Các Công Trình Nghiên Cứu Về Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dạy Học Lịch Sử


Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hộ, trong Lí luận dạy học(NXB GD, HN 2002) và Giáo dục học đại cương, tập 1 (NXB GD, HN 2007) đã giới thiệu chi tiết các nội dung về lí luận dạy học, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến HĐNK. Trong nhóm các phương pháp triển khai hoạt động giáo dục, tác giả cũng đã trình bày khá kĩ phương pháp dạy học trực quan và phương pháp dạy học thực tiễn. Ngoài ra, trong nội dung và hình thức tổ chức dạy học, tác giả khẳng định HĐNK là một hình thức tổ chức hoạt động dạy học bên cạnh các loại hình thức khác như: học ở nhà (tự học), tham quan, thảo luận - seminar, dạy học theo nhóm, hình thức giúp đỡ riêng (phụ đạo). Trong các công trình nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tính tự nguyện của HĐNK, những điều kiện để tổ chức HĐNK, các hình thức tổ chức HĐNK như: tổ ngoại khóa, CLB khoa học, dạ hội khoa học, dạ hội nghệ thuật v.v.. Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khóa, cùng với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của HS với tính kế hoạch của chương trình. Vì thế, tổ chức những HĐNK nhằm tạo điều kiện cho mỗi HS có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân, đó cũng là một cách để giải quyết mâu thuẫn trong chương trình đào tạo.

Trong giai đoạn hiện nay, quán triệt chủ trương dạy học tích hợp và dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhóm tác giả Đỗ Thị Hà, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Mạnh Hưởng (Trường ĐHSP HN), đã nghiên cứu, biên soạn cuốn Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (NXB ĐHSP, HN 2016), gồm 2 quyển: Quyển 1 dành cho Khoa học tự nhiên và Quyển 2 dành cho khoa học xã hội. Trong đó, các HĐNK được đặc biệt quan tâm như “...tổ chức thảo luận, tổ chức các trò chơi, tổ chức các cuộc thi, tổ chức câu lạc bộ, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, tham quan dã ngoại, tổ chức các sự kiện, sân khấu tương tác..." [144, tr.21].

Như vậy, có thể thấy, với các tài liệu về Tâm lý học và Giáo dục học cả trong và ngoài nước, vấn đề tổ chức HĐNK đã được đề cập từ rất lâu, tuy nhiên, mỗi thời điểm, mỗi quốc gia, mỗi nhà nghiên cứu lại có những cách hiểu, cách vận dụng HĐNK khác nhau. Vấn đề là ở chỗ, trong quá trình đổi mới nền giáo dục hiện nay, chúng ta sẽ phải tiến hành HĐNK như thế nào thì chưa có công trình nào đề cập đến một cách tập trung và hệ thống. Đây chính là nội dung mà chúng tôi cần tiếp tục kế


thừa và nghiên cứu trong đề tài.

1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử

1.2.1. Ở nước ngoài

Lịch sử là một môn học có vai trò và ưu thế quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, trong đó, HĐNK của bộ môn Lịch sử đã được đề cập và trình bày ở nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới.

Ở Liên Xô trước đây, công tác ngoại khóa trong dạy học luôn được coi trọng, điều này được thể hiện qua quan điểm của các nhà nghiên cứu về lí luận DHLS. Các tác giả Bécnhưcốp, I.Ôdécxki, A.Khơmelep trong tài liệu Công tác ngoại khóa lịch sử, NXB Moskva, 1963 (tài liệu dịch), đã đề cập HĐNK gắn liền với lịch sử địa phương. Ở mục 36 và 37, khi nói về Công tác ngoại khóa về lịch sử địa phương (LSĐP) ở trường phổ thông, các tác giả đã giới thiệu phương pháp tham quan viện bảo tàng, đài kỉ niệm và các di tích lịch sử và tham quan trong thực tế cuộc sống. Đây là tài liệu có những ý tưởng hữu ích trong việc tổ chức HĐNK trong DHLS ở trường THPT, đặc biệt là ở nội dung khai thác lịch sử địa phương để tiến hành HĐNK.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

A.A.Vaghin trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (tài liệu dịch, Moskva, NXB GD, HN 1972) đã đề cập những vấn đề lí luận của phương pháp DHLS. Đối với HĐNK, A.A.Vaghin đã đề cập các nội dung của HĐNK, phân loại HĐNK theo nguồn nhận thức (lời nói GV, sử dụng các loại tài liệu thành văn và đồ dùng trực quan). Ông đưa ra 15 hình thức HĐNK, trong đó nhấn mạnh tới hình thức đọc sách, tham quan di tích và tham gia công tác lịch sử địa phương. Đây là cơ sở để chúng tôi phân chia các hình thức HĐNK trong quá trình nghiên cứu của mình và là khung nhận thức để xác định các hình thức HĐNK bộ môn Lịch sử.

N.G.Đairi, trong tác phẩm“Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?” (Người dịch: Đặng Bích Hà và Nguyễn Cao Lũy, NXB GD, HN, 1973), mặc dù nội dung cơ bản liên quan đến bài học nội khóa và mối quan hệ giữa bài giảng và sách giáo khoa, nhưng trong đó cũng có những ý kiến gợi mở quan trọng và hữu ích cho HĐNK, ví như khi bàn đến trao đổi và thảo luận, ông cho rằng “Trao đổi, thảo luận là trường học tuyệt vời của tư duy” [37, tr.81]. Đây chính là những gợi mở cho chúng tôi khi triển khai nội dung sinh hoạt các CLB sử học sau này, khi xác định các vấn đề đưa ra cho HS thảo luận, tìm hiểu. Ngoài ra N.G.Đairi còn đưa ra những quan điểm về việc bổ sung các câu chuyện vào trong bài học hay ý nghĩa của việc

Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 4


dạy học trực quan… Đây đều là những vấn đề mà HĐNK đang hướng đến và nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động DHLS ở trường THPT.

Là một trong những hình thức HĐNK khá gọn nhẹ, dễ tổ chức và lôi cuốn HS, trò chơi lịch sử cũng đã được các tác giả nghiên cứu và đề cập từ rất sớm. Cuốn Một số trò chơi lịch sử của G.A.Culaghina, Lương Ninh: (Phần thứ nhất trích từ cuốn “100 trò chơi lịch sử” G.A.Culaghina, phần thứ hai của tác giả Lương Ninh), NXB GD, HN, 1975 đã nêu tương đối hệ thống, đầy đủ cơ sở lí luận, thực tiễn của việc sử dụng trò chơi trí tuệ trong quá trình DHLS. Đây là cơ sở để tác giả Lương Ninh biên soạn lại và có hệ thống về các loại hình tổ chức trò chơi lịch sử (chúng tôi sẽ đề cập ở phần tài liệu trong nước) và là cơ sở để chúng tôi lựa chọn các trò chơi trong HĐNK bộ môn Lịch sử.

N.G.Đairi và các tác giả A.T.Kinkunkin, A.G.Kôlôscốp, P.Karốpkin, P.C.Lâybengrúp trong giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, T2 (Bản tiếng Nga: Методика преподавания истории в средней школе, 1978 Hoàng Trung dịch, lưu trữ tại thư viện ĐHSPHN) đã đưa ra quan điểm thay từ “công tác ngoại khóa” bằng từ “hoạt động ngoài lớp” vì nội dung của khái niệm “hoạt động ngoài lớp” phong phú và đa dạng hơn, ngoài ra các tác giả cũng đã đề xuất một số nội dung cơ bản của hoạt động ngoài lớp trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Ở phần thứ 6, đề cập đến hình thức tổ chức DHLS, các loại bài học lịch sử, trong đó có hình thức hoạt động ngoài lớp, đó chính là những gợi mở giúp chúng tôi tham khảo trong quá trình giải quyết các vấn đề mà luận án đặt ra.

Trong tác phẩm Những yêu cầu về lí luận dạy - học đối với bài lịch sử của P.C.Lâybengrúp (tài liệu dịch, NXBGD, HN 1982) cũng đã nêu lên các hình thức HĐNK cơ bản trong DHLS như: Trò chơi lịch sử, tham quan các di tích lịch sử. Ông xem ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học cần thiết trong quá trình DHLS cho HS, coi HĐNK là một cầu nối để gắn liền nhà trường với đời sống, thực hiện lí luận đi đôi với thực hành trong công tác đào tạo HS.

HĐNK bộ môn Lịch sử còn được đề cập ở trong nhiều công trình nghiên cứu khác về phương pháp DHLS của các nhà giáo dục học Xô Viết. Có thể kể đến những công trình sau: I.Ia.Lecne trong cuốn “Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử”, NXB Moskva, 1982 cũng đã giới thiệu HĐNK như một hình thức dạy học đảm bảo việc phát triển tư duy của HS, học lịch sử không đơn thuần là học thuộc mà


qua học lịch sử, HS sẽ có điều kiện để phát triển các kĩ năng tư duy của mình. A.G. Kôlôscốp (CB) trong giáo trình dành cho GV, Những vấn đề cấp thiết của phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Moskva, 1984 (Bản tiếng Nga: А.Г. Колоскова (Под редакцей) (1984), Aктуальные вопросы методики обученияистории в средней школе, Пособие для учителя, Пpocвeщeниe, Mocква) đã đề cập đến những nội dung quan trọng về phương pháp DHLS trong đó có phương pháp tổ chức các HĐNK, các bài học ngoại khóa.

Tiếp đó C.A.Erôva, U.M. Lêbêđêva, A.B.Đrurkova trong tài liệu Phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, NXB Moskva, 1986, dành cho sinh viên SP (Bản tiếng Nga: С.А.Ежова, U.М.Лебедева, А.В.Дружкова и др (1986), Eтодика преподавания истории в средней школе, Mocква) và E.E.Viazemxki, O.Iu.Xtrelôva trong giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, Moskva, 2001, (bản tiếng Nga: Е.Е.Вяземский, О.Ю. Стрелова (2001), Методика преподавания истории в школе, Гyмaнитapный Издaтeльcкий Џeнтp Bлaдoc, Mocква) đều đã đề cập một cách toàn diện các phương pháp DHLS để GV có thể tham khảo trong quá trình triển khai công tác giảng dạy, trong đó HĐNK được xem là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng, cần được triển khai trong thực tiễn.

Bên cạnh những tài liệu nghiên cứu chung về HĐNK thì còn có những tài liệu đề cập một hình thức hoặc một nội dung HĐNK, ví dụ như: tác phẩm viết về việc sử dụng di tích lịch sử, bảo tàng lịch sử vào giảng dạy bộ môn, đặc biệt là việc tổ chức các HĐNK tại các bảo tàng lịch sử, các di tích. Việc tổ chức cho HS tham quan, học tập tại các bảo tàng lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó không chỉ là dịp để HS nhìn thấy những hiện vật lịch sử để qua đó tái hiện lại lịch sử mà còn giúp HS cảm nhận được không khí của lịch sử. Về vấn đề này, chúng ta có thể kể đến tác phẩm “Bảo tàng và trường phổ thông” (NXB GD, Moskva, 1985) của T.A. Cudrinoi, trong đó tác giả nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục của bảo tàng đối với HS và nêu rõ một số phương pháp sử dụng bảo tàng trong dạy học. Tác phẩm Bảo tàng giáo dục thế hệ trẻ (NXB GD Moskva, 1988) của A.E. Xaynhenxki, đã nhấn mạnh đến phương pháp sử dụng bảo tàng trong giờ học chính khoá, ngoại khóa và vai trò của GV đối với việc sử dụng bảo tàng. Đây là những điểm gợi mở để chúng tôi xây dựng các kế hoạch tham quan bảo tàng trong quá trình triển khai luận án đặc biệt là phần thực nghiệm


toàn phần để giải quyết các vấn đề luận án đề cập đến. Trong HĐNK bộ môn Lịch sử, việc vận dụng LSĐP, tổ chức các HĐNK gắn liền với LSĐP là một biện pháp tổ chức mang lại những hiệu quả cao, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề sử LSĐP trong DHLS nói chung và tổ chức HĐNK nói riêng, các nhà nghiên cứu Xô Viết đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến cuốn Lịch sử địa phương do G.N. Matiusin chủ biên (1980) trong đó ngoài việc khẳng định tầm quan trọng của DHLS địa phương trong nhà trường phổ thông là một nguyên tắc bắt buộc thì G.N. Matiusin còn đưa ra những lí luận về phương pháp nghiên cứu, sưu tầm và các hình thức cơ bản của việc DHLS địa phương trong trường phổ thông. Đây là những lí luận giúp chúng tôi hiểu hơn về việc vận dụng LSĐP trong HĐNK, xây dựng đó thành một nội dung khi tiến hành đổi mới HĐNK ở trường phổ thông hiện nay đó là cần khai thác tốt những kiến thức của LSĐP.

Ngoài những công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học Xô Viết và Nga, thì HĐNK bộ môn Lịch sử cũng là một trong những nội dung được đề cập trong lí luận dạy học ở nhiều nước trên thế giới.

Trong các công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí History of Education Review: The official journal of the Australian and New Zealand History of Education Society (ISSN: 0819-8691) (Tạp chí chính thức của Hiệp hội Giáo dục Lịch sử Úc và New Zealand) đã dành một chuyên mục để viết về phương pháp DHLS, trong đó có khá nhiều công trình nghiên cứu về lí luận DHLS. Có thể kể đến như Powerful narratives and compelling explanations: educational historians and museums at work (Những câu chuyện mạnh mẽ và những lời giải thích thuyết phục: các nhà sử học về giáo dục tại bảo tàng) của Craig Campbell, (University of Sydney, Sydney, Australia) đã giới thiệu tính cần thiết về việc học lịch sử tại bảo tàng, thông qua các câu chuyện của lịch sử để HS hiểu thêm về quá khứ. Schools, universities and history in the world of twenty-first century skills: “The end of knowledge as we know it”? của Lyn Yates, (University of Melbourne, Melbourne, Australia) đã đưa ra những quan điểm về DHLS hiện đại… Với những bài viết về giáo dục lịch sử ở Australian và New Zealand cũng giúp chúng tôi có thể tra cứu các thông tin và tham khảo các quan điểm để giải quyết các vấn đề liên quan đến luận án.

Kimiko Fujita trong công trình The Effects of Extracurricular Activities on the Academic Performance of Junior High Students (2000) (Ảnh hưởng của các


HĐNK đến kết quả học tập của HS trung học cơ sở) đã chỉ ra rằng, việc tham gia các HĐNK có ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS. Theo đó, những HS có tham gia các hoạt động xã hội và hoạt động ngoài trường sẽ cải thiện thành tích học tập. Từ đó, ông kết luận rằng các HĐNK ảnh hưởng đến kết quả học tập và hiệu quả phụ thuộc vào các hoạt động cụ thể mà HS tham gia.

Công trình Heritage in the classroom: A Practical Manual for Teachers (Publisher Het Garant Uitgevers nv, 2005) (Di sản trong lớp học: Hướng dẫn thực hành cho GV) là công trình nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục học đến từ nhiều nước như Veerle De Troyer, Jens Vermeersch, Hildegarde Van, Klaus Kösters, Pieter Mols, Jacqueline Van Leeuwen… Với 156 trang, công trình đã giới thiệu khá chi tiết các phương pháp tiếp cận di sản trong dạy học ở châu Âu, trong đó tập trung vào cách GV có thể tích hợp giáo dục di sản trong các bài học ở các trường tiểu học cũng như trung học, ngoài ra công trình còn đưa ra 34 ví dụ ứng dụng thực tế trong dạy học di sản. Trong công trình này, ngoài việc áp dụng di sản vào các bài học trên lớp, các tác giả cũng đã trình bày những cách thức mà các nước tổ chức thực hiện cho HS tham quan, học tập tại các di sản. Đây là tài liệu tham khảo tốt đối với chúng tôi khi tiến hành xây dựng các HĐNK tại các di tích lịch sử văn hóa cho HS.

M.T. Xtuđennhikin trong công trình Công nghệ hiện đại trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, Moskva, 2007 (Bản tiếng Nga: М.Т. Студеникин (2007): Современные технологии преподавателя истории в школе, Библиотека учителя истории, Москва) đã đề cập những vấn đề quan trọng nhất đối với DHLS ở trường THPT. Tác giả đã dành những nội dung quan trọng để bàn về các bài học lịch sử, các phương pháp lịch sử, các hình thức dạy học có liên quan đến HĐNK như dạy học trực quan, dạy học gắn liền với di tích, thực địa, bảo tàng, dạy học gắn liền với thực tế… từ đó khẳng định nhiệm vụ quan trọng trong dạy học đó là cần phải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây là những nội dung giúp chúng tôi nghiên cứu thêm về các hình thức trong HĐNK, có cơ sở lí luận rõ ràng để nghiên cứu về những hình thức HĐNK bộ môn Lịch sử để từ đó giải quyết những vấn đề mà luận án đặt ra

Trong tài liệu History of those new to teaching the subject (NSW Department of Education and Training, 2010, (Lịch sử những đổi mới để giảng dạy môn học) các tác


giả đã giới thiệu những vấn đề liên quan đến dạy học đồng thời giới thiệu, thống kê một số trang website để cho người học thực hành các hoạt động trong dạy học. Đây là những gợi mở cho chúng tôi khi nghiên cứu các biện pháp thực hành HĐNK.

Cũng như các nhà nghiên cứu giáo dục học và tâm lý học trên thế giới, những nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học nói chung và phương pháp DHLS nói riêng đều rất coi trọng vai trò, ý nghĩa của HĐNK trong DHLS. Đây được xem là hoạt động mang lại rất nhiều ý nghĩa cho HS, gắn kết giữa lí luận và thực tiễn, góp phần phát triển, hoàn thiện các kĩ năng cho HS, giúp HS hiểu thêm về những vấn đề của cuộc sống. Các công trình trênlà nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi tham khảo, vận dụng vào thực tiễn DHLS ở Việt Nam để giải quyết những vấn đề mà luận án đặt ra, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.

1.2.2. Ở trong nước

HĐNK bộ môn Lịch sử là một vấn đề không mới trong nghiên cứu lịch sử.

Các nhà giáo dục lịch sử đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.

Trong cuốn “Giải thích chương trình quốc văn 1961-1962”, Bộ Giáo dục đã xác định vị trí của công tác ngoại khóa trong dạy học, xem đó là bộ phận khăng khít với nội khóa và việc tổ chức tốt HĐNK sẽ góp phần nâng cao chất lượng của nội khóa. Đối với bộ môn Lịch sử, trong những năm 60 của thế kỉ XX, HĐNK là một lĩnh vực khá mới mẻ, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm để đúc kết được, do đó việc nghiên cứu lí luận về HĐNK có ý nghĩa hết sức quan trọng. Năm 1961, lần đầu tiên, một công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy lịch sử được xuất bản, đó là công trình Sơ thảo phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông cấp 2-3 (NXB GD, HN 1961) do Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều Hoàng Trọng Hanh biên soạn. Trong đó, các tác giả đã trình bày khái quát nhất, hệ thống nhất về những vấn đề trong DHLS lúc bấy giờ như: Mục tiêu, nhiệm vụ bộ môn, các phương pháp giảng bài lịch sử, hình thành khái niệm lịch sử, giảng dạy bằng trực quan… Trong chương VII, các tác giả đã đề cập nội dung ngoại khóa thực hành trong môn Lịch sử, như: Cơ sở lí luận của công tác ngoại khóa trong nhà trường, các hình thức ngoại khóa cơ bản, phương pháp tiến hành, vai trò, vị trí của các hình thức HĐNK... Các tác giả phân chia HĐNK thành 04 hình thức cơ bản đó là: Tham quan di tích lịch sử, bảo tàng; Vẽ bản đồ và tranh ảnh, mô hình lịch sử…; Đọc sách, xem phim, thuật chuyện, trao đổi về những đề tài lịch sử và sưu tầm, thu thập, ghi chép tài liệu


lịch sử địa phương. Cũng trong năm 1961, Vụ sư phạm đã biên soạn cuốn Bài giảng về phương pháp giảng dạy lịch sử (NXB GD, HN 1961) để giới thiệu thêm về những vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy lịch sử. Mặc dù các công trình chưa trình bày đầy đủ, chi tiết các HĐNK của bộ môn Lịch sử, nhưng ở thời điểm đó, việc nghiên cứu có hệ thống các HĐNK đã cho thấy tầm quan trọng của hoạt động này trong DHLS. Đây là những cơ sở để chúng tôi đặt nền tảng nghiên cứu HĐNK bộ môn Lịch sử trong quá trình triển khai luận án.

Nhằm hoàn thiện hơn những nghiên cứu về phương pháp DHLS nói chung và HĐNK nói riêng, năm 1966 các nhà nghiên cứu Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Hoàng Trọng Hanh, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường đã biên soạn công trình Phương pháp giảng dạy lịch sử gồm 2 tập (NXB GD, HN 1966). Công trình gồm 3 phần cơ bản, trong đó những nội dung liên quan đến HĐNK được đề cập ở chương 11. Trong đó, đã nhấn mạnh tác dụng của HĐNK trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục. Theo các tác giả, với HS, “HĐNK có tác dụng không thường xuyên bằng nội khóa, nhưng lại có nhiều thuận lợi hơn trong việc gắn nhà trường với đời sống, với các sinh hoạt xã hội” [92, tr.100]. Các tác giả cũng đã đưa ra các hình thức ngoại khóa gồm: Đọc sách, tham quan, nghe nói chuyện lịch sử, gặp gỡ nhân chứng, dạ hội lịch sử và hoạt động xã hội, phổ biến tri thức lịch sử và nghiên cứu lịch sử địa phương.

Để làm sáng rõ hơn những vấn đề liên quan đến HĐNK bộ môn Lịch sử, thể hiện tầm quan trọng của hoạt động này trong giáo dục lịch sử, một công trình chuyên khảo về HĐNK đã được biên soạn vào năm 1968, do Phan Ngọc Liên làm chủ biên, đó là công trình Công tác ngoại khóa môn Lịch sử ở trường phổ thông cấp II và cấp III (NXB GD, HN 1968). Trong công trình này, các vấn đề lí luận về HĐNK đã được hệ thống lại, các hình thức của công tác ngoại khóa môn Lịch sử như đọc sách, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, công tác công ích xã hội, nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, chỉnh lí biên soạn lịch sử địa phương, sử dụng lịch sử địa phương trong HĐNK, được trình bày một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Có thể nói, các vấn đề về HĐNK bộ môn Lịch sử bước đầu đã được làm sáng rõ, góp phần định hướng cho GV trong quá trình tổ chức HĐNK để nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng nhiệm vụ đặc biệt của đất nước: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí