Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dạy Học


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Là một trong những hình thức tổ chức dạy học chủ yếu, HĐNK nói chung và ngoại khóa lịch sử nói riêng, từ rất sớm đã nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà Tâm lý học, Giáo dục học và Giáo dục lịch sử cả trong và ngoài nước. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý học, Giáo dục học về HĐNK trong dạy học.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu của các nhà Giáo dục lịch sử liên quan đến HĐNK trong DHLS ở trường phổ thông.

Thứ ba, đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, xác định những nội dung có thể kế thừa, cũng như chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu.

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động ngoại khóa trong dạy học

1.1.1. Ở nước ngoài

Trong lịch sử giáo dục, vai trò của thực hành - cơ sở quan trọng của HĐNK - đã được quan tâm từ lâu. Là một trong những nhà khởi xướng của Nho giáo, Khổng Tử (551 - 479 tr.CN), nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc thời cổ đại cho rằng, để tạo ra lớp người “trị quốc” thì giáo dục phải gắn giữa học với hành, nhà giáo phải phát huy được tính tích cực trong suy nghĩ và trong quá trình nhận thức của người học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Ở thời cận đại, với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và cùng với đó là sự kết thúc của chế độ phong kiến, nhiều luồng tư tưởng tiến bộ đã xuất hiện, trong đó có những tư tưởng về giáo dục qua HĐNK nói riêng và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung. François Rabelais (1494 - 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo dục học người Pháp, một trong những đại biểu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng, cũng từng nhấn mạnh: ngoài việc triển khai các hoạt động học tập trên lớp thì cần có những hình thức hoạt động học tập tại các xưởng thợ, các miền quê để tăng cường kiến thức thực tiễn cho HS. Chỉ có tăng kiến thức thực tiễn cho HS thì HS mới có thể sáng tạo và hiểu kĩ hơn những kiến thức đã được học. J.A Cômenxki – một


Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 3

trong những người đặt nền móng cho nền sư phạm cận đại, đã nhấn mạnh đến việc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoài lớp nhằm giải phóng hình thức học tập“giam hãm trong bốn bức tường”của hệ thống nhà trường giáo hội thời trung cổ. Ông nhấn mạnh, việc học không chỉ là quá trình lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ thực tiễn cuộc sống.

Các nhà Tâm lý học và Giáo dục học Xô Viết cũng đề cao vai trò của HĐNK đối với quá trình giáo dục HS, tiêu biểu như: A.Makarenko, E.K.Krupskaija, G.A.Culaghina, T.A.Ilina, Cai rốp, L.V.Zancôp... Trong đó, HĐNK đã được các tác giả đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau và xem HĐNK là một hướng bổ sung kiến thức, bồi dưỡng đạo đức và năng khiếu, kích thích hứng thú học tập và cùng với các hoạt động nội khóa, góp phần củng cố kiến thức và hoàn thiện bản thân cho HS. Trong công trình nghiên cứu Giáo dục học (Bản dịch của Khu học xá, NXB Sự thật, HN 1960), khi đề cập tới các hình thức ngoại khóa, Cairôp khẳng định cần phải có kế hoạch về việc xây dựng các HĐNK từ trước một cách rõ ràng. Ông cho rằng “Ngoại khóa để thu hút HS, làm cho họ hứng thú” và đi đến kết luận rằng “công tác ngoại khóa cần được suy nghĩ kĩ và tiến hành ở tất cả các lớp trong hệ thống giáo dục mà không được mang tính chất thất thường”.

B.P. Êxipôp, trong công trình nghiên cứu“Những cơ sở lí luận dạy học” (NXB GD, HN 1971), cũng chỉ ra những HĐNK có thể triển khai trong quá trình dạy học. Tác giả đã trình bày một số đặc điểm của các HĐNK như tham quan, tổ chức trò chơi và cho rằng: “Trong quá trình hoạt động nhận thức của HS, mối tương quan giữa cái cụ thể và trừu tượng có một ý nghĩa lớn lao, nó dẫn tới chỗ hiểu biết hiện thực một cách phong phú hơn, súc tích hơn và sâu sắc hơn...” [52.178]. Cùng quan điểm này, E.I. Gôlan trong Tập 2 của công trình “Những cơ sở của lí luận dạy học” (NXB GD, HN 1971) đã nhấn mạnh: HĐNK sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm cho HS trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Ông cũng khẳng định, HĐNK có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước, phát triển toàn diện HS và chống lại chủ nghĩa kinh viện, giáo điều trong dạy học hiện nay. Trong HĐNK, E.I. Gôlan đã đề cập khá kĩ đến hình thức tham quan, ông cho rằng đó là một trong những hình thức HĐNK quan trọng:“như một hình thức công tác trí dục và đức dục, khắc phục chủ nghĩa kinh viện, giáo điều và bệnh nói suông trong dạy học” [52, tr.68].


T. A. Ilina trong các công trình nghiên cứu của mình, đặc biệt là giáo trình “Giáo dục học” tập 2, (NXB GD, HN 1979), cũng đề cập đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ học và khẳng định, mục đích của các hoạt động này là bổ sung và làm sâu sắc hơn giáo dục chính khoá, trước tiên, nó là “phương tiện để phát hiện đầy đủ năng lực HS, làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng của các em đối với hoạt động nào đó và cũng là hình thức tổ chức giải trí cho các em, là cơ sở để quản lí việc thực tập về hành vi đạo đức để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này”.

N.V.Savin trong sách Giáo dục học, T.1 (NXB GD,HN, 1983) đã đề cập nhiều vấn đề chung của giáo dục học, từ phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, vấn đề tự học cho HS... Trong đó, về bài học, tác giả cho rằng, bên cạnh bài học trong giờ lên lớp, còn có bài học ngoài giờ lên lớp, đó chính là HĐNK. Ông cho rằng khi tổ chức các HĐNK, GV cần phải nghiên cứu thật kĩ hình thức, chủ đề của hoạt động, nhiệm vụ và kế hoạch của GV và HS. Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo khi chúng tôi nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch HĐNK hoặc đánh giá các HĐNK trong quá trình triển khai đề tài.

Như vậy, có thể thấy, cùng với việc xây dựng một nền tảng cho xã hội mới, làm mẫu hình cho các nước noi gương, thì nền giáo dục Xô Viết đã có vai trò to lớn trong việc cung cấp cho nền giáo dục thế giới một hệ thống những lí luận về các hình thức tổ chức dạy học nói chung và HĐNK nói riêng, góp phần to lớn vào sự phát triển của giáo dục thế giới trong giai đoạn này.

Cùng với các nhà Giáo dục học, Tâm lý học Xô Viết, HĐNK cũng được các nhà nghiên cứu của nhiều nước đề cập trong các công trình nghiên cứu của mình.

Trong bộ sách Cải cách giáo dục ở các nước phát triển (NXB GD, HN 2010), các tác giả đã giới thiệu những nét tiêu biểu về các cuộc cải cách trong nền giáo dục ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…Theo các tác giả, một trong những nguyên nhân thành công của các nước phát triển chính là nhờ ở những thành tựu từ các cuộc cải cách giáo dục, trong đó HĐNK có vị trí quan trọng và luôn được các nước đặc biệt quan tâm.

Trong tác phẩm Cải cách giáo dục ở Pháp và Đức (NXB GD, HN 2010), các nhà giáo dục cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của việc học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, khi khẳng định:“Giáo dục trí lực trừu tượng khiến cho trường học trở nên khép kín, cứng nhắc, đồng thời khiến cho nội dung học xa rời thực tế”... [48


tr.18]. Các tác giả cũng nhấn mạnh, HĐNK với những hình thức đa dạng của mình, sẽ góp phần quan trọng trong việc phát huy tính tích cực của HS, xóa bỏ sự “khép kín, cứng nhắc” của chương trình đào tạo, đưa HS gắn liền với thực tiễn của cuộc sống.

Trong tác phẩm “Tâm lý học căn bản”, (do Minh Đức - Hồ Kim Chung dịch, NXB Văn hóa thông tin, 2004), Roberts Feldman đã trình bày một cách khá chi tiết về tâm lý con người, mối quan hệ giữa tâm lý con người và phương pháp dạy học, trong đó chú trọng đến việc vận dụng kiến thức để tìm hiểu cuộc sống mà chúng ta đang sống. Đây cũng chính là một trong những mục đích giáo dục HS, để HS có thể vận dụng kiến thức vào xử lý những vấn đề hiện tại.

Ở các nước châu Âu, việc tổ chức HĐNK trong dạy học luôn là một nội dung được các nước đặc biệt quan tâm, không chỉ ở một cấp học, một bậc học mà trong suốt cả chương trình đào tạo của các nước. Nghị viện Cộng đồng châu Âu, trong Khuyến nghị 1283, đã nêu rõ quan điểm về việc tổ chức HĐNK: phải kết hợp các hình thức khác nhau trong học tập lịch sử... Phải tạo thuận lợi cho một tác động qua lại lớn nhất giữa ảnh hưởng của việc tiến hành bài chính khoá và HĐNK đối với khả năng đánh giá lịch sử của thế hệ trẻ. Thí dụ, qua các nhà bảo tàng (đặc biệt các bảo tàng lịch sử), qua những con đường văn hóa và qua du lịch nói chung để bồi dưỡng kiến thức HS. Chính sự quan tâm đến giáo dục lịch sử trong tình hình thế giới hiện nay cũng làm cho nhiều nhà giáo dục bộ môn phải đề cập đến ý nghĩa, tác dụng các hình thức HĐNK.

Trong tác phẩm Impact of Extracurricular Activities on Students (Tầm quan trọng của HĐNK đối với sinh viên) các tác giả Wilson, Nikki (trường Đại học Wisconsin-Stout, 2009), đã chỉ ra tầm quan trọng của HĐNK trong quá trình học tập, theo đó, HĐNK sẽ giúp cho người học nâng cao trình độ học vấn, đi học thường xuyên hơn và có sự tự giác cao hơn, hình thành các kỹ năng như làm việc nhóm và lãnh đạo, trong khi giảm khả năng sử dụng rượu bia và ma túy bất hợp pháp và nhiều hành vi tiêu cực liên quan đến phẩm chất và đạo đức HS. Đây là yếu tố quan trọng để chúng tôi đề xuất cần phải đem HĐNK vào trong trường học nhằm mục đích giáo dục HS, phát triển toàn diện HS và hạn chế sự xâm nhập của những tệ nạn xã hội vào trường học.

Còn trong công trình “Đa trí tuệ trong lớp học”, NXB GD Việt Nam, 2013,


(người dịch: Lê Quang Long), Thomas Armstrong, đã đề cập rất nhiều đến các hoạt động dạy học theo thuyết đa trí tuệ, trong đó có những hoạt động như tham quan, hoạt động trải nghiệm nhanh, chuyện kể, trò chơi.... Thomas Armstrong còn dẫn lời của Rútxô về việc cần thiết phải tiến hành các hoạt động dạy học trong thực tiễn, dạy học qua trải nghiệm thực tế, theo đó, “trẻ nhỏ không nên học qua lời mà phải qua trải nghiệm, không nên qua sách mà qua cuốn sách trường đời” [3, tr.63]. Ngoài ra, ông còn giới thiệu các thuyết đa trí tuệ trong phương pháp dạy học trong triển khai kiểm tra, đánh giá…… Đây là những gợi mở để chúng tôi tiếp cận và đề xuất các biện pháp đổi mới HĐNK sau này.

Giselle O.Martin - Kniep trong Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, (NXB GD Việt Nam, 2013, người dịch: Lê Văn Canh), đã trình bày về những vấn đề quan trọng của giáo dục hiện đại, như vấn đề tích hợp liên môn, vấn đề xây dựng chương trình, phương pháp đánh giá… cùng với hệ thống các bảng biểu, phụ lục phong phú, sẽ có ích cho GV trong quá trình triển khai hoạt động dạy học. Giselle O.Martin - Kniep dành Chương 4, với tên gọi Đánh giá sát với thực tế cuộc sống, “coi đó là phương tiện giúp HS tham gia vào những vấn đề và những thách thức đang hiện hữu và có thể hiện hữu trong cuộc sống” [111, tr.54]. Trong đó, tác giả cũng giới thiệu các mô hình cho HS tham gia giải quyết các vấn đề của cuộc sống xung quanh. Điều này rất gần với quan điểm giáo dục hiện nay của chúng ta, đó là hoạt động dạy học, bên cạnh việc cung cấp cho HS những kiến thức nền tảng, thì cũng cần trang bị cho các em kĩ năng vận dụng các kiến thức đó vào việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống xung quanh, để các em có thể tư duy, phán đoán và xử lý những vấn đề của mình và của cộng đồng. Đây chính là điểm gợi mở rất bổ ích với chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu của mình.

Robert J.Marzano, trong Nghệ thuật và khoa học dạy học, (dịch giả: Nguyễn Hữu Châu, NXB GD, HN 2013),lại có những lí giải về phương pháp dạy học. Tác giả cho rằng, mỗi GV cần phải tự mình nghiên cứu và xây dựng những phương pháp dạy học cụ thể đối với từng đối tượng HS. Theo ông, không có một phương pháp dạy học nào luôn đúng với mọi đối tượng HS, do đó, người GV cần biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đó chính là “nghệ thuật dạy học”. Quan điểm này có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng tôi về mặt phương pháp luận, bởi nó chỉ ra rằng, những biện pháp đổi mới mà chúng tôi đưa ra trong quá


trình nghiên cứu sẽ chỉ là những gợi mở, những định hướng cơ bản, còn khi áp dụng vào thực tế, với mỗi HĐNK, mỗi trường học, mỗi đối tượng HS, mỗi địa phương cụ thể, người GV cần có sự sáng tạo riêng mới có thể đạt được những kết quả tối ưu.

Bên cạnh những quan điểm trên, trên thế giới vẫn có những nhận định trái chiều về HĐNK. Khi nhận định về giáo dục ở Hoa Kì trước năm 1990, nhà nghiên cứu Nhật Bản Kimiko Fujita, trong tác phẩm The Effects of Extracurricular Activities on the Academic Performance of Junior High Students (2000) (Ảnh hưởng của các HĐNK đến kết quả học tập của HS trung học cơ sở) đã nhận định rằng, HĐNK chỉ là một kiểu phong trào nhất thời và sau đó sẽ tự mai một đi và cho rằng trường học thì nên chú trọng các vấn đề học tập ở trên lớp, không nên quá để ý đến những hoạt động ở ngoài. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Anne Guèvremont (2008) trong tác phẩm Activités parascolaires organisées des enfants et des jeunes au Canada (Các HĐNK có tổ chức cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Canada) đã chứng minh ngược lại rằng: HĐNK đã giúp các nhà quản lí giáo dục có nhiều kinh nghiệm hơn, đặc biệt là khâu tổ chức các hoạt động vì sự đa dạng của chúng và có thêm cơ hội mở rộng kiến thức cho chương trình học chính thức.

Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường trong cuốn “Lí luận dạy học hiện đại - cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học”, (NXB ĐHSP, HN, 2014), đã trình bày các lí thuyết, chiến lược học tập, các mô hình dạy học, nghiên cứu các nhân tố của quá trình dạy học... Các tác giả đã chỉ ra thực trạng dạy học ở trường THPT hiện nay, những yêu cầu của quá trình hội nhập dành cho nền giáo dục đào tạo nước nhà, đưa ra những năng lực cần thiết mà HS phải hình thành được trong quá trình học tập ở trường THPT. Theo các tác giả, vấn đề rất cần được quan tâm hiện nay đối với nền giáo dục của chúng ta chính là: tính hàn lâm, kinh viện, ít gắn liền với thực tiễn, phương pháp dạy học chậm đổi mới, còn mang tính áp đặt, ít gắn liền với cuộc sống và hoạt động thực tiễn, vì vậy đã ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của HS. Trên cơ sở đó, các giả đã đưa ra những quan điểm về đổi mới nền giáo dục nước ta, với những định hướng cụ thể trong đổi mới hình thức cũng như phương pháp dạy học… Đây chính là cơ sở để chúng tôi có thể nghiên cứu và vận dụng vào việc triển khai các HĐNK sau này.


1.1.2. Ở trong nước

Vấn đề HĐNK trong dạy học cũng được các nhà nghiên cứu về Tâm lý học và Giáo dục học trong nước đặc biệt quan tâm, như Thái Duy Tuyên, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Đặng Thành Hưng, Trần Thị Tuyết Oanh...

Trong giáo trình“Giáo dục học”, (tập 1 và 2, NXB GD, HN, 1987), Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, đã trình bày có hệ thống những vấn đề lí luận về giáo dục học từ mục tiêu, nguyên lí, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học. Trong đó, HĐNK được coi là một trong những hình thức dạy học có khả năng tạo hứng thú cho HS, giúp các em mở rộng, nâng cao, khắc sâu kiến thức và rèn luyện các kỹ năng được tốt hơn. Các tác giả cũng nhấn mạnh nội dung dạy học phải đảm bảo gắn liền với thực tiễn cuộc sống để hướng tới giáo dục con người một cách toàn diện. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những nét nổi bật về đặc điểm tâm lý của HS lứa tuổi THPT. Đây chính là cơ sở tâm lý học để GV nghiên cứu khi triển khai các HĐNK.

Phạm Viết Vượng trong các giáo trình: Giáo dục học đại cương (NXB ĐHQG HN, 1996); Giáo dục học (NXB ĐHSP, HN 2008), đã đề cập những khía cạnh như: Những vấn đề chung của giáo dục học, lí luận dạy học, lí luận giáo dục và quản lý giáo dục trong nhà trường. Trong đó, tác giả đã phân tích các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, đặc biệt là các hình thức HĐNK. Với mỗi hình thức, tác giả đều đưa ra những vấn đề cơ bản như cách triển khai và vai trò, ý nghĩa của các hình thức đó. Đây là nội dung tham khảo để chúng tôi xác định những hình thức HĐNK và ý nghĩa của HĐNK trong quá trình triển khai luận án của mình.

Thái Duy Tuyên, trong cuốn “Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại”, (NXB GD, HN 1998, tái bản các năm 2001, 2008), đã nghiên cứu vấn đề giáo dục trên ba phương diện cơ bản như: những vấn đề chung, những vấn đề dạy học và những vấn đề cấp thiết của giáo dục học hiện đại. Ông khẳng định “nguyên tắc giáo dục gắn liền với đời sống là nguyên tắc nổi bật, bao trùm trong lịch sử giáo dục thế giới” [161, tr.82]. Đây là một trong những nguyên tắc giáo dục của Đảng ta, “học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn” và là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp đổi mới HĐNK.

Phạm Minh Hạc, trong rất nhiều công trình nghiên cứu của mình đều đã đề cập HĐNK trong dạy học. Những công trình tiêu biểu như Nhập môn tâm lí học


(NXB GD, HN 1980), Tâm lí học, (NXB GD, HN 1982), Một số vấn đề về giáo dục học, (NXB GD, HN 1986), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục (NXB GD,HN 1991), Giáo dục thế giới đi vào TK XXI (NXB CTQG, HN 2002)… đều là những công trình có giá trị to lớn đối với nền giáo dục nước nhà. Trong các công trình này, tác giả đã chỉ ra những vấn đề cần phải đổi mới đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay, trên bình diện so sánh với nền giáo dục của các nước tiên tiến, rút ra những bài học cho mình. Quan điểm giáo dục được thể hiện xuyên suốt qua các công trình của ông là: Đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ yếu tố con người, cần xây dựng giá trị học đi vào cuộc sống. Trong đó, HĐNK cần phải được tăng cường dưới nhiều hình thức, nhiều phương pháp phong phú để lôi cuốn HS tham gia. Những lí luận tâm lý học, giáo dục học của tác giả là cơ sở để chúng tôi đưa ra những kiến nghị, đề xuất trong quá trình triển khai các HĐNK.

Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang, trong công trình nghiên cứu Giáo trình Tâm lý học đại cương (NXB GD, 2000) cũng đã đề cập tới những đặc trưng của quá trình nhận thức của con người, vai trò của hoạt động đối với việc hình thành nhân cách của HS, đặc điểm của lứa tuổi HS, mối quan hệ giữa sự học và nhận thức… Đây là những vấn đề lí luận cho quá trình dạy học nói chung và HĐNK nói riêng, giúp GV căn cứ vào những đặc trưng này để lựa chọn nội dung, tạo điều kiện cho HS tham gia hoạt động, vì chỉ có hoạt động thì nhân cách của HS mới được hình thành và phát triển toàn diện.

Đặng Thành Hưng trong công trình Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kĩ thuật, (NXB ĐHQG HN, 2002) đã chỉ ra các hình thức tổ chức dạy học cơ bản trong nhà trường. Bên cạnh bài học trên lớp còn có: tham quan, seminar, thực hành, thí nghiệm, học nhóm, học ở nhà… Trong đó, ông cho rằng trong một bài học, ngoài việc tổ chức dạy học trên lớp, có thể tổ chức kết hợp với các hoạt động ngoài lớp để tạo thành một bài học trọn vẹn.

Trong cuốn “Giáo dục học tập 1 và tập 2”, dành cho sinh viên sư phạm, tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (NXB ĐHSP, HN, 2007), đã đề cập nhiều vấn đề về lí luận dạy học, như phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, nguyên tắc, mục tiêu dạy học, hình thức tổ chức dạy học… , trong đó HĐNK là một trong các hình thức tổ chức dạy học quan trọng. Tài liệu đã gợi mở cho chúng tôi trong quá trình lựa chọn phương pháp, phương tiện triển khai HĐNK.

Ngày đăng: 02/03/2023