Một Số Yêu Cầu Khi Xác Định Các Hình Thức, Biện Pháp Tổ Chức Ngoại Khóa Lịch Sử Nhân Kỉ Niệm 90 Năm Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

2.2. Một số yêu cầu khi xác định các hình thức, biện pháp tổ chức ngoại khóa lịch sử nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học, có tác dụng hỗ trợ cho các bài nội khóa. Vì vậy, khi lựa chọn, tổ chức các hình thức hoạt động ngoại khóa cần tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu [28, tr.204].

Thứ nhất, nội dung công tác ngoại khóa phải nhằm vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Để thực hiện nguyên tắc này cần phải chú ý đến đặc trưng của việc học tập lịch sử; dựa trên cơ sở các sự kiện chính xác, cơ bản, điển hình để tổ chức hoạt động ngoại khóa, chứ không thể tùy tiện, vi phạm những biểu hiện sai lầm của việc vận dụng không đúng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.

Thứ hai, công tác ngoại khóa là một mặt, một bộ phận của việc học ở trường phổ thông. Vì vậy, nó phải liên quan đến chương trình nội khóa, khi tổ chức hoạt động ngoại khóa cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch tiến hành các hình thức thích hợp.

Thứ ba, Khi vận dung phương pháp sử dụng hoạt động ngoại khóa giáo viên cần lưu ý việc sử dụng lời nói, các loại tài liệu thành văn.

Thứ tư, khi tổ chức ngoại khóa cần phải gọn nhẹ, không nên phô trương hình thức. Nếu có thể nên kết hợp với các bộ môn khác để tiết kiệm thời gian, công sức mà chất lượng giáo dục lại cao. Ví dụ, phối hợp với GV các môn

Văn, Giáo dục công dân trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm của dân tộc và địa phương. Khi tổ chức như vậy tính liên môn trong hoạt động ngoại khóa làm cho kết quả học tập của học sinh đươc toàn diện, sâu sắc.

Có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, quy mô tổ chức, trình độ học sinh và thời gian tiến hành.

2.3. Các hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

2.3.1. Các hình thức

* Tổ chức cho học sinh đọc sách kết hợp với trao đổi, thảo luận về Đảng.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 8

Đọc sách là hình thức phổ biến có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh trong giờ học nội khóa, song chủ yếu vẫn là hoạt động ngoại khóa. Đọc sách góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng, thói quen hứng thú và phương pháp làm việc với sách. GS Phan Ngọc Liên và cộng sự đã chỉ rõ “Đọc sách là hình thức phổ biến có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho HS trong giờ nội khóa, song chủ yếu trong HĐNK. Nó góp phần rèn luyện cho HS kĩ năng, thói quen hứng thú và phương pháp làm việc với sách” [27, tr232].

Đọc sách là hình thức đơn giản, dễ làm song lại có hiệu quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển các phương tiện thông tin truyền thông, văn hóa đọc của con người ngày càng thay đổi. Chính vì thế cần phải có những thay đổi cần thiết cho hình thức đọc sách. Mặt khác, ngày nay bên cạnh sách tốt, tư liệu tốt, HS thường xuyên bị tấn công và bủa vây bởi các thông tin, các quan điểm trái chiều, các tư liệu, các sách báo độc hại, nhiều khi là xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Vì thế, việc đọc sách ngày nay không chỉ nhằm bổ sung kiến thức mà còn là một diễn đàn để các em học sinh được định hướng về nhận thức và chính trị, chống lại những quan điểm sai lệch, những

luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Do đó, việc hướng dẫn của GV đối với HS trong chọn sách và phương pháp thích hợp là yêu cầu quan trọng trong đổi mới hoạt động đọc sách hiện nay.

Để tổ chức đọc sách trong HĐNK về chủ đề Kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản VN, giáo viên có thể chọn một số sách sau để cho học sinh đọc. “Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (1930 - 1916) qua các kỳ

đại hội”, của tác giả Nguyễn Hòa, NXB Hồng Đức.

Bác Hồ với các kì đại hội Đảng” của tác giả Hà Minh Hồng NXB Trẻ, Hà Nội ấn hành năm 2016.

Thời dựng Đảng” của tác giả Thép Mới, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2013.

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam” của tác giả Lê Văn Yên, được NXB Thanh niên ấn hành năm 2006.

Những người cộng sản trẻ tuổi” của tác giả Đức Vượng, Nguyễn Đình Nhơn, được NXB Thanh niên ấn hành năm 2000….

Những mốc son lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 80 năm lãnh đạo cách mạng” của NXB Quân đội nhân dân ấn hành năm 2010.

Trao đổi, thảo luận là hình thức ngoại khóa giúp HS mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân trước các vấn đề lịch sử. Việc trao đổi thảo luận diễn ra trong một nhóm nhỏ hay trong phạm vi cả lớp, cả khối đều nhằm mục đích phát triển khả năng tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của các em. Thông thường, trao đổi, thảo luận được tiến hành theo trình tự: Đề xuất và lựa chọn chủ đề thảo luận; hướng dẫn HS những nội dung cần chuẩn bị; tiến hành thảo luận; GV chốt ý và kết luận. Chủ đề nêu ra trao đổi, thảo luận là những vấn đề lớn, tiêu biểu, điển hình, nhận được sự quan tâm của xã hội và mang tính thời sự sâu sắc. Mặc dù trong buổi trao đổi, thảo luận, HS được thoải mái thể hiện những suy nghĩ, ý kiến của mình nhưng GV vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển, định hướng tư duy của các em vào các nội dung chính cần

thảo luận. GV cần động viên, gợi ý để tất cả HS đều mạnh dạn đề xuất và mong muốn được thể hiện ý kiến của mình trước tập thể. GV đóng vai trò như người trọng tài, phân định đúng sai để các em biết khiêm tốn, lắng nghe và phản biện khi cần thiết. Cuối cùng, GV là người khái quát vấn đề, nhận xét và kết luận.

Đối với chủ đề Kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có thể tổ chức thảo luận về “Tính tất yếu của sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930” hoặc “Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

*Hướng dẫn học sinh kể chuyện lịch sử về các nhân vật, sự kiện lịch sử của Đảng

Kể chuyện lịch sử là một trong số các hình thức ngoại khóa khá hấp dẫn, được HS yêu thích và có tác dụng giáo dục rất lớn về tư tưởng, tình cảm đối với học sinh. Khi học sinh sưu tầm các câu chuyện lịch sử, là một lần các em được tìm hiểu thêm về những vấn đề của lịch sử mà trong sách giáo khoa không trình bày, là giúp các em có cái nhìn toàn diện, chân thực và sống động về lịch sử, về các nhân vật lịch sử.

Chính vì thế, hình thức ngoại khóa kể chuyện lịch sử cần phải được duy trì trong ngoại khóa lịch sử nói chung, ngoại khóa nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.

Trong tổ chức HĐNK nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có thể cho học sinh sưu tầm các câu chuyện liên quan đến Bác Hồ với việc thành lập Đảng, hội nghị thành lập Đảng như: Chuyện Bác Hồ với ngày thành lập Ðảng”, chuyện “Bác Hồ và bài báo "Ðảng ta", chuyện “Bác Hồ với lời khẳng định: Ðảng ta thật là vĩ đại”,…

*Kết hợp các hình thức ngoại khóa để tổ chức dạ hội lịch sử nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng.

“Dạ hội là một hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả học sinh trong lớp, trường tham dự"[30, tr.281]. Khác với các hình thức khác, Dạ hội lịch sử là HĐNK có tính chất tổng hợp, công phu, có quy mô lớn, có thể thu hút tất cả HS trong lớp và cả trường tham gia, có tác dụng rất tốt đối với HS về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Bởi vì, chủ đề của dạ hội rất phong phú, thường tập trung vào những vấn đề của lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc hay kết hợp giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, các vấn đề mang tính thời sự trên thế giới và trong nước.

Trong tổ chức HĐNK nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản VN có thể tổ chức Dạ hội lịch sử với chủ đề: Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại Chủ đề này có thể gồm các phần:

Phần 1: Văn nghệ (học sinh hát bài Đảng đã cho ta một mùa xuân của nhạc sĩ Phạm Tuyên).

Phần 2: MC giới thiệu nội dung chương trình dạ hội. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, Hiệu trưởng đọc diễn văn kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng.

Phần 3: Trình diễn 1 hoạt cảnh lịch sử về sự kiện Hội nghị thành lập Đảng. Phần 4: Biểu diễn văn nghệ: trình bày các tiết mục hát, múa ca ngợi

Đảng, Bác Hồ như: bài Bác Hồ một tình yêu bao la.

Phần 5: Tổ chức cho các đội tham gia cuộc thi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại. Phần thi này cần ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các dạng trò chơi với tên gọi như: Chào hỏi (các đội giới thiệu về đội mình); Theo dòng lịch sử (các đội thi cùng tham gia trả lời câu hỏi về Đảng, Bác Hồ theo hình thức đội nào bấm chuông (Phất cờ) nhanh hơn thì có quyền trả lời trước. Đội nào trả lời đúng thì được điểm); Cảm xúc về Đảng quang vinh (các đội cử đại diện trình bày bài hùng biện nói về cảm nghĩ của mình về Đảng);

Phần 6: Phần thi giao lưu với khán giả xen kẽ: Ban Tổ chức sẽ đưa ra các câu hỏi kiến thức để khán giả trả lời. Trả lời đúng sẽ được nhận quà của Ban Tổ chức.

Phần 7: Trong quá trình MC tổ chức cho khán giả tham gia trò chơi có thưởng thì Ban giám khảo sẽ chấm những Tập san hoặc Tranh, Ảnh sưu tầm (hoặc tự vẽ) về các nội dung liên quan đến Đảng, Bác Hồ. Các sản phẩm được trưng bày ở 2 bên sân khấu hoặc tiền sảnh. Ban giám khảo hội ý, thống nhất kết quả, giải.

MC công bố giải, mời Ban Giám hiệu lên trao giải cho tập thể, cá nhân đạt giải về Hội thi, về Tập san hoặc Tranh, Ảnh sưu tầm (hoặc tự vẽ) về các nội dung liên quan đến Đảng, Bác Hồ. Đại diện Ban giám hiệu tổng kết, tuyên dương, khuyến khích những tác giả đạt giải.

Phần 8: Để kết thúc dạ hội, một đội văn nghệ trình bày bài hát Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người. Sau dạ hội Ban tổ chức sẽ họp rút kinh nghiệm những thành công, hạn chế của buổi Dạ hội để cho các lần tổ chức sau đó.

Tham quan ngoại khóa lịch sử có vai trò và ý nghĩa to lớn và là một trong nhưng HĐNK khá phổ biến trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Ưu thế cơ bản của tham quan ngoại khóa lịch sử chính là ở chỗ nó tạo cơ hội cho HS được tiếp xúc với thực tế, được đến gần hơn với sự kiện lịch sử. Phan Ngọc Liên trong tác phẩm Công tác ngoại khóa môn Sử ở trường phổ thông cấp II và cấp III, đã khẳng định sự cần thiết phải tổ chức tham quan trong quá trình dạy học lịch sử như sau:“Cần phải từ bỏ ý nghĩ cho rằng, đối với một trường tốt, trước hết cần có những phương pháp tốt trong những bức tường của lớp học”. [36, tr.4].

Hoạt động tham quan là cơ sở quan trọng để bổ sung kiến thức, đặc biệt là kích thích hứng thú và góp phần quan trọng, trực tiếp vào quá trình giáo dục tư tưởng, đạo đức, nhân cách cho thể hệ trẻ. Những dấu vết của quá khứ, các hiện vật, các minh chứng được trình bày trong các bảo tàng, qua các di tích lịch sử không chỉ dừng lại ở chỗ cụ thể hóa kiến thức, mà còn để lại một ấn tượng sâu sắc đối với HS, rèn luyện các kĩ năng phân tích, quan sát của

học sinh. Trong thực tế dạy học lịch sử, từ trước đến nay, GV vẫn sử dụng 2 hình thức tham quan chủ yếu.

Thứ nhất: Tham quan phục vụ trực tiếp cho các nội dung của bài nội khóa, có thể giảng dạy trực tiếp tại địa điểm tham quan.

Thứ hai: Tổ chức những buổi tham quan có tính chất là một HĐNK.

Đối với HĐNK chủ đề Kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cho học sinh trường THPT Thanh Hà có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan lịch sử tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam hoặc Bảo tàng tỉnh Hải Dương. Tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam học sinh được tham quan, tìm hiểu về sự ra đời, phát triển, lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Tại Bảo tàng Hải Dương học sinh được tham quan, tìm hiểu về lịch sử ra đời, phát triển của Đảng ở Hải Dương.

2.3.2. Biện pháp

2.3.2.1. Tổ chức cho học sinh đọc sách kết hợp với trao đổi, thảo luận về Đảng.

Khi đọc sách cần khắc phục những quan niệm không đúng, thường có trong những học sinh thích đọc tiểu thuyết lịch sử hơn tài liệu lịch sử, tài liệu gốc, bị thu hút vào những chi tiết li kì hấp dẫn mà không chú ý đến những kiến thức khoa học. Trước tiên giáo viên giúp đỡ học sinh lập danh mục sách cần đọc cho mỗi khóa trình, trong năm học. Trong danh mục, nên có phần “tối đa” và phần “tối thiểu”, tức là những loại sách cần thiết phải đọc và loại sách đọc thêm nếu có thời gian.

Để khơi dậy tính tích cực, hứng thú của học sinh, cuốn hút các em vào việc đọc sách giáo viên tóm tắt sơ lược nội dung một số cuốn sách hay. Trong cách giới thiệu, đặc biệt có hiệu quả là dẫn ra một vài chi tiết, những đoạn nhỏ hấp dẫn để kích thích học sinh tiếp tục tìm tòi.

Có hai hình thức đọc sách đưa lại hiệu quả tốt: Cá nhân tự đọc, đọc chung ở lớp, ở tổ.

Cá nhân tự đọc sách là hình thức quan trọng, có nhiều ưu điểm. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tự đọc (Ghi chép, nêu vấn đề và tự giải quyết vấn đề).

Tổ chức đọc sách chung ở lớp những quyển sách hiếm, những đoạn hay để gây hứng thú và bổ sung, củng cố kiến thức. Thường trên lớp chỉ giới thiệu nội dung sách, thảo luận và tranh luận những vấn đề có liên quan.

Hay cuốn: “Bác Hồ với các kì đại hội Đảng” của tác giả Hà Hồng Minh (chủ biên), Trần Thuận, Lưu Văn Quyết, nhà xuất bản Trẻ. Bác Hồ là linh hồn, là người sáng lập và trực tiếp chỉ đạo Hội nghị thành lập Đảng; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II & III của Đảng. Những câu chuyện về Người trong ba sự kiện trọng đại của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, phác họa cụ thể công lao và phong cách làm việc của người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, được mãi mãi lưu giữ trong ký ức nhân dân và mỗi người cộng sản Việt Nam.

Cuốn: “Thời dựng Đảng” của tác giả Thép Mới, nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. “Cả một thời kỳ thai nghén, mang nặng, đẻ đau, đã quyết định tính chất và vai trò của Đảng, hướng đi lên chính xác của đất nước, cái kiên và cái cường của phong trào, độ vững và sức bật của dân tộc và mỗi con người… Lúc này đây, đang có một sự khao khát trở về nguồn để bồi dưỡng cho mình sức mạnh đi tới, khi đến lượt chúng ta đây vươn cao lên để giải quyết tổng hợp những nhiệm vụ nặng nề và rộng lớn của thời kỳ mới, trực tiếp thực hiện những điều mơ ước – vì nó mà sống và chết – của những người cộng sản Việt Nam thuộc lớp đầu tiên”.

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam” của tác giả Lê Văn Yên, được nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2006.

Những người cộng sản trẻ tuổi” của tác giả Đức Vượng, Nguyễn Đình Nhơn, được nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2000….

Ngày đăng: 31/03/2023