CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trên thực tế, trong quá trình xây dựng chương trình THPT mới, vị trí bộ môn Lịch sử luôn là một vấn đề được đưa ra tranh luận trên các diễn đàn, các hội thảo. Có nhiều quan điểm về vấn đề này: có quan điểm đưa Lịch sử ghép vào với các môn khác (như Giáo dục công dân hay Địa lý), hoặc đưa Lịch sử vào môn học tự chọn, trong khi đó có nhiều quan điểm khẳng định bộ môn Lịch sử cần được coi trọng như là một môn học độc lập, bắt buộc như các môn học khác ở trường THPT... Kết quả của quá trình đó, bộ môn Lịch sử đã được khẳng định là môn học bắt buộc, độc lập ở trường THPT. Tuy nhiên, số tiết dành cho bộ môn Lịch sử là khá khiêm tốn so với các môn học khác cũng như khối lượng kiến thức của bộ môn. Trước tình hình đó, để thực hiện tốt mục tiêu môn học, vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, trong đó đổi mới HĐNK, là hướng đi cần thiết và tất yếu. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tiến hành đổi mới như thế nào, với nội dung, hình thức và biện pháp cụ thể ra sao mới có thể để đáp ứng được yêu cầu giáo dục của bộ môn hiện nay.
Đổi mới HĐNK trong DHLS ở trường THPT là một quá trình đổi mới toàn diện từ nhận thức về vai trò, vị trí bộ môn, đổi mới về nội dung triển khai đến các hình thức tổ chức và những biện pháp tiến hành. Quá trình đổi mới này không phải là sự phủ định hoàn toàn những kết quả nghiên cứu về HĐNK của các nhà nghiên cứu đi trước mà là sự kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu và thực tiễn đã triển khai để HĐNK được triển khai hiệu quả hơn, đáp ứng mục tiêu môn học và mục tiêu đào tạo ở trường THPT. Theo chúng tôi, việc đổi mới HĐNK Lịch sử ở trường THPT cần được thực hiện toàn diện trên cả 3 mặt: Nội dung, Hình thức và các Biện pháp tiến hành.
3.1. Đổi mới nội dung hoạt động ngoại khóa
Nội dung HĐNK Lịch sử chính là các nội dung kiến thức lịch sử trong chương trình lịch sử phổ thông được khai thác để tổ chức HĐNK. Đổi mới nội dung HĐNK chính là đổi mới việc khai thác, chọn lựa các nội dung lịch sử trong tổ chức HĐNK, sao cho các nội dung ấy đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động DHLS ở trường phổ thông hiện nay.
Cũng cần nói thêm là, đổi mới không chỉ có nghĩa là sáng tạo ra những cái hoàn toàn mới, tức là đổi mới về lí luận, mà còn là quá trình khắc phục những hạn chế trong thực tiễn, đó là quá trình đổi mới việc triển khai trong thực tiễn. Đề tài của chúng tôi chủ yếu đi theo hướng thư hai này.
Có thể bạn quan tâm!
- Xuất Phát Từ Đặc Điểm Tâm Lứa Tuổi Của Học Sinh Thpt
- Đảm Bảo Mục Tiêu Dạy Học Và Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Những Biện Pháp Mà Gv Đã Tiến Hành Khi Tổ Chức Hđnk Bộ Môn Lịch Sử
- Tăng Cường Khai Thác Kiến Thức Lịch Sử Địa Phương Trong Đổi Mới Nội Dung Của Hoạt Động Ngoại Khoá
- Vận Dụng Hiệu Quả Các Hình Thức Mới Trong Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Lịch Sử
- Đổi Mới Và Nâng Cao Hiệu Quả Các Hoạt Động Công Ích Xã Hội
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Nội dung cơ bản của Chương trình Lịch sử hiện hành ở trường THPT đang được triển khai trên phạm vi cả nước gồm hai phần: Phần Lịch sử Việt Nam và phần Lịch sử thế giới. Nguyên tắc xây dựng chương trình này là sử dụng nguyên tắc đồng tâm và đường thẳng. Về cơ bản, những kiến thức của chương trình lịch sử ở trường THPT đã được đề cập ở các bậc học dưới, đến cấp THPT sẽ được trình bày sâu hơn và đa dạng hơn. Còn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, kiến thức trong môn Lịch sử ở trường phổ thông sẽ được trình bày dưới dạng chuyên đề. Dù dưới hình thức nào, thì với Chương trình THPT, HS sẽ được học để biết và hiểu về tiến trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam từ khi xuất hiện con người cho đến ngày nay.
Từ thực tiễn dạy học, qua đánh giá của các nhà nghiên cũng như qua điều tra khảo sát trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và bất cập của HĐNK nói chung, HĐNK bộ môn Lịch sử nói riêng trong dạy học hiện nay chính là ở chỗ, HĐNK chưa thực sự phát huy hết vai trò, vị trí và ý nghĩa của mình trong dạy học, trong đó trực tiếp nhất là do nội dung HĐNK chưa phong phú, chưa thật bao quát, phần nào đó còn mang tính hình thức, chưa đủ độ hay, độ hấp dẫn để thu hút HS tham gia và nâng cao hiệu quả của hoạt động này… Từ lâu nay, nội dung của ngoại khóa lịch sử, mặc dù không phải tuân thủ nghiêm ngặt như nội dung của chương trình chính khóa và các cơ sở giáo dục có được tính chủ động cao trong triển khai hoạt động, nhưng ở nhiều địa phương, nhiều trường THPT, vấn đề nội dung của ngoại khóa lịch sử vẫn chưa được đổi mới một cách đồng bộ. Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy nội dung của HĐNK vẫn chủ yếu theo những định hướng dưới đây:
- Chủ yếu là các sự kiện chính trị mà ít quan tâm đến kinh tế, văn hóa và các lĩnh vực khác.
- Chủ yếu là lịch sử Việt Nam mà ít quan tâm đến lịch sử thế giới.
- Các nội dung lịch sử xa xưa, dù là của lịch sử dân tộc, cũng ít được quan tâm hơn so với các nội dung lịch sử cận hiện đại.
- Các nội dung lịch sử địa phương chưa được quan tâm đúng mức như lịch sử dân tộc, trong khi nội dung lịch sử địa phương ngày càng có vị trí quan trọng trong giáo dục nhân cách cho HS hiện nay.
Chúng tôi không coi những định hướng nội dung trên đây của HĐNK Lịch sử là những hạn chế, bởi vì sự tồn tại của mỗi định hướng đều được xác định bởi những hoàn cản lịch sử nhất định, mà chỉ coi đó là những cơ sở thực tiễn để xem xét và vận dụng việc đổi mới nội dung HĐNK trong hoàn cảnh mới. Điều quan trọng cần phải quan tâm hiện nay chính là ở chỗ, những nội dung lịch sử đó tuy có vị trí rất quan trọng và thích hợp với giai đoạn lịch sử vừa qua, nhưng cần phải có điều chỉnh, bổ sung và đổi mới cho phù hợp với yêu cầu mới của dạy học hiện nay. Sự thay đổi của các điều kiện về kinh tế - xã hội, sự phát triển mang tính cách mạng sâu sắc của khoa học - công nghệ, của các phương tiện truyền thông hiện đại, kéo theo đó là sự thay đổi rất cơ bản của điều kiện, của nhu cầu và hứng thú nhận thức của HS trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng, đã đặt ra yêu cầu khách quan cho quá trình đổi mới nội dung HĐNK Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Theo chúng tôi, việc đổi mới nội dung HĐNK cần được thực hiện ở những nội dung dưới đây:
3.1.1. Đa dạng hóa nội dung lịch sử trong đổi mới hoạt động ngoại khoá
Điểm nổi bật trong Chương trình mới, môn Lịch sử THPT chính là nội dung lịch sử được biên soạn theo hướng các chuyên đề. Chương trình mới không còn biên soạn theo nguyên tắc đồng tâm và đường thẳng như trước kia. Đây cũng là một đặc điểm cần lưu ý khi triển khai các giải pháp đổi mới hoạt HĐNK, trong đó và trươc hết là đổi mới trong khai thác nội dung của HĐNK Lịch sử.
Việc tổ chức HĐNK là cần thiết, là quan trọng, tuy nhiên không phải nội dung nào, vấn đề nào cũng tổ chức HĐNK, chúng ta chỉ có thể tổ chức HĐNK dựa trên cơ sở khai thác và lựa chọn những vấn đề cơ bản nhất của lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương.
Có một thực tế là, GV thường sẽ chú trọng tổ chức những HĐNK có nội dung lịch sử địa phương hoặc dân tộc ở thời kì cận - hiện đại, đặc biệt là những sự kiện mang ý nghĩa chính trị, vì những nội dung này gần với ngày nay hơn, tư liệu nhiều hơn và cũng có nhiều thuận lợi hơn trong tổ chức. Điều này hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở đó thôi thì chưa đủ, bởi như vậy, nhận thức của
HS về tính liên tục, toàn diện và hệ thống của khóa trình lịch sử sẽ bị hạn chế đi rất nhiều. Không những thế, còn tước đi của lịch sử tính phong phú, hấp dẫn vốn có của nó. Bởi vì lịch sử xa xưa của nhân loại có rất nhiều hấp dẫn, lý thú và có giá trị lớn trong hành trang tri thức của các em. Cho nên, chúng tôi cho rằng, đổi mới nội dung HĐNK, trước hết là cần phải mở rộng việc khai thác các sự kiện lịch sử cơ bản trong chương trình để để tổ chức HĐNK được toàn diện và sâu sắc hơn. Để việc khắc phục những khó khăn (nếu có) trong việc tổ chức HĐNK đối với những sự kiện, những nội dung lịch sử xa xưa, như lịch sử cổ - trung đại, chúng ta có thể tiến hành đổi mới hình thức và khai thác ưu thế của khoa học công nghệ trong dạy học, như xây dựng các bộ phim 3D về Kim Tự Tháp, về Bảy kỳ quan của thế giới, các bộ phim về các nền văn minh của lịch sử loài người, hoặc tổ chức cho HS sưu tầm tư liệu theo các chủ đề qua internet
Điều đáng quan tâm ở đây là, với mỗi nội dung của khóa trình lịch sử thì cần xác định hình thức ngoại khóa phù hợp. Đổi mới nội dung phải gắn liền với đổi mới về hình thức, lựa chọn hình thức phù hợp với nội dung HĐNK là điều cần thiết để có thể phát huy hết giá trị của các HĐNK. Không phải nội dung nào cũng có thể tổ chức tham quan và cũng không phải nội dung nào cũng tổ chức thành các hình thức ngoại khóa, mà mỗi nội dung cần được người GV nghiên cứu và lựa chọn hình thức phù hợp.
Nội dung kiến thức thì lớn, thời gian giảng dạy thì hạn chế, vì thế, HĐNK là biện pháp cần thiết để giải quyết sự bất cập đó. Cụ thể, những nội dung sau đây cần khai thác và mở rộng trong việc tổ chức các HĐNK:
3.1.1.1. Trong khai thác các sự kiện lịch sử tiêu biểu
Điều đầu tiên trong đổi mới nội dung của HĐNK là phải đa dạng hóa những sự kiện lịch sử tiêu biểu. Điều này, một mặt thể hiện tính toàn diện của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, mặt khác cũng nhằm đáp ứng yêu cầu cuả chương trình giáo dục phổ thông mới, khi mà hệ thống các chuyên đề của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông đã đề cập khá toàn diện nội dung lịch sử trên tất cả các lĩnh vực. Thực ra, từ trước đến nay, nội dung HĐNK Lịch sử vẫn là những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới và Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở các sự kiện chính trị, do đó tính toàn diện của nội dung lịch sử chưa cao. Mặc dù những nội dung ấy là cần thiết, có ý nghĩa giáo dục tư tưởng cao và rất cần phải tiếp tục phát huy, nhưng nếu chỉ dừng chủ yếu ở đấy thôi thì phần nào đó sẽ làm cho nội dung HĐNK trở nên nhàm chán,
kém hấp dẫn. Mặt khác, những nội dung ấy lại thường được khai thác với qui mô và tần xuất lớn trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, với nhiều hình thức thể hiện hấp dẫn mà DHLS có thể khai thác và vận dụng kết hợp. Trong khi đó, các sự kiện tiêu biểu của lịch sử còn được thể hiện vô cùng phong phú trên nhiều lĩnh vực, với tính hấp dẫn, phong phú và giá trị nhận thức rất cao, như kinh tế, văn hóa, âm nhạc, mỹ thuật, kiến trúc, ẩm thực truyền thống ở cả thế giới và Việt Nam. Đó là bức tranh đa sắc màu thực sự của lịch sử nhân loại cũng như của lịch sử dân tộc, những bức tranh có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ và nhân cách rất cao trong hành trang tri thức của HS trên con đường đổi mới. Như thế có thể thấy, đổi mới việc mở rộng nội dung lịch sử tiêu biểu, trên cà phạm vi không gian, thời gian và giá trị nhận thức của các sự kiện ấy, là một nhu cầu cần thiết và có tính khả thi trong đổi mới HĐNK Lịch sử hiện nay. Ví như, bên cạnh việc khai thác để tổ chức HĐNK với các sự kiện tiêu biểu như Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, Đại thắng mùa xuân với chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh 1975…chúng ta có khai thác để tổ chức hoặc lồng ghép trong tổ chức HĐNK với các sự kiện Hùng Vương dựng nước, các cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ tổ quốc trong lịch sử dân tộc, những nét đặc sắc trong Âm nhạc, Mỹ thuật, Kiến trúc, Ẩm thực của dân tộc, cũng như của các địa phương trên cả nước.
Cũng với cách tiếp cận như thế, bên cạnh tổ chức các HĐNK về Cách mạng Tháng Mười Nga, về Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô...chúng ta có thể khai thác các nội dung về Cách mạng công nghiệp, về Văn hóa Phục hưng, về các Di sản văn hóa nổi tiếng, về tình bạn, tình yêu vĩ đại và cảm động trong lịch sử nhân loại như Các Mác và Gien ny, Các Mác và F.Engen...
3.1.1.2. Trong việc lựa chọn các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
Bên cạnh mở rộng việc khai thác các sự kiện lịch sử tiêu biểu, việc mở rộng khai thác các nhân vật lịch sử tiêu biểu cũng là một định hướng quan trọng trong đổi mới HĐNK.
Mỗi giai đoạn và thời kì phát triển của lịch sử luôn có những nhân vật lịch sử có ảnh hưởng và tác động lớn lao đến quá trình phát triển của lịch sử nhân loại cũng như của mỗi quốc gia, dân tộc. Và theo đó, cũng như các sự kiện lịch sử tiêu biểu, việc việc khắc họa các nhân vật lịch sử tiêu biểu, không chỉ đáp ứng yêu cầu khách quan về mặt nội dung khoa học, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt giáo dục
nhân cách cho HS. Bởi chính các nhân vật lịch sử tiêu biểu, như các Lãnh tụ của các phong trào cách mạng, các Anh hùng liệt sỹ trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, các Nhà khoa học, các Danh nhân văn hóa tiêu...luôn là những biểu tượng, những tấm gương sáng và có sức sống mạnh mẽ trong tâm hồn và trái tim của thế hệ trẻ trong quá trình học hỏi, quá trình phấn đấu và tu dưỡng để vươn tới cái tốt, cái đẹp, cái chân - thiện - mỹ, của con người trong xã hội mới. Thông qua biểu tượng sinh động về các nhân vật lịch sử, các em sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về giá trị của cuộc sống. Bởi chính những thăng trầm, những hy sinh, đóng góp của các nhân vật lịch sử tiêu biểu cũng như nhân cách tốt đẹp của họ trong cuộc sống, sẽ giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời. Đó sẽ là cơ sở quan trọng để giúp các em định hướng tới những giá trị đúng đắn, các em thấy mình phải sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với xã hội, với cộng đồng và với tương lai, sự nghiệp của chính mình.
Cũng chính vì thế, việc mở rộng khai thác các nhân vật lịch sử tiêu biểu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, là một nội dung cần được quan tâm trong đổi mới HĐNK.
Yêu cầu đặt ra là quan trọng như vậy, nhưng với dung lượng thời gian của dạy học như hiện nay, yêu cầu mở rộng khắc họa các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong dạy học nội khóa sẽ gặp không ít khoa khăn. Tuy nhiên, như trên đã nói, khó khăn đó có thể được khắc phục trong đổi mới HĐNK.
Việc mở rộng khai thác các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong đổi mới HĐNK, thực chất là việc khắc phục những hạn chế trước đây khi trong dạy học nói chung, trong HĐNK nói riêng, chúng ta thường chủ yếu khai thác các nhân vật trong hoạt động chính trị và chiến tranh cách mạng của lịch sử hiện đại, mà khai thác chưa nhiều các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong các lĩnh vực khác, của các thời kỳ khác của lịch sử nhân loại. Vì thế, theo định hướng đổi mới, bên cạnh tiếp tục kế thừa việc khai thác các nhân vật trong hoạt động chính trị và chiến tranh cách mạng của thời cận, hiện đại, chúng ta mở rộng hơn việc các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong các lĩnh vực khác, như văn hóa, khoa học, nghệ thuật..., không chỉ của thời cận, hiện đại mà còn ở thời cổ, trung đại.
Ví như, bên cạnh việc tiếp tục tổ chức các HĐNK về Các Mác, Ănghen, Lê Nin, những lãnh tụ tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc của lịch sử
cận hiện, đại thế giới, chúng ta có thể mở rộng và quan tâm hơn việc khai thác tới các nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử cổ trung đại, không chỉ trong lĩnh vực chính trị, xã hội, mà còn cả trong các lĩnh vực khác về văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật như tổ chức cuộc thi tìm hiểu về phong trào Văn hóa Phục hưng, hay những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại…
Tương tự như vậy, trong lịch sử Việt Nam, bên cạnh cần tiếp tục khai thác các lãnh tụ và anh hùng tiêu biểu như lãnh tụ Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trần Phú, Lê Hồng Phong....cần mở rộng thêm tới các nhân vật lịch sử tiêu biểu khác như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, hoặc ở các thời kỳ xa hơn trong lịch sử dân tộc như Hai Bà Trưng, Lí Bí, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan, Khúc thừa Dụ, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung..... Mặt khác, không chỉ khai thác các nhân vật tiêu biểu trong lịch sử chính trị, xã hội, mà còn quan tâm tới các nhân vật lịch sử tiêu biểu về văn hóa, giáo dục, kinh tế, nghệ thuật... như Nguyễn Trường Tộ, Chu Văn An, Lê Quí Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm...
Để việc đổi mới nội dung HĐNK liên quan tới việc mở rộng khai thác các Sự kiện và Nhân vật lịch sử tiêu biểu được hiệu quả và khả thi, việc chọn lựa hình thức khai thác các nội dung nói trên trong HĐNK là rất quan trọng. Ví như, không thể phải tổ chức mỗi sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một buổi ngoại khóa riêng biệt, mà phải biết sử dụng linh hoạt, lồng ghép các nội dung trên sao cho phù hợp với nội dung dạy học và đối tượng HS thể, trong cả lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc và lịch sử của từng địa phương.
3.1.2. Chú trọng lựa chọn nội dung lịch sử có ý nghĩa chính trị và giá trị thực tiễn cao trong tổ chức hoạt động ngoại khoá
Lịch sử nghiên cứu về quá khứ, về những gì đã diễn ra, nhưng nó có mối quan hệ chặt chẽ với hiện tại và tương lai. Bởi nhận thức quá khứ không phải vì quá khứ, mà chính là vì hiện tại và tương lai. Cũng chính vì thế, việc vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn, hay là việc sử dụng những bài học kinh nghiệm được rút ra từ trong lịch sử để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống, được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của nhận thức lịch sử nói chung và DHLS nói riêng. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, việc khai thác và sử dụng kiến thức lịch sử để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm, bức thiết của đất nước, luôn là một yêu
cầu quan trọng của tất cá cả các bộ môn, trong đó có vai trò quan trọng của bộ môn lịch sử. Bởi ở mỗi thời điểm của lịch sử dân tộc, luôn có những những nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm, nổi bật, cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị. Đó thực sự là những thử thách to lớn, những nhiệm vụ lớn lao cần phải vượt qua để thúc đẩy lịch sử phát triển. Bức tranh phát triển của lịch sử luôn sôi động, liên tục vì thế nội dung của HĐNK cũng phải theo sát được sự phát triển của lịch sử, gắn liền với những nhiệm vụ trọng tâm của đất nước tại thời điểm đó. Cùng với hoạt động dạy học nói chung, việc tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục, trong đó có HĐNK và HĐNK Lịch sử, là một trong những hoạt động nhạy bén và có hiệu quả cao trong việc thực hiện những nhiệm vụ có ý nghĩa chính trị lớn đang được cả xã hội quan tâm. Đây là là hoạt động cần thiết không chỉ về nhận thức lịch sử, mà còn giúp HS kịp thời nắm bắt được các vấn đề chính trị, xã hội trọng tâm của đất nước, từ đó hình thành thái độ, quan điểm đúng đắn của cá nhân đối với những vấn đề quan trọng đó. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong tình hình hiện nay, khi mà, với sự phát triển của công nghệ thông tin, cùng một vấn đề có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó có những cách nhìn sai lệch, xuyên tạc lịch sử, dẫn đến làm phức tạp tình hình chính trị xã hội trong nước. Do đó, tổ chức HĐNK là nhằm cung cấp những kiến thức chính xác, khoa học, khách quan về các vấn đề thời sự đang diễn ra, giúp HS có những kĩ năng cần thiết về phán đoán, suy luận, sưu tầm tài liệu, đánh giá tài liệu, so sánh, đối chiếu tài liệu, rút ra những bài học từ những thành công và thất bại, biết ứng xử đúng mực trước những thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch, có nhận thức và tuyên truyền nhận thức đúng đắn về các vấn đề thời sự cho mọi người... từ đó đáp ứng những mục tiêu căn bản của bộ môn Lịch sử ở trường THPT.
Tình hình thời sự chính trị có rất nhiều những biến động, cùng với quá trình hội nhập của đất nước, những yếu tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của nước ta ngày càng nhiều. Vì thế, việc hiểu rõ, nhận thức đúng để có thái độ đúng đắn với những biến động của tình hình chính trị thế giới, khu vực và trong nước là một trong những yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với nền giáo dục nước ta, trong đó có bộ môn Lịch sử. Quá trình hội nhập đã giúp Việt Nam rất nhiều trên con đường phát triển, chúng ta đã tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Việc nắm rõ quá trình hoạt động, tôn chỉ, mục đích của các tổ chức mà Việt Nam tham gia sẽ góp phần nhận thức sâu sắc về đường lối
.....