Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 15

Đề nghị nhiệt liệt chào mừng!

* Đại biểu tham dự:

Trân trọng giới thiệu:

1365 học sinh trong toàn trường đặc biệt là sự tham gia của 03 đội thi đã về dự và cổ vũ cho Hội thi.

Đề nghị nhiệt chào đón! II. Khai mạc chương trình

Tiếp theo chương trình, xin trân trọng giới thiệu và kính mời thầy Phạm Văn Phương – Hiệu phó phụ trách chuyên môn, phó ban tổ chức hội thi lên phát biểu khai mạc Hội thi. Trân trọng kính mời thầy!

III. Tặng cờ lưu niệm và hoa

Sau đây xin trân trọng kính mời đại diện 03 đội tham gia Hội thi lên sân khấu nhận hoa và cờ lưu niệm của Ban Tổ chức.

Xin mời đại diện Đội thi Trần Phú (12A); Trường Chinh (12G); Nguyễn Văn Linh (12M);

Xin mời các đội (đợi ổn định)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Trân trọng giới thiệu và kính mời:

- Thầy trưởng BTC Hội thi.

Lên tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đội. Trân trọng kính mời!

Xin trân trọng cảm ơn thầy, mời các đội trở về vị trí để chuẩn bị cho các phần thi.

* Kính thưa các vị đại biểu khách quý Thưa toàn thể bạn học sinh thân mến!

Một thành phần rất quan trọng và không thể thiếu trong buổi hội thi hôm nay đó chính là Ban giám khảo. Sau đây, tác giả xin trân trọng giới thiệu các thành viên của Ban giám khảo:

Và để giúp BGK tổng hợp kết quả một cách chính xác nhất, tác giả xin trân trọng giới thiệu tổ thư ký Hội thi:

Xin một tràng pháo tay thật lớn chúc cho BGK và thư ký làm việc khách quan, công tâm và chính xác nhất.

(BCK và tổ thư ký ổn định vị trí)

IV. Nội dung hôi thi

* Kính thưa các vị đại biểu.

Kính thưa các vị đại biểu khách quý cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Chương trình hội thi của chúng ta được thể hiện bằng hình thức sân khấu hoá. Gồm 05 phần:

- Phần I: Phản ứng nhanh;

- Phần II: Hiểu biết ;

- Phần III: Tiếp sức đồng đội;

- Phần IV: Mật mã lịch sử.

- Phần V: Hùng biện.

Tổng điểm tối đa cho cả 5 phần là 100 điểm. Thành viên BGK sẽ cho điểm từng đội ở mỗi phần. Số điểm cuối cùng của mỗi đội sẽ là điểm trung bình cộng tại mỗi phần của các vị Giám khảo.

Trên cơ sở bắt thăm, sau đây, tác giả xin thông báo thứ tự các đội tham gia ở cả 3 phần thi như sau:

Thứ 1: Nguyễn Văn Linh (12M).

Thứ 2: Trường Chinh (12G).

Thứ 3: Trần Phú (12A).

PHẦN I: PHẢN ỨNG NHANH

Luật thi: Có 10 câu hỏi giành cho ba đội. Sau khi nghe xong câu hỏi các đội sẽ có tín hiệu trả lời bằng cách phất cờ. Mỗi một câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai đội thứ hai có quyền trả lời, trả lời đúng được 5 điểm. Thời gian suy nghĩ tối đa cho mỗi một câu hỏi là 10 giây.

Câu 1. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến khi Bác dự Đại hội Tua, Người đã xa Tổ quốc bao nhiêu năm? ............................

Đáp án: 10 năm............................

Câu 2. Cùng một sự kiện nhưng người Pháp gọi đó là “một quả bom chấn động dư luận nước Pháp”, còn người Việt thì coi đó là “phát pháo hiệu” thức

tỉnh nhân dân ta đứng dậy đấu tranh cách mạng. Theo em đó là sự kiện gì trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc? ............................

Đáp án: Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc - Xây năm 1919 Câu 3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết: “Khi còn sống, Người là cha, thầy

học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội”. Bác đã viết về ai? Viết vào thời gian nào?............................

Đáp án: Người viết về Lê- Nin Viết năm 1924............................

(Lê - Nin mất 21.1.1924) ............................

Câu 4. Trong trường ca “Theo chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu viết:

“Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ

Mà đến bây giờ mới tới nơi !” ............................

Hai câu thơ trên gợi cho ta nhớ đến sự kiện gì trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ ? ............................

Đáp án: Sau 30 năm xa Tổ quốc, năm 1941 Bác Hồ trở về nước.

Câu 5. Cho biết tên một xã ở huyện Hữu Lũng được Bác Hồ gửi tặng một bộ đồ làm nghề rừng và Người còn viết báo khen ngợi phong trào trồng rừng của nhân dân ở đây. Đó là xã nào ? ............................

Đáp án: Xã Đô Lương.

Câu 6. Tên luật sư nổi tiếng đã bào chữa cho Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) trong vụ án nổi tiếng trên đất Hương Cảng ? ............................

Đáp án: Luật sư Lô-Dơ-bai.

Câu 7. Có Bốn câu thơ Bác tặng đơn vị thanh niên xung phong năm 1950 - nay đã trở thành khẩu hiệu của thanh niên chúng ta. Nội dung của bốn câu thơ đó ?

Đáp án:

“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”

Câu 8. Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya (Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)

Theo bạn nhà thơ Chế Lan Viên nói về công việc gì Bác đã làm khi tìm đường cứu nước ?

Đáp án: Nghề cào tuyết............................

Câu 9. Bạn hãy điền vào chỗ có dấu … để hoàn thành 2 câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Sáng tháng năm”?

Người là … là … là … Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ

Đáp án : Người là Cha, là Bác, là Anh............................

Câu 10. Trong trường ca theo chân Bác, nhà thơ Tố Hữu Viết:

Cây đá mừng reo theo mỗi bước Sớm hôm xóm núi bóng Già Thu.

“Già Thu” là tên gọi Bác Hồ khi người ở đâu ? Đáp án: Chiến khu Việt Bắc........................

PHẦN THI THỨ II: HIỂU BIẾT

Luật thi: Có 13 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc (từ chìa khoá). Các đội chơi lần lượt được lựa chọn ô chữ hàng ngang để trả lời. Thời gian suy nghĩ là 10 giây. Nếu trả lời đúng 1 ô chữ hàng ngang thì sẽ được 10 điểm. Trả lời đúng ô chữ hàng dọc sẽ được 50 điểm. Nếu sai sẽ bị loại khỏi phần thi này.

Lưu ý :

Các đội được phép trả lời từ chìa khoá khi mở được từ 1 đến 5 ô chữ hàng ngang.

Từ hàng ngang thứ 6 trở đi thì các đội sẽ không được quyền trả lời ô chữ hàng dọc (từ chìa khoá).. ............................

Các ô chữ hàng ngang các đội không trả lời được, quyền trả lời sẽ thuộc về khán giả.

Ô chữ trí tuệ hàng ngang Hàng ngang số 1 bao gồm 9 chữ cái ĐẠI HỘI TUA Câu 1

Ô chữ trí tuệ hàng ngang:

Hàng ngang số 1 bao gồm 9 chữ cái: ĐẠI HỘI TUA............................

Câu hỏi: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sự kiện này với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng xã hội Pháp. Đây là sự kiện nào?

- ĐẠI HỘI TUA: Đại hội họp từ ngày 25 đến 30-12-1920 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại thành phố Tua. Người đã đứng về phía đa số đại biểu Đại hội bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

Hàng ngang số 2 bao gồm 12 chữ cái: NGƯỜI CÙNG KHỔ....................

Câu hỏi: Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra tờ báo này nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Tên tờ báo là gì?

- NGƯỜI CÙNG KHỔ: Tiếng Pháp Le Paria, là tờ báo được xuất bản năm 1922 tại Pháp, Cơ quan chủ quản là “Hội Hợp tác người cùng khổ” trực thuộc Hội

liên hiệp thuộc địa, người sáng lập tờ báo là Nguyễn Ái Quốc đồng thời cũng là người có ảnh hưởng rất lớn đến tờ báo này (chủ nhiệm kiêm chủ bút). Báo được in ba thứ tiếng Pháp, Ả Rập, Trung Quốc. Số đầu tiên ra ngày 1 tháng 4 năm 1922, Người cùng khổ đã đăng lời nói đầu tuyên bố rằng báo này “là vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó đã rõ ràng: Giải phóng con người”. ............................

Hàng ngang số 3 bao gồm 12 chữ cái: NGƯỜI YÊU NƯỚC

Câu hỏi: Với việc bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã có bước chuyển từ vị trí này trở thành chiến sĩ công sản. Hãy cho biết vị trí đó là gì?

- NGƯỜI YÊU NƯỚC: Việc bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp là sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện này mở ra cho cách mạng Việt Nam một giai đoạn phát triển mới, “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường chính Người đã trải qua từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Mác- Lê- nin”.

Hàng ngang số 4 bao gồm 9 chữ cái: HƯƠNG CẢNG............................ Câu hỏi: Đại hội thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt

Nam diễn ra vào ngày 3/2/1930 được tổ chức ở địa điểm nào trên đất nước Trung Quốc?

- HƯƠNG CẢNG: Năm 1929 phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự thống nhất chặt chẽ của một chính đảng duy nhất. Trong năm 1929 ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Trước tình hình trên Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Hương Cảng triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng.

Ngày 6 tháng 1 năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc) Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức công sản. Tham dự Hội nghị có đại

diện của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng.

Hàng ngang số 5 bao gồm 7 chữ cái: CAO BẰNG............................

Câu hỏi: Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó. Địa danh này thuộc tỉnh nào?

- CAO BẰNG: Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, cách thị xã Cao Bằng 52 km. Tên Pác Bó theo tiếng địa phương có nghĩa là “đầu nguồn”. Pác Bó chính là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam bởi địa danh này gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng nước ta những năm 1941 - 1945. Pác Bó - Cao Bằng là nơi đầu tiên được Bác chọn về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài. Cao Bằng cũng là nơi Bác đã chủ trì Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng tại lán Khuổi Nặm - Pác Bó từ ngày 10-5 đến 19-5 năm 1941 quyết định thành lập mặt trận Việt Minh, lập căn cứ địa cách mạng.

Hàng ngang số 6 bao gồm 13 chữ cái: NHẬT KÝ TRONG TÙ

Câu hỏi: Trong thời gian bị giam giữ tại Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã cho ra đời 1 tập thơ. Tên của tập thơ này là gì?

- NHẬT KÝ TRONG TÙ: Là một tập thơ của Hồ Chí Minh viết từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 trong thời gian ông bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và giải đi khắp các nhà giam ở Quảng Tây - Trung Quốc. Nguyên gốc tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu có ghi bốn chữ “Ngục trung nhật ký”(tức Nhật ký trong tù) kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích, bên trong gồm hơn 100 bài thơ chữ Hán và một số ghi chép. Tác phẩm đã được xuất bản nhiều lần được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.

Hàng ngang số 7 bao gồm 6 chữ cái: LÀM BÁO

Câu hỏi: Với việc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo “Người cùng khổ” Nguyễn Ái Quốc đã có thêm một công việc. Công việc đó là gì?

- LÀM BÁO: Không chỉ là một nhà cách mạng kiệt xuất, suốt cả cuộc đời Bác đã là một nhà báo, là một người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Ngay từ buổi đầu đi tìm đường cứu nước Bác đã sáng lập ra báo “Người cùng khổ” làm vũ khí đấu tranh cách mạng. Với 150 bút danh, Bác là tác giả của hàng ngàn bài báo, viết báo là để tuyên truyền vận động cách mạng, viết báo để cho quảng đại quần chúng cùng đọc, văn phong giản dị, chính xác, trong sáng. ....

Hàng ngang số 8 bao gồm 15 chữ cái: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Câu hỏi: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) Hồ Chủ tịch đã đọc một văn kiện tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Công hòa. Hãy cho biết tên gọi của văn kiện này. ............................

- TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP: Văn kiện lịch sử do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình ngày 02/09/1945, tuyên bố trước đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về việc thủ tiêu chế độ thực dân, phong kiến và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. “Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh một bản anh hùng ca mở đầu kỷ nguyên của dân tộc Việt Nam

- kỷ nguyên độc lập - tự do và Chủ nghĩa xã hội.

Hàng ngang số 9 bao gồm 7 chữ cái: NHÂN ĐẠO

Câu hỏi: Đây là tên 1 tờ báo của Đảng Cộng Sản Pháp mà Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Pháp thường viết bài cộng tác. Tên tiếng Pháp là L’Humanite’, hãy cho biết tên tiếng Việt của tờ báo này là gì?

- NHÂN ĐẠO: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy sóng gió, gian nan vào giai đoạn đầu thập kỷ 20 Bác Hồ thường xuyên quan tâm tới công cụ báo chí. Bác sử dụng nhuần nhuyễn công cụ báo chí với mục đích tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, đưa đất nước thoát khỏi vòng nô lệ, đi lên chủ nghĩa xã hội. Người coi báo chí là phương tiện vận động, tập hợp lực lượng cách mạng tổ chức thực hiện mục tiêu cách mạng một cách hiệu quả nhất. Những tờ báo xuất bản công khai và bí mật từ năm 1922 tại nước Pháp, năm 1925 tại Quảng Châu - Trung Quốc, năm 1928 tại Thái Lan, năm 1929 tại Hương Cảng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại nước ngoài đều chứa đựng chủ đề lớn là: Truyền bá tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam, chuẩn bị cơ sở lý luận , thực tiễn để thành lập một Đảng cộng sản kiểu mới đủ bản lĩnh chính trị lãnh đạo nhân dân vùng lên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2023