KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết Luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn về lí luận và thực tiễn của HĐNK trong dạy học lịch sử ở trường THPT giúp chúng tác giả rút ra những kết luận và đề xuất những kiến nghị sau:
Hoạt động ngoại khoá là một trong những hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông. HĐNK môn Lịch sử có ý nghĩa quan trọng trên các phương diện: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển HS. Thông qua HĐNK, HS sẽ hình thành được các kĩ năng phù hợp với yêu cầu của xã hội, biết vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn. Với những hình thức tổ chức linh hoạt, HĐNK sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho HS để rèn luyện mình, vừa rèn đức, luyện tài cho chặng đường phát triển tiếp theo.
Các hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa rất đa dạng và phong phú, điển hình là các hình thức, biện pháp: Đọc sách, trao đổi, thảo luận lịch sử; kể chuyện lịch sử; dạ hội lịch sử; tham quan lịch sử.
Thực tế dạy học lịch sử cũng như hoạt động ngoại khóa lịch sử ở bậc trung học phổ nói chung, ở trường THPT Thanh Hà, Hải Dương nói riêng cho thấy mặc dù các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử nhưng trong thực tiễn tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử còn nhiều bất cập.
Trong các sự kiện kỉ niệm trong năm thì sự kiện kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện lớn, thường được nhiều trường học chọn để tổ chức HĐNK.
Đối với HĐNK lịch sử thì tổ chức HĐNK nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng có nhiều thuận lợi. Luận văn đã áp dụng 5 hình thức hoạt động ngoại khóa để xây dựng hoạt động ngoại khóa tại trường THPT Thanh Hà, Hải Dương nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm hình thức hoạt động ngoại khóa đó là: Đọc sách kết hợp với trao đổi, thảo luận lịch sử; hướng dẫn học sinh kể chuyện lịch sử; thi viết về Đảng; kết hợp các hình thức hoạt động ngoại khóa để tổ chức dạ hội lịch sử; tham quan lịch sử. Luận văn cũng đã xây
dựng biện pháp cụ thể để thực hiện các hình thức hoạt động ngoại khóa này khi áp dụng tổ chức nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luận văn đã tiến hành thực nghiệm hình thức Dạ hội lịch sử với việc tổ chức buổi dạ hội lịch sử với chủ đề: “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại” tại trường THPT Thanh Hà, Hải Dương. Trong chương trình ngoại khóa này, chúng tác giả đã lựa chọn hình thức dạ hội lịch sử để tổ chức cho học sinh. Hình thức dạ hội lịch sử thu hút được đông đảo học sinh tham gia, có những tác dụng nhất định trong việc gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Như vậy bước đầu có thể khẳng định tổ chức hoạt động ngoại khóa nói chung tổ chức dạ hội lịch sử nói riêng mang lại hiệu quả dạy học.
2. Khuyến nghị
Đối với giáo viên dạy học lịch sử cần nắm chắc lý luận bộ môn về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nói chung, thi tìm hiểu lịch sử nói riêng. Ngoài việc rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ người giáo viên lịch sử phải có tâm với nghề, lòng yêu học sinh, có khả năng sư phạm.
Đối với học sinh, cần có nhận thức đúng đắn về tác dụng của các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, cần tham gia các cuộc thi một cách tự giác, tích cực để tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân.
Đối với Ban giám hiệu nhà trường để hoạt động ngoại khóa nói chung, thi tìm hiểu nói riêng gây hứng thú học tập cho học sinh điều quan trọng và cần thiết là nên cho học sinh đi tham quan lịch sử. Vấn đề này cần phải được sự nhất trí của các cấp lãnh đạo với giáo viên bộ môn để đề ra một kế hoạch từ đầu năm học, phù hợp với nội dung của khóa trình lịch sử trong năm học đó.
Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo đề nghị các cấp quản lý nghiên cứu nội dung chương trình, SGK phải phù hợp với thời lượng một tiết học để trong chương trình có giờ học ngoại khóa. Ngoài ra, cung cấp thêm đồ dùng trực quan và tài liệu tham khảo cho các trường phổ thông để đảm bảo tài liệu học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên, tạo điều kiện tốt hơn cho các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử nhằm gây hứng thú học tập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Như An (1990), Phương pháp dạy học giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Quốc Ái (2004), Về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, Tạp chí Thiết bị Dạy và Học ngày nay, số 8, trang 55-58.
3. Thomas Armstrong (2013), Đa trí tuệ trong lớp học, NXB GD Việt Nam, tr.63.
4. Ban chấp hành Trung ương (2015), Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2015 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
5. Nguyễn Thị Thế Bình (2011), Tạo hứng thú tự học bộ môn lịch sử cho học sinh, Tạp chí giáo dục, số 258 kỳ 2 (tháng 3).
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Lịch sử lớp 12, NXB Giáo dục.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách GV lịch sử lớp 12, NXB Giáo dục.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu hội thảo: Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Hà Nội.
9. Chính phủ (2001), Chỉ thị của thủ tướng chính phủ Số: 14/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 Về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Côi (chủ biên, 2014), Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 giảng dạy và học tập trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm.
12. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ (1995), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Côi (chủ biên, 2009), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Côi (2008), Một số phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 202, tr.37 – 39.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Giselle O. Martin - Kniep (2013), Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, NXB GD Việt Nam, Hà Nội, tr.54.
18. Hà Minh Hồng (2016), Bác Hồ với các kì đại hội Đảng, NXB Trẻ, Hà Nội.
19. Nguyễn Hòa (2016), Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (1930 - 1916) qua các kỳ đại hội, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
20. Đoàn Văn Hưng (2005), Tổ chức dạ hội lịch sử về Bác Hồ, Tạp chí Giáo dục, số 114, tháng 05.
21. Nguyễn Mạnh Hưởng (2008), Công nghệ thông tin và truyền thông với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, Số 185, Tr.41-43.
22. Nguyễn Mạnh Hưởng (2014), Tổ chức dạ hội lịch sử về Chiến thắng Điện Biên Phủ ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 334, tháng 05, tr.48-51.
23. Nguyễn Mạnh Hưởng (2015), Hướng dẫn tổ chức dạ hội Lịch sử ở trường phổ thông (qua ví dụ về chiến thắng Điện Biên Phủ - 1954), Tạp chí Dạy & học ngày nay, số 9, tr.44-47.
24. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (1990), Bài viết về giảng dạy cuộc đời và sự nghiệp của chủ tich Hồ Chí Minh, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 3.
25. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (1998), Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS, NXB Giáo dục Hà Nội.
26. Phan Ngọc Liên (chủ biên, 1999), Phương pháp luận sử học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
27. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1999), Phương pháp dạy học Lịch sử, NXB Giáo dục.
28. Phan Ngọc Liên, Vũ Thị Ngọc Anh (2002), Tài liệu tập huấn dạy và học tích cực môn Lịch sử, Hà Nội.
29. Phan Ngọc Liên (chủ biên, 2002), Phương pháp dạy học lịch sử tập 1-2,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng (2002), Phương pháp dạy học lịch sử, Tập 2, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. Tr.281.
31. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường, (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
32. Phan Ngọc Liên (chủ biên, 2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
33. Phan Ngọc Liên (chủ biên, 2009), Sách giáo viên lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
34. Phan Ngọc Liên (chủ biên, 1968), Công tác ngoại khóa môn Sử ở trường phổ thông cấp II và cấp III, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.4.
35. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, (tập 3), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, (tập 5), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh, Tuyển tập (2002), (tập 3), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Thép Mới (2013), Thời dựng Đảng, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Lương Ninh (1973), Trò chơi lịch sử, NXB Giáo dục Hà Nội.
40. Hoàng Văn Phê (chủ biên, 2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
41. Quốc hội (2005), Luật giáo dục, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.
42. Trịnh Đình Tùng (1993), Mấy biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục qua một bài học lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 3.
43. Trịnh Đình Tùng (2007), Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 155, kỳ 1.
44. Trịnh Đình Tùng (chủ biên, 2010), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
45. Trịnh Đình Tùng (chủ biên, 2014), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
46. Trịnh Đình Tùng (chủ biên,), Nông Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Hưởng, 2009, Tư liệu lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
47. Phạm Thị Ái Vân (2011), Trò chơi lịch sử và vai trò của chúng trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 254, Tr.37-39.
48. Ngô Thị Vân (2013), Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT - chương trình chuẩn, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
49. Từ Đức Văn (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004-2007): (Dùng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục). Môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
50. Đức Vượng, Nguyễn Đình Nhơn (2000), Những người cộng sản trẻ tuổi, NXB Thanh niên, Hà Nội.
51. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 2001), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
52. Lê Văn Yên (2006), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
Phụ lục 1a: PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN
Để có thêm những thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT, xin thầy (cô) cho biết ý kiến về các vấn đề dưới đây bằng việc khoanh tròn vào đáp án có câu trả lời phù hợp.
Xin trân trọng cảm ơn!
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN
Nam Nữ | |
Dân tộc | Kinh Dân tộc khác |
Tuổi:…………….. | |
Trường: ………………………………………Tỉnh (thành phố)……………… | |
Trình độ chuyên môn | Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ |
Số năm công tác:……………………………………. |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Hợp Các Hình Thức Ngoại Khóa Để Tổ Chức Dạ Hội Lịch Sử Nhân Kỉ Niệm Ngày Thành Lập Đảng.
- Quy Trình Tổ Chức Dạ Hội Lịch Sử
- So Sánh Mức Độ Hứng Thú Của Học Sinh Trước Và Sau Thực Nghiệm
- Bác Hồ Với Lời Khẳng Định: Ðảng Ta Thật Là Vĩ Đại3
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 15
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 16
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
II. Ý KIẾN CỦA THẦY (CÔ) VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT. Câu 1. Thầy (cô) quan niệm như thế nào về hoạt động ngoại khóa trong dạy học?
a. Là hình thức tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tham quan dã ngoại
b. Là hoạt động ngoại khóa sau giờ lên lớp, nhằm bổ sung hỗ trợ các hoạt động học tập trên lớp.
c. Là hình thức học tập học sinh được trực tiếp trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động.
d. Là hoạt động Trải nghiệm sáng tạo.
Câu 2. Ý nghĩa của hoạt động học tập ngoại khóa trong dạy học Lịch sử là?
a. Cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng lịch sử, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh một cách chân thực, sâu sắc nhất. Gắn những kiến thức trong sách vở với thực tiễn.
b. Phát triển óc quan sát, ngôn ngữ, học sinh được tập tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu lịch sử.
c. Giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.
d. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 3. Trong quá trình dạy học, Thầy (cô) có thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh vào dạy học Lịch sử không?
a. Thường xuyên.
b. Thỉnh thoảng.
c. Hiếm khi.
d. Không bao giờ.
Câu 4. Theo Thầy (cô), việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Lịch sử là
a. rất cần thiết.
b. cần thiết.
c. bình thường.
d. không cần thiết.
Câu 5. Mức độ hứng thú của học sinh trong học tập lịch sử khi Thầy (cô) tổ chức hoạt động ngoại khóa
a. Rất hứng thú.
b. Hứng thú.
c. Bình thường.
d. Không hứng thú.
Câu 6. Thầy (cô) thường tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Lịch sử dưới hình thức nào?
.....