đạt được thông qua bộ môn Lịch sử là làm cơ sở bước đầu cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, tạo cho học sinh các năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.

Về kỹ năng

Xét về tổng thể, thông qua trình bày các nội dung kiến thức, chương trình sách giáo khoa Lịch sử với quá trình dạy học sẽ góp phần thực hiện mục tiêu hình thành năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết vấn đề trong dạy học Lịch sử.

Về năng lực


Chương trình môn Lịch sử bậc THPT giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí