Thực Trạng Áp Dụng Thầu Quốc Tế Mua Sắm Hàng Hoá Ở Một Số Nước

Đặc biệt, chính sách về cán bộ trong lĩnh vực đấu thầu không được quan tâm đúng mức sẽ tạo ra cơ chế để tham nhũng phát triển. Nguyên nhân cơ bản là do cán bộ quản lý đấu thầu ở các cấp các, ngành yếu về năng lực, thiếu về kiến thức. Trong khi đó đại bộ phận các cán bộ có chức, quyền lợi dụng địa vị của mình để vơ vét, sử dụng tiền nhà nước trái pháp luật. Tình trạng ê kíp, kéo bè, kéo cánh để lũng đoạn trong hoạt động đấu thầu ngày càng phổ biến. Những cán bộ có năng lực lại bị trù dập, không có cơ hội phát huy. Trước thực trạng trên đòi hỏi chính sách sử dụng và thu hút nhân tài là vấn đề cần được xem xét trong thời gian tới.

Cuối cùng, các chính sách về ưu tiên nhà thầu, nhà thầu hợp lệ, quy định về thủ tục đánh giá thầucũng còn nhiều bất cập. Đây là rào cản gây khó khăn trong công tác đấu thầu nói chung và công tác đấu thầu cạnh tranh quốc tế nói riêng. Những bất cập này đã tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực trong xã hội phát triển. Vì vậy, việc quy định các chính sách đấu thầu phải đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế hàng hóa, nhưng không được bỏ qua năng lực quản lý, định hướng của Nhà nước đối với các hoạt động đấu thầu.‌


3.3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HOÁ Ở MỘT SỐ NƯỚC

3.3.1. Trực trạng thực thi Luật đấu thầu tại Trung Quốc

Nền kinh tế, thể chế chính trị, môi trường xã hội của Trung Quốc có nhiều đặc điểm giống Việt Nam. Đó cũng là căn cứ để Việt Nam tham khảo trong quá trình thực thi luật pháp đấu thầu:

Phân cấp quản lý đấu thầu: có thể do đặc thù là một nước rộng lớn, nên việc quản lý đấu thầu ở Trung Quốc được phân cấp như sau:

+ Ủy ban Kế hoạch và Phát triển Nhà nước là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý công tác đấu thầu trong lĩnh vực các công trình xây dựng, bao gồm cả việc chủ trì soạn thảo Luật Đấu thầu đang có hiệu lực. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ tham gia, phối hợp với với các cơ quan khác và cơ quan chức năng

của Quốc hội trong việc xây dựng, biên soạn Luật Mua sắm chính phủ. Ủy ban Kế hoạch và Phát triển cũng là cơ quan chủ trì thẩm định kết quả đấu thầu các gói thầu lớn thuộc các dự án xây dựng do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

+ Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn mua sắm thường xuyên đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp (sử dụng nguồn ngân sách nhà nước) trong phạm vi toàn quốc. Các Bộ, địa phương (tỉnh và huyện) hướng dẫn việc thực hiện trong tình hình cụ thể của mình, song không được trái luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính cũng có trách nhiệm thẩm định kết quả đấu thầu theo phân cấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

+ Bộ Hợp tác kinh tế và ngoại thương chủ trì hoạch định chính sách và soạn thảo các văn bản hướng dẫn về đấu thầu mua sắm thiết bị điện và điện tử; quản lý xuất nhập khẩu, thẩm định kết quả đấu thầu các gói thầu mua sắm thiết bị điện tử và thiết bị điện theo phân cấp.

+ Ủy ban Thương mại và Kinh tế Nhà nước chủ trì hoạch định các chính sách và soạn thảo các văn bản hướng dẫn về đấu thầu các dự án thuộc các doanh nghiệp. Ủy ban này có nhiệm vụ quản lý công tác đấu thầu đối với doanh nghiệp nhà nước ở tầm vĩ mô, nhằm tạo ra sự công bằng, giải quyết xử lý vi phạm, tăng cường thể chế,

Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 15

+ Các địa phương căn cứ vào Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn của các bộ chuyên ngành để hướng dẫn thực hiện công tác đấu thầu tại địa phương mình, với nguyên tắc không được trái với luật và các Nghị định hướng dẫn.

Như vậy, có thể thấy việc quản lý công tác đấu thầu ở Trung Quốc không theo mô hình chỉ có một cơ quan duy nhất mà có sự tham gia của nhiều cơ quan liên quan với nhiệm vụ thích hợp riêng cho từng lĩnh vực mua sắm. Đó cũng là một mô hình mang tính đặc thù của Trung Quốc. Việc quy định Bộ Tài chính thẩm định kết quả đấu thầu cũng là điểm mới so với Việt Nam. Trong khi chúng ta quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư có tránh nhiệm thẩm

định kết quả đấu thầu của các dự án nhóm A và phân cấp cho các bộ, ngành khác thẩm định các dự án còn lại.

Tính hợp lệ của nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước: Ngay từ những năm 1980, ở Trung Quốc khi thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước, độc lập tách khỏi sự quản lý của các bộ, ngành, phù hợp với cơ chế thị trường. Do vậy, họ có đủ tư cách hợp lệ khi tham gia đấu thấu đối với các gói thầu sử dụng nguồn tài trợ quốc tế (WB, ADB). Đây là một kinh nghiệm quý báu trong việc tạo ra tính hợp lệ của nhà thầu để đảm bảo theo đúng yêu cầu trong quy định đấu thầu của nhà tài trợ.

Đấu thầu mua sắm của doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao vốn: Việc thực hiện mua sắm của các doanh nghiệp này được Ủy ban Thương mại và Kinh tế của Nhà nước chủ trì hướng dẫn theo nguyên tắc doanh nghiệp tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả đấu thầu mua sắm trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Việc đấu thầu mua sắm của các doanh nghiệp này tách ra khỏi đấu thầu mua sắm của Chính phủ.

Công khai trong đấu thầu: ở Trung Quốc đã hình thành các trang web với mục đích đăng tải các thông tin về đấu thầu như: thông báo mời thầu trong phạm vi toàn quốc, kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu (tóm lược) và kiến nghị của Bên mua về dự kiến nhà thầu trúng thầu. Ngay sau khi kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu được gửi tới cơ quan thẩm định, đồng thời cũng được đăng tải trên mạng để tạo cơ sở thông tin cho các nhà thầu tham gia có những ý kiến thắc mắc (thời gian để đưa ra thắc mắc là 14 ngày). Công ty Công nghệ thông tin đảm trách công việc này. Thông qua mạng cho phép truy cập và thực hiện các giao dịch trực tuyến. Kim ngạch các giao dịch trực tuyến đạt tới 5,1 tỷ USD/năm. Mỗi ngày trung bình có khoảng 200 thông tin về đấu thầu ở trong nước và quốc tế được cập nhật trên mạng, với nội dung sau: Khách hàng có mã riêng của mình để truy cập; thông tin được đăng và cấp miễn phí; kết quả đấu thầu.

Đại lý đấu thầu: Trước khi ban hành Luật Đấu thầu (năm 2000), Trung Quốc đã có các công ty tư vấn làm công việc đại lý đấu thầu. Trong một số trường hợp, chủ đầu tư không đủ kinh nghiệm và năng lực cũng như kiến thức về đấu thầu (ví dụ khi chủ đầu tư không chuyên nghiệp được hình thành do nhu cầu đầu tư của cơ quan, xí nghiệp), thì chủ đầu tư tiến hành ký hợp đồng với đại lý đấu thầu để tổ chức này thực hiện việc đấu thầu, bao gồm các việc: lập hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, tổ chức mở thầu, xét thầu. Đây là một mô hình đang được nhân rộng ở Trung Quốc với chi phí cho đại lý đấu thầu khoảng 1-1,5% giá trị mua sắm. Bằng hình thức này, tính chuyên nghiệp trong đấu thầu được nâng cao và do vậy, thời gian thực hiện nhanh hơn, đồng thời đảm bảo hiệu quả thực hiện là cao hơn.

3.3.2. Thực trạng thực thi Luật đấu thầu của Hàn Quốc

Hàn Quốc có tổ chức chuyên môn chuyên thực hiện đấu thầu có tên viết tắt là SAROK (Supply Administration the Republic Of Korea- Cơ quan quản lý nguồn cung cấp) thực hiện giá trị mua sắm đến hàng chục tỷ USD/năm. Nhờ sự tập trung này, SAROK đã là một cơ quan chuyên nghiệp trong mua sắm để thực hiện các dự án lớn của Hàn Quốc. Chỉ đối với các nội dung mua sắm có giá trị nhỏ thì phân cấp cho các cơ quan có thẩm quyền ngoài SAROK. Để có đủ cơ sở vật chất thực hiện nhiệm vụ, hàng năm, Chính phủ Hàn Quốc dành một khoản ngân sách nhất định cho SAROK nhằm nâng cao năng lực tổ chức đấu thầu và đặc biệt trong việc hình thành một trung tâm kiểm tra chất lượng các hợp đồng sau khi đấu thầu. Hầu hết các hàng hoá đều được kiểm tra về chất lượng, đặc tính kỹ thuật, độ bền, hiệu xuất,... theo đúng hợp đồng đã ký, trước khi chúng được phân về cho các đơn vị sử dụng. Nhờ các biện pháp này, chất lượng hàng sau đấu thầu đã được đảm bảo, tránh tình trạng nhà thầu thực hiện không đúng theo cam kết trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng đã ký. Sự chuyên môn hóa đã tạo ra năng lực mua sắm là điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo hiệu quả của các cuộc dấu thầu.

3.3.3. Thực trạng thực thi luật pháp về đấu thầu ở Ba Lan

Ba Lan áp dụng hình thức quản lý công tác đấu thầu khá chuẩn mực. Cục mua sắm công (Public Procurement offlce-PPO) trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Cơ quan này đảm trách chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu và chức năng này được quy định chi tiết trong luật Mua sắm công do Quốc hội thông qua. Ngoài việc nghiên cứu, soạn thảo các dự luật và các quy định pháp lý, PPO có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các trường hợp ngoài quy định trong Luật Mua sắm công. Ví dụ, PPO được quyền cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi đối với các gói thầu có giá trị lớn hơn 200.000 EURO. PPO còn chịu trách nhiệm xuất bản tờ rơi chuyên đăng tải các thông tin về đấu thầu. Theo đó, các cuộc đấu thầu rộng rãi trong nước có giá trị trên 30.000 EU thì được đăng tải trên tờ rơi này. Trung bình hàng năm có tới 70.000 thông báo mời thầu và kết quả trúng thầu được đăng tải trên tờ rơi này với số lượng xuất bản là 1000 bản. Đây là một trong những hình thức tạo ra sự công khai trong hoạt động đấu thầu của Ba Lan. Qua đó, nhà thầu có cơ hội nắm bắt thông tin và mọi người có thể giám sát các hoạt động đấu thầu trong toàn quốc. Ngoài ra, PPO còn có nhiệm vụ tham gia vào quá trình xem xét xử lý các khiếu nại trong đấu thầu.

Về giải quyết khiếu nại: Việc khiếu nại về kết quả đấu thầu là hiện tượng thường xảy ra ở bất kỳ nước nào. Về vấn đề này, Ba Lan đã quy định các biện pháp ngay trong Luật Mua sắm công và các biện pháp này được coi là tích cực, hữu hiệu và trở thành một mô hình cho nhiều nước học tập theo. Theo quy định của Ba Lan, việc xử lý khiếu nại của nhà thầu được thực hiện như sau:

+ Mỗi bên (nhà thầu khiếu nại, Bên mời thầu và Cục quản lý Nhà nước về đấu thầu - PPO) được quyền chỉ định một trọng tài đại diện cho mình. Trọng tài được chỉ đinh phải thuộc danh sách gồm 640 trọng tài đã vượt qua kỳ thi tuyển và được Chính phủ cấp chứng chỉ hành nghề trọng tài.

+ Người khiếu nại phải nộp một khoản tiền (khoảng 700 USD) để sử dụng cho hoạt động của tổ trọng tài gồm 3 thành viên nêu trên.

+ Trong vòng không quá 2 tuần, tổ trọng tài sẽ quyết định phần thắng thuộc về ai. Nếu nhà thầu khiếu nại đúng thì bên mua phải đền bù chi phí mà nhà thầu đã bỏ ra. Trường hợp khiếu nại của nhà thầu là sai thì nhà thầu phải chịu mất số tiền đã nộp trước. Việc sử dụng trọng tài khi có sự việc như cách của Ba Lan là hết sức thuận tiện. Đối với 640 trọng tài được phép tham gia giải quyết các khiếu nại, bình thường họ là cán bộ, công nhân viên, chỉ khi được chỉ định thì họ mới hoạt động theo chức năng là trọng tài phân xử. Hình thức này tạo ra sự linh hoạt, giảm được các chi phí và thời gian thông cần thiết so với giải quyết thông qua tòa án.

Đào tạo cán bộ làm công tác đấu thầu.

Với nhận thức rằng con người đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động của xã hội, bao gồm cả hoạt động đấu thầu, nên việc đào tạo cán bộ làm công tác đấu thầu được Ba Lan quan tâm thích đáng. Ngoài đào tạo của PPO, Ba Lan có một hệ thống đào tạo về đấu thầu đó là các trung tâm, các trường đào tạo về đấu thầu bao gồm các cơ sở của khu vực tư nhân. Với thời gian đào tạo khác nhau từ 2 tuần tới vài tháng, cả giáo viên trong nước và các giáo viên nước ngoài. Hầu hết các cán bộ làm công tác đấu thầu đều có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, kiến thức về luật pháp thông qua học thêm bằng luật của cán bộ làm công tác dự án đã giúp cho việc thực hiện Luật Mua sắm công ở Ba Lan đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tóm lại, qua các quy định về đấu thầu của Ba Lan, những nội dung chủ yếu đáng quan tâm là:

+ Công khai tối đa các thông tin về đau thầu từ thông báo mời thầu, kết quả đấu tháu và các thông tin khác. Đây là một hình thức htnl hiệu để giảm thiểu các hành vi thiếu tích cực trong đau thầu là hiện tượng thường xảy ra ở bất kỳ cuộc thầu nào.

+ Trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân được quy định rõ ràng trong quá trình thức hiện; không có sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình lựa chọn nhà thầu, trong quá trình giải quyết khiếu nại. Mọi người có trách nhiệm thực hiện theo Luật Mua sắm công và ai vi

phạm sẽ bị xử lý theo các chế tài định sẵn. Điều này làm cho các hoạt động đấu thầu đi vào nền nếp, nhanh gọn, xử lý các tình huống sẽ đơn giản.

+ Hạn chế tối thiểu các hình thức lựa chọn nhà thầu không có tính cạnh tranh để đảm bảo đạt được hiệu quả cao trong mua sắm.

+ Đào tạo một đội ngũ chyuên nghiệp đủ năng lực để thực thi các quy định trong luật mua sắm công.

Như vậy, quy định, hướng dẫn về đấu thầu ở các nước, các nhà tài trợ quốc tế rất đa dạng. Cùng một nội dung được đề cập đến nhưng ở mỗi nước, mỗi tổ chức lại quy định chi tiết khác nhau. Đồng thời, lại có nhiều nội dung quy định mới, riêng theo đặc thù của từng chủ thể. Đáp ứng yêu cầu này, Luật mẫu về đấu thầu của UNCITRAL, có 57 điều, trong đó cũng để trống một số nội dung, kèm theo hướng dẫn cho từng điều, để từng nước tùy theo điều kiện của mình mà bổ sung, ban bành cho phù hợp. Do đó, các bài học kinh nghiệm là rất phong phú. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ xin nêu những nội dung cơ bản nhất, những bài học sâu sắc mà xét thấy là hữu ích cho mục tiêu nghiên cứu. Các bài học rút ra chủ yếu thông qua quy định về đấu thầu của một số nước, gồm những nội dung đáng quan tâm sau:

+ Công khai tối đa các thông tin về đấu thầu từ thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu và các thông tin khác. Đây là một hình thức hiệu quả để giảm thiểu các hành vi thiếu tích cực trong đấu thầu.

+ Trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân được quy định rõ ràng trong quá trình thực hiện; không có sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình lựa chọn nhà thầu và trong quá trình giải quyết khiếu nại. Mọi người có trách nhiệm thực hiện theo Luật mua sắm công và ai vi phạm sẽ bị xử lý theo các chế tài định sẵn. Điều này làm cho các hoạt động đấu thầu đi vào nề nếp, nhanh gọn, xử lý các tình huống sẽ đơn giản.

+ Hạn chế tối thiểu các hình thức lựa chọn nhà thầu không có tính cạnh tranh, để đảm bảo đạt được hiệu quả cao trong mua sắm.

+ Đào tạo một đội ngũ chuyên nghiệp đủ năng lực để thực thi các quy định trong luật mua sắm công.

Qua khảo sát ở một số nước về đấu thầu nêu trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Thứ nhất: Quán triệt sâu sắc các quy luật kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường; xây dựng bằng được hệ thống các quy định pháp luật về đấu thầu mang tính nhất quán ở mức độ cao. Nội dung của các quy định phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, minh bạch. Đồng thời, các quy định phải rõ ràng, cụ thể đảm bảo cho mọi người đều sử dụng được, tránh đến mức tối đa sự can thiệp của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước vào việc lựa chọn nhà thầu và trao hợp đồng, cũng như xử lý các thắc mắc, khiếu nại (nếu có).

- Thứ hai: Chú trọng việc đào tạo và chỉ sử dụng đội ngũ cán bộ và chuyên gia đáp ứng các yêu cầu thực tế cho công tác quản lý đấu thầu. Song song với tiến trình cải cách bộ máy hành chính, cần mạnh dạn loại ra khỏi bộ máy quản lý nhà nước về đấu thầu những cá nhân không đủ kiến thức chuyên môn hoặc không đạt yêu cầu về phẩm chất đạo đức. Có biện pháp, chế tài nghiêm khắc đối với cán bộ quản lý đấu thầu có hành vi tham nhũng.


3.4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU HIỆN NAY


3.4.1. Tính cấp thiết phải có hệ thống Luật đấu thầu hoàn thiện

Việc nghiên cứu và ban hành Luật Đấu thầu là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý dự án, khắc phục các tồn tại hiện có để mang lại hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng các nguồn tiền còn hạn hẹp của đất nước, đồng thời cũng xuất phát từ các lý do sau đây [21]:

(i) Chủ trương ban hành pháp luật có tính pháp lý cao về đấu thầu được Quốc hội thông qua từ nhiều năm trước đây, phù hợp với định hướng của Quốc hội về việc luật hoá các quy định và yêu cầu hội nhập quốc tế.;

(ii) Việc ban hành Luật Đấu thầu sẽ tạo ra sự thống nhất trong quy định đối với việc chi tiêu sử dụng vốn Nhà nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2023