Bác Hồ Với Lời Khẳng Định: Ðảng Ta Thật Là Vĩ Đại3

a. Đóng vai.

b. Kể chuyện lịch sử.

c. Làng nghề.

d. Đáp án khác……………….

Câu 7. Theo Thầy (cô) vai trò của hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử là

a. Giúp giáo viên nâng cao trình độ.

b. Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.

c. Lấy học sinh làm trung tâm.

d. Tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

Câu 8. Khi triển khai hoạt động ngoại khóa cho học sinh trong dạy lịch sử thầy cô gặp thuận lợi, khó khăn gì?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

- Thuận lợi:

a. Học sinh hào hứng, tích cực.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 14

b. Thầy cô tích lũy thêm kinh nghiệm giảng dạy.

c. Tiếp cận hình thức dạy học mới.

d. Phát hiện khả năng, năng khiếu của học sinh.

- Khó khăn:

a. Quản lý, tổ chức học sinh.

b. Tiêu chí đánh giá học sinh.

c. Mất nhiều thời gian chuẩn bị.

d. Chưa biết cách tổ chức hình thức trải nghiệm phù hợp với nội dung học tập lịch sử.

Phụ lục 1b: PHIỂU ĐIỀU TRA HỌC SINH


Họ và tên học sinh: ………………………………………………………… Lớp: …………………. Trường: …………………………………………… Tỉnh (thành phố): ………………………………………………………….

Em hãy khoanh tròn vào đáp án có câu trả lời phù hợp với suy nghĩ của em đối với môn Lịch sử và đối với giờ học Lịch sử.

Câu 1. Bạn có yêu thích môn Lịch sử?

a. Rất yêu thích.

b. Yêu thích.

c. Bình thường.

d. Không thích.

Câu 2. Theo bạn, môn Lịch sử là môn

a. rất quan trọng.

b. quan trọng.

c. bình thường.

d. không quan trọng.

Câu 3. Thầy (cô) của bạn có tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Lịch sử không?

a. Thường xuyên.

b. Đôi khi.

c. Không bao giờ.

Câu 4. Theo bạn việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong học tập Lịch sử là

a. rất cần thiết.

b. cần thiết.

c. bình thường.

d. không cần thiết.

Câu 5. Mức độ hứng thú của bạn khi được tham gia các hoạt động học tập ngoại khóa trong học tập Lịch sử ?

a. Rất hứng thú.

b. Hứng thú.

c. Bình thường.

d. Không hứng thú.

Câu 6. Thầy (cô) của bạn thường tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh trong dạy học Lịch sử bằng hình thức nào?

a. Đóng vai.

b. Trải nghiệm ở di tích.

c. Kể chuyện lịch sử.

d. Đáp án khác………….

Câu 7. Nêu những thuận lợi và khó khăn của bạn gặp phải khi học tập lịch sử dưới hình thức ngoại khóa?

- Thuận lợi:

a. phát huy hết khả năng sáng tạo, năng động của học sinh.

b. cảm thấy môn học lịch sử hấp dẫn, thú vị, nhẹ nhàng.

c. dễ nhớ kiến thức, hiểu sâu các sự kiện lịch sử

d. thấy được mối liên hệ giữa kiến thức sách vở với kiến thức thực tế.

- Khó khăn:

a. mất nhiều thời gian.

b. ít nguồn tài liệu tham khảo.

c. có nhiều điểm khác biệt với cách học truyền thống.

Câu 8. Theo bạn ý nghĩa của hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử là

a. Cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng lịch sử, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh một cách chân thực, sâu sắc nhất, gắn những kiến thức trong sách vở với thực tiễn.

b. Phát triển óc quan sát, ngôn ngữ, học sinh được tập tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu lịch sử.

c. Giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.

d. Cả 3 ý kiến trên.

PHỤ LỤC 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Phụ lục 2a

MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI SỰ KIỆN THÀNH LẬP ĐẢNG

1. Bác Hồ với ngày thành lập Ðảng1

Bác kể lại:

Năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cùng anh em cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Hội này đưa thanh niên trong nước ra Quảng Châu, huấn luyện họ, rồi phái họ trở về tuyên truyền và tổ chức khắp cả nước.

Năm 1929, trong khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đi vắng, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội khai toàn quốc Ðại hội ở Hương Cảng. Ðại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức Ðảng Cộng sản, bị gạt đi, liền bỏ hội nghị ra về.

Sau đó, trong nước dần dần thành lập ba nhóm cộng sản: Ðông Dương Cộng sản Ðảng, An Nam Cộng sản Ðảng và Ðông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Một nước mà ba đảng cộng sản. Cả ba nhóm đều ngầm hiểu như thế là sai. Quần chúng đều hiểu rằng như thế là không đúng. Cả ba nhóm đều tìm cách để đi đến thống nhất. Nhưng bệnh hẹp hòi và cách làm không khéo, cho nên càng muốn gần nhau, lại càng xa nhau.

Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng.

Ðể giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Ðảng.

Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng.

Thế là Ðảng ta chân chính thành lập.

2. Bác Hồ và bài báo "Ðảng ta"2 []



1 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2009, T.5.

2 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2009, T.5.

Tháng 1- 1949, nhân kỷ niệm lần thứ 19 Ngày thành lập Ðảng, dưới bút danh Trần Thắng Lợi, Bác viết bài báo có nhan đề "Ðảng ta" đăng trên Tập san Sinh hoạt nội bộ, tức Tạp chí Cộng sản ngày nay.

Bác viết: "Ðảng ta tuy trẻ trung, nhưng đã lập được những công trạng rất to tát... Năm nay, Ðảng ta mới 19 tuổi. Nhưng suốt 19 năm ấy, năm nào cũng là một năm đấu tranh dũng cảm. Kinh qua bao nhiêu cơn sóng gió, bao nhiêu bước khó khăn, càng nhiều gian nan, Ðảng ta càng nhiều rèn luyện, càng thêm vững chắc và rộng lớn. Nhờ chính sách đúng, lãnh đạo chắc, kỷ luật nghiêm, nhờ tư tưởng thống nhất, mà Ðảng ta và dân tộc ta được những thắng lợi vẻ vang ngày nay".

Bác không quên nhắc nhở: "Tuy vậy, chúng ta tuyệt đối không được tự kiêu, tự đại. Chúng ta có nhiều thành công, nhưng chúng ta cũng còn nhiều khuyết điểm. Mỗi đồng chí ta cần phải mạnh dạn và thành thật kiểm điểm mình, kiểm điểm đồng chí mình".

Ðáng chú ý là, hai từ "Ðảng ta" trong bài báo của Bác, từ ấy đã đi vào lòng cán bộ, đảng viên và mỗi người dân nước ta như một biểu hiện sâu đậm của tình cảm trìu mến, thân thương, nói lên nhiều điều mà đến tận ngày nay giá trị vẫn còn nguyên vẹn. Trước hết, đó là vinh dự và trách nhiệm của người chiến sĩ cách mạng được đứng trong hàng ngũ Ðảng tiên phong chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Ðó là mối quan hệ máu thịt giữa Ðảng với nhân dân; Ðảng coi cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, ngược lại, nhân dân coi Ðảng là chính đảng của chính mình.

3. Bác Hồ với lời khẳng định: Ðảng ta thật là vĩ đại3

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ðảng (1960), Bác Hồ nói: "Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có

quyền nói rằng: Ðảng ta thật là vĩ đại!".

Ðảng ta vĩ đại thật. Vì Ðảng ta là con nòi xuất thân từ giai cấp lao động... Từ ngày bị đế quốc Pháp xâm chiếm, nước ta là một xứ thuộc địa, dân ta là vong


3 Hồ Chí Minh tuyển tập, NXB Chính trị quốc gia, 2002, T.3.

quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. Trong mấy mươi năm khi chưa có Ðảng, tình hình đen tối như không có đường ra.

Từ ngày mới ra đời, Ðảng ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Mầu cờ đỏ của Ðảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đêm đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong.

Ðảng ta vĩ đại thật... Nhưng thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều. Ngày nay ở miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Ðảng đoàn kết và lãnh đạo nhân dân ta thi đua kiến thiết chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống vui tươi, no ấm và mỹ tục, thuần phong.

Ðảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Ðảng ta không có lợi ích gì khác.

Có lẽ đây là lần đầu tiên, Bác khẳng định Ðảng ta thật là vĩ đại! nhưng cũng sẽ không thừa khi nhắc lại lời Bác trong Báo cáo Chính trị tại Ðại hội II của Ðảng (1951): Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc.

Phụ lục 2b KỊCH BẢN

“DẠ HỘI LỊCH SỬ: ĐẢNG QUANG VINH, BÁC HỒ VĨ ĐẠI”

(Thực nghiệm tại trường THPT Thanh Hà, Thanh Hà, Hải Dương) I. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

Xin nồng nhiệt chào đón quý vị đại biểu, khách quý, cùng các bạn học sinh, về dự hội thi “ ĐẢNG QUANG VINH, BÁC HỒ VĨ ĐẠI” ngày hôm nay.

Lời đầu tiên cho phép những người làm chương trình gửi tới quý vị đại biểu, cùng toàn thể các bạn học sinh lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Chúc buổi hội thi thành công rực rỡ!

Kính thưa các vị đại biểu khách quý. Kính thưa các ạn học sinh th n mến.

Được sự đồng ý của ban chi ủy, ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn. Hôm nay, nhóm Lịch sử long trọng tổ chức hội thi “ĐẢNG QUANG VINH, BÁC HỒ VĨ ĐẠI”. Về dự với hội thi hôm nay, BTC xin trân trọng giới thiệu sự hiện diện của các vị đại biểu, khách quý.

*Đại biểu ban lãnh đạo nhà trường:

Trân trọng giới thiệu đồng chí

Thầy (cô) ................................................................................

Thầy (cô) ................................................................................

- Đại hiện hội cha mẹ học sinh

- Đại diện công đoàn.

- Đại diện Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

- 33 GV chủ nhiệm

Đề nghị nhiệt liệt chào mừng!

*Đại biểu tổ chức Hội thi:

Trân trọng giới thiệu:

Thầy Trịnh Xuân Trường – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, Trưởng ban tổ chức Hội thi.

Các đồng chí trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký Hội thi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2023