Chú Trọng Và Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Xã Hội Trong Đổi Mới Hoạt Động Ngoại Khóa Của Bộ Môn Lịch Sử


☼ Tham quan Địa đạo Củ Chi 25 bức ảnh và video ☼ Tham quan quê Bác 1


“Tham quan” Địa đạo Củ Chi (25 bức ảnh và video)


☼ Tham quan quê Bác Hồ 30 bức ảnh và video Tham quan Ngã Ba Đồng Lộc 2

“Tham quan” quê Bác Hồ (30 bức ảnh và video)


Tham quan Ngã Ba Đồng Lộc 30 bức ảnh và video Về quy trình tổ chức 3

“Tham quan”Ngã Ba Đồng Lộc (30 bức ảnh và video).


Về quy trình tổ chức trải qua các bước cơ bản sau đây ● GV lên kế hoạch 4

Về quy trình tổ chức, trải qua các bước cơ bản sau đây:

GV lên kế hoạch tổ chức cho HS tham quan di tích ảo trình lãnh đạo Nhà trường phê duyệt;

Chuẩn bị các đoạn phim về các khu di tích mà dự định cho HS tham quan

Giao nhiệm vụ cho các nhóm HS trong quá trình tham quan sẽ tìm câu trả lời cho những nhiệm vụ đó. Ví dụ: Tham quan địa đạo Củ Chi. HS phải trả lời được các câu hỏi: Vị trí của Củ Chi trong kháng chiến chống Mĩ như thế nào? Vì sao nói Củ Chi là “đất thép Củ Chi”…

Tiến hành cho HS tham quan di tích ảo

Trao đổi, thảo luận

Nhận xét, đánh giá công tác chuẩn bị của HS, kết quả thảo luận của HS… Với cách này, có thể cho HS “tham quan” nhiều Di tích lịch sử khắp nơi trên

thế giới và Việt Nam, như Cố đô Huế, Điện Biên Phủ, Quần đảo Trường Xa, Đường Hồ Chí Minh, Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị... hoặc Bảo tàng chiến thắng chủ nghĩa Phát xít ở Matxcova, các kỳ quan văn hóa thế giới v.v.. và v.v..

Mặt khác, tham quan di tích và bảo tàng ảo sẽ hình thành cho HS thói quen sưu tầm tư liệu, thảo luận nhóm góp phần nâng cao kĩ năng tự học cho các em. Các em có thể tự mình tìm kiếm, xây dựng và tự học tập, tham quan với sự hỗ trợ của CNTT và mạng Internet.

3.3.3. Chú trọng và nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội trong đổi mới hoạt động ngoại khóa của bộ môn lịch sử

Hình thức hoạt động của công tác này rất phong phú như:

+ Đóng góp, chung tay xây dựng nhà bảo tàng, nhà truyền thống cách mạng tại địa phương. Công việc này do GV lịch sử phụ trách, nhưng phải kết hợp chặt chẽ


với chính quyền xã, ban văn hóa xã và biến thanh một việc chung của nhân dân địa phương. Để làm tốt công tác này cần tiến hành theo các bước xây dựng: thành lập ban phụ trách, và lập đề cương xây dựng, chọn địa điểm thu thập hiện vật; đồng thời phải khai thác triệt để các nguồn tư liệu: tranh ảnh, thành văn, hiện vật và sắp xếp trang trí nhà truyền thống sao cho vừa khoa học vừa đẹp, gọn gàng.

+ Tổ chức triển lãm nói chuyện ở địa phương nhân ngày lễ lớn nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức lịch sử cho nhân dân. Là một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh quật cường, Nghệ An có rất nhiều những di tích lịch sử, những sự kiện lịch sử, những cá nhân kiệt xuất có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc. Ở đây, mỗi tên đất, tên làng, mỗi ngọn núi con sông, mỗi tên phố, tên đường đều gắn liền với những giai thoại, những sự mất mát hi sinh, những chiến công và đó là những trang sử vàng cho lịch sử không chỉ của địa phương mà còn của cả dân tộc. Do đó, chúng tôi cho rằng, khai thác các sự kiện lịch sử địa phương, các nhân vật lịch sử địa phương, các lễ hội truyền thống, lễ kỉ niệm các ngày lễ lớn của địa phương là một biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả của HĐNK. Trong các công trình nghiên cứu mà chúng tôi có dịp đề cập ở trong chương 1 và chương 2 thì việc tham gia các hoạt động này cũng là 1 hình thức ngoại khóa. Vấn đề đặt ra là tổ chức cho HS tham gia như thế nào và HS sẽ thu được những gì từ sự tham gia đó. Trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi đã tiếp xúc với các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An và cùng trao đổi về ý tưởng đưa HS tham gia các hoạt động này và nhận được sự quan tâm của nhiều GV và cán bộ quản lý.

Ngày 22/11/2018, huyện Hưng Nguyên đã tổ chức Lễ kỉ niệm 190 năm, năm sinh nhà canh tân yêu nước Nguyễn Trường Tộ, tại đây, bên cạnh việc tham gia các hoạt động kỉ niệm thì HS trường THPT Nguyễn Trường Tộ còn được đại diện cho thế hệ trẻ phát biểu cảm tưởng tại Lễ kỉ niệm. Hoạt động kỉ niệm này được Nhà trường và địa phương đặc biệt quan tâm. Ngay từ đầu năm học, địa phương, Nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức các hoạt động kỉ niệm 190 năm, năm sinh nhà canh tân yêu nước Nguyễn Trường Tộ, ngoài việc phát động các cuộc thi tìm hiểu về nhà canh tân yêu nước Nguyễn Trường Tộ, đó là những hoạt động trong Lễ kỉ niệm như tham gia Hội thảo, tham gia Lễ mít tinh… từ đó, HS hiểu hơn về những tư tưởng canh tân đất nước vượt thời đại của Nguyễn Trường Tộ và nhận thức sâu sắc hơn quan điểm mỗi người dân đất Việt dù theo tôn giáo, đảng phái nào thì lòng yêu


nước, tinh thần yêu nước vẫn luôn là sợi chỉ xuyên suốt, luôn là nền tảng đạo đức của mỗi cá nhân. Trong đó, bản thân các em HS đã được các GV hướng dẫn để sưu tầm các tư liệu về nhà canh tân yêu nước Nguyễn Trường Tộ, qua các bản thảo, các bản điều trần của Ông mà HS hiểu hơn về những tư tưởng canh tân vượt thời đại cũng như những đóng góp của Ông cho lịch sử nước nhà.

Hay như ngày 2/11/2018, tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học “Truông Bồn - Giá trị lịch sử, bảo tồn và phát huy”. Việc cho HS đến tham gia các Hội thảo khoa học đã tạo cơ hội cho các em có dịp tiếp cận với những kiến thức lịch sử sâu sắc hơn mà trong Nhà trường không có thời gian trang bị cho các em, được tiếp cận những kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học về các vấn đề lịch sử, qua đó các em sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về các sự kiện, các nhân vật lịch sử. Tại Hội thảo, các em có dịp lắng nghe những tham luận, những báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu trên khắp cả nước, từ đó bổ sung thêm những kiến thức lịch sử của mình.

Hình ảnh 3 3 Em Hoàng Thị Hương học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ phát 5

Hình ảnh 3.3. Em Hoàng Thị Hương,

học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ phát biểu

+ Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, cách mạng, nghĩa trang liệt sĩ theo hướng dẫn của những người có chức trách. Tiến hành thăm viếng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, lão thành cách mạng, gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách, neo đơn, nghèo khổ…

Chúng tôi đã có dịp trao đổi và cùng với Trường THPT Thái Lão, huyện đoàn của huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An, phối hợp lên kế hoạch hàng tháng đều triển


khai cho HS làm vệ sinh, chỉnh trang Khu di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh tại Thị trấn Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. (Khu di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh được xây dựng để tưởng nhớ những người đã ngã xuống tại cuộc biểu tình diễn ra vào sáng ngày 12/9/1930. Khi đoàn biểu tình vừa tiến đến Thái Lão, thực dân Pháp cho máy bay ném bom vào giữa đám đông làm 217 người hy sinh và nhiều người bị thương. Năm 1956, Tỉnh uỷ Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An cho khởi công xây dựng di tích để tưởng niệm với qui mô như một nghĩa trang liệt sỹ. Khu di tích lịch sử văn hoá với diện tích 4.200m2 gồm một số công trình kiến trúc có giá trị lịch sử và nghệ thuật, ghi công những người con trên quê hương Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã anh dũng hy sinh dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng. Là địa điểm ghi sâu tội ác và lòng căm thù không đội trời chung của nhân dân ta đối với bọn cướp nước và lũ bán nước. Năm 1961, khi về thăm quê lần thứ hai, Bác Hồ đã đến đặt vòng hoa tại đây, hàng năm vào ngày 12/9, lãnh đạo và nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh về đây thắp hương, kỷ niệm ngày truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh).

Hình ảnh 3 4 Học sinh làm vệ sinh chỉnh trang Khu di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh 6

Hình ảnh 3.4. Học sinh làm vệ sinh, chỉnh trang Khu di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh tại Thị trấn Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An

Huyện Hưng Nguyên, Nghệ An là một mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, đây là quê hương của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, là nơi xuất phát của đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh… Do đó, việc để HS tham gia vào công tác công ích xã hội, làm vệ sinh các khu di tích không chỉ giáo dục cho các em ý thức bảo tồn di tích mà còn giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của di tích và sự kiện lịch sử gắn liền với di tích đó. Chúng tôi đã làm một khảo sát nhỏ giữa HS lớp 11 của trường THPT Thái Lão và HS lớp 11 của trường THPT Lê Hồng Phong (hai ngôi trường này cùng


nằm ở huyện Hưng Nguyên), đối với HS khối 12 của trường THPT Thái Lão theo sự phân công của GV, hàng tháng sẽ luân phiên nhau đến làm vệ sinh tại Khu di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh còn HS lớp 12 của trường THPT Lê Hồng Phong thì không tham gia hoạt động này. Cả hai ngôi trường đều nằm trên mảnh đất Xô Viết anh hùng. Với các câu hỏi như sau:

1. Em hãy cho biết những nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931?

2. Đỉnh cao của Phong trào cách mạng 1930-1931 là gì? Vì sao?

Ở câu hỏi thứ nhất, các HS lớp 12 đều có học nên sẽ trả lời được. Còn ở câu hỏi thứ 2, tỷ lệ trả lời được của HS lớp 12 trường THPT Thái Lão là 82/85 HS (96,5%), HS lớp 12 trường THPT Lê Hồng Phong thì chủ yếu sẽ trả lời được ở vế thứ nhất, còn ở vế thứ hai là lí giải chỉ có 47/85 HS (55,3%) trả lời được đầy đủ. Rõ ràng, việc hàng tuần tiếp xúc với khu di tích, được lắng nghe, được hiểu về khu di tích đã có tác động rất lớn đến nhận thức lịch sử của HS và giúp HS hiểu sâu sắc hơn sự kiện lịch sử có gắn liền với di tích lịch sử.

Tuỳ theo điều kiện thực tế của nhà trường và của các em HS mà hoạt động này được tổ chức ở quy mô thích hợp, hiệu quả và cần phải mang lại tính giáo dục cao cho tầng lớp HS.

Bảng 3.1. Một số lễ hội, sự kiện của địa phương có thể triển khai cho HS tham gia

Lễ hội, sự kiện, địa danh

Tham gia của HS

Lễ hội đền vua Mai, Lễ hội Làng Sen Nam Đàn, Lễ

hội Đền Quang Trung (Thành phố Vinh)

Tham gia công tác chuẩn bị Lễ kỉ niệm, các trò chơi dân gian, các vở kịch, hoạt cảnh lịch sử có liên quan đến các sự kiện, các nhân vật. Tham gia các Hội thảo khoa học,

các diễn đàn lịch sử

Các sự kiện kỉ niệm ngày sinh, ngày mất của các nhà yêu nước như Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Lê Hồng

Phong, Phạm Hồng Thái, Đặng Thai Mai, Hồ Chí Minh

Lễ hội đền Cuông (Diễn Châu), Lễ hội Hang Bua

(Quỳ Châu), Lễ hội đền Chín Gian (Quế Phong)

Nghĩa trang Liệt sĩ quốc tế Việt Lào (Anh Sơn),

Nghĩa trang Thành phố Vinh.

Tham gia làm vệ sinh, chăm sóc các khu mộ, các nhà

tưởng niệm

Khu di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh (Hưng Nguyên)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

*


* *

Như vậy, ở Chương 3, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của HĐNK nói chung và việc triển khai HĐNK trong trường THPT ở tỉnh Nghệ An nói riêng, tác giả đã đưa ra những yêu cầu cơ bản trong việc triển khai đổi mới các hình thức HĐNK, trong đó nhấn mạnh HĐNK phải xuất phát từ sự tự nguyện của HS và phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của bộ môn, đảm bảo được mục tiêu dạy học và định hướng phát triển năng lực HS. Tác giả cũng đã chỉ ra những vấn đề lịch sử địa phương có thể triển khai trong HĐNK bộ môn Lịch sử, các di tích, danh nhân văn hóa, lễ hội, sự kiện có thể triển khai cho HS tiến hành HĐNK trong quá trình học tập.

Từ thực tiễn của việc DHLS ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã đưa ra những biện pháp đổi mới HĐNK trong DHLS ở trường THPT:

Trước hết là đổi mới về nội dung, đề tài đã chỉ ra những nội dung cần đưa vào khai thác trong các HĐNK, đó là những sự kiện, nhân vật lịch sử điển hình, những vấn đề thời sự nóng hổi hoặc những sự kiện quan trọng của lịch sử địa phương.

Đổi mới về hình thức: Bên cạnh đổi mới những hình thức HĐNK truyền thống, luận án còn giới thiệu một số hình thức HĐNK mới để vận dụng vào trong DHLS ở trường THPT.

Đổi mới về biện pháp tiến hành các hình thức HĐNK, trong đó chúng tôi đã đưa ra những biện pháp đối với từng HĐNK cụ thể, mỗi biện pháp có những ví dụ minh chứng để thấy được tính khả thi của mỗi biện pháp với hi vọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.


CHƯƠNG 4

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Với mục đích kiểm chứng và khẳng định tính khả thi của các biện pháp đổi mới HĐNK trong DHLS ở trường THPT mà luận án đã đề xuất ở Chương 3; chúng tôi tiến hành TNSP toàn phần đối với hai hình thức ngoại khóa tiêu biểu đó là: Tham quan lịch sử và Dạ hội lịch sử. Kết quả của TNSP sẽ là cơ sở để áp dụng rộng rãi trong việc tổ chức các HĐNK bộ môn Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng DH bộ môn

4.1. Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành TNSP hướng tới những mục đích sau:

- Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lí luận và thực tiễn; từ đó nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của việc đổi mới nội dung, hình thức và các biện pháp tổ chức các HĐNK Lịch sử ở trường phổ thông.

- Khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đã nêu ra

- Làm cơ sở cho những đề xuất và kiến nghị của tác giả nhằm đổi mới HĐNK trong DHLS ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm để đánh giá khả năng áp dụng với quy mô lớn - tại các trường THPT công lập và ngoài công lập tại địa bàn Nghệ An. Trên cơ sở đó, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện đề tài ở quy mô rộng hơn, phức tạp hơn.

4.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm

HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT có rất nhiều hình thức, mỗi hình thức sẽ có những biện pháp đổi mới khác nhau, ở chương 3, trong quá trình trình bày các biện pháp đổi mới, chúng tôi đã triển khai các hình thức thực nghiệm từng phần, từng biện pháp ở những trường THPT khác nhau và những lớp khác nhau ở nội dung thực nghiệm toàn phần, chúng tôi lựa chọn hai hình thức HĐNK tiêu biểu để tiến hành thực nghiệm đó là: Tổ chức hoạt động trải nghiệm với nhiệm vụ em tập làm thuyết minh viên du lịch và Tổ chức dạ hội lịch sử. Đối với thử nghiệm biện pháp, chúng tôi lựa chọn tổ chức một buổi sinh hoạt CLB theo chủ đề

Về địa điểm thực nghiệm toàn phần: Chúng tôi lựa chọn Trường PT Dân tộc Nội trú THPT số 2, tỉnh Nghệ An, đây là một ngôi trường rất đặc biệt, các em HS chủ yếu xuất phát từ các miền quê phía Tây Nghệ An, với chủ yếu là người Thái, các em xuống học tại Thành phố Vinh và được quản lý qua hình thức tập trung. Do

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí