liền với cách mạng Việt Nam cho nên cần hết sức lưu ý với chủ đề chính mà cuộc thi tìm hiểu hướng tới. Đối với cuộc thi tìm hiểu “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại” có năm phần thi chính bao gồm các phần thi sau:
Phản ứng nhanh
Có 10 câu hỏi liên quan đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ sự kiện Người tham dự Đại hội Tua, gửi bản yêu sách 8 điểm đến hội nghị Vecxai, khi Người viết về Lê - nin… Đây là một hình thức thi tương đối dễ, nó đòi hỏi trí nhớ của các em, có sự kết hợp cả trong văn học những vần thơ rất gần gũi quen thuộc mà hầu như ai cũng đã từng đọc hoặc từng được nghe những vần thơ viết về Bác như thế. Chúng ta có thể sử dụng hình thức thi này như một sự khởi động, chuẩn bị cho các em bước vào phần thi tiếp theo gay cấn hơn.
Hiểu biết
Đây là hình thức thi tương đối quen thuộc và hấp dẫn vì học sinh cũng đã biết đến hình thức này qua một số cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ với dữ kiện là số lượng các chữ cái và một câu hỏi gợi ý các em sẽ vận dụng trí nhớ, tư duy logic để đọc tên sự kiện lịch sử. Sau đó xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, dựa vào chữ cái đã tìm ra để gọi tên được ô chữ chìa khóa.
Tiếp sức đồng đội
Đây là một hình thức thi khá hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh tham gia và khán giả cổ vũ nhiệt tình để đội thi mình yêu thích giành được chiến thắng. Lần lượt các thành viên trong đội sẽ viết cụm từ mà ban tổ chức yêu cầu sao cho nhanh nhất, nhiều nhất và chính xác nhất. Các đội chơi tùy thuộc vào khả năng của đội mình đưa ra các đáp án. Ở hình thức thi này phát huy được sự nhanh nhạy, khả năng nhớ, tư duy, mặt khác còn rèn luyện tính tập thể cho học sinh.
Mật mã lịch sử
Phần thi này đòi hỏi học sinh vận dụng nhiều năng lực như trí nhớ, hình
dung, tưởng tượng bởi những kiến thức qua các hình ảnh đòi hỏi học sinh phải có kiến thức lịch sử chắc chắn sau khi lật được những miếng ghép đầu tiên có thể nhận ra miếng ghép bí mật mang nội dung gì.
Thi hùng biện
Đây là một hình thức thi truyền thống trong các cuộc thi về tư tưởng chính trị - xã hội. Các em được bày tỏ ý kiến của mình về một vấn đề lịch sử. Thi hùng biện thường được sử dụng nhằm mục đích nắm tình hình diễn biến tư tưởng, nhận thức chính trị của học sinh với một vấn đề xã hội cụ thể, từ đó có sự điều chỉnh định hướng tư tưởng cho học sinh kịp thời. Qua đó rèn luyện cho các em tự trau dồi ngôn ngữ diễn đạt, tư thế tác phong, khả năng phân tích, tổng hợp hóa, khái quát hóa.
Ngoài các phần thi trên cuộc thi có phần giành cho khán giả với những câu hỏi hay và những phần quà thú vị. Qua đó sẽ góp phần thu hút đông đảo học sinh tham gia và cuộc thi sẽ mang tính rộng rãi, sôi nổi hơn.
* Tiến hành tổ chức cuộc thi “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại”
Nội dung chính của cuộc thi: Nội dung chính của cuộc thi là tìm hiểu về Đảng, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa các lớp. Cuộc thi có thành công hay không, có thu hút được đông đảo các em học sinh tham gia hay không tùy phần lớn ở nội dung này. Nó chiếm tới 75% tổng số thời gian của cuộc thi và đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo và công phu của các giáo viên và học sinh.
-) Vòng sơ khảo
- Nội dung cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh phần lớn nằm trong chương trình lớp 12. Trường Trung học phổ thông Thanh Hà có 11 lớp 12. Do đó, nhất thiết phải tổ chức vòng thi sơ khảo để lựa chọn ra 3 lớp xuất sắc nhất đại diện cho khối 12 tham dự vòng thi chung kết. Các học sinh khối lớp còn lại làm khán giả cuộc thi.
- Hình thức thi: Mỗi lớp 12 cử ra 5 học sinh lập thành một đội tham gia
thi đố vui lịch sử, 3 lớp có số điểm cao nhất sẽ được dự thi vòng chung kết.
-) Vòng chung kết
- Thành phần tham dự
+ Thí sinh dự thi: Ba lớp có số điểm cao nhất vòng sơ khảo; mỗi lớp cử ra ba người.
+ Ban giám khảo: Ban giám khảo sẽ có đáp án cho trước của các phần thi kiến thức, nhiệm vụ chủ yếu của ban giám khảo là chấm thi các phần không có đáp án cho trước bằng bảng điểm. Thành phần Ban giám khảo là ba giáo viên.
+ Khán giả: Các đại biểu khách mời; tất cả các thầy cô giáo trong trường; đại diện học sinh của các khối lớp.
+ Ban thư ký: Có nhiệm vụ tổng kết điểm các phần thi và xác định đội chiến thắng, báo hết thời gian theo quy định. Ban thư ký gồm 2 thành viên.
+ Người dẫn chương trình: Một nam một nữ nắm chắc các nội dung của cuộc thi, luôn chủ động, linh hoạt với các tình huống diễn ra trong cuộc thi.
- Tiến trình cuộc thi
Phần 1 (15 phút): Lễ chào cờ và tưởng niệm Hồ Chí Minh; văn nghệ chào mừng chủ đề hát về Hồ Chí Minh. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chương trình, ban giám khảo, thư ký. Người dẫn chương trình giới thiệu các đội thi ra sân khấu chào khán giả và tự giới thiệu về đội mình, thông điệp đến với cuộc thi và các thành viên trong đội cùng tham gia.
Phần 2 (15 phút): Thầy Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn ngắn gọn, súc tích nêu bật ý nghĩa việc kỷ niệm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giáo dục cho học sinh niềm tự hào, lòng biết ơn đối với vị lãnh tụ của dân tộc và tuyên bố khai mạc cuộc thi.
Phần 3 (1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng) Là cuộc thi tìm hiểu chủ đề “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại” giữa các lớp - các đội chơi đại diện cho khối lớp
12 đã được tuyển chọn qua vòng sơ khảo được tổ chức từ trước đó.
Phần 4 (15 phút) Tổng kết, trao giải: Đại diện học sinh lên phát biểu cảm xúc. Sau đó đại diện Ban tổ chức tuyên bố bế mạc cuộc thi và cảm ơn các vị đại biểu, các thầy cô đã giúp đỡ thầy trò tổ chức thành công cuộc thi, đồng thời mời đại diện Ban lãnh đạo nhà trường lên trao giải cho các đội thi.
Giao bài tập thu hoạch về nhà cho học sinh:
Nhận thức của bản thân về tính tất yếu của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
* Lưu ý:
Xen kẽ giữa các phần thi là các tiết mục văn nghệ của các khối lớp ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quê hương đất nước.
Cuối cùng để kết thúc cuộc thi, thư ký lên công bố điểm của các đội, tổng kết kết quả cuộc thi. Trong khi các đội lên sân khấu, tốp ca và tập thể khán giả cùng hát bài “Nối vòng tay lớn” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
Kết hợp với tổ chức cuộc thi, chúng tác giả tiến hành trưng bày triển lãm về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Triển lãm kết hợp với tuyên truyền trước và trong cuộc thi, tranh ảnh được bố trí ở hai bên sân khấu của cuộc thi để tất cả thầy trò và mọi người cùng xem.
2.4.4. Xử lý kết quả
Kết quả thực nghiệm chương trình được đánh giá qua bốn phương diện: nhận xét của giáo viên cùng dự, việc quan sát trong giờ ngoại khóa, phiếu khảo sát và bài thu hoạch.
Chương trình dạ hội lịch sử nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam của chúng tác giả có sự tham gia dự giờ của giáo viên dạy Lịch sử trong huyện Thanh Hà. Các giáo viên cùng dự đánh giá cao việc tổ chức hoạt động ngoại khóa qua tổ chức buổi dạ hội lịch sử. Buổi Dạ hội lịch sử đã cung cấp được cho học sinh những nét cơ bản về cuộc đời sự nghiệp công lao của Hồ Chí Minh, về quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tạo
hứng thú cho học sinh giúp các em tập trung và hăng hái tìm hiểu kiến thức lịch sử về Bác Hồ, về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên giáo viên dự giờ cũng chỉ ra những điểm cần khắc phục để việc tổ chức hoạt động ngoại khóa hiệu quả hơn: như việc cần chú ý chất lượng âm thanh, hình ảnh, video, ...
Trong thời gian diễn ra dạ hội tác giả có quan sát và thấy học sinh rất hứng thú với hoạt động ngoại khóa. Học sinh chú ý vào cuộc thi và có tích cực tham gia tìm hiểu kiến thức, trả lời câu hỏi với tinh thần sôi nổi, hào hứng, thoải mái.
Trong khi ở những giờ học nội khóa đôi khi học sinh còn nói chuyện riêng, chưa chú ý bài giảng. Các em chăm chú ghi chép bài nhưng rất ít khi trả lời các câu hỏi cũng như hứng thú với những câu hỏi của giáo viên đưa ra. Chỉ có một số em tích cực tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên. Như vậy, có thể khẳng định việc tổ chức hoạt động ngoại khóa qua Dạ hội lịch sử đã tạo được sự hứng thú và tập trung của học sinh.
Phiếu khảo sát trước và sau thực nghiệm gồm 3 câu hỏi trắc nghiệm khách quan và hai câu tự luận hướng tới thái độ hứng thú kiến thức của học sinh. Trước giờ hoạt động ngoại khóa, qua hoạt động dạ hội (xem phụ lục), học sinh đã hoàn thành phiếu khảo sát cả trước và sau thực nghiệm kết quả thu được như sau:
Bảng 2.1. So sánh mức độ hứng thú của học sinh trước và sau thực nghiệm
Sau thực nghiệm | |||||
Có | Không | Bình thường | Có | Không | Bình thường |
45% | 10% | 45% | 85% | 2% | 13% |
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Dẫn Học Sinh Kể Chuyện Lịch Sử Về Các Nhân Vật, Sự Kiện Lịch Sử Của Đảng
- Kết Hợp Các Hình Thức Ngoại Khóa Để Tổ Chức Dạ Hội Lịch Sử Nhân Kỉ Niệm Ngày Thành Lập Đảng.
- Quy Trình Tổ Chức Dạ Hội Lịch Sử
- Ý Kiến Của Thầy (Cô) Về Thực Trạng Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt. Câu 1. Thầy (Cô) Quan Niệm Như Thế Nào Về
- Bác Hồ Với Lời Khẳng Định: Ðảng Ta Thật Là Vĩ Đại3
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Qua bảng thống kê trên cho thấy tỷ lệ học sinh thích hoạt động ngoại khóa qua hoạt động dạ hội “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại” tăng lên rất nhiều từ 45% lên 85% tăng 30% tỷ lệ học sinh không thích hoặc cảm thấy bình thường khi khi tham gia hoạt động ngoại khóa qua hoạt động dạ hội này
giảm đáng kể số học sinh cảm thấy bình thường từ 45% xuống còn 13% số học sinh không thích giảm từ 10% xuống còn 2% học sinh đã dần hứng thú và yêu thích các hoạt động ngoại khóa các hoạt động ngoại khóa qua hoạt động Dạ hội.
Học sinh cũng thích và hứng thú với các câu chuyện về về Bác Hồ về Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước thực nghiệm có 50% thích kể và nghe các câu chuyện về Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam thì sau khi thực nghiệm con số ấy lên đến 90%. Tỷ lệ học sinh không thích và cảm thấy bình thường cũng ít đi. Số học sinh không thích từ 10% năm xuống còn 0%. Số bình thường từ 40% xuống còn 10%. Hứng thú với môn Lịch sử và Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam của học sinh được cải thiện rõ rệt.
Bảng 2.2. So sánh mức độ thích các hoạt động trong dạ hội lịch sử.
Trước thực nghiệm | Sau thực nghiệm | ||
Kể chuyện | 35% | 13% | |
Đóng vai | 24% | 39% | |
Trả lời câu hỏi | 11% | 8% | |
Biểu diễn văn nghệ | 10% | 28% | |
Hùng biện | 20% | 12% | |
40% 35% 30% 25% 20% 15% Trước thực nghiệm 10% Sau thực nghiệm 5% 0% Kể Đóng Trả lời Biểu Hùng chuyện vai câu hỏi diễn biện văn nghệ |
Biểu đồ 2.2. So sánh mức độ thích các hoạt động trong dạ hội lịch sử.
Qua quan sát bảng trên và biểu đồ chúng ta thấy được học sinh rất hứng thú với các hoạt động mới lại và có xu hướng tăng lên sau thực nghiệm đóng vai từ 24% tăng lên 39%, biểu diễn văn nghệ từ 10% lên 28%. Các hoạt động như kể chuyện trả lời câu hỏi số tỷ lệ học sinh thích giảm từ 35% xuống 13%, trả lời câu hỏi từ 11% xuống còn 8%. Học sinh có xu hướng thích các hoạt động mà học sinh được tham gia những hoạt động được phát huy tính tích cực sáng tạo.
Các kỹ năng các em mong muốn được hình thành là kỹ năng làm việc nhóm kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đóng vai, kỹ năng phân tích, tổng hợp đánh giá, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin,... thì sau hoạt động dạ hội lịch sử “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại” đã dần hình thành trong các em những kỹ năng ấy.
Trước hoạt động Dạ hội lịch sử thì những sự kiện về Hồ Chí Minh và Đảng các em nhớ rất ít. Chỉ có 5% học sinh nhớ được 5-10 sự kiện và và 25% học sinh nhớ trên 10 sự kiện còn lại 70% học sinh chỉ nhớ từ 1 đến 3 sự kiện. Sau hoạt động Dạ hội lịch sử học sinh đã nhớ được tương đối các sự kiện lịch sử trong cuộc đời hoạt động của Hồ chí Minh, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Nam Nam khoảng 65% nhớ được trên 10 sự kiện. Như vậy hoạt động ngoại khóa dạ hội lịch sử đã cung cấp kiến thức, giúp học sinh nắm vững kiến thức về Hồ Chí Minh, về Đảng Cộng sản Việt Nam, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kết quả bài thu hoạch cũng rất tốt. Có 65% bài đạt loại tốt, 30% Đạt loại khá, 5% đạt loại trung bình.
Qua kết quả thực nghiệm ta thấy rõ lớp lớp học sinh nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của hoạt động ngoại khóa, dạ hội lịch sử; Học sinh thích thú với hình thức học tập này hơn. Các em có thể nắm chắc được kiến thức lịch sử chứng tỏ hoạt động ngoại khóa nói chung, dạ hội lịch sử nói riêng là hình thức dạy học lôi cuốn học sinh và có tác dụng cao, có thể và cần thiết phải ứng dụng rộng rãi trong dạy học lịch sử ở các trường phổ thông.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về hoạt động ngoại khóa đã được trình bày ở chương 1, trong chương 2, luận văn đã xác định được một số yêu cầu khi xác định các hình thức, biện pháp tổ chức ngoại khóa lịch sử nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đó luận văn đã xây dựng hình thức và biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại trường THPT Thanh Hà tỉnh Hải Dương với các hình thức, biện pháp cụ thể là: đọc sách, kể chuyện lịch sử, dạ hội lịch sử, trao đổi, thảo luận, tham quan lịch sử.
Chúng tác giả đã lựa chọn nội dung để xây dựng chủ đề hoạt động ngoại khóa qua dạ hội lịch sử “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại” để tiến hành thực nghiệm sư phạm. Sau thực nghiệm sư phạm chúng tác giả tiến hành đánh giá hiệu quả của dạ hội lịch sử “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại” qua các kênh thông tin: nhận xét của giáo viên cùng dự, việc quan sát trong giờ ngoại khóa, phiếu khảo sát và bài thu hoạch.
Kết quả các thông tin thu thập được đều cho thấy hoạt động ngoại khóa nói chung, dạ hội lịch sử “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại” được tổ chức tại trường THPT Thanh Hà nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam rất có hiệu quả. Học sinh hứng thú với hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa đã góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức lịch sử cho học sinh.