Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 16

giành quyền độc lập tự do. ............................

Hàng ngang số 10 bao gồm 9 chữ cái: NGẮM TRĂNG Câu hỏi: Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ............................

Đây là 1 bài thơ nằm trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Hãy cho biết tên bài thơ? ............................

- NGẮM TRĂNG: Bài thơ trong tập “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, tập nhật ký đươc viết bằng thơ trong một hoàn cảnh đặc biệt bị giam cầm, đọa đầy, đau khổ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên sự lạc quan, một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.

Hàng ngang số 11 bao gồm 7 chữ cái: VIỆT BẮC............................

Câu hỏi: “Thủ đô kháng chiến” hay “thủ đô gió ngàn” là tên gọi khác của chiến khu này? ............................

- VIỆT BẮC: Là một vùng phía Bắc Hà Nội, thời kháng chiến chống Pháp 1945- 1954 bao gồm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Ngày nay nó thường được hiểu là khu vực gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Việt Bắc được gọi một cách văn hoa là Thủ đô kháng chiến, bởi đây là nơi trú đóng của đầu não Đảng cộng sản Việt Nam thời trước khi khởi nghĩa năm 1945 và là nơi trú đóng của đầu não chính phủ Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954. Nó cũng được gọi là Thủ đô gió ngàn, tên gọi này được bắt nguồn từ bài thơ “Sáng tháng năm” của nhà thơ Tố Hữu.

Hàng ngang số 12 bao gồm 8 chữ cái: ĐÔNG KINH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Câu hỏi: Đây là tên từ năm 1430 tới năm 1831 của Hà Nội, thủ đô của Việt Nam hiện nay. Tên gọi này cũng xuất hiện trong tên của một phong trào cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX gắn với tên tuổi của Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Tăng Bạt Hổ…

- ĐÔNG KINH: Là một từ Hán - Việt nghĩa là kinh đô tại phía Đông. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cho biết sự ra đời của cái tên này như sau: Mùa hạ

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 16

tháng tư năm Đinh Mùi (1427) vua Lê Lợi từ điện thanh ở Bồ Đề vào đống ở thành Đông Kinh, đại xá đổi tên niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô ở Đông Kinh, ngày 15 vua lên ngôi ở Đông Kinh tức là thành Thăng Long. Tên gọi Đông Kinh được người phương Tây nói trại là Tonkin để chỉ khu vực Bắc Kỳ (miền Bắc Việt Nam thời đó).

Hàng ngang số 13 bao gồm 10 chữ cái: QUỐC HỌC HUẾ

Câu hỏi: Đây là ngôi trường nổi tiếng ở Huế mà trong những năm 1907 - 1908 Nguyễn Ái Quốc đã theo học. Hãy cho biết tên ngôi trường này?

- QUỐC HỌC HUẾ: Trường trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế thường gọi Quốc Học - Huế hoặc ngắn gọn hơn là Quốc Học là một ngôi trường nổi tiếng ở cố đô Huế. Thành lập vào năm 1896 là ngôi trường trung học phổ thông lâu đời thứ hai tại Việt Nam sau trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu - Mỹ Tho 1879. Quốc Học - Huế được thành lập theo chỉ dụ của vua Thành Thái giao cho ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo và được toàn quyền Đông Dương ký quyết định. Quốc Học Huế là ngôi trường đào tạo rất nhiều học sinh ưu tú và sau này là những lãnh tụ nổi tiếng của Việt Nam như Nguyễn Sinh Cung, một số cựu học sinh khác như Ngô Đình Diệm, Trần Phú, Hà Huy Tập, Phạm Văn Đồng…

Hàng dọc (Từ chìa khóa): ĐƯỜNG KÁCH MỆNH............................

Năm 1927, cuốn sách Đường kách mệnh tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các khóa huấn luyện chính trị của Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tại Quảng Châu (Trung Quốc). Nội dung cuốn sách phân chia theo từng vấn đề và số trang cũng được đánh theo từng vấn đề không đánh liền cho cả cuốn sách. Có 15 vấn đề:

1. Tư cách một người cách mệnh

2. Vì sao phải viết sách này

3. Cách mệnh

4. Lịch sử cách mệnh Mỹ

5. Cách mệnh Pháp

6. Lịch sử cách mệnh Nga

7. Quốc tế

8. Phụ nữ quốc tế

9. Công nhân quốc tế

10. Cộng sản thanh niên quốc tế

11. Quốc tế giúp đỡ

12. Quốc tế cứu tế đỏ

13. Tổ chức dân cày.

14. Cách tổ chức công hội

15. Hợp tác xã.

Các vấn đề trên được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Đường cách mệnh là một trong những tác phẩm lớn, là một trong những văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng ta đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.

Phần thi xen kẽ: Dành cho khán giả

Câu 1: Bác viết: “Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta tiến lên con đường mới mẻ và ngày mai sẽ là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”. Hãy cho biết ngày mai mà Bác viết ở đây là ngày gì?

Đáp án: Ngày 6/1/1946 - Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước bầu ra Quốc hội khóa I.

Câu 2: Trong một bài thơ Bác viết: “Chống gậy lên non xem trận địa Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây Quân ta thế mạnh nuốt ngưu đẩu Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”.

Bài thơ này Bác viết về chiến dịch nào?

Đáp án: Chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950.

Câu 3: Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước Bác Hồ đã trở về Tổ quốc vào ngày tháng năm nào? Ở đâu? Em hãy nêu một chi tiết lịch sử cảm động về sự kiện này?

Đáp án: Ngày 28/1/1941, tại cột mốc 108 xã Trường Hà - Hà Quảng - Cao Bằng (Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất. Lắng nghe màu hồng hình đất nước phôi thai).

PHẦN THI THỨ III: TIẾP SỨC ĐỒNG ĐỘI

Luật thi: Các học sinh trong đội sẽ cùng tham gia, lần lượt mỗi học sinh trong một lần chỉ được quyền viết một tên gọi, vật dụng liên quan đến Bác Hồ, không được phép trùng lặp. Trong thời gian 60 giây đội nào viết được nhiều và chính xác sẽ là đội thắng cuộc. Mỗi tên gọi chính xác được tính 5 điểm.

Gợi ý: Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Sinh Cung, dép cao su, nhà sàn, radio, mũ cối, cây vú sữa, gậy trường sơn, bàn đá, balô, Nghệ An, Hoàng Thị Loan, Nguyễn Sinh Khiêm, ao cá, khung cửi, máy đánh chữ, cây xoài, áo kaki, hò ví dặm, lăng Bác…

PHẦN THI THỨ IV: MẬT MÃ LỊCH SỬ

Luật thi: Mỗi đội sẽ nhận được một gói câu hỏi (tương ứng với 6 miếng ghép). Đằng sau mỗi một miếng ghép là một sự kiện về Bác Hồ. Đằng sau sáu miếng ghép là một mật mã lịch sử. Nếu trả lời đúng một câu hỏi tương ứng của mỗi miếng ghép sẽ được 10 điểm. Nếu trả lời đúng mật mã được 40 điểm. Phần suy nghĩ tối đa cho câu hỏi của mỗi miếng ghép là 15 giây. Đội nào trả lời sai hoặc không trả lời được thì quyền trả lời thuộc về khán giả.

Gói câu hỏi số 1:

Câu 1: Bức ảnh nói đến một sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đó là sự kiện gì?

Đáp án: Đại hội Tua (Bác là một trong những người sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp, tán thành Quốc tế thứ ba)

Câu 2: Đây là ngôi trường Bác Hồ đã từng dạy học, hãy cho biết đó là ngôi trường nào?

Đáp án: Trường Dục Thanh - Phan Thiết.

Câu 3: Đây là bức ảnh chụp Nguyễn Ái Quốc với các đại biểu tại một Đại hội Quốc tế quan trọng. Trong Đại hội này Người đã có bài tham luận về Cách

mạng giải phóng dân tộc. Đó là đại hội nào?

Đáp án: Đại hội V Quốc tế cộng sản họp ở Matxcơva tháng 7/1924. Câu 4: Đây là trụ sở của một tờ báo do Nguyễn Ái Quốc vừa làm chủ bút,

vừa phát hành. Đó là trụ sở tờ báo nào?

Đáp án: Trụ sở báo Người cùng khổ.

Câu 5: Bức ảnh này chụp khi Bác có tên là Lin. Hãy cho biết bức ảnh được chụp vào thời gian nào? Lúc đó Bác ở đâu?

Đáp án: Năm 1923, ở Liên Xô.

Câu 6: Đây là một di tích lịch sử nổi tiếng liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của bác Hồ? Bạn hãy chú thích cho bức ảnh trên?

Đáp án: Bến cảng Nhà Rồng.

Câu hỏi mật mã: Đây là bức ảnh ghi lại một sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Hãy cho biết đó là sự kiện gì?

Đáp án: Hội nghị thành lập Đảng từ 3 đến 7/2/1930 tại Hương Cảng - Trung Quốc.

Gói câu hỏi số 2:

Câu 1: Đây là bức ảnh chụp Hồ Chí Minh thăm công binh xưởng đầu tiên ở việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp. Hãy cho biết người đeo kính đen đứng bên trái Bác là ai?

Đáp án: anh hùng lao động Ngô Gia Khảm

Câu 2: Đây là bức ảnh chụp cuộc họp quan trọng của Ban thường vụ Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam chuẩn bị mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Hãy cho biết tên những người trong bức ảnh này (lần lượt từ trái sang phải)?

Đáp án: Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp. Câu 3: Ảnh chụp bút tích một văn kiện lịch sử quan trọng của Chủ tịch

Hồ Chí Minh. Hãy cho biết tên văn kiện này?

Đáp án: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Câu 4: Bức ảnh này trở thành nguồn cảm hứng cho sự ra đời của bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”. Bức ảnh được chụp khi Bác tham gia chiến dịch nào?

Đáp án: Chiến dịch Biên giới 1950.

Câu 5: Hãy cho biết nhan đề bài thơ của nhà thơ Tố Hữu gắn liền với sự kiện lịch sử nổi tiếng này?

Đáp án: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Câu 6: Đây là bức ảnh ghi lại sự kiện quan trọng của Đảng ta trong giai đoạn 1945- 1954. Hãy cho biết đó là sự kiện gì?

Đáp án: Đại hội Đảng lần 2, năm 1951.

Câu hỏi mật mã: Bức ảnh chụp Bác Hồ đang trao huy hiệu cho các chiến sỹ chiến đấu và chiến thắng trong một chiến dịch lớn. Hãy cho biết tên chiến dịch?Tên huy hiệu Bác trao tặng?

Đáp án: Chiến dịch Điện Biên Phủ, huy hiệu chiến sỹ Điện Biên Phủ.

Gói câu hỏi số 3:

Câu 1: Đây là bức ảnh chụp nơi diễn ra Hội nghị quan trọng của Đảng trong quá trình chuẩn bị cách mạng tháng Tám. Địa danh này có trong bài hát “Tiếng hát giữa rừng Bắc Pó”. Hãy cho biết đó là Hội nghị nào? ở đâu?

Đáp án: Hội nghị Trung ương Đảng VIII (5/1941) Bắc Pó - Cao Bằng - Lán Khuổi Nậm.

Câu 2: Đây là một di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác khi Người từ nước ngoài trở về lãnh đạo cách mạng. Hãy cho biết đó là di tích nào? ở đâu?

Đáp án: Núi Các Mác, suối Lê nin - Cao Bằng.

Câu 3: Bức ảnh trên là địa danh lịch sử nào?

Đáp án: Quảng trường Ba Đình.

Câu 4: Bức ảnh này ghi lại sự kiện gì, ở đâu? Diễn ra vào thời gian nào?

Đáp án: Lễ mừng độc lập tại Sài Gòn ngày 2-9-1945. Câu 5: Đây là di tích lịch sử nổi tiếng ở tỉnh Tuyên Quang?

Đáp án: Cây đa Tân Trào (Tuyên Quang)

Câu 6: Bức ảnh này ghi lại sự kiện quan trọng nào diễn ra ở Hà Nội trong cách mạng tháng Tám?

Đáp án: Đánh chiếm Phủ toàn quyền ở Hà Nội.

Câu hỏi mật mã: Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt đổi đời của dân tộc ta. Hãy cho biết đó là sự kiện gì?

Đáp án: Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

PHẦN THI THỨ V: HÙNG BIỆN

- Các đội sẽ được nhận nội dung của 3 đề tài hùng biện trước để chuẩn bị.

- Sau đó đến cuộc thi các đội sẽ lần lượt bốc thăm để chọn đề tài hùng biện.

- Thời gian chuẩn bị là 30 giây.

- Thời gian hùng biện không quá 3 phút.

- Điểm sẽ do Ban giám khảo đánh giá dựa trên các tiêu chí: nội dung hùng biện đúng, chính xác, phong cách chững chạc, giọng điệu hùng biện diễn cảm, rõ ràng. Thang điểm tối đa là 10 điểm.

* Đề tài hùng biện:

Đề 1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Đề 2. Đoàn viên thanh niên thực hiện lời dạy của Bác Hồ:

“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”.

Đề 3. Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam, trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

* Kính thưa các vị đại biểu, cùng các bạn học sinh thân mến!

Qua 5 phần hội thi, cả 03 đội đến từ các bạn học sinh khối 12 đã đem đến cho chúng ta những thông điệp rất ý nghĩa về truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Và ngay lúc này, trên tay tác giả đã có kết quả từ phía BGK. Rất hồi hộp phải không ạ?

Trước khi đến với phần công bố kết quả và trao giải, xin mời 03 đội tuyển cùng bước lên sân khấu (Đợi ổn định)

Một lần nữa đề nghị quý vị và các bạn hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chúc mừng các đội đã cùng làm nên thành công của chương trình hội thi ngày hôm nay!

1. Sau đây, tác giả xin được công bố giải Nhất, Nhì, Ba:

1. Chúc mừng Đội ………………...với tổng điểm: …..

2. Chúc mừng Đội ………………...với tổng điểm: …..

3. Chúc mừng Đội ………………...với tổng điểm: …..

* in tr n trọng kính mời

Thầy (cô) .............................................................................

Lên trao giải cho các đội ………………….….. ……..

Xin một tràng pháo tay thật lớn chúc mừng cho đội đạt giải nhất, giải quán quân chương trình hội thi hội thi “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại” hôm nay.

in trân trọng cảm ơn!

V. Kết thúc Hội thi

Kính thưa các vị đại biểu, khách quý! Thưa các bạn học sinh thân mến!

Chương trình ngoại khóa “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại” ngày hôm nay đã khép lại thành công tốt đẹp. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn quý vị đại biểu, các đội tham gia chương trình. Chúc quý vị đại biểu cùng các bạn học sinh luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công và mỗi bạn học sinh hãy trở thành những tuyên truyền viên tốt để tuyên truyền đến cộng đồng về truyền thống tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hẹn gặp lại các bạn trong những chương trình sau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2023