Vận Dụng Hiệu Quả Các Hình Thức Mới Trong Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Lịch Sử


truyền thống khá hấp dẫn, được HS yêu thích và có tác dụng giáo dục rất lớn về tư tưởng, tình cảm cũng như phát triển năng lực tư duy và năng lực hành động cho HS. Mỗi lần sưu tầm hoặc được nghe các câu chuyện lịch sử, là một lần các em được tìm hiểu thêm về những nội dung sinh động, hấp dẫn của lịch sử mà trong sách giáo khoa không có điều kiện trình bày, là giúp các em có cái nhìn toàn diện, chân thực và sống động về lịch sử. Chính vì thế, đây là các hình thức ngoại khóa truyền thống cần phải được duy trì, kế thừa trong ngoại khóa lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Vấn đề đặt ra là phải khắc phục được những hạn chế, bất cập của các hình thức ngoại khóa này trong thời gian qua và đề xuất được các biện pháp đổi mới phù hợp với yêu cầu mới. Theo chúng tôi việc đổi mới hoạt động kể chuyện và nghe nói chuyện lịch sử cần quan tâm mấy vấn đề sau đây:

a. Về nội dung kể chuyện

Trong ngoại khóa Kể chuyện và Nói chuyện lịch sử, bên cạnh yêu cầu chọn lựa được những câu chuyện phù hợp với nội dung bài học và có giá trị tư tưởng cao như lâu nay vẫn làm, cần quan tâm hơn nữa đến đến việc mở rộng nội dung và thể loại của các câu chuyện kể. Nội dung câu chuyện không chỉ nặng về chính trị, về chiến tranh, cách mạng… mà còn quan tâm hơn đến nội dung văn hóa, khoa học hoặc những câu chuyện có giá trị giáo dục nhân cách toàn diện cho HS. Mặt khác, nếu như trước đây chúng ta thiên về những câu chuyện của chiến công, chiến thắng mà hạn chế những câu chuyện của mất mát, hy sinh, … thì ngày nay, cần lưu tâm hơn đến “khoảng trống” này trong những câu chuyện kể, bởi lịch sử không chỉ có nụ cười mà còn có cả nước mắt, và chính những những giọt nước mắt ấy trong lịch sử sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục tư tưởng, đạo đức và nhân cách, giáo dục niềm tin và lý tưởng cho thể hệ trẻ trong thời đại mới.

b. Về hình thức tổ chức kể chuyện

Đây là vấn đề quan trọng và cần thiết phải có thay đổi. Nếu chỉ đơn thuần dựa vào vai trò của thầy trong sưu tầm, lựa chọn và thể hiện các câu chuyện kể trên bục giảng như trước đây thì sẽ nhàm chán và hiệu quả của hoạt động này cũng hạn chế đi rất nhiều. Đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, hơn nữa đây lại là HĐNK, cần thiết phải tạo cơ hội cho HS tham gia nhiều hơn vào hoạt động này. Ví như, thay cho GV và cùng với GV, có thể yêu cầu HS tự sưu tầm các câu chuyện theo yêu cầu hoặc chủ đề dạy học. Có thể tổ chức cho các nhóm


HS thi sưu tầm và thi kể chuyện lịch sử trong các buổi ngoại khóa lịch sử, hoặc trong các giờ sinh hoạt lớp. Ở đây, GV cần chú ý phân biệt giữa thi kể chuyện trong giờ sinh hoạt lớp (hoạt động thường xuyên) với việc thi kể chuyện trong một cuộc thi riêng biệt. Việc HS sưu tầm các câu chuyện lịch sử và kể ở lớp có phạm vi hẹp, gắn liền với nội dung bài học cụ thể, còn việc tổ chức một cuộc thi cấp trường thì cần phải có kế hoạch và các bước triển khai cụ thể như: chuẩn bị, tổ chức cuộc thi và tổng kết, trao giải… Việc kể chuyện có thể kết hợp với sử dụng tranh ảnh trực quan hoặc các đoạn phim hình ảnh đi kèm do chính các em sưu tầm, tuyển chọn.

Tất cả những thay đổi đó sẽ góp phần làm cho hoạt động này hấp dẫn, sinh động, hứng thú hơn. Bởi các em không chỉ được nghe và phải nghe như trước đây, mà còn được làm, phải làm, được trải nghiệm. Đây cũng là các biện pháp hữu hiệu góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực HS theo yêu cầu đổi mới hiện nay. Ngoài các nội dung trên, GV có thể tổ chức các bài học nội khóa hoặc tổ chức HĐNK tại thực địa và mời các nhân chứng kể chuyện hoặc nói chuyện ngay tại các di tích lịch sử. Điều này sẽ làm cho tính hấp dẫn, sự hứng thú và giá trị lịch sử của các câu chuyện cao hơn. Đồng thời, GV có thể giao cho HS về nhà sưu tầm các câu chuyện và tổ chức hội thi kể chuyện lịch sử, đóng vai các câu chuyện lịch sử... với sự ứng dụng của công nghệ thông tin sẽ góp phần làm cho hình thức HĐNK này hấp dẫn và lôi cuốn

HS tham gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

3.2.1.3. Đổi mới hoạt động Tham quan lịch sử

Tham quan ngoại khóa lịch sử có vai trò và ý nghĩa to lớn và là một trong nhưng HĐNK khá phổ biến trong DHLS ở trường phổ thông. Ưu thế cơ bản của tham quan ngoại khóa lịch sử chính là ở chỗ nó tạo cơ hội cho HS được tiếp xúc với thực tế, được đến gần hơn với sự kiện lịch sử. Khẳng định sự cần thiết phải tổ chức hoạt động tham quan trong quá trình DHLS, GS. Phan Ngọc Liên, trong tác phẩm Công tác ngoại khóa môn Sử ở trường phổ thông cấp II và cấp III, đã nhấn mạnh:“Cần phải từ bỏ ý nghĩ cho rằng, đối với một trường tốt, trước hết cần có những phương pháp tốt trong những bức tường của lớp học” [93, tr.4]. Hoạt động tham quan là cơ sở quan trọng để bổ sung kiến thức, đặc biệt là kích thích hứng thú và góp phần quan trọng, trực tiếp vào quá trình giáo dục tư tưởng, đạo đức, nhân cách cho thể hệ trẻ. Những dấu vết của quá khứ, các hiện vật, các minh chứng được trình bày trong các bảo tàng, qua các di tích lịch sử không chỉ dừng lại ở chỗ cụ thể hóa kiến

Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 12


thức, mà còn để lại những ấn tượng sâu sắc đối với HS, rèn luyện các kĩ năng phân tích, quan sát của HS. Trong thực tế DHLS, từ trước đến nay, GV vẫn sử dụng 2 hình thức tham quan chủ yếu.

Thứ nhất, Tham quan phục vụ trực tiếp cho các nội dung của bài nội khóa, có thể giảng dạy trực tiếp tại địa điểm tham quan.

Thứ hai, Tổ chức những buổi tham quan có tính chất là một HĐNK.

Theo chúng tôi, mặc dù có nhiều cố gắng và đổi mới, nhưng cũng như nhiều HĐNK truyền thống khác, tham quan ngoại khóa lịch sử chủ yếu là cho HS đi xem, đi nghe thuyết minh tại các di tích lịch sử. Hoạt động tham quan vẫn phụ thuộc chủ yếu vào vai trò hoạt động trực tiếp của thầy, HS vẫn thiếu tính chủ động, tích cực. Mặt khác, với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội và lối sống ảo thì nhiều HS khi tham quan chủ yếu là đi để chụp ảnh, đăng lên các trang mạng xã hội chứ không phải là đi để học. Ngoài ra, vì kinh phí hạn chế và nhiều khó khăn trong tổ chức, nên việc tham quan vẫn chỉ được diễn ra chủ yếu với những di tích gần trường học, còn những di tích ở xa, hoặc do những điều kiện về địa lý không phù hợp thì việc triển khai HS đến tham quan trực tiếp là điều không thể. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải khắc phục những hạn chế gì và đổi mới hoạt động này như thế nào để đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay?. Theo chúng tôi việc đổi mới hoạt động tham quan cần được quan tâm theo mấy nội dung dưới đây:

a. Phát huy tính năng động của học sinh trong tham quan lịch sử

Theo tinh thần này, HS đi tham quan, chủ yếu không phải để nhìn, để nghe như trước đây, mà bên cạnh việc nhìn và nghe, họ còn được làm, phải làm và được tạo điều kiện để tự làm. Nhận thức của HS về kiến thức lịch sử qua hoạt động tham quan, không chỉ thông qua nghe và nhìn, mà chủ yếu còn thông qua làm, qua hành động, tức là qua con đường tự nhận thức tích cực và chủ động. Việc tổ chức cho HS tham quan cần phải được tiến hành dưới nhiều biện pháp linh hoạt, ví dụ như: hướng dẫn HS tập làm thuyết minh viên du lịch tại các bảo tàng, các khu di tích. Điều quan trọng trong đổi mới hình thức này đó chính là phát huy tính chủ động, tích cực của HS. Muốn vậy, trong mỗi bước của công tác tổ chức tham quan, GV cần tạo điều kiện tối đa cho các em. HS cần được tham gia từ khâu kết nối, lên kế hoạch, đến việc triển khai, sưu tầm tư liệu, chuẩn bị cho chuyến tham quan, triển khai công tác hướng dẫn tham quan… Từ đó, giúp các em rèn luyện các kĩ năng của mình, đồng thời có hứng thú với hoạt động tham quan và


góp phần mở rộng, nâng cao kiến thức lịch sử đã học được từ chính khóa.

b. Vận dụng hiệu quả các phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại trong tổ chức tham quan

Cùng với tích cực hóa vai trò của HS trong tham quan ngoại khóa, việc khai thác triệt để ưu thế của các phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại trong tổ chức tham quan, là một trong những định hướng đổi mới quan trọng của HĐNK.

Lâu nay, khó khăn và trở ngại lớn nhất của hoạt động tham quan chính là phạm vi không gian. Việc tổ chức tham quan trực tiếp trong HĐNK chỉ có thể được thực hiện trong phạm vi gần. Với các vị trí tham quan xa và quá xa là không khả thi đối với những tập thể lớn. Đây là những khó khăn cả về kinh phí, thời gian và công tác tổ chức. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, công nghệ, của các phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại, thì những khó khăn trên hoàn toàn có thể khắc phục. Đó chính là hình thức “thăm quan ảo”, “thăm quan qua màn ảnh nhỏ”....Với hình thức này, chỉ cần ngồi trong lớp học, HS có thể quan sát và tham quan được các di sản, di tích lịch sử trên khắp thế giới, dưới dạng hệ thống tranh ảnh hấp, dẫn hoặc các video sống động.

Có thể nói, sự vận dụng và khai thác tối ưu sức mạnh của các phương tiện truyền thông hiện đại trong tổ chức tham quan đã mang đến cho HĐNK một luồng sinh khí mới, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đổi mới hiệu quả HĐNK Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

3.2.1.4. Đổi mới hoạt động Dạ hội lịch sử

Dạ hội lịch sử là một trong những hình thức tổ chức HĐNK cơ bản và chủ yếu ở trường phổ thông.

Theo GS. Phan Ngọc Liên, “Dạ hội là một HĐNK có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả HS trong lớp, trường tham dự" [99, tr.281]; Dạ hội lịch sử là HĐNK có tính chất tổng hợp, công phu, với nội dung phong phú, thường tập trung vào những vấn đề đặc trưng của lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc hay kết hợp giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, hoặc các vấn đề lớn, mang tính thời sự trên thế giới và trong nước. Vì thế, Dạ hội lịch sử có thể thu hút đông đảo nhất HS trong lớp và cả trường tham gia. Đây thực sự là ngày hội giáo dục lịch sử, nên có tác dụng rất tốt đối với HS về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

Trên thực tế, trong các hình thức tổ chức HĐNK, Dạ hội lịch sử là hoạt động được tổ chức khá thường xuyên, phổ biến và đóng vai trò rất quan trọng trong các


hoạt động dạy học và giáo dục ở trường phổ thông. Thông thường, HĐNK Lịch sử thường gắn với một sự kiện chính trị tiêu biểu, như kỷ niệm các ngày lễ lớn trong lịch sử dân tộc hoặc cách mạng thế giới, kỷ niệm ngày sinh của các anh hùng dân tộc hay các lãnh tụ cách mạng tiêu biểu trong nước và thế giới. Đó có thể coi là những nội dung phổ biến và kinh điển của Dạ hội lịch sử.

Đáp ứng yêu cầu đổi mới, theo chúng tôi, bên cạnh việc tiếp tục và duy trì và phát huy những ưu điểm đã có, cần có một số đổi mới trong khai thác nội dung và hình thức tổ chức Dạ hội lịch sử, với các nội dung dưới đây:

a. Đa dạng hơn nữa các chủ đề và nội dung dạ hội.

Nếu như trước đây, Dạ hội lịch sử thường tập trung chủ yếu vào nội dung chính trị, với các sự kiện có ý nghĩa chính trị là chính, nhiều khi là duy nhất, thì theo yêu cầu đổi mới, bên cạnh nội dung chính trị, có thể vẫn là chủ yếu, chúng ta có thể quan tâm hơn đến các nội dung khác mà lâu nay ít được quan tâm như kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật...Ví như, khi tổ chức dạ hội vê kỷ niệm các sự kiện lớn về Chiến thắng chống ngoại xâm và Bảo vệ tổ quốc, thì bên cạnh các hoạt động liên quan đến giáo dục truyền thống yêu nước, phẩm chất và ý chí cách mạng, thì dạ hội có thể bổ xung thêm các nội dung liên quan đến truyền thống lao động sản xuất, đặc trưng kinh tế, các nét độc đáo về nghệ thuật, kiến trúc. Bên cạnh các sân khấu ca nhạc với nội dung cách mạng, hiện đại, cần có thêm các nội dung văn hóa truyền thống mang đặc trưng vùng miền. Bên cạnh triển lãm tranh ảnh về chiến tranh cách mạng, có thể có thêm triển lãm về truyền thống làng nghề hoặc đặc sắc về ẩm thực của địa phương....điều quan trọng là các nội dung được đa dạng hóa ấy phải có liên quan, phải phù hợp và có tấc dụng phục vụ cho chủ đề chính của dạ hội.

b. Tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạ hội.

Trong các HĐNK truyền thống nói chung và Dạ hội lịch sử nói riêng, HS đến với dạ hội chủ yếu là nghe và xem. Việc các em trực tiếp tham gia vào các hoạt động dạ hội là có, nhiều nơi cũng rất được quan tâm, nhưng không phải là phổ biến và chưa được coi là một định hướng có tính nguyên tắc. Với việc tổ chức Dạ hội lịch sử theo tinh thần đổi mới, GV phải chọn lựa được các hình thức và tạo điều kiện cho học được tham gia một cách chủ động và tích cực.

Ví như, thay cho việc cho HS xem triển lãm tư liệu, tranh ảnh về một sự kiện theo chủ đề dạ hội, GV có thể tổ chức cho HS thi sưu tầm và triển lãm tư liệu, hình


ảnh. Hoặc thay cho việc HS nghe giới thiệu về lịch sử một sự kiện hay truyền thống một địa phương nào đó, GV có thể tổ chức cho HS thi “Em làm hướng dẫn viên du lịch” để tự giới thiệu về sự kiện hoặc lịch sử quê hương. Tương thự như vậy, trong Dạ hội lịch sử có thể tổ chức nhiều hoạt động theo hướng tích cực hóa hoạt động tích cực của HS, như tổ chức Sân khấu hóa, tổ chức cho HS đóng vai, tổ chức các trò chơi lịch sử, trò chơi dân gian, tổ chức các gian hàng giới thiệu sản vật và ẩm thực địa phương phù hợp với chủ đề Dạ hội vv..

3.2.2. Vận dụng hiệu quả các hình thức mới trong tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử

Bên cạnh việc tiến hành đổi mới ngay trong chính các hình thức tổ chức HĐNK truyền thống như phần trên đã trình bày, chúng ta có thể triển khai một số hình thức mới trong tổ chức HĐNK Lịch sử ở trường THPT. Cần phải nói thêm rằng, đây không phải là các hình thức ngoại khóa hoàn toàn mới mẻ do chúng tôi sáng tạo ra, mà là sự vận dụng những hình thức mới trong dạy học nói chung vào ngoại khóa lịch sử. Trong thời gian qua, ở các trường THPT, trong quá trình DHLS, các hình thức mới này cũng đã được triển khai, nhưng nó chưa phải là phổ biến, định hình và thống nhất trên phạm vi rộng rãi và được quan tâm thường xuyên. Với cách tiếp cận như thế, chúng tôi nêu lên một số hình thức mới trong tổ chức ngoại khóa lịch sử cần quan tâm sau đây:

3.2.2.1. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong ngoại khóa lịch sử

Hiện nay, bên cạnh khái niệm về hoạt động nội khóa, HĐNK thì còn có một khái niệm mới đó là: Hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm là gì? đó là HĐNK hay nội khóa? sự giống và khác nhau của Trải nghiệm so với các hoạt động dạy học truyền thống ở chỗ nào?. Đây là những vấn đề rất cần được quan tâm làm rõ.

Có nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động trải nghiệm. Một số công trình nghiên cứu đồng nhất HĐNK và trải nghiệm. Một số khác lại bổ sung thêm vào khái niệm trải nghiệm thành hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tuy nhiên, vấn đề không hoàn toàn như vậy. Chúng tôi đồng quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khi cho rằng, Hoạt động trải nghiệm là hoạt động dạy học và giáo dục được tiến hành trong cả Nội khóa và Ngoại khóa. Xét về bản chất, Trải nghiệm là một hình thức nhận thức kiến thức, hoặc hình thức dạy học, nơi mà ở đó, người học, hay là chủ thể nhận thức, luôn coi trọng vai trò của của thực tiễn, coi đó là quá trình nhận thức qua


thực tiễn. (Theo Từ điển tiếng Việt: “Trải” là trải qua, đi qua. “Nghiệm” là nhận ra, là nghiệm thấy, là rút ra điều gì đó. “Trải nghiệm”, là nhận thấy hoặc rút ra được những điều cần thiết và bổ ích, thông qua hoạt động thực tiễn và trực tiếp của bản thân, là cách nhận thức thông qua những trải nghiệm của bản thân). Trong dạy học, Trải nghiệm được hiểu một cách chung nhất là: dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội, với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Học từ trải nghiệm là quá trình học, theo đó, kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm (theo Kolb, 19842).

Xã hội hiện đại đòi hỏi người có học vấn không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội được ở trường phổ thông, mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức đã lĩnh hội được một cách độc lập, cũng như khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng, các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt khi xử lý các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, trong lao động và trong mối quan hệ giữa người với người. Nội dung kiến thức được hình thành và phát triển trong quá trình được đào tạo trong nhà trường và quá trình tự học phải góp phần quan trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của HS; cung cấp cho HS những kĩ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này. Đó chính là mục đích cũng như vai trò quan trọng của HĐNK, đặc biệt là của hoạt động trải nghiệm đối với việc phát triển năng lực của người học.

Với bản chất và đặc trưng như thế, hoạt động trải nghiệm trong dạy học có thể được thực hiện cả trong dạy học nội khóa và HĐNK. Khi vận dụng và triển khai trong ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm có vẻ như và rất dễ bị đồng nhất với HĐNK. Nhưng vấn đề không hoàn toàn như vậy. Trải nghiệm ở ngoài lớp học rất giống với HĐNK, nhất là ở mục tiêu, hình thức và một số khâu trong tổ chức hoạt động, nhưng lại có những khác nhau cơ bản, đó là hoạt động trải nghiệm luôn lấy mục tiêu phát triển năng lực, luôn lấy việc tự giác và trực tiếp hoạt động của H S trong quá trình tham gia ngoại khóa làm sức sống và cơ sở tồn tại cho hoạt động của mình. Với trải nghiệm, HS không chỉ đi, chỉ nghe, chỉ nhìn, chỉ tham quan


2 Kolb, D. A. (1984). Experiential learning: Experience as the source of learning and development (Vol. 1). Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.


theo nghĩa cổ điển của khái niệm đó, mà họ còn trực tiếp làm, được làm và phải làm, tức là trực tiếp trải nghiệm để nhận thức kiến thức và bồi dưỡng phẩm chất và năng lực theo mục tiêu dạy học. Hoạt động trải nghiệm lịch sử có thể triển khai cho HS trong các hình thức HĐNK hoặc tích hợp các HĐNK để phát huy tối đa hiệu quả của mình.

Ví dụ, chúng ta có thể tổ chức cho HS tham gia hoạt động Trải nghiệm tại Di tích lịch sử Truông Bồn, Nghệ An. Về hình thức, có thể nó rất giống với hoạt động tham quan, nhưng xét ở bản chất và tổ chức hoạt động, hoạt động trải nghiệm này lại có những khác biệt quan trọng. Với hoạt động Trải nghiệm tại Di tích lịch sử Truông Bồn, HS không chỉ đi xem, đi nghe như tham quan theo nguyên nghĩa của từ tham quan như trước đây, mà với trải nghiệm, cùng với nghe, với xem, HS còn được làm, phải làm, được hoạt động và tạo môi trường để tham gia các hoạt động. Ví như các em được trực tiếp sưu tầm tư liệu về di tích, đuợc trực tiếp gặp nhân chứng lịch sử để trao đổi và tri ân, được thể hiện tình cảm của mình qua lời ca, tiếng hat, được hóa thân vào những anh hùng, liệt sỹ Truông Bồn qua đóng vai, qua sân khấu hóa, được tự mình giới thiệu cho các du khách đến thăm di tích về niềm tự hào của truyền thống quê hương vv và vv..

Có thể nói, hoạt động trải nghiệm trong ngoại khóa lịch sử là một trong những hình thức tổ chức mang đến cho HĐNK một làn gió mới, rất hấp dẫn, sinh động và phù hợp với HS, rất cần được vận dụng trong đổi mới HĐNK của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

3.2.2.2. Xây dựng các Câu lạc bộ Lịch sử

So với các hình thức tổ chức HĐNK truyền thống, Câu lạc bộ (CLB) Lịch sử là một hình thức ngoại khóa mới. Dẫu rằng ở một số nơi đã quan tâm đến hình thức này, nhưng còn quá ít ỏi về số lượng, nỏ bé về qui mô và hiệu quả chưa cao, nhất là trong hoàn cảnh DHLS đang có nhiều khó khăn như hiện nay. Bởi CLB Lịch sử là một hình thức hoạt động chiều sâu, chứ không phải là hình thức đại trà và phổ biến như nhiều hình thức HĐNK khác. CLB Lịch sử là nơi tập hợp của những HS và các nhóm HS có cùng hứng thú và sở thích về tìm hiểu, khám phá và trao đổi về kiến thức lịch sử. Đây là một loại hình tổ chức được hoạt động dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau cũng như giữa HS với thầy cô giáo. Mục đích của CLB là nhằm mở rộng

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí