Tăng Cường Khai Thác Kiến Thức Lịch Sử Địa Phương Trong Đổi Mới Nội Dung Của Hoạt Động Ngoại Khoá


đối ngoại hiện nay của nước ta, những thuận lợi và khó khăn mà chúng ta phải đối mặt khi tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, tình hình khu vực và quốc tế hiện nay cũng luôn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, bất ổn, vì thế, việc tổ chức các HĐNK về những vấn đề thời sự, chính trị hiện nay là hết sức cần thiết đối với HS. Ví dụ như việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các tổ chức như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức các cuộc thi về Vấn đề biển Đông…

Vấn đề đặt ra ở đây là khi lựa chọn các vấn đề thời sự chính trị để tổ chức HĐNK thì cần phải có sự nghiên cứu, cân nhắc trên cơ sở những yêu cầu sau: Vấn đề thời sự chính trị đó phải nhận được sự quan tâm của đông đảo nhân dân và xã hội, phải có tác động quan trọng đến sự phát triển của đất nước và của địa phương, và đã được đề cập và thông tin trên nhiều phương tiện truyền thông và có nhiều nghiên cứu về vấn đề đó.

Chỉ khi lựa chọn những vấn đề đáp ứng được các yêu cầu trên thì hiệu quả tổ chức HĐNK mới thiết thực. Hình thức tổ chức HĐNK cho các vấn đề thời sự chính trị thường là các cuộc thi tìm hiểu, dạ hội lịch sử hoặc là CLB sử học.

Ví dụ, những ngày kỉ niệm thành lập Đảng hoặc thời gian chuẩn bị các kỳ Đại học của Đảng, chúng ta có thể tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử về Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội. Từ cuộc thi tìm hiểu này, HS sẽ nắm được sâu sắc hơn những chặng đường lịch sử mà Đảng ta đã trải qua, nhận thức đầy đủ hơn về những quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng ta qua các thời kì, giai đoạn lịch sử, thấy được sự tài tình của Đảng, sự thích ứng của Đảng trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, từ đó thêm niềm tin vào Đảng và vào con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn cho đất nước. Hoặc như khi vấn đề biển Đông trở nên căng thẳng, đặc biệt là khi Trung Quốc có những hành động vi phạm đến chủ quyền, biển đảo Việt Nam, thời điểm đó rất nhiều các thế lực chính trị phản động đã tìm cách xuyên tạc, kích động người dân, nhất là thế hệ trẻ tham gia các hoạt động biểu tình, gây mất trật tự, an toàn xã hội. Vai trò của người GV dạy sử và học sử ở thời điểm đó sẽ thể hiện như thế nào? Người GV cần nghiên cứu kịp thời, tổ chức HĐNK về Chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đó có thể là một cuộc thi, có thể là một buổi dạ hội, một buổi sinh hoạt chuyên đề nhưng nội dung của HĐNK đó cần làm sáng tỏ mấy vấn đề:

Thứ nhất, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam trên biển Đông


Thứ hai, lên án những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, làm cho HS thấy được những vi phạm của Trung Quốc được thể hiện qua những điểm nào.

Thứ ba, nêu lên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cũng như những biện pháp thực thi nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta, qua đó giáo dục cho HS niềm tin vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Như vậy, HĐNK về biển đảo sẽ làm cho HS hiểu sâu sắc hơn những vấn đề chính trị nóng hổi đang xẩy ra, đồng thời định hình được cách phản ứng đối với các sự kiện chính trị đó, tuyên truyền, vận động mọi người tin tưởng vào sự lãnh đạo tối cao của Đảng và đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị nhưng luôn dựa trên lợi ích của dân tộc mà Đảng ta đang tiến hành.

3.1.3. Tăng cường khai thác kiến thức lịch sử địa phương trong đổi mới nội dung của hoạt động ngoại khoá

Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Bởi lịch sử dân tộc bao giờ cũng diễn ra ở một địa phương cụ thể và mỗi địa phương đều có những đóng góp nhất định vào tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Vì thế, việc khai thác nội dung của lịch sử địa phương trong tổ chức HĐNK, không những là cần thiết, mà còn được tổ chức từ lâu trong DHLS ở trường phổ thông. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, sự quan tâm tới lịch sử địa phương trong tổ chức HĐNK còn không ít hạn chế và bất cập. Ví như, trong chương trình bộ môn Lịch sử hiện hành cũng như trong chương trình THPT mới, số tiết dành cho lịch sử địa phương còn hạn chế. Do đó, GV rất khó khăn trong việc truyền tải kiến thức lịch sử địa phương cho HS. Điều đó làm cho các em HS thiếu hiểu biết về lịch sử địa phương, thậm chí là lịch sử của vị anh hùng mà ngôi trường của mình mang tên cũng không biết. Vì thế theo chúng tôi, vấn đề quan tâm và tăng cường hơn nữa việc khai thác lịch sử địa phương trong HĐNK là một trong những định hướng quan trọng trong đổi mới về nội dung của HĐNK hiện nay.

Ví dụ, sau khi HS học xong nội dung của Chương II. Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 (Lịch sử lớp 12, học kỳ 1). GV có thể tổ chức các HĐNK như buổi dạ hội Lịch sử về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trên quê hương Nghệ An, hay cuộc thi tìm hiểu về Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, tổ chức tham quan, dã ngoại tìm về các Địa chỉ


đỏ của phong trào cách mạng 1930-1931 trên địa bàn thành phố Vinh… Chính những HĐNK này sẽ làm cho HS hiểu sâu sắc hơn về những nội dung kiến thức của Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945, đồng thời có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ của các em đối với vùng đất mà các em đang sinh sống, học tập, giúp các em thêm tự hào về truyền thống của cha ông, ý thức được trách nhiệm của cá nhân và phát triển kỹ năng

Trên thực tế, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc, mỗi địa phương đều có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển đó. Vì thế, để tăng cường tính giáo dục, làm hiểu sâu sắc hơn về mảnh đất mà các em đang sống và học tập thì các HĐNK cần thiết phải có sự kết hợp giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Chẳng hạn như, khi tiến hành HĐNK về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thì có thể tổ chức các HĐNK có nội dung liên quan đến quân và dân Nghệ An trong kháng chiến chống Mĩ như HĐNK về Truông Bồn (nơi từng là trọng điểm đánh phá của không quân Mĩ). Ngoài ra, có thể tổ chức HĐNK về đường Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An vì Tân Kỳ là nơi có cột mốc km số 0 của con đường vận tải chiến lược huyền thoại mang tên Người.

Sự kết hợp nội dung giữa lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương còn được thể hiện qua các HĐNK về các danh nhân lịch sử ở địa phương. Mảnh đất xứ Nghệ là nơi “địa linh, nhân kiệt”, nơi mà mỗi bước thăng trầm của lịch sử đều có những cá nhân kiệt xuất, đóng góp to lớn tài năng của mình để thúc đẩy sự phát triển của dân tộc, ngay từ thời trung đại đến hiện đại, nhân dân xứ Nghệ luôn có quyền tự hào về mảnh đất mình đang sống. Chính vì vậy, nội dung các HĐNK cần có thêm các danh nhân lịch sử ở địa phương như Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong… trong thời kỳ cận và hiện đại.

Ngoài ra, với tính toàn diện của sự phát triển lịch sử, HĐNK cần được diễn ra tại các di tích, các làng nghề truyền thống địa phương. Lịch sử không chỉ có chiến tranh mà ở đó còn là sự sáng tạo trong lao động sản xuất. Nghệ An, với những sự sáng tạo của mình, mỗi vùng quê đều có những làng nghề truyền thống, từ những nghề rèn của thời kì Nhà Trần, đến những nghề mộc, nghề làm đồ gốm, nghề làm tương, nghề dệt thổ cẩm… tất cả tạo nên một cuộc sống muôn màu cho người dân và là đề tài bất tận cho mỗi HS khi tìm hiểu về quê hương, đất nước. Nội dung HĐNK cần có thêm những nội dung mới.


Với đặc trưng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là nơi hội tụ nhiều giá trị vật chất và tinh thần của nền văn minh đất Việt, xứ Nghệ chứa đựng trong mình những giá trị lịch sử lớn lao trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Vì thế, mỗi ngôi trường, mỗi tên đất, tên làng, mỗi ngọn núi, dòng sông ở đây đều là những nhân chứng của lịch sử, đều chứa đựng trong đó những câu chuyện huyền thoại về một thời lịch sử hào hùng của dân tộc. Do đó, chúng tôi cho rằng việc khai thác các sự kiện lịch sử tiêu biểu, các địa danh, các danh nhân lịch sử địa phương để triển khai HĐNK là một biện pháp cần thiết và mang tính thực tế cao.

Ví dụ: Sau khi học xong Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hoá trong các thế kỉ X - XV (tiết 26, Chương trình Lịch sử lớp 10, cơ bản), để HS hiểu hơn về Văn hóa Phật Giáo, GV có thể tổ chức cho HS tham quan lịch sử tại chùa Gám của Trường THPT Yên Thành. Đền, chùa Gám là nơi lưu giữ những chứng tích và có nhiều di tích, công trình kiến trúc: đình, đền, chùa, miếu mạo với những lễ hội truyền thống đã có từ ngàn xưa. Đền Gám được xây dựng từ thời nhà Trần để thờ các vị thần có công bảo quốc hộ dân. Đây là một quần thể cổ kính, linh thiêng, thể hiện được sự sáng tạo của con người, khát vọng chinh phục tự nhiên và sự tôn kính của người dân đối với công đức của các vị thần và các anh hùng dân tộc.

Để tiến hành tham quan Chùa Gám, GV cần có những bước chuẩn bị như sau: Trước hết, cần lên kế hoạch triển khai HĐNK trình Ban Giám hiệu phê duyệt,

tiếp đó liên hệ với bộ phận quản lý của Chùa Gám để thống nhất kế hoạch và chương trình tham quan. Thứ hai, GV thống nhất với HS kế hoạch, phương án di chuyển và giao nhiệm vụ cho HS về chuẩn bị để tiến hành hoạt động tham quan. Thứ ba, tổ chức tiến hành HĐ tham quan và cuối cùng là những nhận xét đánh giá của GV và HS khi tham gia HĐNK này.

Việc tham quan này sẽ có nhiều tác dụng, không chỉ rèn luyện về kĩ năng, thái độ thì còn có sự bổ sung rất lớn về kiến thức thực tiễn cho HS. Qua tham quan, HS tận mắt nhìn thấy được những thành tựu văn hóa của cha ông, hiểu thêm về sự sáng tạo của các thế hệ đi trước, cảm thấy khâm phục đối với truyền thống của quê hương, từ đó định hình những giá trị sống có ích cho xã hội.

Một số HĐNK liên quan đến các di tích lịch sử tiêu biểu có thể vận dụng, triển khai trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường THPT tỉnh Nghệ An


TT

Chương trình

lịch sử

Nội dung, địa điểm


1


Lịch sử VN từ nguồn gốc đến giữa TK XIX (LS 10)

Về di tích văn hóa: Đền Cuông (Đền thờ An Dương Vương),

Diễn Châu, Chùa Gám (Yên Thành), Chùa Cổ Am (Diễn Châu), Đền Bạch Mã (Thanh Chương), Đền Cờn, Đền Quả

Di tích lịch sử, lễ hội truyền thống: Lễ hội Đền vua Mai,

Khu di tích Mai Hắc Đế (Nam Đàn)

Nhân vật lịch sử: Đền Quang Trung

Di tích Phượng Hoàng, Trung Đô


2

Lịch sử Việt Nam từ 1918

đến 2000 (Lịch sử lớp 12)

Nhân vật lịch sử: Nhà lưu niệm Phan Bội Châu (Nam Đàn); Khu

di tích Kim Liên, Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong…

Khu di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Hưng Nguyên; các di tích

lịch sử ở TP Vinh.

Lịch sử chống Pháp và Mĩ: Bảo tàng quân khu 4; Truông

Bồn, Cầu Bến Thủy. Km0 đường Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 11

Tính địa phương của nội dung HĐNK sẽ tăng sự lôi cuốn đối với HS khi tham gia, các em không chỉ tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc mà ở đây là các em tìm hiểu chính mảnh đất, con người nơi các em sinh sống, từ đó hình thành nên những giá trị về đạo đức cho các em, để các em hiểu sâu sắc hơn về mảnh đất và con người xứ Nghệ, thêm yêu quê hương và có trách nhiệm với bản thân và các thế hệ tiền nhân.

3.2. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa

Đổi mới HĐNK là một quá trình đổi mới đồng bộ, vì thế cùng với đổi mới nội dung, cần thiết phải đổi mới ở các hình thức tổ chức HĐNK. Các hình thức tổ chức HĐNK đã được thực hiện ở trường phổ thông từ rất lâu và có vai trò rất quan trọng trong DHLS. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, bên cạnh mặt tích cực, các hình thức tổ chức HĐNK đã bộc lộ không ít những hạn chế và bất cập. Vì thế việc đổi mới hình thức tổ chức HĐNK là cần thiết. Chỉ có điều, đổi mới ở đây không phải là sự phủ nhận hoàn toàn cái cũ, cái truyền thống, mà cần phải có sự kế thừa. Cũng chính vì thế, chúng tôi tiếp cận việc đổi mới các hình thức tổ chức HĐNK ở trường phổ thông theo hai hướng:

Một là, đổi mới ngay trong chính các hình thức tổ chức HĐNK truyền thống.


Hai là, vận dụng một số hình thức mới trong tổ chức HĐNK.

3.2.1. Đổi mới trong các hình thức ngoại khóa truyền thống

HĐNK của bộ môn Lịch sử có từ rất lâu với các hình thức chủ yếu như Đọc sách, Kể chuyện, Nói chuyện, Tham quan, Dạ hội lịch sử, hoạt động công ích xã hội... Các hình thức tổ chức ngoại khóa này đã và đang được thực hiện trong DHLS. Theo chúng tôi, đây là các hình thức tổ chức HĐNK trong truyền thống và có vai trò rất quan trọng trong HĐNK của bộ môn Lịch sử từ nhiều thập kỷ nay. Tuy nhiên, như trên đã nói, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, đặc biệt là sự đổi mới mang tính cách mạng của thông tin và truyền thông cũng như những yêu cầu đổi mới trong nội dung và phương pháp dạy học DHLS, các hình thức HĐNK truyền thống trên đây, bên cạnh những mặt tích cực cần tiếp tục kế thừa và phát huy, đã bộc lộ không ít những hạn chế và bất cập cần sớm được khắc phục. Ví như, các HĐNK phần nào đó còn nặng về hình thức, hạn chế hứng thú và tính tích cực, chủ động của HS khi tham gia HĐNK. Chính vì thế, bên cạnh việc triển khai các hình thức ngoại khóa mới, việc đổi mới chính các hình thức HĐNK đã có, tức các HĐNK truyền thống là cần thiết.

3.2.1.1. Đổi mới hoạt động ngoại khóa Đọc sách

Khi nhấn mạnh về vai trò của đọc sách, nhà văn M.Gorki (1868-1936), trong tác phẩm “Tôi đã học tập như thế nào”, đã khẳng định: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. Ông đã chỉ ra rằng “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Còn với GS Phan Ngọc Liên, khi bàn về hình thức ngoại khóa đọc sách, đã chỉ rõ: “Đọc sách là hình thức phổ biến có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho HS trong giờ nội khóa, song chủ yếu trong HĐNK. Nó góp phần rèn luyện cho HS kĩ năng, thói quen hứng thú và phương pháp làm việc với sách” [95, tr.232].

Đọc sách là hình thức HĐNK phổ biến, dễ triển khai, có hiệu quả nhằm bổ sung kiến thức cho HS trong giờ nội khóa, song lại thực hiện chủ yếu trong HĐNK. Tuy nhiên, hoàn cảnh và các điều kiện tác động đến hoạt động đọc sách của của HS ngày nay đã có quá nhiều thay đổi so với thời điểm ra đời của hình thức này cách đây nhiều thập kỷ. Chính vì thế cần phải có những thay đổi cần thiết cho hình thức ngoại khóa này. Đặc biệt, với sự phát triển của các mạng xã hội, các trang báo điện tử thì đọc sách còn là nguồn cung cấp thông tin cơ bản cho HS trong quá trình học


tập. Một điều dễ nhận thấy và rất cần được lưu ý là ngày nay, nội dung của sách được sử dụng trong ngoại khóa lịch sử cho HS, không những nhiều hơn, phong phú, đa dạng hơn, mà còn đa chiều và phức tạp hơn. Nội dung của sách đương nhiên phải phù hợp với nội dung dạy học và bài học, nhưng nếu trước đây tư liệu ngoài sách giáo khoa và sách tham khảo, còn hạn chế và chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung cấp hoặc hướng dẫn của thầy, thì ngày nay sách lại quá nhiều và HS có thể tự sưu tầm qua nhiều nguồn khác nhau. Vì thế, bên cạnh việc cung cấp cho HS sách có nội dung cần đọc, GV còn phải hướng dẫn HS tự lựa chọn được nội dung sách phù hợp, có giá trị với nội dung bài học. Theo chúng tôi, bên cạnh những ưu điểm cần kế thừa, trước yêu cầu mới, hoạt động đọc sách cần đặc biệt quan tâm đến mấy vấn đề sau đây:

Một là, hiện nay, bên cạnh sách tốt, tư liệu tốt, HS thường xuyên bị tấn công và bủa vây bởi các thông tin, các quan điểm trái chiều, các tư liệu, các sách báo với nội dung độc hại, nhiều khi là xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Vì thế, việc đọc sách ngày nay không chỉ đơn thuần nhằm bổ sung kiến thức, mà còn là một diễn đàn để HS được định hướng về nhận thức và chính trị, chống lại những quan điểm sai lệch, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, Do đó, việc hướng dẫn HS trong chọn sách và phương pháp thích hợp là yêu cầu có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong đổi mới hoạt động đọc sách hiện nay.

Hai là, nếu trước đây, đọc sách chủ yếu được tiếp cận theo định hướng nội dung, tức mục tiêu chủ yếu của đọc sách là nội dung dạy học, trong buổi ngoại khóa đọc sách, công việc chủ yếu là HS ngồi nghe GV hoặc HS đọc sách, thì theo tinh thần đổi mới, hình thức hoạt động đọc sách phải sinh động, hấp dẫn hơn. Giá trị đạt được của hoạt động đọc sách không chỉ là kiến thức thuần túy, mà còn hướng tới những mục tiêu cao hơn, trong đó có mục tiêu phát triển năng lực cho HS.

Để có thể nâng cao hiệu quả của việc đọc sách, GV cần chú ý mấy điểm sau đây:

Thứ nhất, cần có sự lựa chọn nội dung trong việc giao nhiệm vụ cho HS. Không phải nội dung nào của lịch sử cũng yêu cầu các em HS về đọc sách để mở rộng kiến thức. GV chỉ giới thiệu cho HS những vấn đề nổi bật để HS tìm kiếm tư liệu và tự nghiên cứu.

Thứ hai, cần xác định đúng mục đích của đọc sách, người GV phải định hướng cho HS biết được đọc sách này nhằm mục đích gì? Mục đích đó được thể hiện ở


những khía cạnh nào…

Trong tài liệu History of those new to teaching the subject (NSW Department of Education and Training, 2010, (Lịch sử những đổi mới để giảng dạy môn học) các tác giả đã giới thiệu những vấn đề liên quan đến DHLS. Trong đó, việc đọc sách cần trả lời các câu hỏi sau:

Nội dung tiếng Anh

Phần dịch

• Who wrote it?

• When was it writen?

• What sources were used to write it?


• Are these sources reliable?


• What has been omited?

• Why was it writen?

• Who was the intended audience?

• Have any facts been omited?

• Ai đã viết tác phẩm này?

• Khi nào tác phẩm này được viết?

• Những nguồn tư liệu đã được sử dụng để viết tác phẩm?

• Những nguồn này có đáng tin cậy không?

• Điều gì đã bị bỏ qua?

• Những lí do tác phẩm được viết?

• Ai là đối tượng dự định?

• Có bất kỳ sự thật đã được bỏ qua?

Thứ ba, GV cần giới thiệu sách cho HS. Bản thân HS có thể tự tìm kiếm tài liệu từ thư viện và đặc biệt là từ mạng Internet. Tuy nhiên, để hiệu quả của hoạt động đọc sách được tốt hơn thì GV cần giới thiệu cho HS biết về những cuốn sách cần đọc và nội dung cơ bản của những cuốn sách đó. Điều này vừa có ý nghĩa định hướng cho HS, đồng thời có tác dụng lôi cuốn, tạo sự kích thích tìm hiểu cho HS.

Ba là, đổi mới hình thức đọc sách cần được tiến hành song song với đổi mới các biện pháp như đọc sách kết hợp thảo luận nội dung theo sách, đọc sách kết hợp với diễn xuất nội dung, hoặc kết hợp linh hoạt việc HS được nghe đọc với tự đọc, tự đọc cho nhau nghe. Cần thiết có thể mời tác giả sách hoặc các diễn giả đến trao đổi, tọa đàm với HS về sách....

Với những đổi mới trên đây, theo chúng tôi, hoạt động đọc sách sẽ không còn khô khan, nhàm chán, hình thức như trước đây, mà sẽ trở thành một trong những sinh hoạt học tập bổ ích, hấp dẫn và có giá trị cao trong DHLS ở trường phổ thông hiện nay.

3.2.1.2. Đổi mới hoạt động Kể chuyện và Nói chuyện lịch sử

Kể chuyện và nói chuyện lịch sử là hai trong số các hình thức ngoại khóa

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí