Kết Hợp Các Hình Thức Ngoại Khóa Để Tổ Chức Dạ Hội Lịch Sử Nhân Kỉ Niệm Ngày Thành Lập Đảng.

+ Các bài dự thi viết bằng văn xuôi tiếng Việt tối đa 3.000 từ, (đánh máy hoặc viết tay một mặt trên giấy A4, ban tổ chức không trả lại bản thảo), tác giả có thể gửi kèm ảnh, tác phẩm dự thi phải là những bài chưa được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Người gửi bài dự thi phải ghi rõ địa chỉ, đơn vị lớp. Thứ ba: Tổng kết và trao giải.

- Ban tổ chức và thư kí chọn ra các bài viết hay, sát với nội dung đưa ra, đánh giá, xếp loại.

- Ban tổ chức trao giải thưởng cho đơn vị lớp, cá nhân xuất sắc.

Cuộc thi đã bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, niềm tin vào Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của các em trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau. Cuộc thi đã góp phần cùng nhà trường xây dựng nhân cách cho các em học sinh, tôn vinh lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào Đảng, tạo động lực cho các em phấn đấu là những con ngoan, trò giỏi, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của nước nhà. Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nước, niềm tin vào Đảng bằng cả tấm lòng, bằng bầu máu nóng của trái tim và có những hành động thiết thực nhất để tiếp bước và nối tiếp truyền thống của cha ông.

2.3.2.4. Kết hợp các hình thức ngoại khóa để tổ chức dạ hội lịch sử nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng.

Dạ hội lịch sử là một hoạt động ngoại khoá sôi nổi, hấp dẫn, thu hút được cùng một lúc đông đảo HS tham gia. Có thể nói, khi tham gia dạ hội lịch sử, HS được rèn luyện sự tự tin, khả năng sử dụng ngôn ngữ, bồi dưỡng tình yêu đối với lịch sử. Đây còn là dịp để GV và HS cùng hòa vào những hoạt động tập thể, xóa đi khoảng cách giữa thầy với trò mà đôi khi chính nó là rào cản khiến các em không dám gần gũi, trao đổi với thầy cô về các vấn đề học tập. Ngoài ra, trong buổi dạ hội, việc cụ thể hóa những tác phẩm lịch sử, những sự kiện, nhân vật lịch sử trên sân khấu không chỉ làm phong phú kiến

thức mà còn rèn luyện năng lực độc lập làm việc; bồi dưỡng năng khiếu biểu diễn và cảm thụ nghệ thuật cho HS; hướng các em tới giá trị chân, thiện, mĩ của cuộc sống.

Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc tổ chức một buổi dạ hội lịch sử rất dễ thực hiện và nhận được sự ủng hộ của đông đảo GV và HS.

Để buổi dạ hội đạt hiệu quả, GV cần tuân thủ các yêu cầu sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

- Dạ hội phải có mục đích bồi dưỡng kiến thức, giáo dục và phát triển. Buổi dạ hội phải có sự tham gia của đông đảo HS để rèn luyện cho các em thói quen sinh hoạt tập thể.

- GV cần có kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho buổi dạ hội.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 10

Việc sắp xếp thời gian để HS luyện tập cho các tiết mục không được làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em.

- Hình thức tổ chức phải linh hoạt và đa dạng, sao cho gọn nhẹ, ít tốn kém mà hiệu quả lại cao, có sức ảnh hưởng không chỉ với HS nhà trường mà còn có tác dụng với nhân dân địa phương. Vì vậy, khôi phục lại bức tranh quá khứ vừa có tác dụng giáo dục, vừa gây hứng thú với HS là một yêu cầu quan trọng.

Thực hiện công tác tổ chức một cuộc thi để tìm hiểu về một chủ đề lịch sử nói chung, về chuyên đề Tìm hiểu 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng, chúng ta cần trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn thứ nhất - chuẩn bị: Chúng ta phải xác định rõ mục đích của tổ chức cuộc thi (phải hỗ trợ các bài học nội khóa), sau đó xây dựng một kế hoạch cụ thể dựa trên nhiệm vụ chính trị của trường được đặt vào đầu năm học. Cuộc thi có thể được tiến hành trong các khối riêng lẻ hoặc trong toàn trường, đến mỗi lớp, có giới hạn thời gian chuẩn bị, thi sơ loại đến chung kết và có giải thưởng.

Giai đoạn thứ hai: Phát động cuộc thi. Thời gian phát động cuộc thi, lịch thi phải được công bố trên bảng tin nhà trường và các phương tiện ít nhất là 1 tháng trước ngày tổ chức. Các hoạt động của đoàn trường trong thời gian

này cũng cần tích cực hướng tới cuộc thi, như: treo khẩu hiệu, băng zôn, mở bài hát trong giờ giải lao giữa các tiết học nhằm tuyên truyền cho hội thi. Những hoạt động như vậy sẽ góp phần khích lệ, động viên học sinh toàn trường tham gia và chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt.

Giai đoạn thứ ba: Tổ chức cuộc thi: Tổ chức thành 2 vòng, sơ loại và chung kết. Ngày tổ chức cuộc thi tìm hiểu nên bố trí một buổi riêng, để học sinh toàn trường được theo dõi, cổ vũ các bạn. Ban tổ chức cuộc thi cân chuẩn bị chu đáo ở khâu tổ chức (băng kỉ niệm, thành phần khách mời, ban giám khảo,...) để hoạt động vừa trang nghiêm, tiết kiệm, có ý nghĩa thực tiễn. Học sinh các lớp cũng có thể làm băng zôn cổ đội mình dự thi (mũ, khẩu hiệu có chữ cổ vũ).

Sau khi kết thúc: cần phải công bố kết quả cuộc thi rộng rãi và cần nghiêm túc rút kinh nghiệm để lần sau tổ chức tốt hơn.

Với HĐNK nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam có thể tổ chức dạ hội lịch sử với chủ đề “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại”.

* Chủ đề: Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại

* Đối tượng: Học sinh trường THPT

* Thời gian: Ngày 2-3, nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Mục tiêu:

- Củng cố, bổ sung nhận thức về Hồ Chí Minh, về Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Bồi dưỡng niềm tin, tự hào về Đảng, Bác Hồ kính yêu.

- Phát triển kĩ năng tổng hợp trong nhận thức, hành động từ các vấn đề lịch sử.

* Nội dung và hình thức hoạt động

- Nội dung:

+ Các sự kiện cơ bản trong tiến trình ra đời, phát triển của Đảng ta, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ.

+ Các sự kiện cơ bản trong quá trình ra đời, trưởng thành, lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, tập trung giai đoạn trước năm 1945.

- Hình thức: Tổ chức liên hoan văn nghệ, cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Hồ Chí Minh.

* Chuẩn bị hoạt động

- Phương tiện: Những bài hát về Đảng, Bác Hồ, hệ thống các bài viết, hệ thống câu hỏi, đáp án về Đảng, Bác Hồ.

- Tổ chức: Giáo viên xin ý kiến Ban giám hiệu, thống nhất kế hoạch,nội dung, kinh phí, nêu chủ đề hoạt động, nội dung chương trình, kế hoạch, thời gian, địa điểm tiến hành cho các lớp trong trường và hướng dẫn học sinh toàn trường chuẩn bị các phương tiện hoạt động.

Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị nội dung, câu hỏi, đáp án. Phân công người dẫn chương trình.

Cử Ban giám khảo.

Tổ chức cho các lớp tìm hiểu kiến thức, tập luyện văn nghệ.

* Tiến hành hoạt động

Chia học sinh thành các đội. Các đội sẽ bốc thăm 01 lần thứ tự các phần thi:

Các đội tiến hành 2 vòng thi: Vòng sơ khảo và vòng chung khảo. Vòng chung khảo chọn lấy 3 đội thắng ở vòng sơ khảo để thi, tranh giải nhất, nhì, ba.

Ở vòng chung kết:

Mở đầu buổi dạ hội là biểu diễn văn nghệ chào mừng.

Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo,...

Giáo viên giới thiệu các hoạt động, cách thức thi. Tiến hành thi

Xen kẽ giữa các phần thi là các tiết mục văn nghệ.

Trong khi chờ Ban giám khảo chấm điểm tổng kết thì diễn ra chấm các tranh, ảnh do học sinh vẽ, sưu tầm về chủ đề Bác Hồ và việc thành lập Đảng

được trưng bày hai bên cánh gà của sân khấu.

Tổng kết cuộc thi.

* Kết thúc dạ hội

- Công bố kết quả, trao giải.

- Nhận xét, đánh giá các hoạt động.

2.3.2.5. Tham quan lịch sử

Tham quan lịch sử là hình thức ngoại khóa quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Hiện nay nhiều trường tổ chức hình thức này. Khi tổ chức tham quan có thể cho học sinh tham quan tại Bảo tàng hoặc tham quan tại thực địa.

Về mặt phương pháp, khi tổ chức tham quan lịch sử cần chú ý những vấn đề sau: côngtác chuẩn bị; tiến trình buổi tham quan; việc phát huy tính tích cực, năng lực của học sinh trong tham quan lịch sử.

Đối với HĐNK về chủ đề Kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có thể tổ chức cho HS tham quan Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

* Về công tác chuẩn bị

- Công tác chuẩn bị của giáo viên

+ Giáo viên chủ động đề xuất với ban giám hiệu nhà trường, lập kế hoạch tổ chức cho học sinh đi thăm quan. Kế hoạch của buổi thăm quan phải xác định rõ mục đích tổ chức, thời gian thực hiện, kinh phí, phương tiện đi lại, …

Ví dụ, về mục đích tổ chức sẽ góp phần cụ thể hóa, bổ sung những kiến thức học sinh đã học ở phần Lịch sử Việt Nam (1918 –1954); giúp các em có biểu tượng chân thực, sinh động hơn về Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, về sự ra đời, phát triển, lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời rèn luyện và phát triển các năng lực khi học tập bộ môn như kĩ năng quan sát, tư duy lịch sử, trao đổi và bình luận ý kiến,…

Ở phần dự trù kinh phí, giáo viên có thể lập kế hoạch huy động sự đóng góp từ Hội phụ huynh học sinh (chi cho mua vé vào thăm quan, mua nước,

thuê hướng dẫn viên, thuê phương tiện đưa đón học sinh, …).

Sau khi chương trình, kế hoạch đề xuất được ban giám hiệu nhà trường duyệt, giáo viên tích cực triển khai cho hoạt động trên.

+ Trước buổi thăm quan ít nhất nửa tháng, giáo viên liên hệ với Ban quản lí bảo tàng tỉnh Hải Dương để gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với họ: Trình bày rõ mục đích đích, yêu cầu, chương trình chi tiết của buổi thăm quan để họ tạo điều kiện giúp đỡ hoặc có sự chuẩn bị chu đáo cho đoàn thăm quan (như phân công hướng dẫn viên, cử nhân viên Bảo tàng đón tiếp, bố trí phòng nói chuyện, giao lưu với nhân chứng lịch sử,…).

Giáo viên lịch sử đóng vai trò là người lập kế hoạch, Trưởng đoàn cũng phải tìm hiểu trước những tài liệu, hiện vật trưng bày ở bảo tàng, di tích liên quan đến nội dung, lịch trình thăm quan của học sinh để xây dựng câu hỏi, bài tập.

Sau khi thống nhất công việc với Ban quản lí bảo tàng, di tích, giáo viên báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường, họp đoàn giáo viên cùng tham gia đưa học sinh đi thăm quan, phổ biến tinh thần chung, soạn thảo nội quy, lịch trình của buổi thăm quan.

+ Trước buổi thăm quan một ngày, giáo viên phổ biến cho học sinh biết rõ nội quy, lịch trình chuyến đi, bài tập thu hoạch sau thăm quan (bằng văn bản) để các em về nhà nghiên cứu, thực hiện. Công việc này sẽ giảm bớt sự vất vả của giáo viên trong khâu quản lí học sinh khi thăm quan tại bảo tàng, di tích.

Tùy đối tượng học mà giáo viên có thể ra bài tập sao cho phù hợp, nhưng ít nhất có 2 câu: một câu hỏi liên quan đến kiến thức thu hoạch được của học sinh (ví dụ: Trình bày quá trình ra đời, lãnh đạo cách mạng của Đảng tại Hải Dương? Hồ Chí Minh với Hải Dương?), một câu yêu cầu các em phát biểu cảm nghĩ về buổi thăm quan (ví dụ: Em hãy nêu cảm nhận của mình về chuyến đi tham quan? Cảm nhận về những cống hiến của Bác Hồ, các thế hệ cách mạng tiền bối đối với đất nước qua các di vật được trưng bày tại Bảo tàng Hải

Dương?) kèm theo đề xuất, góp ý cho ban tổ chức. Hình thức bài tập nên yêu cầu học sinh nộp dưới dạng bài viết thu hoạch theo từng cá nhân, có định hướng về bố cục, cách trình bày (trang bìa, diễn đạt, hình ảnh minh họa, …).

- Công tác chuẩn bị của học sinh

+ Ôn lại những kiến thức cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam (1919 – 1954) trước khi đi thăm quan tại bảo tàng.

+ Chuẩn bị giấy, sổ ghi chép cá nhân và máy ghi âm, máy ảnh (nếu có).

+ Lên mạng Internet tìm hiểu trước một số thông tin liên quan đến bảo tàng Hải Dương (nơi mình đến thăm quan).

+ Chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân cần thiết.

* Tiến trình của buổi thăm quan (dự kiến2 giờ):

- Sáng 6h30h, học sinh có mặt tại địa điểm xuất phát. Sau khi giáo viên điểm danh quân số, các em sẽ lên ô tô đến bảo tàng.

- Đến bảo tàng, giáo viên tập trung học sinh trước tiền sảnh, kiểm tra quân số, phổ biến lại mục đích và dặn dò các em nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của bảo tàng.

Trong thời gian giáo viên quản lí học sinh, Trưởng đoàn đến gặp Ban quản lí bảo tàng để làm thủ tục chuẩn bị cho các em thăm quan (mua vé, thuê hướng dẫn viên, …).

- Buổi thăm quan tại bảo tàng sẽ chia thành hai phần:

Phần 1: Thăm quan dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên bảo tàng và giáo viên lịch sử (dự kiến trong 60 phút).

Bảo tàng Hải Dương trưng bày nhiều hiện vật theo tiến trình lịch sử của dân tộc, của tỉnh Hải Dương. Năm 2020, nhân dịp kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Bảo tàng đã khai mạc triển lãm “(90 năm vẻ vang của Đảng Công sản Việt Nam”. Điểm nhấn của triển lãm lần này là các hiện vật, bản sao hiện vật về cuộc đời, hoạt động cách mạng Bác Hồ, các nhà

các mạng, các Tổng bí thư Đảng qua các thời kì, những sự kiện lớn của Đảng, Bác Hồ đã từng diễn ra trên đất Hải Dương.

Học sinh đến thăm quan Bảo tàng nhân dịp này sẽ được nghe hướng dẫn viên thuyết minh về công lao to lớn của Bác Hồ với quá trình ra đời của Đảng ta, về quá trình trưởng thành lãnh đạo cách mạng của Đảng qua các thời kỳ, về những hoạt động lớn, những lần về thăm của các nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước tại Hải Dương qua các thời kỳ.

Phần 2: Xem phim tài liệu về 90 năm ra đời, lãnh đạo cách mạng của Đảng ta (30 phút). Tại phòng chiếu phim đã được Ban tổ chức bố trí sẵn, học sinh sẽ được xem phim tài liệu của Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam thực hiện. Bộ phim sẽ giúp các em tái hiện, khái quát lại những hình ảnh lịch sử sống động nhất liên quan đến Bác Hồ, Đảng ta trong quá trình 90 năm phát triển.

Phần 3: Học sinh thăm quan tự do (30 phút). Sau khoảng 1h45 phút (thăm quan có hướng dẫn và xem phim), giáo viên sẽ chia học sinh làm nhiều nhóm nhỏ để thăm quan tự do. Các nhóm sẽ tranh thủ thời gian để chụp ảnh kỉ niệm, ảnh tư liệu, ghi chép theo những vấn đề được giao, phục vụ cho làm bài tập, ...

Trong quá trình học sinh thăm quan tự do, giáo viên thường xuyên theo dõi, đôn đốc các em lưu ý thực hiện nội quy, thời gian, hoặc giải đáp thắc mắc học sinh chưa rõ.

Hết thời gian thăm quan, giáo viên và học sinh, lên xe ô tô trở về trường.

Tổng kết buổi thăm quan:

Giáo viên đưa học sinh về trường và dặn các em thời gian hoàn thành bài tập. Sau buổi thăm quan, giáo viên báo cáo với ban giám hiệu, họp đoàn rút kinh nghiệm để những đợt thăm quan ngoại khóa sau này tốt hơn. Việc lên kế hoạch và thực hiện theo tiến trình một buổi thăm quan ngoại khóa như vậy chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu cả về kiến thức, kĩ năng và giáo

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí