Quy Trình Tổ Chức Dạ Hội Lịch Sử

dục. Tuy nhiên, chúng ta cần căn cứ vào điều kiện, đặc điểm đối tượng học sinh để triển khai sao cho tránh tính hình thức mà tiết kiệm, hiệu quả.

Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử nói chung, về Đảng ta nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng là hình thức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông, phát huy vai trò và tăng cường mối liên hệ, gắn bó giữa nhà trường với địa phương. Những hình thức khác nhau của hoạt động ngoại khóa trong môn Lịch sử không chỉ góp phần củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức học sinh đã học trong giờ nội khóa, mà còn giúp các em biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển ở người học tính tự giác độc lập, tự chủ và kĩ năng hoạt động thực hành – thực tế, thực hiện nguyên lí giáo dục “học đi đôi với hành”.

* Vấn đề phát huy tính tích cực, năng lực của học sinh trong tham quan lịch sử.

Hiện nay là nhiều trường tổ chức cho học sinh đi tham quan. Tuy nhiên thực tế, tham quan ngoại khóa lịch sử chủ yếu là cho HS đi xem, đi nghe thuyết minh tại các di tích lịch sử. Hoạt động tham quan vẫn phụ thuộc chủ yếu vào vai trò hoạt động trực tiếp của thầy, HS vẫn thiếu tính chủ động, tích cực. Mặt khác, với giới trẻ hiện nay, trong bối cảnh mạng xã hội và lối sống ảo thì nhiều HS khi tham quan chủ yếu là đi để chụp ảnh, đăng lên các trang mạng xã hội chứ không phải là đi để học. Ngoài ra, vì kinh phí hạn chế và nhiều khó khăn trong tổ chức, nên việc tham quan vẫn chỉ được diễn ra chủ yếu với những di tích gần trường học.

Trước thực trạng đó, chúng tác giả cho rằng để khắc phục những hạn chế của HĐNK tham quan lịch sử ở các trường phổ thông cũng như trường THPT Thanh Hà hiện nay thì giáo viên có thể phát huy tính tích cực của học sinh khi tham gia tham quan bằng cách hướng dẫn HS tập làm thuyết minh viên du lịch tại bảo tàng, khu di tích. Muốn vậy, trong mỗi bước của công tác tổ chức tham quan, GV cần tạo điều kiện tối đa cho các em HS được tham

gia, từ khâu kết nối, lên kế hoạch, đến việc triển khai, sưu tầm tư liệu, chuẩn bị cho chuyến tham quan, triển khai công tác hướng dẫn tham quan… Hay nói cách khác, thay cho việc chỉ nhìn, chỉ nghe, chỉ nhập tâm trong óc của mình… thì bây giờ HS được làm, phải làm và được thể hiện nhận thức, suy nghĩ và chính kiến của mình về nơi mình đến tham quan.

Để cho các hoạt động này được tiến hành có hiệu quả thì GV cần chuẩn bị chu đáo về địa điểm, thời gian, nội dung học tập, dự kiến công việc của từng HS, từng nhóm HS. Hình thức tổ chức phải phong phú, hấp dẫn, có tính nghệ thuật, lôi cuốn đông đảo HS, tránh các báo cáo, diễn văn dài dòng. Cần kết hợp chặt chẽ giữa GV với các tổ chức đoàn thể (đoàn thanh niên) và GV các bộ môn khác.

Trong quá trình triển khai, GV cần suy nghĩ các phương pháp để phát huy tối đa sự tham gia của HS. Thực chất quá trình đổi mới chính là tạo điều kiện cho HS tham gia vào quá trình học tập được nhiều hơn.

Trong quá trình tham quan di tích lịch sử, HS cần được tổ chức thực hiện các bài tập thực hành từ đơn giản đến phức tạp như quan sát, kể chuyện, miêu tả, ghi chép tài liệu. Kết thúc buổi tham quan, GV cần có những chủ đề để HS thảo luận hoặc yêu cầu HS viết bài thu hoạch, qua đó sẽ thể hiện được nhận thức của HS đối với địa danh lịch sử mà HS mới tham quan. Việc triển khai hoạt động tham quan có tác dụng lớn trong việc phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo, trí thông minh và gây hứng thú học tập đối với HS. Vấn đề đặt ra là việc tổ chức các hoạt động tham quan cần phải tránh hình thức, cần lôi cuốn HS vào những câu chuyện, những địa danh lịch sử.

Chúng tác giả đã xây dựng và thực hiện buổi tham quan lịch sử tại Bảo tàng Hải Dương theo hướng phát huy tính tích cực, năng lực của học sinh với quy trình diễn ra như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

+ GV lên kế hoạch triển khai tham quan ngoại khóa tại Bảo tàng Hải Dương, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

+ Liên hệ với bộ phận quản lý của Bảo tàng Hải Dương để thống nhất kế hoạch và thời gian tiến hành.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 11

+ Giao nhiệm vụ, hướng dẫn cho các nhóm HS tìm hiểu thông tin về các hiện vật được trưng bày trong Bảo tàng Hải Dương.

+ Triển khai kế hoạch tham quan: Sau khi đến Bảo tàng Hải Dương, các nhóm sẽ giới thiệu, thuyết minh về những hiện vật và nội dung lịch sử được trình bày trong Bảo tàng.

Nhiệm vụ của các nhóm sẽ được giáo viên bộ môn Lịch sử giao trước đó 1 tuần. Cụ thể, lớp 12 A được chia thành 3 nhóm (mỗi nhóm 15 học sinh) thực hiện nhiệm vụ như sau:

Nhóm 1: Giới thiệu về Đất và người Hải Dương (Khái quát về tỉnh Hải Dương, thành phần dân tộc, văn hóa truyền thống) qua các hiện vật tại Bảo tàng Hải Dương.

Nhóm 2: Giới thiệu về sự ra đời, trưởng thành, lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Liên hệ với các bước phát triển của cách mạng cả nước với tỉnh Hải Dương.

Nhóm 3: Những lần về thăm Hải Dương của Bác Hồ, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

+ Nhận xét, đánh giá của Hướng dẫn viên ở Bảo tàng và của GV.

Như vậy, tham quan lịch sử là một hình thức ngoại khóa có tác dụng rất lớn đến quá trình dạy học lịch sử, là sự bổ sung hiện thực khách quan cho các em HS trong quá trình nhận thức sự kiện lịch sử. Thông qua tham quan lịch sử, các em sẽ hiểu hơn về đất nước về quê hương, về quá khứ hào hùng của lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, thêm yêu, thêm quý mảnh đất mà các em đã sinh ra, trân trọng những giá trị hiện tại, khắc ghi những nét đẹp của truyền thống quê hương để phát huy tốt hơn vào quá trình phát triển của bản thân, góp phần vào sự phát triển của xã hội.

2.4 Thực nghiệm sư phạm

2.4.1. Mục đích thực nghiệm

- Bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

- Kiểm nghiệm kết quả của hoạt động hoạt động ngoại khóa có tác động như thế nào đến học sinh.

- Phát hiện những vấn đề nảy sinh những vướng mắc để tìm hướng giải quyết.

2.4.2. Đối tượng thực nghiệm

Hoạt động thực nghiệm được tiến hành tại trường trung học phổ thông Thanh Hà tỉnh Hải Dương. Đây là ngôi trường có chất lượng dạy học khá cao tỉnh Hải Dương với đội ngũ giáo viên giỏi tâm huyết bề dày truyền thống dạy tốt học tốt trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị phương tiện dạy học hoàn thiện. Nhà trường có các phòng học được trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu, tivi, hệ thống âm thanh, … đây là những điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Chọn hoạt động thử nghiệm: tổ chức thức hoạt động ngoại khóa qua dạ hội nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam với chủ đề “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại”.

2.4.3. Quy trình tổ chức Dạ hội lịch sử

2.4.3.1. Công tác chuẩn bị

Đối với giáo viên

Xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi: Kế hoạch ngoại khóa được lên kế hoạch thực hiện từ đầu năm, bản kế hoạch này phải căn cứ theo kế hoạch chung của nhà trường, năng lực chung của học sinh và những yêu cầu chính trị của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, sự đóng góp của các thầy cô giáo và sự phối hợp với tổ chức đoàn trong nhà trường. Nội dung của bản kế hoạch nêu rõ về thời gian, địa điểm thích hợp với chủ đề cuộc thi,

xây dựng, duyệt chương trình và thực hiện, trang trí khánh tiết… Đảm bảo nêu bật được chủ đề, tính hấp dẫn của cuộc thi.

Giáo viên bộ môn Lịch sử phối hợp với Ban chấp hành Đoàn trường sau khi thực hiện các bước trên sẽ báo cáo chủ trương, kế hoạch cuộc thi thật chi tiết với Hiệu trưởng nhà trường và Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo.

Triệu tập cuộc họp cán bộ Đoàn mở rộng và các đại diện của các lớp tham gia cuộc thi quán triệt chủ trương, phổ biến kế hoạch, bàn biện pháp thực hiện. Lập bảng phân công cụ thể từng công việc, đến từng cá nhân, dự trù kinh phí chi tiết.

Các cá nhân tham gia cuộc thi tiến hành công tác chuẩn bị tham gia cuộc thi. Ban tổ chức có thể tiến hành tập huấn kỹ cho đối tượng tham gia cuộc thi về những vấn đề cơ bản nhất để đảm bảo chất lượng và sự thống nhất trong quá trình thực hiện các nội dung của cuộc thi.

Lập kế hoạch hoạt động

Về chuyên môn: Ngay từ đầu năm học giáo viên phải xây dựng kế hoạch, tranh thủ ý kiến, sự ủng hộ hợp tác của các giáo viên bộ môn, của hội đồng nhà trường và Đoàn thanh niên. Giáo viên phải xây dựng đề cương chi tiết để tổ chức cuộc thi tìm hiểu với chủ đề “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại”, phải thông qua hội đồng chuyên môn, tổ bộ môn lịch sử phê duyệt. Tiếp đó giáo viên cần chuẩn bị về mọi mặt cho học sinh, lực lượng nòng cốt của cuộc thi để hướng dẫn luyện tập cho các em. Tất cả các hình thức trong cuộc thi học sinh cần phải được làm quen và luyện tập dưới những câu hỏi khác không có trong cuộc thi; thông qua đó học sinh cũng nắm rõ được luật của cuộc thi.

Chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc thi

Việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc thi cần phải chu đáo, điều đó góp phần đưa đến thành công của cuộc thi. Các công việc như trang trí khánh tiết, loa đài, bảng điểm, đèn chiếu, âm thanh… Tùy vào mục đích cuộc tuyên

truyền của cuộc thi có thể tổ chức triển lãm tranh ảnh, áp phích, sách báo, các hiện vật hay mô hình về chủ đề liên quan đến cuộc thi nhằm gợi dậy không khí lịch sử và gây hứng thú cho những người tham gia. Nội dung tuyên truyền này có thể thực hiện trước và trong khi tiến hành cuộc thi.

Đối với học sinh

Trước hết, để tham gia cuộc thi học sinh cần phải nắm vững kiến thức cơ bản trong bài nội khóa có liên quan đến chủ đề của cuộc thi, ngoài ra học sinh phải sưu tầm tranh ảnh về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, tìm đọc và nghiên cứu các tài liệu tham khảo khác như cuốn: Những người thân trong gia đình Bác Hồ, Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác Hồ viết di chúc… Sau khi có kế hoạch cuộc thi học sinh cần phải được luyện tập và chuẩn bị mọi công việc theo sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh cần chuẩn bị kỹ các công việc như: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, luyện tập các tiết mục văn nghệ, ngâm thơ, hát…đặc biệt là các hình thức cuộc thi thật nhuần nhuyễn. Những việc làm này sẽ giúp giáo viên và học sinh không bị “bỡ ngỡ” khi bước vào cuộc thi nhưng để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề và học sinh say mê, hứng thú.

2.4.3.2. Tổ chức dạ hội

* Lựa chọn chủ đề và địa điểm của buổi trải nghiệm

Chủ đề được chọn là: Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại

* Mục tiêu

Kiến thức

Trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 những hoạt động và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ảnh hưởng to lớn tới cách mạng Việt Nam. Do vậy, tổ chức cuộc thi này nhằm giúp học sinh khắc sâu những cống hiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đối với lịch sử dân tộc ta từ những hoạt động tìm đường cứu nước đầu

tiên, vai trò to lớn của Người trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và đề ra đường lối cách mạng đúng đắn (chính cương); lãnh đạo cách mạng tháng Tám thành công thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; tổ chức kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Đối với nhân dân thế giới Người là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất thế giới, Hồ Chí Minh được nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới kính trọng, tượng đài Hồ Chí Minh được đặt tại nhiều thành phố trên thế giới.

Bằng hành trang tri thức và nhiệt huyết của tuổi trẻ tổ chức cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh chính là học hỏi một tấm gương sáng ngời phẩm chất đạo đức, ý chí cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Kỹ năng

Trong quá trình chuẩn bị và tham gia cuộc thi học sinh sẽ tự giác, tích cực, chủ động tìm hiểu, luyện tập để nâng cao nhận thức, trình độ và có được những kỹ năng hoạt động tập thể cần thiết. Cuộc thi là môi trường tạo cơ hội cho cá nhân bộc lộ năng khiếu, năng lực, hành động của mình, khả năng tự tìm tòi, khám phá. Ngoài ra óc quan sát, trí tưởng tượng của học sinh được hình thành qua việc tri giác các tài liệu, tranh ảnh, qua lời kể sinh động, chân thực của giáo viên hoặc các nhân chứng lịch sử. Nó cũng giúp cho học sinh trong việc phát huy khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, khái quát hóa, khả năng vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tiễn. Mặt khác, cuộc thi với nhiều hình thức tổ chức phong phú, phù hợp và hấp dẫn còn nhằm rèn luyện cho các em khả năng nói, diễn đạt, biểu diễn, tư thế tác phong, lòng nhiệt tình sôi nổi và tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần tạo cho trí tuệ các em những hiểu biết sâu rộng về phẩm chất cao quý của Người, qua đó khơi gợi khả năng tiềm ẩn ở mỗi học sinh.

Thái độ

Ở trường THPT cuộc thi là một trong những phương thức hoạt động hấp dẫn của nhà trường nhằm giáo dục bồi dưỡng rèn luyện học sinh về truyền thống, đạo đức, lối sống, giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng sự hy sinh của lớp người đi trước. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục. Do đó, cuộc thi nhằm giáo dục học sinh lòng kính trọng, biết ơn, tự hào và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương soi sáng muôn đời.

Qua cuộc thi giáo dục niềm tự hào và niềm tin vững chắc vào sức mạnh của Đảng, vào sự phát triển của dân tộc trong xây dựng đất nước. Ở sự đúng đắn và thắng lợi của con đường Xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã chọn. Giáo dục cho các em những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là lòng yêu quê hương đất nước, ý chí anh hùng dũng cảm, bất khuất, sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập và tự do của Tổ quốc chứ không cam chịu mất nước, không cam chịu làm nô lệ. Giáo dục cho các em tinh thần và thái độ lao động đúng đắn, lòng kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc hôm nay.

Cuộc thi còn giúp hình thành ở các em học sinh lòng say mê hứng thú học tập với bộ môn lịch sử, khắc phục tình trạng gò ép, học đối phó.

Sự hiểu biết sâu sắc hơn về chủ tịch Hồ Chí Minh về truyền thống anh dũng bất khuất của dân tộc còn giúp các em thêm phấn khởi học tập, hăng say lao động, tu dưỡng bản thân để xây dựng Tổ quốc “Sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ từng mong đợi.

* Tổ chức dạ hội

Nội dung về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc học sinh được học trong bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” - sách giáo khoa lớp 12 chương trình chuẩn. Nhưng cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh các em được học xuyên suốt qua các bài học, đó là cả một quá trình các hoạt động cách mạng của Người gắn

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí